Sư Phụ kể chuyện cổ Phật Giáo, Ngày 16 tháng 8 năm 2015, Pháp (Nguyên văn tiếng Anh)
Chính tôi được nghe: Một thời Ðức Phật ở nước La Duyệt Kỳ, tại tinh xá vườn Trúc. Lúc ấy tôi đương tọa thiền trong rừng tự nghĩ rằng:
- Đức Phật xuất thế thực là một điềm lạ lùng, độ người nhiều như vậy. Sự ăn uống đầy đủ, hơn nữa lại được hết khổ, tất cả vua, quan, dân chúng được lợi ích vô cùng tận. Vì sao? Vì Ngài vạch đường chỉ lối, cho thoát khỏi tam đồ ác đạo, đời vị lai được hưởng phúc báu trên cõi nhân thiên, hơn nữa lại được đạo Niết Bàn. Nghĩ thế rồi tôi đứng dậy về tinh xá. Khi đó Ðức Thế Tôn đương thuyết pháp cho đại chúng nghe. Tôi mặc áo chễ vai bên hữu, tới trước quỳ gối bên hữu xuống đất, chắp tay, chiêm ngưỡng rồi đem ý nghĩ trên bạch Phật.
Chính tôi được nghe: Một thời Ðức Phật ở nước La Duyệt Kỳ, tại tinh xá vườn Trúc. Lúc ấy tôi đương tọa thiền trong rừng tự nghĩ rằng:
- Đức Phật xuất thế thực là một điềm lạ lùng, độ người nhiều như vậy. Sự ăn uống đầy đủ, hơn nữa lại được hết khổ, tất cả vua, quan, dân chúng được lợi ích vô cùng tận. Vì sao? Vì Ngài vạch đường chỉ lối, cho thoát khỏi tam đồ ác đạo, đời vị lai được hưởng phúc báu trên cõi nhân thiên, hơn nữa lại được đạo Niết Bàn. Nghĩ thế rồi tôi đứng dậy về tinh xá. Khi đó Ðức Thế Tôn đương thuyết pháp cho đại chúng nghe. Tôi mặc áo chễ vai bên hữu, tới trước quỳ gối bên hữu xuống đất, chắp tay, chiêm ngưỡng rồi đem ý nghĩ trên bạch Phật.
Phật dạy: - A Nan! Ông nghĩ như thế phải đấy, Như Lai ra đời cũng rất lạ, vì tất cả chúng sinh được lợi ích lớn, và cũng không cứ gì ngày nay thế đâu, đời quá khứ ta cũng đã làm lợi ích cho nhiều.
- Kính lạy Ngài! Đời quá khứ Ngài làm lợi cho chúng sinh thế nào, cúi xin nói lại cho chúng con được biết?
- A Nan! Đời quá khứ tính số kiếp A Tăng Kỳ đã quá lâu, cũng Châu Diêm Phù Đề này, có bốn con sông, và hai ông vua nước lớn. Một ông tên là Ba La Đề Bà (Tàu dịch Phạm Thiên), ông này chiếm cứ ba con sông, nhân dân giàu thịnh, nhưng quân sự kém.
Một ông tên là Phạt Sà Kiện Đề (Tàu dịch: Kim Cương Tụ), ông này có một con sông, dân chúng ít, nhưng quân sự giỏi.
Vua Kim Cương Tụ thầm nghĩ như vầy:
- Quân ta hùng mạnh, có một con sông ít nước, vua Phạm Thiên quân lực kém, chiếm giữ ba con sông, phải sai người sang đòi lại một con sông, nếu trả thì ta chơi thân với, có của gì tốt ta sẽ biếu, nếu gặp sự nguy biến ta sẽ đem quân sang cứu; nếu không, ta sẽ mang quân đánh lấy lại!
Nghĩ thế rồi triệu các quan Đại Thần vào bàn việc nước. Sau cuộc hội nghị, nhà vua sai sứ mang thư sang cho vua Phạm Thiên, như trên đã định.
Vua Phạm Thiên xem thư xong, thần nghĩ như vầy:
- Giang sơn đất nước là của cha ta để lại, chớ không phải ta cướp đoạt của hắn mà hắn đòi.
Nghĩ xong bảo Sứ giả rằng:
- Giang sơn đất nước không phải tự ta mà có, đây là của cha ta truyền lại, vô cớ đem trả cho chúa nhà ngươi, cả một sự vô lý. Nếu chúa nhà ngươi dùng quân lực chiến đấu, thì ta đây cũng không hẹp gì!
