Quý vị nên giữ quy luật ở trong này. Dù cho mình bị quản thúc cho đến đâu thì cũng là một kiếp mà thôi. Linh hồn của mình vĩnh viễn tự do, bị hoàn cảnh như thế này thì mình ráng nhẫn nại cho qua.
Quý vị ai cũng biết nhân quả của Phật Giáo là mình gieo nhân gì sẽ gặt quả đó. Nhiều khi những cái nhân mình tạo từ kiếp trước mà bây giờ mình quên, thành ra mình nghĩ rằng cái quả này mình không nên có, mình thấy không công bình. Nhưng thật ra nó công bình lắm.
Quý vị ai cũng biết nhân quả của Phật Giáo là mình gieo nhân gì sẽ gặt quả đó. Nhiều khi những cái nhân mình tạo từ kiếp trước mà bây giờ mình quên, thành ra mình nghĩ rằng cái quả này mình không nên có, mình thấy không công bình. Nhưng thật ra nó công bình lắm.
Sư Phụ đến thăm quý vị nhiều lần rồi. Mặc dầu quý vị ở trong hoàn cảnh không có tự do lắm, nhưng còn đỡ buồn hơn những người ở bên kia Việt Nam. Những người ở Việt Nam, hầu như người nào cũng biết Sư Phụ, ai cũng muốn gặp Sư Phụ nhưng mà gặp không được. Quý vị ở đây gặp Sư Phụ nhiều lần rồi, Sư Phụ không biết nói gì hơn là lấy chút đó làm ân huệ cho mình.
Kỳ này Sư Phụ đi hoằng pháp ở Á Châu, cho nên không tiện thăm tất cả những đồng bào khác. Chỉ sẵn dịp này Sư Phụ đến thăm quý vị, chúc Tết, tặng lì xì (Sư Phụ cười và mọi người vỗ tay). Sư Phụ chúc quý vị thêm lòng nhẫn nại, thêm lòng kiên trì mà tu hành, nếu có thể thì giúp đỡ đồng bào ở đây cho họ bớt sự đau khổ, bớt những cảm giác bị đè ép. Tại vì ở đây không được tự do lắm, không làm được những điều mình muốn làm.
Vấn đề của người tỵ nạn Việt Nam không phải là vấn đề ở Hồng Kông thôi mà là vấn đề của thế giới. Nhiều khi chính phủ Hồng Kông muốn làm một việc, nhưng những chính phủ khác ở trên thế giới muốn làm một việc khác. Thành ra chính phủ Hồng Kông cũng không được tự do làm, quý vị hiểu không? Trước kia Hồng Kông phải nhận chỉ thị của Anh quốc, rồi phải nhận chỉ thị của Liên Hiệp Quốc và những nước khác. Thành ra chính phủ Hồng Kông cũng không phải một mình đơn độc mà có thể quyết định tất cả vận mệnh của những người Việt Nam.
Sư Phụ cũng vậy. Sư Phụ rất muốn giúp đỡ quý vị ra nước ngoài, nhưng Sư Phụ cũng không thể một mình có thể cải biến hết tất cả những nguồn máy và sự làm việc của quốc tế. Tại thế giới này không phải là thế giới của Sư Phụ. Phải nhưng mà không phải. Tại vì những người ở trong thế giới này thuộc về tầng lớp khác, hiểu không?
Thí dụ như ở trong một nước đó có những nhà tù, những nhà tù đó thuộc trong nước đó. Những người trong nhà tù cũng là công dân của nước đó, quý vị hiểu chưa? Họ thuộc quyền kiểm soát và sự chăm sóc của một vị tổng thống. Nhưng tại vì những người đó phạm pháp, hiểu chưa? Thành ra tổng thống mặc dầu cũng thương những người đó, nhưng không thể nào xía vào công việc hành chánh của vị kiểm soát nhà tù, dù rằng vị này cũng dưới quyền tổng thống nữa. Vì vị tổng thống đã giao trách nhiệm cho người đó kiểm soát nhà tù và vì những người đó đã phạm pháp, cho nên mặc dầu tổng thống là tông thống, có quyền trên tất cả mọi người, nhưng không thể nào thả mấy người đó tự do được. Đại khái là như vậy.
Cho nên khi Đức Phật còn tại thế, có một lần quốc gia của Đức Phật và quốc gia láng giềng, hình như là giòng họ của Đức Phật và giòng họ khác xung đột gì đó, rồi đánh nhau. Đệ tử của Đức Phật đến năn nỉ Đức Phật, nhưng Đức Phật nói thôi: Đó là nhân quả của hai bên, để họ một mình sắp xếp, Đức Phật không muốn can dự. Nhưng đệ tử nói quá đi, Đức Phật cũng động lòng, cũng thương giùm cho sinh linh của hai giòng họ đó nên Đức Phật cũng đi khuyên bảo. Nhưng không được, thế thôi Đức Phật đi về.
Rồi Mục Kiền Liên là đệ tử lớn của Đức Phật lại có thần thông, vì có thần thông nên hình như ngã mạn cũng còn. Người nào có tài, có thần thông thường cũng có chút ngã mạn. Thành Phật rồi thì không còn nữa. Mục Kiền Liên mới nói trong lòng: ”Coi bộ Đức Phật không có lòng từ bi, không có tài, không giúp được hai dòng họ đang chiến tranh đó để mà cứu sinh mạng của họ. Người ta tôn kính ngài là Đức Thế Tôn, có quyền bậc nhất ở trong thế giới và ở trong vũ trụ nữa, tại sao có hai nước nhỏ đánh nhau mà Ngài không cứu được? Nhất lại là dòng họ của Ngài nữa?”
Mục Kiền Liên không dám nói ra, nhưng không có phục. Rồi mới dùng thần thông của mình đem hết tất cả hai dòng họ đó đựng vào bình bát. Thần thông như vậy là ghê lắm, quý vị có làm được không? Nhưng khi Ngài mở ra thì thấy toàn là máu, vì hai dòng họ đó đánh nhau trong đó.
Sư Phụ biết rằng trong xã hội này, trong thế giới này có rất nhiều người đau khổ, chứ không phải người Việt Nam tỵ nạn đau khổ mà thôi. Nhưng sự đau khổ của họ làm cho Sư Phụ rất đau khổ. Sư Phụ nghĩ rằng Sư Phụ là người đau khổ nhất trên cõi đời này. Tại vì Sư Phụ nghĩ rằng những sự đau khổ và sung sướng đều do nhân quả mà ra. Sư Phụ hiểu rất rành mạch. Sư Phụ có thể nhìn thấy nhân quả ba đời của chúng sanh. Tại sao họ bị như vậy? tại sao họ sung sướng? Tại sao họ đau khổ? Sư Phụ nhìn thấy được hết. Sư Phụ cũng nhìn thấy được tim của họ, sự đau khổ tột cùng của họ. Một bên thì Sư Phụ nhìn thấy pháp luật, một bên thì nhìn thấy họ đau khổ. Hai bên Sư Phụ đều biết hết, nhưng Sư Phụ không cứu được. Cho nên Sư Phụ rất đau khổ, Sư Phụ đau khổ còn hơn là tự mình đau khổ.
Thấy người khác đau khổ, mình rất thương họ, mà mình cứu không được. Đó là một sự đau khổ vô cùng, quý vị có hiểu không? Thí dụ như con cái của quý vị đau ốm hoặc là bị tai nạn gì đó, quý vị ước gì mình thay thế được sự đau khổ, hoặc là tai nạn cho nó. Nhưng mà mình không làm được gì hết. Mình biết là tại nó bệnh, hồi nãy nó uống thuốc độc, tự nó làm cho nó đau khổ, đau đớn như vậy. Mình rất muốn thay thế cho nó chịu sự đau đớn của nó mà không làm gì được. Chỉ đứng một bên khoanh tay mà dòm.
