Trong buổi cộng tu, một đồng tu hỏi: "Sư Phụ, Ngài có thể khai thị một chút về vấn đề ngã chấp làm cản trở chúng ta gần gũi với Thượng Đế bên trong được không? Chúng con nên làm như thế nào để dẹp bỏ ngã chấp?
★ Ngã Chấp Do Ảnh Hưởng Hoàn Cảnh Mà Có
Thật ra không có ngã chấp, chỉ là sự ảnh hưởng của hoàn cảnh mà thôi. Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta làm sai điều gì thì bị phạt, làm đúng thì được khen, có lúc được khen thái quá, cho nên chúng ta học được cách khoe khoang chính mình, để được khen tặng hay được phần thưởng.
★ Ngã Chấp Do Ảnh Hưởng Hoàn Cảnh Mà Có
Thật ra không có ngã chấp, chỉ là sự ảnh hưởng của hoàn cảnh mà thôi. Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta làm sai điều gì thì bị phạt, làm đúng thì được khen, có lúc được khen thái quá, cho nên chúng ta học được cách khoe khoang chính mình, để được khen tặng hay được phần thưởng.
Lớn lên, chúng ta đi học, thấy những người thông minh hay giỏi về xã giao nhận được nhiều điều lợi ích, cho nên chúng ta cũng bắt chước tranh giành hạng nhất, nói những lời dễ nghe, làm những việc để lấy lòng người khác, mặc dù nhiều khi không thành thật, mà chỉ vì muốn được sự khen tặng mà thôi.
Đó chính là nguyên nhân chúng ta có thói quen xử lý mọi việc theo phương cách chúng ta muốn, hầu gây sự chú ý của mọi người. Đó chính là cái mà chúng ta gọi là ngã chấp. Thật ra lúc đầu không có ngã chấp, chúng ta chỉ quá chú trọng về việc thành bại. Chúng ta tự kiêu hãnh với chính mình. Chúng ta nghĩ: "ồ! Tôi đã hoàn thành công việc này, tôi sẽ làm công việc kia; tôi hay hơn anh ấy, họ đều bị tôi gạt rồi v.v..." Chúng ta càng ngày càng kiêu ngạo, và đó gọi là ngã chấp.
Thói Quen Do Đầu Óc Tạo Thành Trên thực tế, chỉ đều là tập quán mà thôi, không phải bẩm sinh là vậy. Cho nên Sư Phụ mới nói hoàn cảnh rất quan trọng cho một cá nhân. Nếu hai người có trình độ thông minh tương đương, nhưng được trưởng thành trong hoàn cảnh khác nhau, qua tập quán, qua những điều học hỏi được khi còn nhỏ, và trong cuộc sống hàng ngày, mà có những phản ứng khác nhau khi đối diện với một tình trạng giống nhau. Cho nên, thật ra không có ngã chấp!
Chúng ta chỉ đối phó với tập quán mà thôi. Chẳng hạn như, bây giờ quý vị muốn tọa thiền, nhưng vì quý vị đã quen với lối sống bận rộn - bảy giờ quý vị phải uống cà phê, tám giờ phải đi khiêu vũ, nhưng bây giờ Sư Phụ bảo quý vị phải ngồi ở đây, thật quá thê thảm, đôi khi còn không thấy Thượng Đế, không phải lần nào cũng thấy, có phải không?
Một số người may mắn được nhìn thấy Thượng Đế mãi, họ cho là điều dĩ nhiên. Nhưng một số người ngồi đến mông sắp sửa rớt ra mà vẫn không thấy gì cả! Dĩ nhiên những chuyện này làm cho quý vị không vui, khiến quý vị khó mà tin rằng có Thượng Đế, khó tin rằng Thượng Đế có tình thương. "Nếu Thượng Đế có tình thương, tại sao Ngài không đến tìm tôi? Tại sao Ngài lại đi tìm người hàng xóm?"
Bởi vì từ nhỏ lớn lên, quý vị học được cách so sánh giống như người thế tục. Họ dạy quý vị: Người láng giềng hay hơn quý vị, xe của anh ta mắc tiền hơn. Tại sao Thượng Đế cho anh ta mà không cho tôi? Những chuyện như vậy. Đó được gọi là ngã chấp, đầu óc hay biện bạch mà chúng ta thu thập được từ ảnh hưởng của xã hội.
Cho nên bây giờ chúng ta phải làm những việc tương phản lại, mỗi khi chúng ta suy nghĩ vớ vẩn, chúng ta sẽ nói: "Hừ, đây chỉ là thói quen mà thôi, tôi không tin những chuyện rác rưới đó." Sau đó quý vị làm việc của quý vị, đừng nghe theo sự xúi giục của đầu óc, dần dần quý vị sẽ quen.