Sứ giả về nước tâu vua như lời nói trên. Vua Kim Cương Tụ đem đại hùng binh sang đánh một trận. Quân vua Phạm Thiên thất trận chạy tán loạn! Thừa cơ, quân Kim Cương Tụ đuổi tới kinh thành, vây bốn mặt.
Quân vua Phạm Thiên sợ không dám ra chiến đấu, các quan thấy sự nguy ngập nên tâu rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Quân họ mạnh, quân ta yếu. Bệ Hạ tiếc chi một con sông mà để di hại cho muôn dân, không chừng còn mất nước là đàng khác, cúi xin Bệ Hạ trả lại cho họ còn có tình nghĩa hơn.
Nhà vua đồng ý, sai người ra thưa với vua Kim Cương Tụ rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Chúa công tôi xin chấp thuận lời yêu cầu trước của Bệ Hạ, để trả lại một con sông, và dâng vua thêm một người con gái. Từ đây trở đi nếu nước nào có vật gì quý thì tặng lẫn cho nhau, gặp lúc nguy hiểm thì sẽ bênh vực nhau!
Vua Kim Cương Tụ đồng ý rút quân, rồi đem người con gái ấy về làm vợ.
Qua một thời gian cô có thai, và luôn có một chiếc tán thất bảo che trên đầu, đi, đứng, nằm, ngồi thường như vậy. Mãn kỳ sinh được cậu con trai, thân sắc vàng, tóc xanh mướt, có bóng sáng lóng lánh nơi thân thể. Từ khi sinh cậu ra, thì cái tán ấy lại che trên đầu cậu.
Nhà vua với các thầy tướng vào xem, các thầy đều khen! Và tâu vua rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Quý hóa lắm. Thái tử nhân tướng đầy đủ, đức lực viên mãn, trên đời có một không hai!
Nghe tướng sư nói, nhà Vua và Hoàng hậu rất vui mừng! Lại nhờ đặt tên cho Thái Tử.
Theo cổ truyền, đặt tên phải căn cứ vào hai việc:
Điềm lành.
Tinh tú.
Tướng sư tâu vua rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Khi hoài thai có điềm gì lạ không?
- Trong khi hoài thai, có tán bằng thất bảo che trên đầu.
- Tâu Bệ Hạ! Cứ theo điềm này xin đặt là: Sái La Già Lợi (Tàu dịch: Cái Sự).
Thái tử đến tuổi trưởng thành thì vua chết, an táng cho vua xong, Thái tử lên nối ngôi, chấp chính được vài năm, thường đi chơi các miền quê để quan sát dân sự làm ăn.
Trời nắng như đốt, những người nông phu cởi trần trùng trục, với con trâu kéo cày, tiếng kêu "cót két", dưới bãi đất lầy một cách lao khổ, đọa đày thể xác.
Nhà vua hỏi tả hữu rằng: - Những người này làm gì khó nhọc thế?
- Tâu Bệ Hạ! Nước lấy dân làm gốc, dân lấy thóc làm mạng sống, nếu không làm lụng khó nhọc, thì không lấy gì bảo tồn được mạng sống của dân; dân nếu nghèo thì nước phải nguy vong!
Nhà vua nói: - Nếu phúc đức của tôi được làm vua, thì nhân dân không phải cấy cày, thóc lúa tự nhiên có đủ ăn dùng.
Nhà vua nguyện xong, thì tất cả trong nước nhà ai cũng có lúa thóc, tuỳ lòng ước muốn thứ lúa nào, thì có thứ lúa ấy, từ đó nhân dân không phải cày cấy, thức ăn tự nhiên có sẵn.
Thời gian sau, nhà vua đi ra lần thứ hai, thấy những người dân, đẵn củi, gánh nước, giã gạo mồ hôi nhễ nhại, coi rất khó nhọc.
Nhà vua hỏi các quan rằng:
- Những người này làm gì mà lao khổ như thế?
- Tâu Bệ Hạ! Nhân dân mong ơn Bệ Hạ, được lúa thóc tự nhiên, không phải cày cấy. Nhưng phải xay giã, kiếm củi nấu chín mới ăn được; vì thế họ còn phải khó nhọc!
Nhà vua nói: - Nếu phúc đức tôi được làm vua, thì xin cho dân nước tôi, khi muốn thì các món ăn tự nhiên hiện ra trước mặt.