Cho nên Sư Phụ nói rằng sự đau khổ ở thế giới này không cách nào cứu được, trừ khi mình theo Phật theo Chúa, mình học hành mà thôi. Thì con đường theo Phật theo Chúa, Sư Phụ đã chỉ dẫn cho quý vị rồi. Sư Phụ không có chỉ dẫn cho quý vị phân biệt để mà phỉ báng tôn giáo nào, trái lại chỉ cho quý vị con đường đi để mà biết tất cả các tôn giáo đều dạy người ta làm lành tránh dữ, đều nói một sự thật giống nhau, nhưng nhiều khi họ dùng ngôn ngữ khác, cách diễn tả khác nhau mà thôi.
Tuy rằng quý vị đã ở trong hoàn cảnh không được tự tại lắm, nhưng tâm hồn của mình tự tại. Đó cũng đã vui lắm rồi, phải không? Còn những người khác dẫu ở trong hoàn cảnh sinh hoạt mà không có an phận lắm. Nhiều khi họ không biết chổ nào để nương tựa tinh thần, họ còn khổ hơn mình nữa, quý vị hiểu không? Cho nên quý vị thấy người nào quá khổ thì ráng hết sức dùng trí huệ của mình an ủi họ. Nếu còn dư thời giờ thì giúp những nhân viên ở đây hoặc những đồng bào cần thiết ở đây, và nếu dư nữa thì mình ra ngoài thiền. Mình làm có bao nhiêu đó là đủ rồi. Nếu như mình nghĩ nhiều quá hay làm nhiều quá thì càng mệt mỏi, mà mình không làm được bao nhiêu, phải không? Mình làm việc gì cũng làm một việc đến hết một việc mà thôi. Sức mình bao nhiêu thì mình làm bấy nhiêu . Mình làm hết sức mình trong một công việc đó thì cũng như mình làm hết nhiều việc rồi . Mọi người mà cố sức làm bổn phận của mình cho trọn thì xã hội đã đầy đủ rồi, quý vị hiểu không? Còn nếu như một người mà không làm gì hết, cứ ngồi nghĩ mai tôi muốn làm chuyện này, mốt tôi muốn làm chuyện kia, mình ngồi nghĩ đủ thứ mà không làm được mọi chuyện, cứ nghĩ hoài rồi mình mệt mỏi trí óc, tinh thần mình hao hụt đi, thì mình cũng không làm được gì, mà còn mệt mỏi trong mình thêm. Quý vị hiểu chưa?
Sư Phụ cũng vậy thôi. Sư Phụ chẳng phải ba đầu sáu tay gì. Sư Phụ làm nghề thầy tu mà! Nghề thầy tu làm phải đi hoằng pháp, phải dạy dỗ cho những người nào muốn theo mình học. Không phải đi ép người ta nhe! Không phải dùng quyền lực hay là dùng thần thông, dùng những mánh khoé gì để mà ép uổng người ta học. Thí dụ như ở đây quý vị muốn theo Sư Phụ học là tại quý vị tự mình yêu cầu thôi, chứ không phải, không bao giờ Sư Phụ đi vô đây mà nói khéo, nói vòng vòng cho quý vị học. Không phải như vậy. Hồi xưa Sư Phụ còn sợ quý vị tu không được nữa, ở đó mà Sư Phụ còn quyến rũ quý vị học! Sư Phụ sợ quý vị ở trong trại tu không được, ồn ào, rồi ăn chay khó khăn, hiểu chưa? Sư Phụ đâu có muốn làm khó khăn cho quý vị. Nếu được cũng làm quý vị dễ dàng thêm, đâu có muốn làm cho quý vị thêm khó khăn, phải không? Nhưng tại quý vị muốn học như vậy, quý vị tự nguyện, quý vị thấy con đường này hay, tốt, quý vị khoái quá chịu không nổi, làm ồn ào bắt Sư Phụ phải lo cho quý vị, gởi người vô dạy cho quý vị.
Dạy đâu phải là truyền tâm ấn không thôi, phải dạy tiếp tục, rồi phải lo cho quý vị chuyện ăn chay này nọ. Mặc dầu không có xa xỉ lắm, nhưng mà cũng phải lo chút đỉnh chứ, phải không? Thí dụ hôm nay Sư Phụ đi hoằng pháp tại các nươc ở Á Châu, chương trình có giới hạn. Hồng Kông là trạm đầu tiên, mà Sư Phụ cũng nhín thời giờ vào thăm quý vị nữa, rồi làm phiền những nhân viên ở đây. Sư Phụ cũng thấy hơi khó chịu, sợ làm phiền họ quá đi. Tại vì ở đây họ cũng bận rộn rồi, cảnh sát cũng ít ỏi, phải không? Cảnh sát ở ngoài cũng đứng trong đây đặng làm thêm công việc này. Đáng lẽ ra cảnh sát đâu có lo cho người tỵ nạn bao giờ. Mỗi lần Sư Phụ vô bắt họ phải làm việc cho Sư Phụ, phải sắp xếp để Sư Phụ vô thăm. Thành ra Sư Phụ cũng hơi e ngại trong lòng. Nhưng tại vì quý vị muốn học quá đi. Chuyện này là bổn phận của Sư Phụ phải không? Sư Phụ phải dạy.
Nói chuyện đó cho quý vị biết là ý Sư Phụ nói rằng Sư Phụ đi đâu cũng vậy thôi. Còn thêm học trò chừng nào thì Sư Phụ còn mệt thêm chừng đó. Nhưng bổn phận của một người tu hành là phải như vậy. Sư Phụ đi theo Đức Phật, đi theo Chúa. Sư Phụ từ nhỏ theo Phật theo Chúa, thì khi lớn lên, coi các Ngài làm sao thì Sư Phụ phải làm vậy. Các Ngài bảo Sư Phụ làm gì, Sư Phụ phải làm nấy. Thành ra Sư Phụ theo gương các Ngài đi hoằng pháp, đi dạy dỗ cho những người nào mà họ muốn quay đầu về, dạy cho họ biết đạo đức, cho họ biết con đường đi của con người, cho họ biết mục đích làm người, bổn phận làm người, đừng nói chi đến làm Phật, làm Thánh. Mình được dạy làm người tốt rồi, tới chừng đó Phật Trời cũng xuống đây mời mình lên, phải không? Chứ mình làm người chưa đủ, dầu mình có muốn trở về trời cách mấy đi nữa, thì nợ nần, nghiệp chướng, bổn phận của mình ở đây chưa xong, cũng phải trở lại để mà hoàn thành nhiệm vụ.
Con người đến đây để học những điều tốt điều xấu, những linh hư của vũ trụ, để mà tuyển chọn điều tốt, tuyển chọn tinh hoa thuần tuý của Đất Trời, đặng mà thăng hoa thêm cho con người của mình, sự hiểu biết của mình, đặng mai mốt làm Phật làm Thánh thì mới có đủ tài liệu, mới có đủ sự hiểu biết, mới đủ năng lực và sự quán xuyến để dạy dỗ cho chúng sinh. Quý vị hiểu chưa?
Còn những con vật phải lên làm người chứ, còn cây cối và dế trùng sẽ lên làm người. Mình phải dạy dỗ những con người đó, những chúng sanh đó, phải không? Nếu mình không có đủ kinh nghiệm mình không biết điều nào là tốt, điều nào là xấu, tốt như thế nào, xấu như thế nào. Nếu tự mình không biết chuyện đó, tự mình không gìn giữ được những điều đó thì làm sao mai mốt mình dạy dỗ cho những người khác, những chúng sanh còn hậu tiến hơn mình đó?
Cho nên con người đến đây là để học hỏi, để chịu đựng những thử thách, để mà vượt qua những trở ngại, để rồi mai mốt mình từ những bài học đó mình tiến bộ, mình mạnh mẽ thêm lên từ tinh thần cho đến ý thức của mình, đặng sau này mình mới trở thành một vị Phật, một vị minh sư được, hiểu chưa? Chứ không phải mình mặc áo ông Phật là mình thành ông Phật. Không phải mình mặc áo của người xuất gia là mình trở thành một Thánh nhân. Không phải cái áo làm nên ông thầy tu, hiểu không? Nó chỉ tượng trưng cho con đường mình muốn đi, tượng trưng cho sự lựa chọn. Cũng như những người cảnh sát, họ chọn con đường làm cảnh sát để bảo vệ an ninh cho quốc gia, để bảo vệ những người yếu đuối, để kiểm soát những người không tôn trọng luật lệ quốc gia. Quý vị có hiểu chưa? Chứ không phải ổng mặc bộ áo cảnh sát là khác hơn những người khác. Nhiệm vụ của ổng phải như vậy, bận áo cảnh sát thì phải làm bổn phận của người cảnh sát, phải không?
