Hãy mạnh mẽ và làm người cho chứ đừng làm người nhận. Ðó là đường lối của một bậc Thánh. Bởi vì nếu quý vị gọi mình là một vị thánh, hoặc nghĩ rằng mình tu hành thánh thiện mà cứ luôn dựa vào người khác, thì quả là vô lý. Nếu quý vị không thể tự chăm sóc cho mình, làm sao có thể nói rằng sẽ chăm sóc cho người khác được? Nếu một vị Minh sư thậm chí cũng không đủ sức chăm sóc cho chính mình, làm sao có thể khoe rằng họ chăm sóc cho toàn thế giới hay cho các đệ tử? Một vị Minh sư chăm sóc cho đệ tử trong phương diện tâm linh; chắc chắn là vậy. Ðó là bổn phận của Minh sư, nhưng không thể dùng điều này đánh đổi với những nâng đỡ về vật chất.
Quý vị đang học hỏi để trở thành thánh nhân. Quý vị đang học hỏi để trở thành Minh sư, hoặc tự huấn luyện mình để lấy "bằng cấp Minh sư" bằng cách làm một minh sư, một cách cao quý. Cho nên trước hết quý vị phải chăm lo cho chính mình, rồi mới có thể nói rằng: "Tôi biết cách chăm lo cho kẻ khác". Ðó là lý do tại sao rất nhiều lần tôi bảo quý vị đừng bái lạy những thần linh nhỏ và mấy thứ mà phải dựa vào quý vị để sống, bởi vì nhiều khi người ta bái lạy những chúng sinh, như là những vị thần địa phương, hay những vị thần lạ lùng khác. Và họ nói: "Nếu tôi không bái và cúng dường họ, các thần linh sẽ bị đói, rồi sẽ không bảo vệ cho chúng ta được". Nhưng điều này thật nực cười! Nếu một vị thần phải nương tựa vào thức ăn và tài chánh của quý vị để bảo vệ quý vị, thì ông ta chẳng hơn gì một chúa trùm băng đảng, bởi vì một chúa trùm băng đảng cũng thâu tiền những ma-cô để bảo vệ họ. Nếu Thượng Ðế là một đại lý trao đổi hay ở trong ngành hối đoái như vậy, thì chúng ta có thể đi bái ngân hàng hay văn phòng hối đoái.
Vậy bái thần để bảo vệ chúng ta đâu có ích gì? Chúng ta là Thượng Ðế; chúng ta tự bảo vệ chính mình. Bằng không, một lúc nào đó chúng ta sẽ bị thất vọng, bởi vì trong đời chúng ta không thể luôn luôn cầu xin người khác bảo vệ. Sớm muộn gì lương tâm chúng ta sẽ bắt đầu cắn rứt, và chúng ta sẽ cảm thấy rất buồn về điều này. Hoặc là sự cầu xin giúp đỡ sẽ trở thành như một thói quen, chúng ta sẽ đánh mất quyền độc lập của mình, và như vậy thì rất là đắt!
Quyền độc lập, tinh thần tranh đấu để sống còn, quí hơn tiền bạc, không thể mua được. Nên hãy giữ lấy nó. Nếu quý vị muốn mạnh mẽ, nếu muốn trở thành người bảo vệ, nếu muốn thành hộ pháp cho những kẻ yếu đuối, bất hạnh, cho những linh hồn non nớt, thì chính quý vị phải mạnh.
Ðời sống này thật ra rất đơn giản. Nếu nhà quý vị quá lớn, hay nếu tiền trả nhà băng quá cao, thì hãy mua một căn nhỏ hơn hay cho người nào giàu hơn mướn. Ðừng để mình gặp rắc rối về tài chánh và trở thành kẻ nương tựa, vì chúng ta sẽ đánh mất sự tự hào của mình, đánh mất sự tự trọng. Những điều này không thể bán lấy tiền được. Ðó là lý do tại sao tôi luôn luôn bảo quý vị phải tự lo cho chính mình. Quý vị không bao giờ nên dựa vào kẻ khác.
