Chúng ta có thể buông bỏ thế giới, nhưng cái khó buông bỏ nhất là Ngã chấp, được tạo nên bởi nhiều quan niệm khác nhau, cho rằng "Tôi" phải như thế nào, và người khác phải ra sao theo ý của "tôi". Ðó là lý do chúng ta bị kẹt lại, và đó là lý do tại sao nhiều người bước đi trong kiếp sống thế tục chứ không bước trên con đường tâm linh. Nhưng đời là vậy! Ðây là cách Thượng Ðế hay Tạo Hóa tạo nên thế giới này để nó vẫn hiện hữu như thế này. Nếu tất cả mọi người đều dễ dàng theo một vị Minh sư tu hành và được giải thoát trong một đời, thì thế giới vật chất sẽ không còn hiện hữu. Và giáo chủ của ảo tưởng, Ma vương, sẽ không có việc làm. Ông ta sẽ bị thất nghiệp. Ðó là lý do tại sao ông ta xin Thượng Ðế cho lời hứa: rằng ông ta có thể bày đủ thứ mưu mẹo, và làm đủ loại ma thuật để dệt tấm thảm của cảnh giới vật chất này thành một tác phẩm nghệ thuật xinh đẹp, đến nỗi mọi người sẽ bị thôi miên và mê hoặc khi nhìn ngắm nó, rồi rất khó hướng sự chú ý của họ về nơi khác.
Ma vương, trước khi ông ta trở thành Ma vương hay giáo chủ của ảo tưởng, cũng có tu hành, nhưng tu kiểu khác. Ông ta cũng tu đủ thứ khổ hạnh để được ân huệ, hay lời hứa của Thượng Ðế. Ðó là sự khác biệt giữa một người tu hành chân chính và một người tu có mục đích. Ðó là lý do tại sao khi tu hành trong bất cứ lãnh vực tâm linh nào, chúng ta cũng có thể đạt được điều gì đó theo ý mình muốn. Thí dụ như, chúng ta có thể tập trung tư tưởng để đọc được ý nghĩ của người khác, nhìn xuyên qua những đồ vật cứng rắn và biết được "chuyện gì đang xảy ra và ở đâu" từ xa. Nhưng chúng ta chỉ có được vậy thôi. Kiến thức Vô thượng chỉ dành cho những kẻ tu hành pháp môn Quán Âm.
Tôi không thể giải thích tại sao lại như vậy. Ðịnh luật là vậy; nó là như vậy! Tất cả mọi việc đều có thứ tự, và tất cả mọi việc đều có vị trí của nó trong vũ trụ. Cho nên pháp môn Quán Âm chỉ dành cho những kẻ tìm Chân lý, và chỉ Chân lý mà thôi, không điều gì khác. Thần thông, lực lượng vũ trụ và và đủ thứ đặc quyền trong lãnh vực tâm linh sẽ được ban cho những ai tìm kiếm chúng. Chỉ là nếu quý vị đến gặp nhà vua, và ngài cho quý vị lấy bất cứ báu vật gì của ngài mà quý vị muốn, rồi quý vị lạc lối trong những thứ kim cương, ngọc ngà, hay đồ cổ, như là bàn hay ghế của vua và đại khái vậy. Nhưng có người phụ nữ chỉ muốn nhà vua thôi, cô ta là người có được tất cả, thay vì chỉ muốn một phần trong kho báu của nhà vua, cô ta muốn nhà vua. Rồi cô có tất cả: toàn thể vương quốc đều thuộc về cô ta, kể cả nhà vua. Cho nên đây là một người rất khôn ngoan; đây là lập trường của người tu pháp môn Quán Âm. Ðó là vậy. Có rất nhiều người tu hành, nhưng rất khó tìm được một người tu hành chân chính, người thật sự tu hành chỉ để đạt được kiến thức Vô thượng.
