Chúng ta phải giả chết đối với Thế Giới này. Chúng ta biết giá trị của thế giơí này. Chúng ta biết thân người khó đặng. Nhưng chúng ta không để cho Ma Vương biết. Ma Vương là gì? Đó chính là đầu óc của chúng ta. Đừng nghe lơi nó. Đừng chơi với nó. Đừng nghĩ thế giới này là rất tốt cho chúng ta. Nếu đối với thế giới này chúng ta chết đi thì chúng linh hồn chúng ta sẽ bắt đầu sống dậy. Vì thế, từ xưa tới nay, minh sư nào theo pháp môn chân chánh cũng dạy chúng ta hãy chết đi đối với thế giới này, nghĩa là đừng bám vào bất cứ cái gì, đừng bám vào thế giới này, như là chết rồi vậy. Có như thế chúng ta mới có thể được tự do.
Thật vậy, nếu từ sáng tới tối, chúng ta đều cảm thấy có trách nhiệm đối với người khác, cảm thấy xấu hổ, phải lịch sự với nhau, phải kề cận với nhau vì sợ người khác buồn lòng hoặc sợ người khác nói chúng ta không tốt, vân vân..., thì thật sự mà nói, chúng ta đã phí phạm rất nhiều thời giờ! Hôm nay, chúng ta đến dự sinh nhật của người này; ngày mai đến chỗ người khác để đưa đám ma; ngày mốt, đến nhà một người khác dự tiệc cưới; rồi ngày sau nữa đi ra tòa làm nhân chứng ly dị cho họ; chỉ vì chúng ta tử tử tế, lịch sự, vân vân... Nếu cứ như vậy thì làm sao chúng ta còn thì giờ gì nữa?.
Hôm nay, chúng ta nhận được cú điện thoại của người này chỉ nói chuyện tàm phào; hôm sau lại phải trả lời một người khác những chuyện không có ý nghiã gì cả. Rồi lại còn đọc báo, coi truyền hình — ít nhất cũng coi tin tức, để biết coi ai giết ai. Rồi đến ngày kế lại còn làm gì nữa? Nếu chúng ta có nhiều họ hàng, chắc là bận đến chết thôi. Vì vậy, muốn có thời giờ để tu hành ở thế giới này quả thật là khó! Nếu chúng ta cứ bị trói buộc như vậy, chúng ta không thể nào thoát ra được. Nếu không giả chết, thì còn cách nào nữa? Không, không còn cách nào!.
Giả chết là gì? Chúng ta giả điếc, giả câm. Để họ hiểu lầm, để họ la mắng chúng ta, cũng đâu có ăn nhằm gì. Chúng ta vẫn cần phải có giới hạn, phải biết cái gì là cần hơn. Những gì làm được thì làm, những gì không làm được thì đành chịu. Chúng ta phải giả chết: giả bộ không biết phép lịch sự, giả bộ không biết hôm nay là sinh nhật của họ, giả bộ không biết ngày mai là đám ma của họ.
Nếu có thì giờ, nếu đời sống cho phép, thì dĩ nhiên chúng ta lịch sự bao nhiêu cũng được. Nếu đời sống quán bận rộn và chúng ta bị trói buộc quá nhiều, thì phải tìm cách mở bớt nút ra, ít ra cũng thả được hai cái tay, bằng không, nếu bị cột hết thì làm sao cử động được? Chúng ta không thể giả bộ chết một trăm phần trăm, nhưng cũng có thể giả bộ tám mươi phần trăm. Tám mươi phần trăm cũng là tự do lắm rồi.
Những người tu hành như chúng ta cũng vậy. Trong thế giới này chúng ta không thiếu gì cả, nhưng chúng ta lại cảm thấy không tự do. Cái mà chúng ta khao khát nhất là được giải thoát. Giải thoát là gì? Ồ.... là không ham muốn, không tham lam! Đời sống của chúng ta được thảnh thơi, tự tại. Bên trong của chúng ta cảm thấy rất hạnh phúc, bên ngoài vẫn có thể lo liệu cho hoàn cảnh của mình; được như vậy tức là được hiện đời giải thoát rồi.
Khi chúng ta chết thật, vì đời này chúng ta đã được giải thoát rồi, nên đời sau chúng ta cũng được giải thoát. Lúc sinh thời chúng ta không bám víu vào thế giới thì khi chết đi chúng ta còn quyến luyến gì nữa? Cũng như con vẹt vậy, ở trong lồng nó được đủ thứ cao lương mỹ vị nhưng nó vẫn không muốn, làm sao nó có thể muốn được những thứ đó sau khi nó đã bay thoát đi?
Người tu hành cũng giống như con chim này vậy!
-SMCH-
Hôm nay, chúng ta nhận được cú điện thoại của người này chỉ nói chuyện tàm phào; hôm sau lại phải trả lời một người khác những chuyện không có ý nghiã gì cả. Rồi lại còn đọc báo, coi truyền hình — ít nhất cũng coi tin tức, để biết coi ai giết ai. Rồi đến ngày kế lại còn làm gì nữa? Nếu chúng ta có nhiều họ hàng, chắc là bận đến chết thôi. Vì vậy, muốn có thời giờ để tu hành ở thế giới này quả thật là khó! Nếu chúng ta cứ bị trói buộc như vậy, chúng ta không thể nào thoát ra được. Nếu không giả chết, thì còn cách nào nữa? Không, không còn cách nào!.
Giả chết là gì? Chúng ta giả điếc, giả câm. Để họ hiểu lầm, để họ la mắng chúng ta, cũng đâu có ăn nhằm gì. Chúng ta vẫn cần phải có giới hạn, phải biết cái gì là cần hơn. Những gì làm được thì làm, những gì không làm được thì đành chịu. Chúng ta phải giả chết: giả bộ không biết phép lịch sự, giả bộ không biết hôm nay là sinh nhật của họ, giả bộ không biết ngày mai là đám ma của họ.
Nếu có thì giờ, nếu đời sống cho phép, thì dĩ nhiên chúng ta lịch sự bao nhiêu cũng được. Nếu đời sống quán bận rộn và chúng ta bị trói buộc quá nhiều, thì phải tìm cách mở bớt nút ra, ít ra cũng thả được hai cái tay, bằng không, nếu bị cột hết thì làm sao cử động được? Chúng ta không thể giả bộ chết một trăm phần trăm, nhưng cũng có thể giả bộ tám mươi phần trăm. Tám mươi phần trăm cũng là tự do lắm rồi.
Những người tu hành như chúng ta cũng vậy. Trong thế giới này chúng ta không thiếu gì cả, nhưng chúng ta lại cảm thấy không tự do. Cái mà chúng ta khao khát nhất là được giải thoát. Giải thoát là gì? Ồ.... là không ham muốn, không tham lam! Đời sống của chúng ta được thảnh thơi, tự tại. Bên trong của chúng ta cảm thấy rất hạnh phúc, bên ngoài vẫn có thể lo liệu cho hoàn cảnh của mình; được như vậy tức là được hiện đời giải thoát rồi.
Khi chúng ta chết thật, vì đời này chúng ta đã được giải thoát rồi, nên đời sau chúng ta cũng được giải thoát. Lúc sinh thời chúng ta không bám víu vào thế giới thì khi chết đi chúng ta còn quyến luyến gì nữa? Cũng như con vẹt vậy, ở trong lồng nó được đủ thứ cao lương mỹ vị nhưng nó vẫn không muốn, làm sao nó có thể muốn được những thứ đó sau khi nó đã bay thoát đi?
Người tu hành cũng giống như con chim này vậy!
-SMCH-