Dĩ nhiên đôi khi chúng ta lâm vào cảnh thiên tai hay những hoàn cảnh không đoán trước được. Lúc đó chúng ta phải suy nghĩ cho lẹ, hoặc giả có thể chấp nhận sự giúp đỡ nào đó. Thí dụ như, nếu thật sự trong trường hợp khẩn cấp như là một vụ hỏa hoạn, và tất cả nhà cửa đều cháy hết, nếu các nạn nhân có bảo hiểm thì tốt, nhưng ngay sau khi thiên tai xảy ra, họ không có gì cả và phải ra đường. Cho nên dĩ nhiên họ cần phải nhận sự giúp đỡ từ người khác. Không ai phản đối chuyện này. Nếu là tôi, tôi cũng làm vậy. Tôi cũng sẽ nhận sự giúp đỡ. Nếu tôi ở ngoài đường và không có gì ăn, và có người cống hiến sự giúp đỡ, tôi cũng sẽ nhận, tôi không tự ái.
Ðừng quá kiêu hãnh mà từ chối sự giúp đỡ khi cần thiết. Bởi vì sau đó quý vị sẽ mạnh lên, quý vị sẽ làm việc và sẽ giúp đỡ xã hội trở lại, có thể trong kỳ thiên tai tới. Không vấn đề gì. Cho nên khi quý vị bị khó khăn, đừng nói rằng Sư Phụ bảo chúng ta phải tự lập, và không thể nhận giúp đỡ từ bất cứ ai. Ðừng nói rằng: "Vậy bây giờ tôi phải chết". Trong trường hợp đó, tôi sẽ nói với quý vị: "Ðược, chết đi! Ngu quá sống làm gì!" (Mọi người cười và vỗ tay) Tôi sẽ bảo người đó chết cho rồi, càng sớm càng tốt, tốt cho xã hội cũng như tốt cho tất cả mọi người.
Cho nên hãy uyển chuyển. Học giáo lý của tôi rồi lãnh hội, tiêu hóa, và áp dụng trong những trường hợp khác nhau. Quý vị phải biết phân biệt đúng sai. Ðừng luôn luôn nói: "Sư Phụ nói như vậy" rồi nó phải như vậy. Ðó là sự ngu si siêu đẳng chứ không có gì hay! Quý vị học hỏi những điều gì từ những giáo lý khác nhau của những vị Thánh, hãy biến nó thành của mình. Học hỏi và uyển chuyển. Ðức Phật cũng nói như vậy. Nên đừng đổ thừa tôi; đừng nói rằng tôi dạy khác với Ðức Phật. Ðừng nói rằng tôi không mặc cùng một y phục như Ðức Phật. Ðức Phật nói: "Giáo lý của Ta như chiếc xuồng. Sau khi qua sông, đừng khiêng chiếc xuồng trên lưng. Nếu làm vậy, nó sẽ trở thành chướng ngại".
Khi quý vị từ bên này đi qua sông, quý vị cần chiếc xuồng để đưa mình sang sông, nhưng khi đã đến bờ bên kia, quý vị không nên khiêng chiếc xuồng đi theo mình khắp nơi. Trước đó, chiếc xuồng giúp cho quý vị; là công cụ giúp đỡ cho quý vị, nhưng bây giờ nó thành chướng ngại! Nếu quý vị lúc nào cũng khiêng chiếc xuồng trên đầu, quý vị sẽ đụng vào cây và mọi người chung quanh. Cho nên quý vị sẽ mệt mỏi nếu cứ nói: "Chiếc xuồng đã giúp tôi, nên tôi phải trung thành với nó. Tôi phải ngủ với nó và khiêng nó xuống mồ". Như vậy có nực cười không?
Cống hiến chính mình để đền đáp công ơn của thế giới
Nếu một nguời tu hành không linh động và không học cách ứng biến theo hoàn cảnh để làm lợi ích cho nhân loại, thì họ kể như là chết rồi. Họ là Phật chết. Chỉ có Phật "linh động", một vị Phật sống, mới tốt cho thế giới. Ðó là lý do tại sao tôi dạy quý vị phải tự chăm sóc cho chính mình.
Vậy hãy làm công việc của mình một cách đúng đắn, làm việc và sử dụng trí huệ để ít nhất là để chăm sóc cho gia đình mình. Bất cứ điều gì thặng dư, quý vị có thể dùng để giúp đỡ những người bất hạnh. Cho nên quý vị có thể đóng góp cho thế giới không phải chỉ để giúp gội rửa từ trường tâm linh, mà còn về mặt tài chánh, vật chất và nhiều phương diện khác. Chúng ta phải tự phát triển chính mình trong mọi khía cạnh để trở thành một chúng sinh hoàn mỹ. Nếu quý vị nói rằng mình là một chúng sinh hoàn mỹ, nhưng chỉ phát triển một phương diện như là trí huệ, thì trí huệ này có ích gì?
