Ðài Bắc, Formosa, ngày 18 tháng 10, 1988
(nguyên văn tiếng Trung Hoa) MP3-CG02 Vị đồng tu mà Sư Phụ đề cập tới trong đoạn trích dưới đây làm việc lên tới 15 tiếng một ngày với nhiệm vụ lập chương trình cho máy điện toán, cho nên mỗi khi ngồi thiền anh ta đều buồn ngủ. Lo rằng sự mệt nhọc ấy sẽ có ảnh hưởng tới sự tiến bộ tâm linh, nên anh nhờ Sư Phụ giải quyết vấn đề.
Ðời sống phức tạp rất mệt mỏi
Uổng quá! Chúng ta phát minh ra máy điện toán, học sử dụng nó cho cuộc sống được dễ chịu, thoải mái hơn, nhưng có ngờ đâu nó lại làm cho vấn đề càng rắc rối hơn. Mục đích của mình vốn là làm cho đời sống giản dị hơn, thanh thản hơn, nhưng dần dần càng phát minh bao nhiêu thì đời sống càng phức tạp bấy nhiêu, và chúng ta càng ít có thời giờ.
(nguyên văn tiếng Trung Hoa) MP3-CG02 Vị đồng tu mà Sư Phụ đề cập tới trong đoạn trích dưới đây làm việc lên tới 15 tiếng một ngày với nhiệm vụ lập chương trình cho máy điện toán, cho nên mỗi khi ngồi thiền anh ta đều buồn ngủ. Lo rằng sự mệt nhọc ấy sẽ có ảnh hưởng tới sự tiến bộ tâm linh, nên anh nhờ Sư Phụ giải quyết vấn đề.
Ðời sống phức tạp rất mệt mỏi
Uổng quá! Chúng ta phát minh ra máy điện toán, học sử dụng nó cho cuộc sống được dễ chịu, thoải mái hơn, nhưng có ngờ đâu nó lại làm cho vấn đề càng rắc rối hơn. Mục đích của mình vốn là làm cho đời sống giản dị hơn, thanh thản hơn, nhưng dần dần càng phát minh bao nhiêu thì đời sống càng phức tạp bấy nhiêu, và chúng ta càng ít có thời giờ.
Ðây không phải là lỗi quý vị, nhưng quý vị sống một cuộc đời quá ư mệt mỏi. Bị cột vào máy điện toán, làm việc 15 tiếng một ngày, quý vị làm sao chịu nổi? Tôi cũng phục quý vị luôn. Nếu mà là quý vị, chắc tôi đã ngủm từ lâu rồi, ngay bên cạnh máy điện toán. Bởi vì công việc này rất là nhàm chán, lạnh lẽo, không có tình cảm, mà phải làm mười lăm tiếng một ngày, khi về đến nhà, cơ thể tinh thần không còn sức. Dù ngủ bảy tiếng cũng không thấy đủ, cho nên quý vị ngồi thiền ngủ gục đó là chuyện đương nhiên.
Tôi rất thông cảm cho hoàn cảnh của anh. Tôi không trách anh mà chỉ trách công việc làm của anh. Ði tìm việc khác hay cắt bớt giờ làm một nửa, kiếm nửa lương thôi. Mệt mỏi thì đương nhiên không ngồi thiền được! Ðây là hậu quả của hoàn cảnh chứ không phải là anh không muốn ngồi thiền. Cũng vì lối sống này mà việc độ chúng sinh thời nay phức tạp hơn. Không phải là chuyện dễ vì con người không có thời giờ. Không phải quý vị không muốn theo tôi tu hành mà đời sống quá ư mệt mỏi. Sau khi Tâm Ấn, dù quý vị cố gắng hết sức thức dậy ngồi thiền, cuối cùng cũng bị ngủ gục. Mới đầu ngủ nằm, rồi sau đó ngồi dậy lại tiếp tục ngủ ở tư thế khác. Ðâu có gì khác. Quý vị thật tội nghiệp!
Nếu Phật Thích Ca phải làm việc nhiều như quý vị thì không thể nào mà Ngài thành Phật nổi; tôi bảo đảm với quý vị như vậy. Bất kể Ngài là Bồ Tát ở đẳng cấp nào, Ngài không thể thành đạt. Thời thế tạo anh hùng thì thời thế cũng tạo Bồ Tát. Thí dụ như, nếu Thánh Gandhi không sinh ra ở Ấn Ðộ thì ngài đã không trở nên một anh hùng. Hoặc là nếu ngài có sinh ra ở Ấn Ðộ đi nữa nhưng không vào thời đại đó hay không ở trong hoàn cảnh đó thì ngài đâu có nổi tiếng như vậy.