Thì Sư Phụ cũng vậy. Mặc áo thầy tu thì phải làm bổn phận của người thầy tu, vậy đó. Còn vấn đề quý vị tôn xưng Sư Phụ là Minh Sư hay không, thì trong lòng quý vị biết. Quý vị thọ pháp rồi, tu hành có cảm ứng, có thể nghiệm tốt, tâm càng ngày càng thơ thới, có lòng yêu thương rộng thêm, có sự nhẫn nhục thêm, chuyện đó tự quý vị thấy. Còn vấn đề, thường thường Sư Phụ bị người ta tán thán nhiều quá, học trò có nhiều điểm tốt, cải biến tốt, rồi tán thán Sư Phụ thì dĩ nhiên có nhiều người không tin. Nhiều người không nghĩ tốt cho Sư Phụ, nhưng cũng không sao. Đời này không có cây nào mà không bị gió lớn, chuyện đó là thường.
Quý vị cũng vậy. Mặc dầu quý vị chưa có làm giống như Sư Phụ, chưa có thành một vị sư phụ để dạy dỗ người khác, nhưng quý vị cũng phải tự dạy lấy mình, tự kiểm soát lấy mình. Sư Phụ cho quý vị quyển nhật ký tu hành để quý vị tự kiểm soát coi có tiến bộ hay không, chứ không phải kiểm soát người khác, hiểu chưa? Mỗi người phải có bài học riêng, hoặc tốt hoặc xấu đều là bài học của họ. Mình tốt mình xấu, đó mới là quan trọng cho mình. Họ phải học những cái xấu như vậy, mai mốt họ mới biết như vậy là không tốt. Họ học làm những chuyện xấu hay những chuyện gì không hay, phản lại định luật của vũ trụ, sau này họ bị trừng phạt, bị luật nhân quả trừng phạt, rồi họ mới biết rằng những chuyện đó không tốt, có hại cho người nào có hại cho chính mình như thế nào, rồi họ mới trở về chọn con đường tốt . Họ phải học hết cái xấu đi, họ thấy không hay, bấy giờ đúng ngày đúng giờ họ sẽ quay trở về mà chọn con đường tốt. Lúc đó họ sẽ rất thành tâm cầu nguyện với Trời Phật cho họ gặp một vị minh sư chỉ dẫn cho họ, cho họ biết con đường đi, thì lúc đó Trời Phật mới gởi một người xuống. Quý vị hiểu chưa? Hoặc là một người đã xuống rồi, họ nhất đinh phải đi để mà gặp người đó, hay là hoàn cảnh sẽ khiến cho họ gặp những người đó, thì biết đâu quý vị đến đây mà muốn gặp Sư Phụ như thế này.
Trước khi quý vị xuống, quý vị đã trả giá . Quý vị nói bất cứ trường hợp nào, miễn sao xuống gặp bà Thanh Hải là được, miễn sao tu được Pháp Môn Quán Âm là được rồi. Còn những người kia chưa đủ điều kiện, chưa có thành tâm lắm, họ nói: "Thôi được, không cho tôi học, không cho thành Phật, không cho tôi học cái pháp thành Phật không sao, cho tôi gặp bả một chút cũng được". Nhưng lúc xuống rồi, gặp trường hợp không được toại nguyện, rồi bỏ cuộc muốn ra, vì vừa muốn gặp mà vừa không chịu điều kiện đó. Cũng như có nhiều người nhìn thích món này món kia, nhưng mà không muốn trả tiền. Vừa muốn giữ tiền của mình, vừa muốn món đồ đó. Rồi đi mượn tạm trong tiệm người ta, mượn hoài không trả lại, biết không? Thế giới chúng ta là như vậy đó!
Thôi thì năm mới, quý vị cũng ráng làm một người mới. Bất cứ trường hợp nào xảy ra thì mình cũng chết một lần thôi nhe! Mình cũng chỉ có một cuộc đời này thôi, vậy thì mình trả cho hết đi! Ba chìm bảy nổi sáu lênh đênh gì đó, trả cho hết đi. Rồi mai mốt hay đời sau mình nhẹ nhàng. Không có ai giàu hơn ba họ, không có ai khó hơn ba đời này đâu. Không có ai trả nghiệp hoài vậy được, mình làm bao nhiêu có chừng thôi, hiểu chưa? Mình trả hết rồi, có thể làm một lịch sử mới. Có câu nói: "Cái gì đi xuống quá sức rồi, thì nó sẽ đi lên". Đi xuống hết mức rồi thì lên chứ đi đâu nữa, phải không? Thí dụ quý vị nhắm mắt, đi đụng bức tường rồi còn đi đâu nữa! Có phải vậy không? Quay lại chỗ mà mình không đụng tường hồi nãy, chỗ mà sáng suốt chí tột không có chướng ngại đó, phải không? Đại khái là như vậy.
Ngoài kia Sư Phụ còn có việc làm nữa. Nhiều khi là làm việc cho người tỵ nạn, chứ không phải chỉ việc hoằng pháp không thôi. Sư Phụ là một thầy tu, vốn là phải đi hoằng pháp thôi, truyền tâm ấn hay là nói pháp cho những người nào muốn nghe thôi. Nhưng tại vì lúc này, Sư Phụ là người Việt Nam, rồi dính líu với người Việt Nam, biết người tỵ nạn, nên thêm một công việc vô nữa. Có bấy nhiêu đó Sư Phụ đủ sài rồi, đủ mệt rồi. Nhiều khi Sư Phụ ban đêm ngủ không được, tại vì nghĩ đến vấn đề người Việt Nam. Không biết làm thế nào để mà giúp đỡ họ, Sư Phụ ngủ không được, mà ăn uống cũng không ngon. Quý vị thấy Sư Phụ cứ gầy ốm hoài. Đâu phải có học trò nhiều, họ cúng dường thực phẩm tùm lum mà có mập ra đâu? Ăn gì nổi? Có ngủ gì được? Thí dụ như sang Hương Cảng thì đất đai nhỏ. Ở đây Sư Phụ không có trung tâm lớn, thành ra học trò bắt nhốt Sư Phụ trong khách sạn, mà khách sạn lớn lắm chứ, coi cũng ngon lành đó, vậy mà Sư Phụ vẫn ngủ không được, ăn không được. Họ đem đủ thứ của ngon vật lạ mà Sư Phụ vẫn kêu là ăn không ngon. Bởi vì tâm của Sư Phụ nghĩ đến đồng bào. Sư Phụ ngủ mà không yên giấc, cứ giật mình thức dậy nghĩ những chuyện mà Sư Phụ chưa có làm xong. Bởi vì hoàn cảnh như vậy, chứ không phải Sư Phụ thiếu thốn gì mà ốm, phải chưa?
Quý vị ở trong này, quý vị nhiều khi cho rằng vấn đề vật chất không đủ. Không phải Sư Phụ nói riêng quý vị ra đây, mà đồng bào ở đây là như vậy đó. Vì không đủ vật chất, sợ ăn uống thiếu thốn, nhưng thật ra Sư Phụ ở chỗ vật chất rất là đầy đủ, rất là xa xỉ, cũng đâu có ăn uống gì được? Ngủ trong giường nệm dầy như vậy, có máy lạnh đều hòa không khí nữa chứ, khách sạn coi bộ lớn nhất nhì tại Hồng Kông, Sư Phụ cũng không thấy gì sung sướng đâu? Quý vị thấy không?
Cho nên hoàn cảnh vật chất không làm cho con người sung sướng được. Nhưng mà tâm của mình an ổn, đó mới làm cho con người sung sướng thôi.