Nhà vua nói sao được vậy. Từ đó nhân dân đều được các món ăn tự nhiên chứ không phải làm.
Qua thời gian ấy vua lại đi chơi, thấy người kéo bông, se chỉ, dệt vải may áo, vua hỏi rằng:
- Những người này làm gì, coi vẻ khó nhọc như thế?
- Tâu Bệ Hạ! Nhân dân nhờ ơn đức hóa của Bệ Hạ, được món ăn tự nhiên, giờ đây họ dệt vải để may áo mặc.
Nhà vua nói: - Nếu phúc đức của tôi được làm vua, thì khiến cho những cây cối trong nước sinh ra các thứ áo!
Nói xong, tất cả cây cối trên mặt đất đều sinh ra các thứ áo xanh, vàng, đỏ, trắng, tuỳ theo ý muốn của từng người ưa thích.
Qua thời gian ấy vua lại đi chơi, thấy các người dân đua nhau làm các thứ âm nhạc, hỏi rằng:
- Những người này họ làm cái gì như vậy?
- Tâu Bệ Hạ! Nhân dân mong ơn Bệ Hạ, ăn mặc được đầy đủ, giờ đây họ làm các thứ âm nhạc, để ca hát vui chơi cho khoái chí!
Nhà vua nói: - Nếu phúc đức của tôi được làm vua, thì khiến cho các cây cối trên mặt đất, sinh ra các đồ âm nhạc, theo ý muốn của từng người ưa thích.
Nói xong, thì tất cả các cây trên mặt đất đều sinh ra các thứ nhạc khí.
Qua thời gian sau, các quan bản triều đến bái tạ! Nơi điện tiền nhà vua, khi tới bữa ăn, vua lưu lại dùng cơm. Hôm ấy các quân được thưởng thức các món ăn của nhà vua, nhận thấy ngon lành quá, nghĩa là chưa từng được ăn bao giờ, ăn vào thân thể khỏe mạnh sung sướng, họ đều tâu vua rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Nhà Hạ Thần không bao giờ có các món ăn này, vừa ngon lành lại vừa khỏe mạnh, ăn vào thấy thân tâm an lạc.
- Nhà vua nói: - Các ông muốn thường được thức ăn như hôm nay, cứ theo đúng giờ ăn của tôi mà ăn, thì sẽ được các món ăn ngon lành.
Sau nhà vua sắc lệnh cho toàn quốc, khi tới giờ vua ăn, phải đánh trống báo cho nhân dân biết. Từ đó nhân dân hễ nghe tiếng trống báo, thì họ nghĩ đến việc ăn, cho nên toàn thể dân chúng trong nước, ai ai cũng được thức ăn ngon như nhà vua.
Khi đó vua Phạm Vương sai sứ sang nói với vua Cái Sự rằng:
- Tại thời cha ngươi, ta cho một con sông, bây giờ cha ngươi chết rồi thì trả lại cho ta!
Cái Sự bảo Sứ rằng:
- Bờ cõi giang sơn đây, cũng không phải ta áp bức của nhà ngươi mà lấy. Song ta làm vua không để mệt sức cho dân, nhưng đó là một việc nhỏ, hãy hoãn lại, sau đây ta với chúa của nhà ngươi được gặp nhau, để nói cái việc thiết yếu của giữa hai nước.
Sứ giả về tâu vua như lời nói trên. Phạm Vương đồng ý, định ngày để gặp.
Ngày hẹn đã tới, hai ông đều đem quân ra bờ sông giáp ranh giới, lên thuyền ra giữa sông để tương kiến.
Vua Phạm Thiên thấy vua Cái Sự thân sáng rực như núi vàng, tóc mượt như lưu ly, mắt sáng tợ sao ngôi, mồm tươi như hoa nở, mũi thẳng, mặt vuông, tai chùng, oai phong lẫm liệt, tự phát sinh lòng kính trọng, cho rằng: - Một ông Trời Đại Phạm, hai người gặp nhau bàn luận về việc đời nước sông!
Cái Sự nói: - Nhân dân nước tôi sự ăn dùng tự nhiên có, không phải tạo tác mệt nhọc, và cũng không phải thâu thuế phạt tiền, tôi không bao giờ bắt dân công làm việc cho nhà vua.