Vì chúng ta đã sống trong thế giới này từ khi mới sinh ra, chúng ta thiếu nợ Trái Ðất rất nhiều, ít nhất là về mặt vật chất. Nhưng giờ chúng ta đã trưởng thành, chúng ta có thể đứng trên hai bàn chân của mình và đền đáp phần nào công ơn này. Vì vậy, mỗi người phải có trách nhiệm về phương diện tài chánh và gia đình của mình. Tôi đã lập đi lập lại điều này nhiều lần với quý vị. Và bất cứ điều gì tôi dạy quý vị sẽ giúp ích cho quý vị một thời gian rất, rất lâu; sẽ giúp đỡ toàn thế giới về lâu về dài. Vậy hãy cố gắng hết sức để thực hành. ?
Tự do thật sự
SMCH, Nữu Ước, Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 8, 1999
(nguyên văn tiếng Anh) Băng thâu hình số 664
Làm việc cho Thượng Ðế thì không bao giờ mệt cả; chỉ là nghiệp chướng khiến cho mình mệt thôi. Làm công việc Thượng Ðế rất hứng thú. Thật ra rất là hay. Trong thời gian đó, tôi cảm thấy vô cùng hoan hỷ, chỉ là thân thể mệt nhừ. Nhưng đó là tính chất trái ngược giữa thế giới của Thượng Ðế và thế giới vật chất.
Thế giới vật chất muốn kéo quý vị xuống, ngăn cản không cho quý vị làm những chuyện tốt, nói với quý vị rằng không thể nào làm được. Nhưng thế giới tâm linh thì luôn luôn khuyến khích. Ðiều rất hay là chúng ta có cùng một lý tưởng; tôi thích ở chung với những người cao thượng và luôn nghĩ đến cảnh giới cao đẳng hơn. Ðây là một ân phước rất lớn. Cho nên tôi rất mừng là quý vị cùng nhau cộng tu để tiếp xúc với những người thật sự cao thượng và chỉ nghĩ đến những lý tưởng cao thượng. Ðiều này rất tốt, rất lớn lao.
Có lẽ quý vị không biết khi sống với một người hoàn toàn thiên về vật chất và thật sự tìm cách buộc quý vị lại hay đàn áp quý vị hay kéo quý vị về chiều hướng của họ thì sẽ như thế nào, nhưng điều này rất khó. Giờ đây quý vị luôn luôn ở giữa những người cao thượng, và đây là một phước báu rất lớn. Nếu cả thế giới đều như vầy thì có phải hay hơn không! (Thính giả vỗ tay). Quốc gia mà chúng ta được sinh ra hoặc bối cảnh chúng ta đang sống ảnh hưởng chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên cá nhân linh hồn bên trong chúng ta thì luôn luôn là Chân ngã của chúng ta. Do đó nếu quý vị đủ kiên cường, thì quý vị có thể vượt qua mọi hoàn cảnh, mọi bối cảnh, mọi ảnh hưởng và là chính mình. Ðáng lẽ phải như vậy, và đó là lý do tại sao chúng ta nên thiền và học biết Thượng Ðế, có nghĩa là biết chính mình. Ðể chúng ta sẽ trở nên chính mình và thoát khỏi mọi vết nhơ của thế gian, mọi ảnh hưởng từ bối cảnh của mình hay chiến tranh hay quốc gia hay chủng tộc hay phong tục mà chúng ta biết đến. Ðó mới là sự tự do thật sự.
Vậy bái thần để bảo vệ chúng ta đâu có ích gì? Chúng ta là Thượng Ðế; chúng ta tự bảo vệ chính mình. Bằng không, một lúc nào đó chúng ta sẽ bị thất vọng, bởi vì trong đời chúng ta không thể luôn luôn cầu xin người khác bảo vệ. Sớm muộn gì lương tâm chúng ta sẽ bắt đầu cắn rứt, và chúng ta sẽ cảm thấy rất buồn về điều này. Hoặc là sự cầu xin giúp đỡ sẽ trở thành như một thói quen, chúng ta sẽ đánh mất quyền độc lập của mình, và như vậy thì rất là đắt!
Quyền độc lập, tinh thần tranh đấu để sống còn, quí hơn tiền bạc, không thể mua được. Nên hãy giữ lấy nó. Nếu quý vị muốn mạnh mẽ, nếu muốn trở thành người bảo vệ, nếu muốn thành hộ pháp cho những kẻ yếu đuối, bất hạnh, cho những linh hồn non nớt, thì chính quý vị phải mạnh.