Hồi xưa lúc Sư Phụ chưa có nhiều đệ tử, chưa có nổi tiếng đó, thì Sư Phụ ăn ngon ngủ yên, mập hồng lên, rồi ngủ quá trời. Chuyện gì cũng sung sướng hết. Mà lúc đó Sư Phụ ở lều thôi, ở ngoài bờ sông thôi, không có nhà không có đất. Chỉ có ít người học trò xuất gia đi chung quanh. Lúc đó Sư Phụ sung sướng, Sư Phụ nhẹ nhàng. Bây giờ Sư Phụ học trò nhiều, cúng dường đủ thứ cho ăn; ở thì ở khách sạn lớn như vậy, mà ăn không ngon, ngủ không yên.
Quý vị biết rằng đời sống vật chất không làm cho con người sung sướng được, trừ khi tâm hôn mình an ổn mà thôi. Sư Phụ vốn tâm rất an ổn, nhưng sau này vì học trò không an ổn, vì thế giới không an ổn, Sư Phụ đều biết thế giới này đau khổ, Sư Phụ rất đau khổ. Lúc trước Sư Phụ chưa tu, chưa đi tìm học minh sư chưa tìm Pháp Quán Âm, Sư Phụ thấy người đau khổ, Sư Phụ rất đau khổ. Sư Phụ coi truyền hình, nghe đài phát thanh rồi đọc báo, biết người này đau khổ người kia đau khổ, Sư Phụ rất đau khổ.
Sau đó đi tu rồi, Sư Phụ an ổn tâm thần. Khoẻ quá rồi, quên mất không chịu nghĩ gì nữa. Sau này có học trò, rồi nhớ lại. Họ kể chuyện đau khổ cho nghe, rồi chuyện người Việt Nam đau khổ. Sư Phụ phải đọc báo trở lại, phải biết tin tức của người tỵ nạn, rồi Sư Phụ đau khổ y như xưa. Thành ra bây giờ lỗ vốn. Cái khúc chính giữa đó là cái khúc thiên đàng. Tức là sau khi đi tu rồi, và trước khi thành đó. Cái khúc không có học trò đó là cái khúc thiên đàng. Đó là Niết Bàn của Sư Phụ.
Bây giờ Sư Phụ phải rời Niết Bàn rồi. Bởi vì ăn cũng không ngon, ngủ không yên. Cũng giống y như quý vị vậy, cũng giống y như những người phàm phu. Chỉ có khác một cái là trong tâm Sư Phụ biết, hiểu chưa? Sư Phụ không đến nỗi quá thất vọng như những người không biết, hiểu không? Sư Phụ rất đau khổ nhưng Sư Phụ biết rằng thế giới là như vậy. Mình không thể nào hoàn toàn cải biến được trong một đêm một ngày. Nếu như cải biến thì mọi người trên thế giới phải cải biến. Cải biến tâm của mình, cải biến tư tưởng của mình, quý vị hiểu chưa? Phải làm lành tránh dữ, phải theo con đường tu hành mới được, phải tìm trí huệ của mình, phải ăn chay niệm Phật, hiểu chưa? Phải biết ông Phật ở bên trong là chỗ nào, làm sao mình dùng ông Phật đó để giúp đỡ mình, giúp đỡ cho người khác. Như vậy thì toàn thế giới mới cải biến được!
Thành ra Sư Phụ cũng ráng in kinh sách đặng cho người ta đọc. Cũng có ảnh hưởng chứ không phải không Nhiều người đọc sách rồi thì họ không dám ăn mặn nữa, không dám làm bậy nữa. Đại khái là như vậy. Không phải người nào đọc sách rồi cũng có ảnh hưởng như vậy. Nhưng mà rất nhiều người được ảnh hưởng. Cho nên dùng những phương tiện đó, hoặc là Sư Phụ đi hoằng pháp, đi giảng kinh, thì người ta sẽ bớt lần sát sinh, bớt làm dữ, bớt ăn cắp ăn trộm, bớt giết hại lẫn nhau. Như vậy thì thế giới sẽ cải biến lần lần. Nếu không cải biến hết tất cả đi nữa thì cũng cải biến một phần.
Thí dụ nước trong hồ này rất độc, mình uống vào là mình chết liền, phải không? Nhưng mình giảm độc xuống còn 3% hay 4%, như vậy thì đỡ hơn phải không? Uống vô không chết phải không? Chỉ hơi bị bệnh một chút, còn đỡ hơn là chết ngủm, phải không? Bệnh một chút, mình uống thuốc giải độc còn được, chứ còn độc quá, mình giải độc cũng không nổi nữa, quý vị hiểu chưa?
Thì trong thế giới này cũng vậy. Sư Phụ làm hết bổn phận của một người tu. Sư Phụ đi giảng dạy cho mọi người biết con đường ngay lẽ phải. Nhưng mà không phải người nào cũng nghe. Cho nên thế giới này khó biến thành thiên đàng một lúc được. Nhưng mà Sư Phụ có nhiều thiêng đàng khác. Những người nào theo Sư Phụ tu hành, Sư Phụ sẽ dẫn tới chỗ đó ở. Còn những người nào muốn ở đây thì cho họ ở. Mình đâu có cải họ được đâu! Mình kiếm cách mình đi chứ! Người thích ở đây thì tự do, họ muốn làm gì đó họ làm, quyền tự do của họ. Mình không thích làm giống như vậy thì mình có quyền đi. Đại khái là như vậy.
Nhưng mà trên cõi thiên đàng kia thì không có trại tỵ nạn, ai lên đều cũng được tự do. Muốn đi làm chi thì làm, thần thông quảng đại, bay tới bay lui, muốn đi thăm ai cũng được, muốn đi đất Phật nào cũng được. Hệ thống liên hành tinh, không cần phải xin passport, không cần có thông hành. Sư Phụ chỉ biết có một con đường đó để chỉ cho quý vị thôi.
Còn ở tại thế giới này, dầu rằng quý vị mỗi ngày được Sư Phụ cung cấp thực phẩm hoặc là tiền bạc đi nữa, quý vị cũng không thể nào sung sướng được. Thí dụ ở trong trại này bây giờ người tỵ nạn muốn hết sức là tự do, muốn đi ra ngoài để làm ăn, tự lực cánh sinh để cống hiến cho xã hội tài năng của mình, chứ không muốn ngồi đây ăn bám, nhưng mà sự tự do của quý vị mong ước đó, quý vị không có được. Rồi bây giờ có ông triệu phú chở mỗi ngày vài xe vàng, kim cương vô, hoặc là quý vị muốn gì được nấy, quý vị cũng đâu có thích đâu! Vàng và kim cương ở trong này đâu có mua gì được đâu? Hoàn cảnh như thế này, có cho quý vị nệm ấm chăn len, quý vị cũng đâu có ngủ được đâu, phải không? Cũng đâu có thích thú gì đâu? Chỉ là tạm đỡ một chút thôi. Điều mà quý vị muốn là sự tư do, phải không? Bây giờ thí dụ nhốt quý vị ở đây hoài mấy trăm năm rồi, cho dù mỗi ngày có đồ ăn uống ngon lành, quý vị cũng đâu có thích đâu! Ăn riết rồi cũng chán, phải không? Quần áo đẹp mặc riết rồi cũng chán. Chỉ muốn đi ra ngoài mà thôi. Đại khái là như vậy.
Ở trong thế giới này cũng vậy, mình cũng không cải biến được thế giới thì mình đi ra ngoài, thì quý vị tu theo Sư Phụ. Đúng giờ đúng lúc rồi, máy bay sẵn sàng rồi thì mình sẽ cất cánh đi chỗ khác.