Đương đàm luận thì tới giờ ăn, quân gia của vua Cái Sự đánh trống. Vua Phạm Thiên run sợ! Cho rằng họ bắt mình để giết, liền đứng dậy tạ lỗi, chân tay lẩy bẩy.
Vua Cái Sự đứng lên đỡ ông ngồi xuống và nói rằng:
- Nhà vua làm sao sợ hãi như vậy? Đó là tới giờ ăn, quân đội của tôi đánh trống báo! Vì theo đúng giờ ăn của tôi, thì dân chúng sẽ được nhiều thức ăn ngon!
Vua Phạm Thiên chắp tay thưa rằng:
- Muôn xin Đại Vương thương đên quốc dân chúng tôi, cũng được các món ăn tự nhiên và từ nay chúng tôi xin hàng phục.
Từ đó vua Cái Sự cai trị tất cả nhân dân các nước Châu Diêm Phù Đề.
Sau ngày đăng vị ngồi trên bảo điện, quần liêu bách Quan đứng hầu túc trực suốt ngày đêm.
Buổi sớm ấy, khi mặt trời mới mọc, có xe Kim Luân bảo, bay từ phương Đông tới, vua Cái Sự từ trên tòa bước xuống, quỳ thẳng chắp tay hướng lên, lấy tay với, xe ấy dừng lại ngay, đẹp đẽ có quang minh chiếu ra bốn mặt.
Nhà vua nói rằng: - Nếu tôi được làm Chuyển Luân Vương, thì xin xe này ở lại đây!
Nói xong, xe Kim Luân ấy đứng trên hư không trước điện nhà Vua, cách đất bảy cây Đa La, rồi đó tượng bảo, thần châu, ngọc nữ, điển binh, điện tạng, lần lượt bay tới.
Vua Cái Sự từ đó được làm Chuyển Luân Vương, thất bảo đầy đủ, cai trị bốn thiên hạ, tất cả chúng sinh nhờ đức hóa an vui sung sướng. Theo chính sách của nhà Vua nhân dân tu theo mười điều lành:
- Không sát sinh
- Không trộm cướp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không nói lưỡi đôi chiều
- Không nói ác
- Không nói đơm đặt
- Không tham lam
- Không giận tức
- Không si mê.
Sau khi mạng chung được sinh lên cõi Trời tất cả.
Nói tới đây, Phật nhắc lại rằng:
- A Nan! Ông nên biết: vua Cái Sự thuở đó, há phải là ai đâu, chính là tiền thân của ta đấy; vua Kim Cương Tụ là thân phụ ta ngày nay (vua Tịnh Phạn), và sinh ra vua Cái Sự, nay là mẫu thân ta (Ma Gia).
Bởi ta có từ tâm thương chúng sinh, thường cho của cải, cho đạo pháp, để dắt dẫn họ, vì nhân duyên ấy đến nay thành Phật, đặc tôn trong ba cõi, không ai sánh kịp. Cũng vì thế chúng sinh biết tu tập lòng từ bi rộng lớn, lợi ích vô biên.
Tôi lại thưa rằng: - Kính lạy Ðức Thế Tôn! Không hay đời quá khứ, vua Cái Sự làm Chuyện Luân Vương, tại nhân duyên gì mà được? Và khi nhập thai đã có tán thất bảo che theo, kính xin nói cho chúng con được rõ?
Phật dạy: - A Nan! Đời quá khứ cách nay đã lâu lắm, tính số kiếp A Tăng Kỳ có đến vô lượng, cũng Châu Diêm Phù Đề này, trong quả núi Tiên có vị Bích Chi Phật, mắc chứng bệnh phong, thầy thuốc nói phải dùng sữa bò mới khỏi.
Bấy giờ người lái buôn tên là A Lợi Gia Mật La (Tàu dịch: Thánh Hữu). Ngài Bích Chi Phật nói bệnh cho ông nghe và để ông cúng dàng sữa.
Ông lài buôn Thánh Hữu hoan hỷ cúng dàng. Ngài dùng được ba tháng thì khỏi bệnh. Cảm ơn ấy muốn cho thí chủ được ích lợi lớn nên Ngài bay lên hư không đi, đứng, nằm, ngồi, thân phun ra nước lửa, lúc hiện thân lớn đầy hư không, rồi thu nhỏ lại như chiếc lông mùa Thu; cứ như thế biến hiện ra mười tám lần.
Ông Thấnh Hữu thấy thế rất vui mừng! Và từ trên hư không hạ xuống để nạp thụ sự cúng dàng. Qua một thời gian ngài nhập Niết Bàn.