Nghiệp chướng và thói quen
Không có bao nhiêu người có thể rời bỏ những nơi họ đã quen thuộc, những người thân thích, hay môi trường mà họ đã đã quen sống trong đó. Ðây chính là lý do mà nhiều người phải luân hồi đi luân hồi lại thế giới này mãi. Bởi vì vào thời điểm vãng sanh, họ không muốn điều gì khác, ngoại trừ tiếp tục làm những việc họ bỏ lại đàng sau: tiếp tục sống để kiếm thêm tiền, để có thêm bạn, hay thêm vợ hay đại khái vậy. Và bất cứ những gì quý vị mong ước vào thời điểm vãng sinh, quý vị sẽ được. Sau khi quý vị thi hành xong "án tử" thì quý vị sẽ trở lại nữa. Rất khó bỏ được gì mình thường quen làm. Có một câu chuyện về một người đi tìm một viên đá có khả năng biến tất cả mọi thứ thành vàng. Người ta gọi nó là đá hóa vàng. Nó là một loại sỏi, và nếu quý vị tìm được viên sỏi này, bất cứ gì quý vị chạm nó vào sẽ biến thành vàng. Có một người nghe kể câu chuyện này, tìm được bản đồ bí mật chỉ chỗ có viên sỏi, rồi đi tìm nó. Trên bãi biển có hàng triệu, hàng tỷ viên sỏi giống nhau, viên nào cũng giống viên nào; ngoại trừ là khi chạm vào viên sỏi điểm vàng thì nó cảm thấy ấm, trong khi những viên sỏi khác đều cảm thấy lạnh.
Cho nên mỗi ngày ông ta cứ tìm viên sỏi này. Khi chạm vào viên sỏi lạnh, ông liệng nó xuống biển, để khỏi phải nhặt nó lên lần nữa. Ông rất kiên nhẫn. Mỗi ngày, ông nhặt lên rất nhiều sỏi và cảm nhận từng viên sỏi. Khi nó cảm thấy lạnh, ông liệng xuống biển, và cứ liệng hết ngày này qua ngày khác, cho đến một ngày ông tìm được một viên sỏi ấm, nhưng do thói quen, ông cũng liệng nó xuống biển luôn.
Ðó là lực của nghiệp chướng. Nghiệp chướng có nghĩa là thói quen: bất cứ việc gì chúng ta tiếp tục và tiếp tục làm sẽ có hậu quả, rồi chúng ta sẽ bị ép phải làm lại điều này, trở lại và trở lại. Ðó là lý do tại sao nó được gọi là nghiệp chướng, và đó là tại sao người ta luôn luôn phải luân hồi.
Căn nguyên của luân hồi
Tất cả những thứ này rất vô thường; ngay cả đời sống riêng của chúng ta không thuộc về chúng ta. Nếu đời sống của chúng ta thuộc về mình, chúng ta sẽ có khả năng mãi mãi giữ được nó. Nhưng không giữ được. Vào bất cứ lúc nào, nó có thể bị lấy đi khỏi chúng ta mà không báo trước, không hỏi han, không được sự cho phép của chúng ta chút nào, thậm chí chúng ta cũng không biết, ngoại trừ những người tu pháp môn Quán Âm: chúng ta biết trước khi chết. Chúng ta biết trước ba ngày, một tuần, đôi khi một tháng hay ba tháng trước, có khi lâu hơn nữa - để chuẩn bị mọi thứ trước khi rời khỏi thế giới này. Những người bình thường khác thì không biết điều này. Họ không biết lúc nào cuộc sống của họ sẽ bị mất đi. Họ thậm chí cũng không biết khi nào người vợ, người chồng hay con cái thân thiết nhất của họ sẽ bị lấy đi, hay có thể bị lấy đi cùng một lúc.
Cho nên đó là số phận của những con người đáng thương trong thế giới này, cũng như là tất cả những chúng sinh khác; người ta không biết khi nào mình sẽ chết. Ngay cả cuộc sống của chúng ta cũng không thuộc về mình. Tuy nhiên mỗi chúng ta đều bám vào tất cả những thứ vô thường này, và tự ngăn cản không cho phép mình được tham gia vào những cuộc phiêu lưu. Thí dụ như, đôi khi chúng ta muốn làm chuyện này chuyện nọ, hay đi chỗ này chỗ kia. Nhưng bởi vì chúng ta quá bị ràng buộc vào hoàn cảnh và môi trường chung quanh, đến nỗi không có can đảm bắt đầu những chuyện mới, hay làm những chuyện hứng thú hơn trong cuộc sống. Thay vào đó, mỗi ngày, chúng ta chỉ lên xa lộ, xuống xa lộ, đi vô xe, và ra khỏi nhà, ngày này qua ngày khác, từ ngày sinh ra cho đến ngày chết.
