Người đời không tu hành, khi họ vẽ tranh, đàn, hát, phát ra một từ trường thô thiển, cho dù một vài tác phẩm của họ có thể là đẹp về một phương diện gì đó. Chúng ta cảm nhận được. Bởi vì những người không tu hành đầu óc họ thường hay đầy dẫy những tư tưởng phiền não của thế tục. Họ không thể thăng lên những cảnh giới rất cao, cho nên họ không thể diễn tả được những khái niệm nghệ thuật siêu đẳng của những thế giới cao.
Ngược lại, người tu hành như chúng ta có lẽ không được học hỏi những kiến thức hay kỹ xảo chuyên môn, nhưng vẫn có thể làm việc giỏi hơn, nếu thích. Nếu muốn hiểu một cái gì đó, chúng ta cũng có thể hiểu rõ ràng rành mạch. Bởi vậy cho nên Lục Tổ Huệ Năng dù không phải là một người học thức, cũng không bao giờ đọc kinh điển, nhưng Ngài hiểu liền lập tức bất kỳ kinh sách nào người ta đọc cho Ngài. Thậm chí còn giải thích được cho người khác. Trái lại, những người học vấn cao, đã đọc hết tất cả kinh điển, lập lại còn được nữa, vậy mà họ vẫn không hiểu kinh điển đó nói gì.
Có lần tôi đang đánh đàn dương cầm, một anh đồng tu nói với tôi rằng: "Sư Phụ đang chơi đàn theo kiểu tân thời". Tôi đáp: "Sư Phụ không có kiểu gì cả; chưa bao giờ cố gắng học mấy thứ này. Sư Phụ chỉ học một chút thôi, lâu, lâu lắm rồi." Khi còn sống ở bên Ðức, tôi có một cái đàn dương cầm để chưng ở trong nhà. Sau đó mua một cuốn nhạc, lật qua lật lại, rồi đánh "tưng! tưng!..." Như vậy mấy ngày sau là học đàn xong. Tôi đạt được mọi kiến thức của tôi bằng cách đó, giống như học đánh dương cầm vậy.
Rồi anh đồng tu đó hỏi tôi: "Sư Phụ có bao giờ học hát không? Có bao giờ học cái này, cái kia không...?" Tất cả những thứ này chúng ta đều có thể làm được một cách tự nhiên, nếu cần. Thật ra không cần phải học nhiều quá vậy. Càng học chúng ta càng bị giam hãm vào trong những "công thức", như là vẽ tranh phải như vầy, pha màu như thế này mới đúng, v.v... Lo mấy cái công thức này mất thời giờ. Nhiều tuần trôi qua mà tranh vẫn chưa xong. Sau khi cố gắng hết sức, cuối cùng bức họa vẽ xong rồi, chúng ta lại tự hỏi: "Không biết có bán được không? Người ta sẽ nghĩ thế nào?" Lo nhiều quá, cảm hứng chạy mất tiêu!
Không cần phải nghĩ nhiều nhưng người tu hành chúng ta làm việc rất giỏi. Tu hành càng tinh tấn, chúng ta càng hoàn tất được nhiều. Nếu hoàn cảnh cần đến là chúng ta luôn luôn làm được. Tuy nhiên, nếu muốn khoa trương thì sẽ không thể nào làm giỏi. Chỉ khi nào làm một cách tự nhiên chúng ta mới giỏi được. Nếu mình cố tình làm, muốn cho người ta thấy mình tài giỏi, hay phô trương mình để mà được người ta khen ngợi, thì chúng ta sẽ không làm được, dù có tu hành nhiều cách mấy. Ðiều này cho thấy sự tu hành của mình vẫn còn chưa tốt, cho nên mới có những tư tưởng như vậy trong đầu. Nếu chúng ta vẽ chỉ vì sự thôi thúc trong lòng muốn vẽ, chỉ vì mình thích vẽ, thì tự nhiên sẽ làm mau và làm giỏi. Có những người vẽ, nhìn thoáng qua có vẻ như họ vẽ ẩu, nhưng thật tình không phải vậy. Ðó là vì họ đã quá thông thạo rồi nên họ vẽ rất là nhanh. Khi một người đã rất quen thuộc công việc nào đó và đã quen làm việc đó thì họ làm rất là nhanh.
Mọi sự trên thế giới này đều được Tạo Hóa an bài; chúng ta không tạo ra một cái gì cả, cho nên không có gì phải hãnh diện. Nếu có được một vài sáng kiến trong lãnh vực chuyên môn của mình hay trong ngành nghệ thuật, hay phát minh ra được một cái máy nào, thì đó cũng chỉ là do chúng ta tu hành nên đầu óc hiểu rộng, cảm hứng gia tăng. Ðẳng cấp tâm linh của chúng ta đã được nâng lên một cảnh giới cao hơn nên chúng ta lấy được ở trên đó và biến hóa ra ở thế giới này. Có vậy thôi. Thật ra trong lúc miêu tả ở đây những thứ thuộc về cảnh giới trên kia, nhiều khi chúng ta cũng có thể làm sai. Nếu tu hành không đủ giỏi và không có đủ trí huệ, chúng ta sẽ viết sai hay làm sai. Kết quả sẽ nhìn không đẹp như ở cảnh giới trên.