Thôi Sư Phụ đi nhé! Ráng ngoan ngoãn một chút. Thấy quý vị như vậy, Sư Phụ cũng buồn lắm. Buồn nhiều khi ngủ không được. Nhưng mà thế giới này bất đồng quá, Sư Phụ cũng không biết làm sao. Tại Sư Phụ xuống đây là bổn phận đi cứu quý vị lên thiên đàng thôi. Còn chuyện của thế gian, Sư Phụ không thể cứu được nhiều. Quý vị hiểu không? Thôi ráng giải quyết, ráng tự quyết định vận mệnh của mình, ráng cải biến cho được, ráng hồi tâm mình làm những việc lành thôi. Việc dữ không làm nữa, thì tương lai sẽ thay đổi, mặc dầu hiện tại không có cải biến. Thôi, quý vị ngủ ngon!
(Mọi người đáp: "Chúc con chúc Sư Phụ mạnh khoẻ").
Thôi ráng chăm sóc lẫn nhau nhé!
Trại Tỵ Nạn Man Yee, Hồng Kông, Ngày 21 tháng 2 năm 1992
Kỳ này Sư Phụ đi hoằng pháp ở Á Châu, cho nên không tiện thăm tất cả những đồng bào khác. Chỉ sẵn dịp này Sư Phụ đến thăm quý vị, chúc Tết, tặng lì xì (Sư Phụ cười và mọi người vỗ tay). Sư Phụ chúc quý vị thêm lòng nhẫn nại, thêm lòng kiên trì mà tu hành, nếu có thể thì giúp đỡ đồng bào ở đây cho họ bớt sự đau khổ, bớt những cảm giác bị đè ép. Tại vì ở đây không được tự do lắm, không làm được những điều mình muốn làm.
Vấn đề của người tỵ nạn Việt Nam không phải là vấn đề ở Hồng Kông thôi mà là vấn đề của thế giới. Nhiều khi chính phủ Hồng Kông muốn làm một việc, nhưng những chính phủ khác ở trên thế giới muốn làm một việc khác. Thành ra chính phủ Hồng Kông cũng không được tự do làm, quý vị hiểu không? Trước kia Hồng Kông phải nhận chỉ thị của Anh quốc, rồi phải nhận chỉ thị của Liên Hiệp Quốc và những nước khác. Thành ra chính phủ Hồng Kông cũng không phải một mình đơn độc mà có thể quyết định tất cả vận mệnh của những người Việt Nam.
Sư Phụ cũng vậy. Sư Phụ rất muốn giúp đỡ quý vị ra nước ngoài, nhưng Sư Phụ cũng không thể một mình có thể cải biến hết tất cả những nguồn máy và sự làm việc của quốc tế. Tại thế giới này không phải là thế giới của Sư Phụ. Phải nhưng mà không phải. Tại vì những người ở trong thế giới này thuộc về tầng lớp khác, hiểu không?
Thí dụ như ở trong một nước đó có những nhà tù, những nhà tù đó thuộc trong nước đó. Những người trong nhà tù cũng là công dân của nước đó, quý vị hiểu chưa? Họ thuộc quyền kiểm soát và sự chăm sóc của một vị tổng thống. Nhưng tại vì những người đó phạm pháp, hiểu chưa? Thành ra tổng thống mặc dầu cũng thương những người đó, nhưng không thể nào xía vào công việc hành chánh của vị kiểm soát nhà tù, dù rằng vị này cũng dưới quyền tổng thống nữa. Vì vị tổng thống đã giao trách nhiệm cho người đó kiểm soát nhà tù và vì những người đó đã phạm pháp, cho nên mặc dầu tổng thống là tông thống, có quyền trên tất cả mọi người, nhưng không thể nào thả mấy người đó tự do được. Đại khái là như vậy.
Cho nên khi Đức Phật còn tại thế, có một lần quốc gia của Đức Phật và quốc gia láng giềng, hình như là giòng họ của Đức Phật và giòng họ khác xung đột gì đó, rồi đánh nhau. Đệ tử của Đức Phật đến năn nỉ Đức Phật, nhưng Đức Phật nói thôi: Đó là nhân quả của hai bên, để họ một mình sắp xếp, Đức Phật không muốn can dự. Nhưng đệ tử nói quá đi, Đức Phật cũng động lòng, cũng thương giùm cho sinh linh của hai giòng họ đó nên Đức Phật cũng đi khuyên bảo. Nhưng không được, thế thôi Đức Phật đi về.
Rồi Mục Kiền Liên là đệ tử lớn của Đức Phật lại có thần thông, vì có thần thông nên hình như ngã mạn cũng còn. Người nào có tài, có thần thông thường cũng có chút ngã mạn. Thành Phật rồi thì không còn nữa. Mục Kiền Liên mới nói trong lòng: ”Coi bộ Đức Phật không có lòng từ bi, không có tài, không giúp được hai dòng họ đang chiến tranh đó để mà cứu sinh mạng của họ. Người ta tôn kính ngài là Đức Thế Tôn, có quyền bậc nhất ở trong thế giới và ở trong vũ trụ nữa, tại sao có hai nước nhỏ đánh nhau mà Ngài không cứu được? Nhất lại là dòng họ của Ngài nữa?”
Mục Kiền Liên không dám nói ra, nhưng không có phục. Rồi mới dùng thần thông của mình đem hết tất cả hai dòng họ đó đựng vào bình bát. Thần thông như vậy là ghê lắm, quý vị có làm được không? Nhưng khi Ngài mở ra thì thấy toàn là máu, vì hai dòng họ đó đánh nhau trong đó.
Sư Phụ biết rằng trong xã hội này, trong thế giới này có rất nhiều người đau khổ, chứ không phải người Việt Nam tỵ nạn đau khổ mà thôi. Nhưng sự đau khổ của họ làm cho Sư Phụ rất đau khổ. Sư Phụ nghĩ rằng Sư Phụ là người đau khổ nhất trên cõi đời này. Tại vì Sư Phụ nghĩ rằng những sự đau khổ và sung sướng đều do nhân quả mà ra. Sư Phụ hiểu rất rành mạch. Sư Phụ có thể nhìn thấy nhân quả ba đời của chúng sanh. Tại sao họ bị như vậy? tại sao họ sung sướng? Tại sao họ đau khổ? Sư Phụ nhìn thấy được hết. Sư Phụ cũng nhìn thấy được tim của họ, sự đau khổ tột cùng của họ. Một bên thì Sư Phụ nhìn thấy pháp luật, một bên thì nhìn thấy họ đau khổ. Hai bên Sư Phụ đều biết hết, nhưng Sư Phụ không cứu được. Cho nên Sư Phụ rất đau khổ, Sư Phụ đau khổ còn hơn là tự mình đau khổ.
Thấy người khác đau khổ, mình rất thương họ, mà mình cứu không được. Đó là một sự đau khổ vô cùng, quý vị có hiểu không? Thí dụ như con cái của quý vị đau ốm hoặc là bị tai nạn gì đó, quý vị ước gì mình thay thế được sự đau khổ, hoặc là tai nạn cho nó. Nhưng mà mình không làm được gì hết. Mình biết là tại nó bệnh, hồi nãy nó uống thuốc độc, tự nó làm cho nó đau khổ, đau đớn như vậy. Mình rất muốn thay thế cho nó chịu sự đau đớn của nó mà không làm gì được. Chỉ đứng một bên khoanh tay mà dòm.
Cho nên Sư Phụ nói rằng sự đau khổ ở thế giới này không cách nào cứu được, trừ khi mình theo Phật theo Chúa, mình học hành mà thôi. Thì con đường theo Phật theo Chúa, Sư Phụ đã chỉ dẫn cho quý vị rồi. Sư Phụ không có chỉ dẫn cho quý vị phân biệt để mà phỉ báng tôn giáo nào, trái lại chỉ cho quý vị con đường đi để mà biết tất cả các tôn giáo đều dạy người ta làm lành tránh dữ, đều nói một sự thật giống nhau, nhưng nhiều khi họ dùng ngôn ngữ khác, cách diễn tả khác nhau mà thôi.