Ông Thánh Hữu thương nhớ, làm lễ hỏa thiêu cúng dàng, thu lấy Xá Lợi đựng vào bình vàng, và xây một bảo tháp, để bình vàng Xá Lợi vào trong, lại làm một cái tán che trên, hàng ngày đem hương hoa âm nhạc cúng dàng, suốt đời thờ phụng.
Nói tới đây Phật nhắc lại rằng:
- A Nan! Ông nên biết: ông Thánh Hữu do công đức cúng dàng vị Bích Chi Phật, nên được phúc báo vô lượng kiếp, sinhl lên cõi Trời hoặc cõi nhân gian, đều được tôn vinh sung sướng, khi ở thai có tán báu che trên. Ông nên biết: Thánh Hữu thuở đó chính là tiền thân ta đấy. Vậy tất cả chúng sinh bất luận xuất gia hay tại gia cũng nên tu phúc làm sự nhiệp, đời đời kiếp kiếp sẽ được lợi ích vô lượng vô biên như thế đó.
Bấy giờ tôi và mọi người trong cuộc thuyết pháp này, ai nấy đều vui sướng phát tâm tu phúc cúng dàng, cúi đầu tạ lễ lui ra.
- Kính lạy Ngài! Đời quá khứ Ngài làm lợi cho chúng sinh thế nào, cúi xin nói lại cho chúng con được biết?
- A Nan! Đời quá khứ tính số kiếp A Tăng Kỳ đã quá lâu, cũng Châu Diêm Phù Đề này, có bốn con sông, và hai ông vua nước lớn. Một ông tên là Ba La Đề Bà (Tàu dịch Phạm Thiên), ông này chiếm cứ ba con sông, nhân dân giàu thịnh, nhưng quân sự kém.
Một ông tên là Phạt Sà Kiện Đề (Tàu dịch: Kim Cương Tụ), ông này có một con sông, dân chúng ít, nhưng quân sự giỏi.
Vua Kim Cương Tụ thầm nghĩ như vầy:
- Quân ta hùng mạnh, có một con sông ít nước, vua Phạm Thiên quân lực kém, chiếm giữ ba con sông, phải sai người sang đòi lại một con sông, nếu trả thì ta chơi thân với, có của gì tốt ta sẽ biếu, nếu gặp sự nguy biến ta sẽ đem quân sang cứu; nếu không, ta sẽ mang quân đánh lấy lại!
Nghĩ thế rồi triệu các quan Đại Thần vào bàn việc nước. Sau cuộc hội nghị, nhà vua sai sứ mang thư sang cho vua Phạm Thiên, như trên đã định.
Vua Phạm Thiên xem thư xong, thần nghĩ như vầy:
- Giang sơn đất nước là của cha ta để lại, chớ không phải ta cướp đoạt của hắn mà hắn đòi.
Nghĩ xong bảo Sứ giả rằng:
- Giang sơn đất nước không phải tự ta mà có, đây là của cha ta truyền lại, vô cớ đem trả cho chúa nhà ngươi, cả một sự vô lý. Nếu chúa nhà ngươi dùng quân lực chiến đấu, thì ta đây cũng không hẹp gì!
Sứ giả về nước tâu vua như lời nói trên. Vua Kim Cương Tụ đem đại hùng binh sang đánh một trận. Quân vua Phạm Thiên thất trận chạy tán loạn! Thừa cơ, quân Kim Cương Tụ đuổi tới kinh thành, vây bốn mặt.
Quân vua Phạm Thiên sợ không dám ra chiến đấu, các quan thấy sự nguy ngập nên tâu rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Quân họ mạnh, quân ta yếu. Bệ Hạ tiếc chi một con sông mà để di hại cho muôn dân, không chừng còn mất nước là đàng khác, cúi xin Bệ Hạ trả lại cho họ còn có tình nghĩa hơn.
Nhà vua đồng ý, sai người ra thưa với vua Kim Cương Tụ rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Chúa công tôi xin chấp thuận lời yêu cầu trước của Bệ Hạ, để trả lại một con sông, và dâng vua thêm một người con gái. Từ đây trở đi nếu nước nào có vật gì quý thì tặng lẫn cho nhau, gặp lúc nguy hiểm thì sẽ bênh vực nhau!
Vua Kim Cương Tụ đồng ý rút quân, rồi đem người con gái ấy về làm vợ.