SMCH khai thị tại Tây Hồ, Formosa,
ngày 21 tháng 7 năm 1991 (nguyên văn tiếng Trung Hoa)
Băng thâu hình số 183
Có lần tôi đang đánh đàn dương cầm, một anh đồng tu nói với tôi rằng: "Sư Phụ đang chơi đàn theo kiểu tân thời". Tôi đáp: "Sư Phụ không có kiểu gì cả; chưa bao giờ cố gắng học mấy thứ này. Sư Phụ chỉ học một chút thôi, lâu, lâu lắm rồi." Khi còn sống ở bên Ðức, tôi có một cái đàn dương cầm để chưng ở trong nhà. Sau đó mua một cuốn nhạc, lật qua lật lại, rồi đánh "tưng! tưng!..." Như vậy mấy ngày sau là học đàn xong. Tôi đạt được mọi kiến thức của tôi bằng cách đó, giống như học đánh dương cầm vậy.
Rồi anh đồng tu đó hỏi tôi: "Sư Phụ có bao giờ học hát không? Có bao giờ học cái này, cái kia không...?" Tất cả những thứ này chúng ta đều có thể làm được một cách tự nhiên, nếu cần. Thật ra không cần phải học nhiều quá vậy. Càng học chúng ta càng bị giam hãm vào trong những "công thức", như là vẽ tranh phải như vầy, pha màu như thế này mới đúng, v.v... Lo mấy cái công thức này mất thời giờ. Nhiều tuần trôi qua mà tranh vẫn chưa xong. Sau khi cố gắng hết sức, cuối cùng bức họa vẽ xong rồi, chúng ta lại tự hỏi: "Không biết có bán được không? Người ta sẽ nghĩ thế nào?" Lo nhiều quá, cảm hứng chạy mất tiêu!
Không cần phải nghĩ nhiều nhưng người tu hành chúng ta làm việc rất giỏi. Tu hành càng tinh tấn, chúng ta càng hoàn tất được nhiều. Nếu hoàn cảnh cần đến là chúng ta luôn luôn làm được. Tuy nhiên, nếu muốn khoa trương thì sẽ không thể nào làm giỏi. Chỉ khi nào làm một cách tự nhiên chúng ta mới giỏi được. Nếu mình cố tình làm, muốn cho người ta thấy mình tài giỏi, hay phô trương mình để mà được người ta khen ngợi, thì chúng ta sẽ không làm được, dù có tu hành nhiều cách mấy. Ðiều này cho thấy sự tu hành của mình vẫn còn chưa tốt, cho nên mới có những tư tưởng như vậy trong đầu. Nếu chúng ta vẽ chỉ vì sự thôi thúc trong lòng muốn vẽ, chỉ vì mình thích vẽ, thì tự nhiên sẽ làm mau và làm giỏi. Có những người vẽ, nhìn thoáng qua có vẻ như họ vẽ ẩu, nhưng thật tình không phải vậy. Ðó là vì họ đã quá thông thạo rồi nên họ vẽ rất là nhanh. Khi một người đã rất quen thuộc công việc nào đó và đã quen làm việc đó thì họ làm rất là nhanh.
Mọi sự trên thế giới này đều được Tạo Hóa an bài; chúng ta không tạo ra một cái gì cả, cho nên không có gì phải hãnh diện. Nếu có được một vài sáng kiến trong lãnh vực chuyên môn của mình hay trong ngành nghệ thuật, hay phát minh ra được một cái máy nào, thì đó cũng chỉ là do chúng ta tu hành nên đầu óc hiểu rộng, cảm hứng gia tăng. Ðẳng cấp tâm linh của chúng ta đã được nâng lên một cảnh giới cao hơn nên chúng ta lấy được ở trên đó và biến hóa ra ở thế giới này. Có vậy thôi. Thật ra trong lúc miêu tả ở đây những thứ thuộc về cảnh giới trên kia, nhiều khi chúng ta cũng có thể làm sai. Nếu tu hành không đủ giỏi và không có đủ trí huệ, chúng ta sẽ viết sai hay làm sai. Kết quả sẽ nhìn không đẹp như ở cảnh giới trên.
SMCH khai thị tại Tây Hồ, Formosa,
ngày 21 tháng 7 năm 1991 (nguyên văn tiếng Trung Hoa)
Băng thâu hình số 183