Ðời sống này thật ra rất đơn giản. Nếu nhà quý vị quá lớn, hay nếu tiền trả nhà băng quá cao, thì hãy mua một căn nhỏ hơn hay cho người nào giàu hơn mướn. Ðừng để mình gặp rắc rối về tài chánh và trở thành kẻ nương tựa, vì chúng ta sẽ đánh mất sự tự hào của mình, đánh mất sự tự trọng. Những điều này không thể bán lấy tiền được. Ðó là lý do tại sao tôi luôn luôn bảo quý vị phải tự lo cho chính mình. Quý vị không bao giờ nên dựa vào kẻ khác.
Dĩ nhiên đôi khi chúng ta lâm vào cảnh thiên tai hay những hoàn cảnh không đoán trước được. Lúc đó chúng ta phải suy nghĩ cho lẹ, hoặc giả có thể chấp nhận sự giúp đỡ nào đó. Thí dụ như, nếu thật sự trong trường hợp khẩn cấp như là một vụ hỏa hoạn, và tất cả nhà cửa đều cháy hết, nếu các nạn nhân có bảo hiểm thì tốt, nhưng ngay sau khi thiên tai xảy ra, họ không có gì cả và phải ra đường. Cho nên dĩ nhiên họ cần phải nhận sự giúp đỡ từ người khác. Không ai phản đối chuyện này. Nếu là tôi, tôi cũng làm vậy. Tôi cũng sẽ nhận sự giúp đỡ. Nếu tôi ở ngoài đường và không có gì ăn, và có người cống hiến sự giúp đỡ, tôi cũng sẽ nhận, tôi không tự ái.
Ðừng quá kiêu hãnh mà từ chối sự giúp đỡ khi cần thiết. Bởi vì sau đó quý vị sẽ mạnh lên, quý vị sẽ làm việc và sẽ giúp đỡ xã hội trở lại, có thể trong kỳ thiên tai tới. Không vấn đề gì. Cho nên khi quý vị bị khó khăn, đừng nói rằng Sư Phụ bảo chúng ta phải tự lập, và không thể nhận giúp đỡ từ bất cứ ai. Ðừng nói rằng: "Vậy bây giờ tôi phải chết". Trong trường hợp đó, tôi sẽ nói với quý vị: "Ðược, chết đi! Ngu quá sống làm gì!" (Mọi người cười và vỗ tay) Tôi sẽ bảo người đó chết cho rồi, càng sớm càng tốt, tốt cho xã hội cũng như tốt cho tất cả mọi người.
Cho nên hãy uyển chuyển. Học giáo lý của tôi rồi lãnh hội, tiêu hóa, và áp dụng trong những trường hợp khác nhau. Quý vị phải biết phân biệt đúng sai. Ðừng luôn luôn nói: "Sư Phụ nói như vậy" rồi nó phải như vậy. Ðó là sự ngu si siêu đẳng chứ không có gì hay! Quý vị học hỏi những điều gì từ những giáo lý khác nhau của những vị Thánh, hãy biến nó thành của mình. Học hỏi và uyển chuyển. Ðức Phật cũng nói như vậy. Nên đừng đổ thừa tôi; đừng nói rằng tôi dạy khác với Ðức Phật. Ðừng nói rằng tôi không mặc cùng một y phục như Ðức Phật. Ðức Phật nói: "Giáo lý của Ta như chiếc xuồng. Sau khi qua sông, đừng khiêng chiếc xuồng trên lưng. Nếu làm vậy, nó sẽ trở thành chướng ngại".
Khi quý vị từ bên này đi qua sông, quý vị cần chiếc xuồng để đưa mình sang sông, nhưng khi đã đến bờ bên kia, quý vị không nên khiêng chiếc xuồng đi theo mình khắp nơi. Trước đó, chiếc xuồng giúp cho quý vị; là công cụ giúp đỡ cho quý vị, nhưng bây giờ nó thành chướng ngại! Nếu quý vị lúc nào cũng khiêng chiếc xuồng trên đầu, quý vị sẽ đụng vào cây và mọi người chung quanh. Cho nên quý vị sẽ mệt mỏi nếu cứ nói: "Chiếc xuồng đã giúp tôi, nên tôi phải trung thành với nó. Tôi phải ngủ với nó và khiêng nó xuống mồ". Như vậy có nực cười không?