Qua một thời gian cô có thai, và luôn có một chiếc tán thất bảo che trên đầu, đi, đứng, nằm, ngồi thường như vậy. Mãn kỳ sinh được cậu con trai, thân sắc vàng, tóc xanh mướt, có bóng sáng lóng lánh nơi thân thể. Từ khi sinh cậu ra, thì cái tán ấy lại che trên đầu cậu.
Nhà vua với các thầy tướng vào xem, các thầy đều khen! Và tâu vua rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Quý hóa lắm. Thái tử nhân tướng đầy đủ, đức lực viên mãn, trên đời có một không hai!
Nghe tướng sư nói, nhà Vua và Hoàng hậu rất vui mừng! Lại nhờ đặt tên cho Thái Tử.
Theo cổ truyền, đặt tên phải căn cứ vào hai việc:
Điềm lành.
Tinh tú.
Tướng sư tâu vua rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Khi hoài thai có điềm gì lạ không?
- Trong khi hoài thai, có tán bằng thất bảo che trên đầu.
- Tâu Bệ Hạ! Cứ theo điềm này xin đặt là: Sái La Già Lợi (Tàu dịch: Cái Sự).
Thái tử đến tuổi trưởng thành thì vua chết, an táng cho vua xong, Thái tử lên nối ngôi, chấp chính được vài năm, thường đi chơi các miền quê để quan sát dân sự làm ăn.
Trời nắng như đốt, những người nông phu cởi trần trùng trục, với con trâu kéo cày, tiếng kêu "cót két", dưới bãi đất lầy một cách lao khổ, đọa đày thể xác.
Nhà vua hỏi tả hữu rằng: - Những người này làm gì khó nhọc thế?
- Tâu Bệ Hạ! Nước lấy dân làm gốc, dân lấy thóc làm mạng sống, nếu không làm lụng khó nhọc, thì không lấy gì bảo tồn được mạng sống của dân; dân nếu nghèo thì nước phải nguy vong!
Nhà vua nói: - Nếu phúc đức của tôi được làm vua, thì nhân dân không phải cấy cày, thóc lúa tự nhiên có đủ ăn dùng.
Nhà vua nguyện xong, thì tất cả trong nước nhà ai cũng có lúa thóc, tuỳ lòng ước muốn thứ lúa nào, thì có thứ lúa ấy, từ đó nhân dân không phải cày cấy, thức ăn tự nhiên có sẵn.
Thời gian sau, nhà vua đi ra lần thứ hai, thấy những người dân, đẵn củi, gánh nước, giã gạo mồ hôi nhễ nhại, coi rất khó nhọc.
Nhà vua hỏi các quan rằng:
- Những người này làm gì mà lao khổ như thế?
- Tâu Bệ Hạ! Nhân dân mong ơn Bệ Hạ, được lúa thóc tự nhiên, không phải cày cấy. Nhưng phải xay giã, kiếm củi nấu chín mới ăn được; vì thế họ còn phải khó nhọc!
Nhà vua nói: - Nếu phúc đức tôi được làm vua, thì xin cho dân nước tôi, khi muốn thì các món ăn tự nhiên hiện ra trước mặt.
Nhà vua nói sao được vậy. Từ đó nhân dân đều được các món ăn tự nhiên chứ không phải làm.
Qua thời gian ấy vua lại đi chơi, thấy người kéo bông, se chỉ, dệt vải may áo, vua hỏi rằng:
- Những người này làm gì, coi vẻ khó nhọc như thế?
- Tâu Bệ Hạ! Nhân dân nhờ ơn đức hóa của Bệ Hạ, được món ăn tự nhiên, giờ đây họ dệt vải để may áo mặc.
Nhà vua nói: - Nếu phúc đức của tôi được làm vua, thì khiến cho những cây cối trong nước sinh ra các thứ áo!
Nói xong, tất cả cây cối trên mặt đất đều sinh ra các thứ áo xanh, vàng, đỏ, trắng, tuỳ theo ý muốn của từng người ưa thích.
Qua thời gian ấy vua lại đi chơi, thấy các người dân đua nhau làm các thứ âm nhạc, hỏi rằng:
- Những người này họ làm cái gì như vậy?
- Tâu Bệ Hạ! Nhân dân mong ơn Bệ Hạ, ăn mặc được đầy đủ, giờ đây họ làm các thứ âm nhạc, để ca hát vui chơi cho khoái chí!