Tuy rằng quý vị đã ở trong hoàn cảnh không được tự tại lắm, nhưng tâm hồn của mình tự tại. Đó cũng đã vui lắm rồi, phải không? Còn những người khác dẫu ở trong hoàn cảnh sinh hoạt mà không có an phận lắm. Nhiều khi họ không biết chổ nào để nương tựa tinh thần, họ còn khổ hơn mình nữa, quý vị hiểu không? Cho nên quý vị thấy người nào quá khổ thì ráng hết sức dùng trí huệ của mình an ủi họ. Nếu còn dư thời giờ thì giúp những nhân viên ở đây hoặc những đồng bào cần thiết ở đây, và nếu dư nữa thì mình ra ngoài thiền. Mình làm có bao nhiêu đó là đủ rồi. Nếu như mình nghĩ nhiều quá hay làm nhiều quá thì càng mệt mỏi, mà mình không làm được bao nhiêu, phải không? Mình làm việc gì cũng làm một việc đến hết một việc mà thôi. Sức mình bao nhiêu thì mình làm bấy nhiêu . Mình làm hết sức mình trong một công việc đó thì cũng như mình làm hết nhiều việc rồi . Mọi người mà cố sức làm bổn phận của mình cho trọn thì xã hội đã đầy đủ rồi, quý vị hiểu không? Còn nếu như một người mà không làm gì hết, cứ ngồi nghĩ mai tôi muốn làm chuyện này, mốt tôi muốn làm chuyện kia, mình ngồi nghĩ đủ thứ mà không làm được mọi chuyện, cứ nghĩ hoài rồi mình mệt mỏi trí óc, tinh thần mình hao hụt đi, thì mình cũng không làm được gì, mà còn mệt mỏi trong mình thêm. Quý vị hiểu chưa?
Sư Phụ cũng vậy thôi. Sư Phụ chẳng phải ba đầu sáu tay gì. Sư Phụ làm nghề thầy tu mà! Nghề thầy tu làm phải đi hoằng pháp, phải dạy dỗ cho những người nào muốn theo mình học. Không phải đi ép người ta nhe! Không phải dùng quyền lực hay là dùng thần thông, dùng những mánh khoé gì để mà ép uổng người ta học. Thí dụ như ở đây quý vị muốn theo Sư Phụ học là tại quý vị tự mình yêu cầu thôi, chứ không phải, không bao giờ Sư Phụ đi vô đây mà nói khéo, nói vòng vòng cho quý vị học. Không phải như vậy. Hồi xưa Sư Phụ còn sợ quý vị tu không được nữa, ở đó mà Sư Phụ còn quyến rũ quý vị học! Sư Phụ sợ quý vị ở trong trại tu không được, ồn ào, rồi ăn chay khó khăn, hiểu chưa? Sư Phụ đâu có muốn làm khó khăn cho quý vị. Nếu được cũng làm quý vị dễ dàng thêm, đâu có muốn làm cho quý vị thêm khó khăn, phải không? Nhưng tại quý vị muốn học như vậy, quý vị tự nguyện, quý vị thấy con đường này hay, tốt, quý vị khoái quá chịu không nổi, làm ồn ào bắt Sư Phụ phải lo cho quý vị, gởi người vô dạy cho quý vị.
Dạy đâu phải là truyền tâm ấn không thôi, phải dạy tiếp tục, rồi phải lo cho quý vị chuyện ăn chay này nọ. Mặc dầu không có xa xỉ lắm, nhưng mà cũng phải lo chút đỉnh chứ, phải không? Thí dụ hôm nay Sư Phụ đi hoằng pháp tại các nươc ở Á Châu, chương trình có giới hạn. Hồng Kông là trạm đầu tiên, mà Sư Phụ cũng nhín thời giờ vào thăm quý vị nữa, rồi làm phiền những nhân viên ở đây. Sư Phụ cũng thấy hơi khó chịu, sợ làm phiền họ quá đi. Tại vì ở đây họ cũng bận rộn rồi, cảnh sát cũng ít ỏi, phải không? Cảnh sát ở ngoài cũng đứng trong đây đặng làm thêm công việc này. Đáng lẽ ra cảnh sát đâu có lo cho người tỵ nạn bao giờ. Mỗi lần Sư Phụ vô bắt họ phải làm việc cho Sư Phụ, phải sắp xếp để Sư Phụ vô thăm. Thành ra Sư Phụ cũng hơi e ngại trong lòng. Nhưng tại vì quý vị muốn học quá đi. Chuyện này là bổn phận của Sư Phụ phải không? Sư Phụ phải dạy.
Nói chuyện đó cho quý vị biết là ý Sư Phụ nói rằng Sư Phụ đi đâu cũng vậy thôi. Còn thêm học trò chừng nào thì Sư Phụ còn mệt thêm chừng đó. Nhưng bổn phận của một người tu hành là phải như vậy. Sư Phụ đi theo Đức Phật, đi theo Chúa. Sư Phụ từ nhỏ theo Phật theo Chúa, thì khi lớn lên, coi các Ngài làm sao thì Sư Phụ phải làm vậy. Các Ngài bảo Sư Phụ làm gì, Sư Phụ phải làm nấy. Thành ra Sư Phụ theo gương các Ngài đi hoằng pháp, đi dạy dỗ cho những người nào mà họ muốn quay đầu về, dạy cho họ biết đạo đức, cho họ biết con đường đi của con người, cho họ biết mục đích làm người, bổn phận làm người, đừng nói chi đến làm Phật, làm Thánh. Mình được dạy làm người tốt rồi, tới chừng đó Phật Trời cũng xuống đây mời mình lên, phải không? Chứ mình làm người chưa đủ, dầu mình có muốn trở về trời cách mấy đi nữa, thì nợ nần, nghiệp chướng, bổn phận của mình ở đây chưa xong, cũng phải trở lại để mà hoàn thành nhiệm vụ.
Con người đến đây để học những điều tốt điều xấu, những linh hư của vũ trụ, để mà tuyển chọn điều tốt, tuyển chọn tinh hoa thuần tuý của Đất Trời, đặng mà thăng hoa thêm cho con người của mình, sự hiểu biết của mình, đặng mai mốt làm Phật làm Thánh thì mới có đủ tài liệu, mới có đủ sự hiểu biết, mới đủ năng lực và sự quán xuyến để dạy dỗ cho chúng sinh. Quý vị hiểu chưa?
Còn những con vật phải lên làm người chứ, còn cây cối và dế trùng sẽ lên làm người. Mình phải dạy dỗ những con người đó, những chúng sanh đó, phải không? Nếu mình không có đủ kinh nghiệm mình không biết điều nào là tốt, điều nào là xấu, tốt như thế nào, xấu như thế nào. Nếu tự mình không biết chuyện đó, tự mình không gìn giữ được những điều đó thì làm sao mai mốt mình dạy dỗ cho những người khác, những chúng sanh còn hậu tiến hơn mình đó?
Cho nên con người đến đây là để học hỏi, để chịu đựng những thử thách, để mà vượt qua những trở ngại, để rồi mai mốt mình từ những bài học đó mình tiến bộ, mình mạnh mẽ thêm lên từ tinh thần cho đến ý thức của mình, đặng sau này mình mới trở thành một vị Phật, một vị minh sư được, hiểu chưa? Chứ không phải mình mặc áo ông Phật là mình thành ông Phật. Không phải mình mặc áo của người xuất gia là mình trở thành một Thánh nhân. Không phải cái áo làm nên ông thầy tu, hiểu không? Nó chỉ tượng trưng cho con đường mình muốn đi, tượng trưng cho sự lựa chọn. Cũng như những người cảnh sát, họ chọn con đường làm cảnh sát để bảo vệ an ninh cho quốc gia, để bảo vệ những người yếu đuối, để kiểm soát những người không tôn trọng luật lệ quốc gia. Quý vị có hiểu chưa? Chứ không phải ổng mặc bộ áo cảnh sát là khác hơn những người khác. Nhiệm vụ của ổng phải như vậy, bận áo cảnh sát thì phải làm bổn phận của người cảnh sát, phải không?