Nhiều khi đối với chúng ta đời sống rất chán chường, nhưng chúng ta không có can đảm để thay đổi, hay không có chủ động để thay đổi khuôn mẫu đời sống của mình. Chỉ vì chúng ta quá quen với cách sống của mình, với nơi chốn mình sống, với những người thường có mặt chung quanh mình, chúng ta không thể rời bỏ họ, không thể bỏ lại tất cả những thứ này đàng sau. Chúng ta cảm thấy như mất mát điều gì, nếu chúng ta không ở chung với họ, hay không ở chỗ đó. Ðó là số phận của hầu hết các chúng sinh, và đó là lý do tại sao chúng ta cứ luân hồi đi luân hồi lại. Chỉ là chúng ta cứ muốn điều mà mình không có, rồi sau đó lại trở lại với những gì mình đã có. Chỉ vậy thôi!
Tây Hồ, Formosa, ngày 21 tháng 2, 1996
(nguyên văn tiếng Anh) - Băng thâu hình số 528
Tôi không thể giải thích tại sao lại như vậy. Ðịnh luật là vậy; nó là như vậy! Tất cả mọi việc đều có thứ tự, và tất cả mọi việc đều có vị trí của nó trong vũ trụ. Cho nên pháp môn Quán Âm chỉ dành cho những kẻ tìm Chân lý, và chỉ Chân lý mà thôi, không điều gì khác. Thần thông, lực lượng vũ trụ và và đủ thứ đặc quyền trong lãnh vực tâm linh sẽ được ban cho những ai tìm kiếm chúng. Chỉ là nếu quý vị đến gặp nhà vua, và ngài cho quý vị lấy bất cứ báu vật gì của ngài mà quý vị muốn, rồi quý vị lạc lối trong những thứ kim cương, ngọc ngà, hay đồ cổ, như là bàn hay ghế của vua và đại khái vậy. Nhưng có người phụ nữ chỉ muốn nhà vua thôi, cô ta là người có được tất cả, thay vì chỉ muốn một phần trong kho báu của nhà vua, cô ta muốn nhà vua. Rồi cô có tất cả: toàn thể vương quốc đều thuộc về cô ta, kể cả nhà vua. Cho nên đây là một người rất khôn ngoan; đây là lập trường của người tu pháp môn Quán Âm. Ðó là vậy. Có rất nhiều người tu hành, nhưng rất khó tìm được một người tu hành chân chính, người thật sự tu hành chỉ để đạt được kiến thức Vô thượng.
Nghiệp chướng và thói quen
Không có bao nhiêu người có thể rời bỏ những nơi họ đã quen thuộc, những người thân thích, hay môi trường mà họ đã đã quen sống trong đó. Ðây chính là lý do mà nhiều người phải luân hồi đi luân hồi lại thế giới này mãi. Bởi vì vào thời điểm vãng sanh, họ không muốn điều gì khác, ngoại trừ tiếp tục làm những việc họ bỏ lại đàng sau: tiếp tục sống để kiếm thêm tiền, để có thêm bạn, hay thêm vợ hay đại khái vậy. Và bất cứ những gì quý vị mong ước vào thời điểm vãng sinh, quý vị sẽ được. Sau khi quý vị thi hành xong "án tử" thì quý vị sẽ trở lại nữa. Rất khó bỏ được gì mình thường quen làm. Có một câu chuyện về một người đi tìm một viên đá có khả năng biến tất cả mọi thứ thành vàng. Người ta gọi nó là đá hóa vàng. Nó là một loại sỏi, và nếu quý vị tìm được viên sỏi này, bất cứ gì quý vị chạm nó vào sẽ biến thành vàng. Có một người nghe kể câu chuyện này, tìm được bản đồ bí mật chỉ chỗ có viên sỏi, rồi đi tìm nó. Trên bãi biển có hàng triệu, hàng tỷ viên sỏi giống nhau, viên nào cũng giống viên nào; ngoại trừ là khi chạm vào viên sỏi điểm vàng thì nó cảm thấy ấm, trong khi những viên sỏi khác đều cảm thấy lạnh.