Nhà vua nói: - Nếu phúc đức của tôi được làm vua, thì khiến cho các cây cối trên mặt đất, sinh ra các đồ âm nhạc, theo ý muốn của từng người ưa thích.
Nói xong, thì tất cả các cây trên mặt đất đều sinh ra các thứ nhạc khí.
Qua thời gian sau, các quan bản triều đến bái tạ! Nơi điện tiền nhà vua, khi tới bữa ăn, vua lưu lại dùng cơm. Hôm ấy các quân được thưởng thức các món ăn của nhà vua, nhận thấy ngon lành quá, nghĩa là chưa từng được ăn bao giờ, ăn vào thân thể khỏe mạnh sung sướng, họ đều tâu vua rằng:
- Tâu Bệ Hạ! Nhà Hạ Thần không bao giờ có các món ăn này, vừa ngon lành lại vừa khỏe mạnh, ăn vào thấy thân tâm an lạc.
- Nhà vua nói: - Các ông muốn thường được thức ăn như hôm nay, cứ theo đúng giờ ăn của tôi mà ăn, thì sẽ được các món ăn ngon lành.
Sau nhà vua sắc lệnh cho toàn quốc, khi tới giờ vua ăn, phải đánh trống báo cho nhân dân biết. Từ đó nhân dân hễ nghe tiếng trống báo, thì họ nghĩ đến việc ăn, cho nên toàn thể dân chúng trong nước, ai ai cũng được thức ăn ngon như nhà vua.
Khi đó vua Phạm Vương sai sứ sang nói với vua Cái Sự rằng:
- Tại thời cha ngươi, ta cho một con sông, bây giờ cha ngươi chết rồi thì trả lại cho ta!
Cái Sự bảo Sứ rằng:
- Bờ cõi giang sơn đây, cũng không phải ta áp bức của nhà ngươi mà lấy. Song ta làm vua không để mệt sức cho dân, nhưng đó là một việc nhỏ, hãy hoãn lại, sau đây ta với chúa của nhà ngươi được gặp nhau, để nói cái việc thiết yếu của giữa hai nước.
Sứ giả về tâu vua như lời nói trên. Phạm Vương đồng ý, định ngày để gặp.
Ngày hẹn đã tới, hai ông đều đem quân ra bờ sông giáp ranh giới, lên thuyền ra giữa sông để tương kiến.
Vua Phạm Thiên thấy vua Cái Sự thân sáng rực như núi vàng, tóc mượt như lưu ly, mắt sáng tợ sao ngôi, mồm tươi như hoa nở, mũi thẳng, mặt vuông, tai chùng, oai phong lẫm liệt, tự phát sinh lòng kính trọng, cho rằng: - Một ông Trời Đại Phạm, hai người gặp nhau bàn luận về việc đời nước sông!
Cái Sự nói: - Nhân dân nước tôi sự ăn dùng tự nhiên có, không phải tạo tác mệt nhọc, và cũng không phải thâu thuế phạt tiền, tôi không bao giờ bắt dân công làm việc cho nhà vua.
Đương đàm luận thì tới giờ ăn, quân gia của vua Cái Sự đánh trống. Vua Phạm Thiên run sợ! Cho rằng họ bắt mình để giết, liền đứng dậy tạ lỗi, chân tay lẩy bẩy.
Vua Cái Sự đứng lên đỡ ông ngồi xuống và nói rằng:
- Nhà vua làm sao sợ hãi như vậy? Đó là tới giờ ăn, quân đội của tôi đánh trống báo! Vì theo đúng giờ ăn của tôi, thì dân chúng sẽ được nhiều thức ăn ngon!
Vua Phạm Thiên chắp tay thưa rằng:
- Muôn xin Đại Vương thương đên quốc dân chúng tôi, cũng được các món ăn tự nhiên và từ nay chúng tôi xin hàng phục.
Từ đó vua Cái Sự cai trị tất cả nhân dân các nước Châu Diêm Phù Đề.
Sau ngày đăng vị ngồi trên bảo điện, quần liêu bách Quan đứng hầu túc trực suốt ngày đêm.
Buổi sớm ấy, khi mặt trời mới mọc, có xe Kim Luân bảo, bay từ phương Đông tới, vua Cái Sự từ trên tòa bước xuống, quỳ thẳng chắp tay hướng lên, lấy tay với, xe ấy dừng lại ngay, đẹp đẽ có quang minh chiếu ra bốn mặt.