Thì Sư Phụ cũng vậy. Mặc áo thầy tu thì phải làm bổn phận của người thầy tu, vậy đó. Còn vấn đề quý vị tôn xưng Sư Phụ là Minh Sư hay không, thì trong lòng quý vị biết. Quý vị thọ pháp rồi, tu hành có cảm ứng, có thể nghiệm tốt, tâm càng ngày càng thơ thới, có lòng yêu thương rộng thêm, có sự nhẫn nhục thêm, chuyện đó tự quý vị thấy. Còn vấn đề, thường thường Sư Phụ bị người ta tán thán nhiều quá, học trò có nhiều điểm tốt, cải biến tốt, rồi tán thán Sư Phụ thì dĩ nhiên có nhiều người không tin. Nhiều người không nghĩ tốt cho Sư Phụ, nhưng cũng không sao. Đời này không có cây nào mà không bị gió lớn, chuyện đó là thường.
Quý vị cũng vậy. Mặc dầu quý vị chưa có làm giống như Sư Phụ, chưa có thành một vị sư phụ để dạy dỗ người khác, nhưng quý vị cũng phải tự dạy lấy mình, tự kiểm soát lấy mình. Sư Phụ cho quý vị quyển nhật ký tu hành để quý vị tự kiểm soát coi có tiến bộ hay không, chứ không phải kiểm soát người khác, hiểu chưa? Mỗi người phải có bài học riêng, hoặc tốt hoặc xấu đều là bài học của họ. Mình tốt mình xấu, đó mới là quan trọng cho mình. Họ phải học những cái xấu như vậy, mai mốt họ mới biết như vậy là không tốt. Họ học làm những chuyện xấu hay những chuyện gì không hay, phản lại định luật của vũ trụ, sau này họ bị trừng phạt, bị luật nhân quả trừng phạt, rồi họ mới biết rằng những chuyện đó không tốt, có hại cho người nào có hại cho chính mình như thế nào, rồi họ mới trở về chọn con đường tốt . Họ phải học hết cái xấu đi, họ thấy không hay, bấy giờ đúng ngày đúng giờ họ sẽ quay trở về mà chọn con đường tốt. Lúc đó họ sẽ rất thành tâm cầu nguyện với Trời Phật cho họ gặp một vị minh sư chỉ dẫn cho họ, cho họ biết con đường đi, thì lúc đó Trời Phật mới gởi một người xuống. Quý vị hiểu chưa? Hoặc là một người đã xuống rồi, họ nhất đinh phải đi để mà gặp người đó, hay là hoàn cảnh sẽ khiến cho họ gặp những người đó, thì biết đâu quý vị đến đây mà muốn gặp Sư Phụ như thế này.
Trước khi quý vị xuống, quý vị đã trả giá . Quý vị nói bất cứ trường hợp nào, miễn sao xuống gặp bà Thanh Hải là được, miễn sao tu được Pháp Môn Quán Âm là được rồi. Còn những người kia chưa đủ điều kiện, chưa có thành tâm lắm, họ nói: "Thôi được, không cho tôi học, không cho thành Phật, không cho tôi học cái pháp thành Phật không sao, cho tôi gặp bả một chút cũng được". Nhưng lúc xuống rồi, gặp trường hợp không được toại nguyện, rồi bỏ cuộc muốn ra, vì vừa muốn gặp mà vừa không chịu điều kiện đó. Cũng như có nhiều người nhìn thích món này món kia, nhưng mà không muốn trả tiền. Vừa muốn giữ tiền của mình, vừa muốn món đồ đó. Rồi đi mượn tạm trong tiệm người ta, mượn hoài không trả lại, biết không? Thế giới chúng ta là như vậy đó!
Thôi thì năm mới, quý vị cũng ráng làm một người mới. Bất cứ trường hợp nào xảy ra thì mình cũng chết một lần thôi nhe! Mình cũng chỉ có một cuộc đời này thôi, vậy thì mình trả cho hết đi! Ba chìm bảy nổi sáu lênh đênh gì đó, trả cho hết đi. Rồi mai mốt hay đời sau mình nhẹ nhàng. Không có ai giàu hơn ba họ, không có ai khó hơn ba đời này đâu. Không có ai trả nghiệp hoài vậy được, mình làm bao nhiêu có chừng thôi, hiểu chưa? Mình trả hết rồi, có thể làm một lịch sử mới. Có câu nói: "Cái gì đi xuống quá sức rồi, thì nó sẽ đi lên". Đi xuống hết mức rồi thì lên chứ đi đâu nữa, phải không? Thí dụ quý vị nhắm mắt, đi đụng bức tường rồi còn đi đâu nữa! Có phải vậy không? Quay lại chỗ mà mình không đụng tường hồi nãy, chỗ mà sáng suốt chí tột không có chướng ngại đó, phải không? Đại khái là như vậy.
Ngoài kia Sư Phụ còn có việc làm nữa. Nhiều khi là làm việc cho người tỵ nạn, chứ không phải chỉ việc hoằng pháp không thôi. Sư Phụ là một thầy tu, vốn là phải đi hoằng pháp thôi, truyền tâm ấn hay là nói pháp cho những người nào muốn nghe thôi. Nhưng tại vì lúc này, Sư Phụ là người Việt Nam, rồi dính líu với người Việt Nam, biết người tỵ nạn, nên thêm một công việc vô nữa. Có bấy nhiêu đó Sư Phụ đủ sài rồi, đủ mệt rồi. Nhiều khi Sư Phụ ban đêm ngủ không được, tại vì nghĩ đến vấn đề người Việt Nam. Không biết làm thế nào để mà giúp đỡ họ, Sư Phụ ngủ không được, mà ăn uống cũng không ngon. Quý vị thấy Sư Phụ cứ gầy ốm hoài. Đâu phải có học trò nhiều, họ cúng dường thực phẩm tùm lum mà có mập ra đâu? Ăn gì nổi? Có ngủ gì được? Thí dụ như sang Hương Cảng thì đất đai nhỏ. Ở đây Sư Phụ không có trung tâm lớn, thành ra học trò bắt nhốt Sư Phụ trong khách sạn, mà khách sạn lớn lắm chứ, coi cũng ngon lành đó, vậy mà Sư Phụ vẫn ngủ không được, ăn không được. Họ đem đủ thứ của ngon vật lạ mà Sư Phụ vẫn kêu là ăn không ngon. Bởi vì tâm của Sư Phụ nghĩ đến đồng bào. Sư Phụ ngủ mà không yên giấc, cứ giật mình thức dậy nghĩ những chuyện mà Sư Phụ chưa có làm xong. Bởi vì hoàn cảnh như vậy, chứ không phải Sư Phụ thiếu thốn gì mà ốm, phải chưa?
Quý vị ở trong này, quý vị nhiều khi cho rằng vấn đề vật chất không đủ. Không phải Sư Phụ nói riêng quý vị ra đây, mà đồng bào ở đây là như vậy đó. Vì không đủ vật chất, sợ ăn uống thiếu thốn, nhưng thật ra Sư Phụ ở chỗ vật chất rất là đầy đủ, rất là xa xỉ, cũng đâu có ăn uống gì được? Ngủ trong giường nệm dầy như vậy, có máy lạnh đều hòa không khí nữa chứ, khách sạn coi bộ lớn nhất nhì tại Hồng Kông, Sư Phụ cũng không thấy gì sung sướng đâu? Quý vị thấy không?
Cho nên hoàn cảnh vật chất không làm cho con người sung sướng được. Nhưng mà tâm của mình an ổn, đó mới làm cho con người sung sướng thôi.
Hồi xưa lúc Sư Phụ chưa có nhiều đệ tử, chưa có nổi tiếng đó, thì Sư Phụ ăn ngon ngủ yên, mập hồng lên, rồi ngủ quá trời. Chuyện gì cũng sung sướng hết. Mà lúc đó Sư Phụ ở lều thôi, ở ngoài bờ sông thôi, không có nhà không có đất. Chỉ có ít người học trò xuất gia đi chung quanh. Lúc đó Sư Phụ sung sướng, Sư Phụ nhẹ nhàng. Bây giờ Sư Phụ học trò nhiều, cúng dường đủ thứ cho ăn; ở thì ở khách sạn lớn như vậy, mà ăn không ngon, ngủ không yên.