Cống hiến chính mình để đền đáp công ơn của thế giới
Nếu một nguời tu hành không linh động và không học cách ứng biến theo hoàn cảnh để làm lợi ích cho nhân loại, thì họ kể như là chết rồi. Họ là Phật chết. Chỉ có Phật "linh động", một vị Phật sống, mới tốt cho thế giới. Ðó là lý do tại sao tôi dạy quý vị phải tự chăm sóc cho chính mình.
Vậy hãy làm công việc của mình một cách đúng đắn, làm việc và sử dụng trí huệ để ít nhất là để chăm sóc cho gia đình mình. Bất cứ điều gì thặng dư, quý vị có thể dùng để giúp đỡ những người bất hạnh. Cho nên quý vị có thể đóng góp cho thế giới không phải chỉ để giúp gội rửa từ trường tâm linh, mà còn về mặt tài chánh, vật chất và nhiều phương diện khác. Chúng ta phải tự phát triển chính mình trong mọi khía cạnh để trở thành một chúng sinh hoàn mỹ. Nếu quý vị nói rằng mình là một chúng sinh hoàn mỹ, nhưng chỉ phát triển một phương diện như là trí huệ, thì trí huệ này có ích gì?
Vì chúng ta đã sống trong thế giới này từ khi mới sinh ra, chúng ta thiếu nợ Trái Ðất rất nhiều, ít nhất là về mặt vật chất. Nhưng giờ chúng ta đã trưởng thành, chúng ta có thể đứng trên hai bàn chân của mình và đền đáp phần nào công ơn này. Vì vậy, mỗi người phải có trách nhiệm về phương diện tài chánh và gia đình của mình. Tôi đã lập đi lập lại điều này nhiều lần với quý vị. Và bất cứ điều gì tôi dạy quý vị sẽ giúp ích cho quý vị một thời gian rất, rất lâu; sẽ giúp đỡ toàn thế giới về lâu về dài. Vậy hãy cố gắng hết sức để thực hành. ?
Tự do thật sự
SMCH, Nữu Ước, Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 8, 1999
(nguyên văn tiếng Anh) Băng thâu hình số 664
Làm việc cho Thượng Ðế thì không bao giờ mệt cả; chỉ là nghiệp chướng khiến cho mình mệt thôi. Làm công việc Thượng Ðế rất hứng thú. Thật ra rất là hay. Trong thời gian đó, tôi cảm thấy vô cùng hoan hỷ, chỉ là thân thể mệt nhừ. Nhưng đó là tính chất trái ngược giữa thế giới của Thượng Ðế và thế giới vật chất.
Thế giới vật chất muốn kéo quý vị xuống, ngăn cản không cho quý vị làm những chuyện tốt, nói với quý vị rằng không thể nào làm được. Nhưng thế giới tâm linh thì luôn luôn khuyến khích. Ðiều rất hay là chúng ta có cùng một lý tưởng; tôi thích ở chung với những người cao thượng và luôn nghĩ đến cảnh giới cao đẳng hơn. Ðây là một ân phước rất lớn. Cho nên tôi rất mừng là quý vị cùng nhau cộng tu để tiếp xúc với những người thật sự cao thượng và chỉ nghĩ đến những lý tưởng cao thượng. Ðiều này rất tốt, rất lớn lao.
Có lẽ quý vị không biết khi sống với một người hoàn toàn thiên về vật chất và thật sự tìm cách buộc quý vị lại hay đàn áp quý vị hay kéo quý vị về chiều hướng của họ thì sẽ như thế nào, nhưng điều này rất khó. Giờ đây quý vị luôn luôn ở giữa những người cao thượng, và đây là một phước báu rất lớn. Nếu cả thế giới đều như vầy thì có phải hay hơn không! (Thính giả vỗ tay). Quốc gia mà chúng ta được sinh ra hoặc bối cảnh chúng ta đang sống ảnh hưởng chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên cá nhân linh hồn bên trong chúng ta thì luôn luôn là Chân ngã của chúng ta. Do đó nếu quý vị đủ kiên cường, thì quý vị có thể vượt qua mọi hoàn cảnh, mọi bối cảnh, mọi ảnh hưởng và là chính mình. Ðáng lẽ phải như vậy, và đó là lý do tại sao chúng ta nên thiền và học biết Thượng Ðế, có nghĩa là biết chính mình. Ðể chúng ta sẽ trở nên chính mình và thoát khỏi mọi vết nhơ của thế gian, mọi ảnh hưởng từ bối cảnh của mình hay chiến tranh hay quốc gia hay chủng tộc hay phong tục mà chúng ta biết đến. Ðó mới là sự tự do thật sự.