Cho nên mỗi ngày ông ta cứ tìm viên sỏi này. Khi chạm vào viên sỏi lạnh, ông liệng nó xuống biển, để khỏi phải nhặt nó lên lần nữa. Ông rất kiên nhẫn. Mỗi ngày, ông nhặt lên rất nhiều sỏi và cảm nhận từng viên sỏi. Khi nó cảm thấy lạnh, ông liệng xuống biển, và cứ liệng hết ngày này qua ngày khác, cho đến một ngày ông tìm được một viên sỏi ấm, nhưng do thói quen, ông cũng liệng nó xuống biển luôn.
Ðó là lực của nghiệp chướng. Nghiệp chướng có nghĩa là thói quen: bất cứ việc gì chúng ta tiếp tục và tiếp tục làm sẽ có hậu quả, rồi chúng ta sẽ bị ép phải làm lại điều này, trở lại và trở lại. Ðó là lý do tại sao nó được gọi là nghiệp chướng, và đó là tại sao người ta luôn luôn phải luân hồi.
Căn nguyên của luân hồi
Tất cả những thứ này rất vô thường; ngay cả đời sống riêng của chúng ta không thuộc về chúng ta. Nếu đời sống của chúng ta thuộc về mình, chúng ta sẽ có khả năng mãi mãi giữ được nó. Nhưng không giữ được. Vào bất cứ lúc nào, nó có thể bị lấy đi khỏi chúng ta mà không báo trước, không hỏi han, không được sự cho phép của chúng ta chút nào, thậm chí chúng ta cũng không biết, ngoại trừ những người tu pháp môn Quán Âm: chúng ta biết trước khi chết. Chúng ta biết trước ba ngày, một tuần, đôi khi một tháng hay ba tháng trước, có khi lâu hơn nữa - để chuẩn bị mọi thứ trước khi rời khỏi thế giới này. Những người bình thường khác thì không biết điều này. Họ không biết lúc nào cuộc sống của họ sẽ bị mất đi. Họ thậm chí cũng không biết khi nào người vợ, người chồng hay con cái thân thiết nhất của họ sẽ bị lấy đi, hay có thể bị lấy đi cùng một lúc.
Cho nên đó là số phận của những con người đáng thương trong thế giới này, cũng như là tất cả những chúng sinh khác; người ta không biết khi nào mình sẽ chết. Ngay cả cuộc sống của chúng ta cũng không thuộc về mình. Tuy nhiên mỗi chúng ta đều bám vào tất cả những thứ vô thường này, và tự ngăn cản không cho phép mình được tham gia vào những cuộc phiêu lưu. Thí dụ như, đôi khi chúng ta muốn làm chuyện này chuyện nọ, hay đi chỗ này chỗ kia. Nhưng bởi vì chúng ta quá bị ràng buộc vào hoàn cảnh và môi trường chung quanh, đến nỗi không có can đảm bắt đầu những chuyện mới, hay làm những chuyện hứng thú hơn trong cuộc sống. Thay vào đó, mỗi ngày, chúng ta chỉ lên xa lộ, xuống xa lộ, đi vô xe, và ra khỏi nhà, ngày này qua ngày khác, từ ngày sinh ra cho đến ngày chết.
Nhiều khi đối với chúng ta đời sống rất chán chường, nhưng chúng ta không có can đảm để thay đổi, hay không có chủ động để thay đổi khuôn mẫu đời sống của mình. Chỉ vì chúng ta quá quen với cách sống của mình, với nơi chốn mình sống, với những người thường có mặt chung quanh mình, chúng ta không thể rời bỏ họ, không thể bỏ lại tất cả những thứ này đàng sau. Chúng ta cảm thấy như mất mát điều gì, nếu chúng ta không ở chung với họ, hay không ở chỗ đó. Ðó là số phận của hầu hết các chúng sinh, và đó là lý do tại sao chúng ta cứ luân hồi đi luân hồi lại. Chỉ là chúng ta cứ muốn điều mà mình không có, rồi sau đó lại trở lại với những gì mình đã có. Chỉ vậy thôi!
Tây Hồ, Formosa, ngày 21 tháng 2, 1996
(nguyên văn tiếng Anh) - Băng thâu hình số 528