Quý vị biết rằng đời sống vật chất không làm cho con người sung sướng được, trừ khi tâm hôn mình an ổn mà thôi. Sư Phụ vốn tâm rất an ổn, nhưng sau này vì học trò không an ổn, vì thế giới không an ổn, Sư Phụ đều biết thế giới này đau khổ, Sư Phụ rất đau khổ. Lúc trước Sư Phụ chưa tu, chưa đi tìm học minh sư chưa tìm Pháp Quán Âm, Sư Phụ thấy người đau khổ, Sư Phụ rất đau khổ. Sư Phụ coi truyền hình, nghe đài phát thanh rồi đọc báo, biết người này đau khổ người kia đau khổ, Sư Phụ rất đau khổ.
Sau đó đi tu rồi, Sư Phụ an ổn tâm thần. Khoẻ quá rồi, quên mất không chịu nghĩ gì nữa. Sau này có học trò, rồi nhớ lại. Họ kể chuyện đau khổ cho nghe, rồi chuyện người Việt Nam đau khổ. Sư Phụ phải đọc báo trở lại, phải biết tin tức của người tỵ nạn, rồi Sư Phụ đau khổ y như xưa. Thành ra bây giờ lỗ vốn. Cái khúc chính giữa đó là cái khúc thiên đàng. Tức là sau khi đi tu rồi, và trước khi thành đó. Cái khúc không có học trò đó là cái khúc thiên đàng. Đó là Niết Bàn của Sư Phụ.
Bây giờ Sư Phụ phải rời Niết Bàn rồi. Bởi vì ăn cũng không ngon, ngủ không yên. Cũng giống y như quý vị vậy, cũng giống y như những người phàm phu. Chỉ có khác một cái là trong tâm Sư Phụ biết, hiểu chưa? Sư Phụ không đến nỗi quá thất vọng như những người không biết, hiểu không? Sư Phụ rất đau khổ nhưng Sư Phụ biết rằng thế giới là như vậy. Mình không thể nào hoàn toàn cải biến được trong một đêm một ngày. Nếu như cải biến thì mọi người trên thế giới phải cải biến. Cải biến tâm của mình, cải biến tư tưởng của mình, quý vị hiểu chưa? Phải làm lành tránh dữ, phải theo con đường tu hành mới được, phải tìm trí huệ của mình, phải ăn chay niệm Phật, hiểu chưa? Phải biết ông Phật ở bên trong là chỗ nào, làm sao mình dùng ông Phật đó để giúp đỡ mình, giúp đỡ cho người khác. Như vậy thì toàn thế giới mới cải biến được!
Thành ra Sư Phụ cũng ráng in kinh sách đặng cho người ta đọc. Cũng có ảnh hưởng chứ không phải không Nhiều người đọc sách rồi thì họ không dám ăn mặn nữa, không dám làm bậy nữa. Đại khái là như vậy. Không phải người nào đọc sách rồi cũng có ảnh hưởng như vậy. Nhưng mà rất nhiều người được ảnh hưởng. Cho nên dùng những phương tiện đó, hoặc là Sư Phụ đi hoằng pháp, đi giảng kinh, thì người ta sẽ bớt lần sát sinh, bớt làm dữ, bớt ăn cắp ăn trộm, bớt giết hại lẫn nhau. Như vậy thì thế giới sẽ cải biến lần lần. Nếu không cải biến hết tất cả đi nữa thì cũng cải biến một phần.
Thí dụ nước trong hồ này rất độc, mình uống vào là mình chết liền, phải không? Nhưng mình giảm độc xuống còn 3% hay 4%, như vậy thì đỡ hơn phải không? Uống vô không chết phải không? Chỉ hơi bị bệnh một chút, còn đỡ hơn là chết ngủm, phải không? Bệnh một chút, mình uống thuốc giải độc còn được, chứ còn độc quá, mình giải độc cũng không nổi nữa, quý vị hiểu chưa?
Thì trong thế giới này cũng vậy. Sư Phụ làm hết bổn phận của một người tu. Sư Phụ đi giảng dạy cho mọi người biết con đường ngay lẽ phải. Nhưng mà không phải người nào cũng nghe. Cho nên thế giới này khó biến thành thiên đàng một lúc được. Nhưng mà Sư Phụ có nhiều thiêng đàng khác. Những người nào theo Sư Phụ tu hành, Sư Phụ sẽ dẫn tới chỗ đó ở. Còn những người nào muốn ở đây thì cho họ ở. Mình đâu có cải họ được đâu! Mình kiếm cách mình đi chứ! Người thích ở đây thì tự do, họ muốn làm gì đó họ làm, quyền tự do của họ. Mình không thích làm giống như vậy thì mình có quyền đi. Đại khái là như vậy.
Nhưng mà trên cõi thiên đàng kia thì không có trại tỵ nạn, ai lên đều cũng được tự do. Muốn đi làm chi thì làm, thần thông quảng đại, bay tới bay lui, muốn đi thăm ai cũng được, muốn đi đất Phật nào cũng được. Hệ thống liên hành tinh, không cần phải xin passport, không cần có thông hành. Sư Phụ chỉ biết có một con đường đó để chỉ cho quý vị thôi.
Còn ở tại thế giới này, dầu rằng quý vị mỗi ngày được Sư Phụ cung cấp thực phẩm hoặc là tiền bạc đi nữa, quý vị cũng không thể nào sung sướng được. Thí dụ ở trong trại này bây giờ người tỵ nạn muốn hết sức là tự do, muốn đi ra ngoài để làm ăn, tự lực cánh sinh để cống hiến cho xã hội tài năng của mình, chứ không muốn ngồi đây ăn bám, nhưng mà sự tự do của quý vị mong ước đó, quý vị không có được. Rồi bây giờ có ông triệu phú chở mỗi ngày vài xe vàng, kim cương vô, hoặc là quý vị muốn gì được nấy, quý vị cũng đâu có thích đâu! Vàng và kim cương ở trong này đâu có mua gì được đâu? Hoàn cảnh như thế này, có cho quý vị nệm ấm chăn len, quý vị cũng đâu có ngủ được đâu, phải không? Cũng đâu có thích thú gì đâu? Chỉ là tạm đỡ một chút thôi. Điều mà quý vị muốn là sự tư do, phải không? Bây giờ thí dụ nhốt quý vị ở đây hoài mấy trăm năm rồi, cho dù mỗi ngày có đồ ăn uống ngon lành, quý vị cũng đâu có thích đâu! Ăn riết rồi cũng chán, phải không? Quần áo đẹp mặc riết rồi cũng chán. Chỉ muốn đi ra ngoài mà thôi. Đại khái là như vậy.
Ở trong thế giới này cũng vậy, mình cũng không cải biến được thế giới thì mình đi ra ngoài, thì quý vị tu theo Sư Phụ. Đúng giờ đúng lúc rồi, máy bay sẵn sàng rồi thì mình sẽ cất cánh đi chỗ khác.
Thôi Sư Phụ đi nhé! Ráng ngoan ngoãn một chút. Thấy quý vị như vậy, Sư Phụ cũng buồn lắm. Buồn nhiều khi ngủ không được. Nhưng mà thế giới này bất đồng quá, Sư Phụ cũng không biết làm sao. Tại Sư Phụ xuống đây là bổn phận đi cứu quý vị lên thiên đàng thôi. Còn chuyện của thế gian, Sư Phụ không thể cứu được nhiều. Quý vị hiểu không? Thôi ráng giải quyết, ráng tự quyết định vận mệnh của mình, ráng cải biến cho được, ráng hồi tâm mình làm những việc lành thôi. Việc dữ không làm nữa, thì tương lai sẽ thay đổi, mặc dầu hiện tại không có cải biến. Thôi, quý vị ngủ ngon!
(Mọi người đáp: "Chúc con chúc Sư Phụ mạnh khoẻ").
Thôi ráng chăm sóc lẫn nhau nhé!
Trại Tỵ Nạn Man Yee, Hồng Kông, Ngày 21 tháng 2 năm 1992