Những người tâm đơn thuần dễ câu thông với Thượng Đế hơn, bởi vì họ không có quá nhiều tư tưởng, quá nhiều sự so sánh, hay quá nhiều kiến thức phải khắc phục. Những người trí thức, hay đôi khi những người thành công hơn, thường phức tạp hơn, vì họ phải mưu cầu trong lãnh vực này để thành công, thí dụ như vậy. Cho nên, họ quen suy nghĩ, phân tích lợi hại, được thua, thành bại:
"Nếu tôi ngồi thiền, Thượng Đế sẽ cho tôi những gì? Tôi sẽ thu hoạch được gì? Làm như thế có đáng không? Quý vị biết đó, thời giờ là tiền bạc mà!" (Mọi người cười) Chẳng hạn như vậy. Rồi trong tiềm thức chúng ta đã tự cản trở mình trên con đường đi lên thiên đàng. Đó chúng ta gọi là ngã chấp, thật ra nó không có.
Thí dụ nhiều đứa bé lớn lên trong một gia đình thường bị đánh đập, khi lớn lên thường hay trở thành tội phạm. Bởi vì lúc nhỏ không được ai quan tâm đến, nên khi lớn lên, chúng cũng không thương ai cả. Chúng chỉ biết dùng bạo lực, dùng quả đấm, hay bất cứ võ lực gì có được để chiến thắng kẻ thù, để trở thành kẻ mạnh hơn. Phần đông chúng không dễ thương và rất khó cho chúng thay đỗi điều đó.
Quý vị sẽ nói đó là ngã chấp của chúng, nhưng Sư Phụ cho đó là tập quán khiến chúng phản ứng như vậy. Khi chúng ta nói "tập quán", không những dễ hiểu hơn là "ngã chấp", mà như vậy cũng dễ nắm được và sửa đỗi hơn. "Ngã chấp" nghe rùng mình quá, giống như là một thực thể, mà chúng ta phải vật vã với nó. Thật ra không khó khăn như vậy.
Ngay cả việc đánh răng, nhiều người không đánh răng mỗi ngày ba lần vì họ không có thói quen này, và họ cũng không muốn thay đổi. Lúc nhỏ Sư Phụ cũng không mỗi ngày đánh răng ba lần, nhưng khi lớn lên Sư Phụ biết như vậy sẽ hư răng, Sư Phụ lại thích đẹp (mọi người cười), từ đó Sư Phụ ý thức được sự quan trọng của thói quen này. Cho nên kể từ đó sau khi ăn cơm, Sư Phụ đều đánh răng. Vậy đó, chỉ là thói quen mà thôi! Đều là thói quen cả phải không? Cho nên hãy tự tha thứ và cố sửa đổi. Nhưng điều này đối với vài người lại khó làm, họ không làm, dù là rất dễ.
Cũng giống như Sư Phụ, Sư Phụ không coi tivi nhiều. Rất khó cho Sư Phụ để nhớ giờ nào thì có tin tức; nhưng với quý vị điều này lại dễ vì quý vị xem hàng ngày, đã trở thành thói quen. Khi quý vị không xem thì cảm thấy ngứa ngáy, quý vị không thể bỏ qua, phải xem cho bằng được. Quý vị biết đích xác giờ nào thì có tin tức, dù không cần phải xem đồng hồ, phải vậy không? Có vài người như vậy đó, thói quen, thói quen, thói quen. Vậy hãy tha thứ cho mình và cố gắng thay đổi.
Đó chính là nguyên nhân chúng ta có thói quen xử lý mọi việc theo phương cách chúng ta muốn, hầu gây sự chú ý của mọi người. Đó chính là cái mà chúng ta gọi là ngã chấp. Thật ra lúc đầu không có ngã chấp, chúng ta chỉ quá chú trọng về việc thành bại. Chúng ta tự kiêu hãnh với chính mình. Chúng ta nghĩ: "ồ! Tôi đã hoàn thành công việc này, tôi sẽ làm công việc kia; tôi hay hơn anh ấy, họ đều bị tôi gạt rồi v.v..." Chúng ta càng ngày càng kiêu ngạo, và đó gọi là ngã chấp.
Thói Quen Do Đầu Óc Tạo Thành Trên thực tế, chỉ đều là tập quán mà thôi, không phải bẩm sinh là vậy. Cho nên Sư Phụ mới nói hoàn cảnh rất quan trọng cho một cá nhân. Nếu hai người có trình độ thông minh tương đương, nhưng được trưởng thành trong hoàn cảnh khác nhau, qua tập quán, qua những điều học hỏi được khi còn nhỏ, và trong cuộc sống hàng ngày, mà có những phản ứng khác nhau khi đối diện với một tình trạng giống nhau. Cho nên, thật ra không có ngã chấp!
Chúng ta chỉ đối phó với tập quán mà thôi. Chẳng hạn như, bây giờ quý vị muốn tọa thiền, nhưng vì quý vị đã quen với lối sống bận rộn - bảy giờ quý vị phải uống cà phê, tám giờ phải đi khiêu vũ, nhưng bây giờ Sư Phụ bảo quý vị phải ngồi ở đây, thật quá thê thảm, đôi khi còn không thấy Thượng Đế, không phải lần nào cũng thấy, có phải không?