Nhà vua nói rằng: - Nếu tôi được làm Chuyển Luân Vương, thì xin xe này ở lại đây!
Nói xong, xe Kim Luân ấy đứng trên hư không trước điện nhà Vua, cách đất bảy cây Đa La, rồi đó tượng bảo, thần châu, ngọc nữ, điển binh, điện tạng, lần lượt bay tới.
Vua Cái Sự từ đó được làm Chuyển Luân Vương, thất bảo đầy đủ, cai trị bốn thiên hạ, tất cả chúng sinh nhờ đức hóa an vui sung sướng. Theo chính sách của nhà Vua nhân dân tu theo mười điều lành:
- Không sát sinh
- Không trộm cướp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không nói lưỡi đôi chiều
- Không nói ác
- Không nói đơm đặt
- Không tham lam
- Không giận tức
- Không si mê.
Sau khi mạng chung được sinh lên cõi Trời tất cả.
Nói tới đây, Phật nhắc lại rằng:
- A Nan! Ông nên biết: vua Cái Sự thuở đó, há phải là ai đâu, chính là tiền thân của ta đấy; vua Kim Cương Tụ là thân phụ ta ngày nay (vua Tịnh Phạn), và sinh ra vua Cái Sự, nay là mẫu thân ta (Ma Gia).
Bởi ta có từ tâm thương chúng sinh, thường cho của cải, cho đạo pháp, để dắt dẫn họ, vì nhân duyên ấy đến nay thành Phật, đặc tôn trong ba cõi, không ai sánh kịp. Cũng vì thế chúng sinh biết tu tập lòng từ bi rộng lớn, lợi ích vô biên.
Tôi lại thưa rằng: - Kính lạy Ðức Thế Tôn! Không hay đời quá khứ, vua Cái Sự làm Chuyện Luân Vương, tại nhân duyên gì mà được? Và khi nhập thai đã có tán thất bảo che theo, kính xin nói cho chúng con được rõ?
Phật dạy: - A Nan! Đời quá khứ cách nay đã lâu lắm, tính số kiếp A Tăng Kỳ có đến vô lượng, cũng Châu Diêm Phù Đề này, trong quả núi Tiên có vị Bích Chi Phật, mắc chứng bệnh phong, thầy thuốc nói phải dùng sữa bò mới khỏi.
Bấy giờ người lái buôn tên là A Lợi Gia Mật La (Tàu dịch: Thánh Hữu). Ngài Bích Chi Phật nói bệnh cho ông nghe và để ông cúng dàng sữa.
Ông lài buôn Thánh Hữu hoan hỷ cúng dàng. Ngài dùng được ba tháng thì khỏi bệnh. Cảm ơn ấy muốn cho thí chủ được ích lợi lớn nên Ngài bay lên hư không đi, đứng, nằm, ngồi, thân phun ra nước lửa, lúc hiện thân lớn đầy hư không, rồi thu nhỏ lại như chiếc lông mùa Thu; cứ như thế biến hiện ra mười tám lần.
Ông Thấnh Hữu thấy thế rất vui mừng! Và từ trên hư không hạ xuống để nạp thụ sự cúng dàng. Qua một thời gian ngài nhập Niết Bàn.
Ông Thánh Hữu thương nhớ, làm lễ hỏa thiêu cúng dàng, thu lấy Xá Lợi đựng vào bình vàng, và xây một bảo tháp, để bình vàng Xá Lợi vào trong, lại làm một cái tán che trên, hàng ngày đem hương hoa âm nhạc cúng dàng, suốt đời thờ phụng.
Nói tới đây Phật nhắc lại rằng:
- A Nan! Ông nên biết: ông Thánh Hữu do công đức cúng dàng vị Bích Chi Phật, nên được phúc báo vô lượng kiếp, sinhl lên cõi Trời hoặc cõi nhân gian, đều được tôn vinh sung sướng, khi ở thai có tán báu che trên. Ông nên biết: Thánh Hữu thuở đó chính là tiền thân ta đấy. Vậy tất cả chúng sinh bất luận xuất gia hay tại gia cũng nên tu phúc làm sự nhiệp, đời đời kiếp kiếp sẽ được lợi ích vô lượng vô biên như thế đó.
Bấy giờ tôi và mọi người trong cuộc thuyết pháp này, ai nấy đều vui sướng phát tâm tu phúc cúng dàng, cúi đầu tạ lễ lui ra.