Một số người may mắn được nhìn thấy Thượng Đế mãi, họ cho là điều dĩ nhiên. Nhưng một số người ngồi đến mông sắp sửa rớt ra mà vẫn không thấy gì cả! Dĩ nhiên những chuyện này làm cho quý vị không vui, khiến quý vị khó mà tin rằng có Thượng Đế, khó tin rằng Thượng Đế có tình thương. "Nếu Thượng Đế có tình thương, tại sao Ngài không đến tìm tôi? Tại sao Ngài lại đi tìm người hàng xóm?"
Bởi vì từ nhỏ lớn lên, quý vị học được cách so sánh giống như người thế tục. Họ dạy quý vị: Người láng giềng hay hơn quý vị, xe của anh ta mắc tiền hơn. Tại sao Thượng Đế cho anh ta mà không cho tôi? Những chuyện như vậy. Đó được gọi là ngã chấp, đầu óc hay biện bạch mà chúng ta thu thập được từ ảnh hưởng của xã hội.
Cho nên bây giờ chúng ta phải làm những việc tương phản lại, mỗi khi chúng ta suy nghĩ vớ vẩn, chúng ta sẽ nói: "Hừ, đây chỉ là thói quen mà thôi, tôi không tin những chuyện rác rưới đó." Sau đó quý vị làm việc của quý vị, đừng nghe theo sự xúi giục của đầu óc, dần dần quý vị sẽ quen.
Những người tâm đơn thuần dễ câu thông với Thượng Đế hơn, bởi vì họ không có quá nhiều tư tưởng, quá nhiều sự so sánh, hay quá nhiều kiến thức phải khắc phục. Những người trí thức, hay đôi khi những người thành công hơn, thường phức tạp hơn, vì họ phải mưu cầu trong lãnh vực này để thành công, thí dụ như vậy. Cho nên, họ quen suy nghĩ, phân tích lợi hại, được thua, thành bại:
"Nếu tôi ngồi thiền, Thượng Đế sẽ cho tôi những gì? Tôi sẽ thu hoạch được gì? Làm như thế có đáng không? Quý vị biết đó, thời giờ là tiền bạc mà!" (Mọi người cười) Chẳng hạn như vậy. Rồi trong tiềm thức chúng ta đã tự cản trở mình trên con đường đi lên thiên đàng. Đó chúng ta gọi là ngã chấp, thật ra nó không có.
Thí dụ nhiều đứa bé lớn lên trong một gia đình thường bị đánh đập, khi lớn lên thường hay trở thành tội phạm. Bởi vì lúc nhỏ không được ai quan tâm đến, nên khi lớn lên, chúng cũng không thương ai cả. Chúng chỉ biết dùng bạo lực, dùng quả đấm, hay bất cứ võ lực gì có được để chiến thắng kẻ thù, để trở thành kẻ mạnh hơn. Phần đông chúng không dễ thương và rất khó cho chúng thay đỗi điều đó.
Quý vị sẽ nói đó là ngã chấp của chúng, nhưng Sư Phụ cho đó là tập quán khiến chúng phản ứng như vậy. Khi chúng ta nói "tập quán", không những dễ hiểu hơn là "ngã chấp", mà như vậy cũng dễ nắm được và sửa đỗi hơn. "Ngã chấp" nghe rùng mình quá, giống như là một thực thể, mà chúng ta phải vật vã với nó. Thật ra không khó khăn như vậy.
Ngay cả việc đánh răng, nhiều người không đánh răng mỗi ngày ba lần vì họ không có thói quen này, và họ cũng không muốn thay đổi. Lúc nhỏ Sư Phụ cũng không mỗi ngày đánh răng ba lần, nhưng khi lớn lên Sư Phụ biết như vậy sẽ hư răng, Sư Phụ lại thích đẹp (mọi người cười), từ đó Sư Phụ ý thức được sự quan trọng của thói quen này. Cho nên kể từ đó sau khi ăn cơm, Sư Phụ đều đánh răng. Vậy đó, chỉ là thói quen mà thôi! Đều là thói quen cả phải không? Cho nên hãy tự tha thứ và cố sửa đổi. Nhưng điều này đối với vài người lại khó làm, họ không làm, dù là rất dễ.
Cũng giống như Sư Phụ, Sư Phụ không coi tivi nhiều. Rất khó cho Sư Phụ để nhớ giờ nào thì có tin tức; nhưng với quý vị điều này lại dễ vì quý vị xem hàng ngày, đã trở thành thói quen. Khi quý vị không xem thì cảm thấy ngứa ngáy, quý vị không thể bỏ qua, phải xem cho bằng được. Quý vị biết đích xác giờ nào thì có tin tức, dù không cần phải xem đồng hồ, phải vậy không? Có vài người như vậy đó, thói quen, thói quen, thói quen. Vậy hãy tha thứ cho mình và cố gắng thay đổi.