Tạo hoàn cảnh thuận lợi cho việc tu hành
Muốn trở thành Thánh nhân thì chúng ta phải tạo cho mình một hoàn cảnh thảnh thơi thoải mái để mà tu hành. Không phải tôi bảo quý vị cạo đầu xuất gia mà tôi chỉ muốn quý vị tìm công việc nào thích hợp. Nếu công việc của mình mệt mỏi quá hay mình bị buộc quá nhiều vào với thế giới này không thể nào thăng hoa lên được thì cũng nên đi tìm việc khác hoặc là làm phân nửa thôi. Mình đến thế giới này đâu phải để làm việc quần quật cho đến chết, mà tới đây để tìm Phật tánh, để nâng cao tâm linh của mình qua thân người. Và nên nhận thức ra rằng mục đích cứu cánh của mình là tiến lên cảnh giới siêu đẳng hơn chứ không phải bị xiềng xích ở chỗ này.
Cho nên nếu chúng ta thấy nghề nào đó không có ích cho sự tiến bộ tâm linh hay cho khát vọng Chân lý của mình thì biết rằng công việc đó không phải là lý tưởng, cần đi kiếm việc khác. Chúng ta phải sắp xếp đời sống làm sao cho có thời giờ để mà phát triển về phương diện tâm linh. Ðó là điều quan trọng nhất. Kiếm tiền thôi đâu phải là đủ. Ðừng để thế giới gạt mình! Cuối cùng ai là người tiêu số tiền kiếm được? Mình đâu có mặc mỗi ngày hơn ba bộ đồ! Mỗi lần mặc có một bộ; dù quần áo đẹp thế nào cũng không thể mặc một lúc cả ba. Thức ăn cũng vậy, ăn đâu có bao nhiêu, sao phải cực nhọc dữ vậy? Làm việc ngày mười lăm tiếng phát điên luôn!
Ðừng để vật chất trói buộc
Bởi vậy thời nay muốn tu hành khó lắm, khi trí huệ con người giảm bớt. Càng văn minh, họ trở thành càng ít trí huệ bởi vì thời giờ bận rộn. Ví dụ, ngày nay có điện thoại cho nên việc gọi bạn bè hoặc nói chuyện gẫu với người nào là chuyện đúng thôi. Bây giờ có truyền hình thì mình cũng nên xem, nếu không xem thì uổng quá. Có xe hơi thì cũng phải chạy vòng vòng. Nhiều khi không biết đi đâu cũng phải lái lang thang trong thành phố vì chán. Khi có thời giờ thì đi rửa xe, sửa xe, lo bảo hiểm. Rất nhiều chuyện phải làm!
Thành thử độ chúng sinh thời đại này có thể rất thuận tiện mà cũng có thể không thuận tiện vì người nào cũng bận. Chúng ta bận đến nỗi không có thời giờ để nghĩ tới giải thoát, để tự hỏi lòng: "Tại sao mình lại ở đây?" Chúng ta không có dịp để mà nghĩ: "À! Mình sinh ra đâu phải để làm nô lệ cho máy điện toán này!" Thời gian bị chiếm cứ quá nhiều mà vẫn không thức tỉnh. Bỏ ra mười lăm tiếng mà cuối cùng được gì? Không gì cả.
Trước kia thế giới không có máy điện toán mà cũng đâu có sao. Nói thế không phải là máy điện toán không hữu dụng. Chúng ta vẫn dùng nhưng không nên làm nô lệ cho nó. Ða số mọi người quên rằng xe hơi có đó là để phục vụ cho mình; thay vào đó họ lại trở thành nô lệ cho xe. Có phải vậy không? Có người đánh xe bóng loáng rồi không muốn xài. Trong đầu nghĩ tới xe cả ngày, trở thành nô lệ cho xe. Thậm chí có người hồ hởi kiếm tiền quên cả đau ốm bệnh tật. Muốn ăn mà không dám ăn. Muốn mặc đồ đẹp mà không chịu bỏ tiền, không bao giờ giúp bà con, bạn bè chỉ vì muốn giữ tiền, để dành cho nhiều, càng nhiều càng tốt.
Họ quên rằng tiền có đó là để mình xài, không phải để cho mình làm để kiếm. Cho nên không cần biết chúng ta xài món gì hay ra đời vào thời đại nào, miễn sao chúng ta biết chỗ nào phải ngừng lại và đừng làm nô lệ cho vật chất là được.
Hãy để tâm hồn khoáng đạt và bao trùm cả vũ trụ
Trên đường tu học chúng ta cần phải có một tâm hồn quảng đại, làm việc cho thế giới thay vì chỉ cho có một người hay một gia đình, thậm chí cho năm đời trong gia đình mình. Tuy nhiên, làm được cho năm đời trong gia đình tối thiểu cũng còn một chút tốt hơn là tu vì danh, vì lợi, vì muốn sống lâu hay được thần thông.
Khi cầu Sư Phụ giúp, đầu óc khoáng đạt rộng rãi bao nhiêu, ý chí vĩ đại bao nhiêu thì lực lượng của mình càng to lớn bấy nhiêu. Nhưng nếu chỉ cầu nguyện cho lợi ích của một mình mình thôi thì lời cầu nguyện đó không mạnh lắm. Cũng có ích, không phải là hoàn toàn vô ích, nhưng yếu hơn rất nhiều. Trong lúc tu hành chúng ta đạt tới một đẳng cấp không màng bất kỳ hoàn cảnh nào, để Sư Phụ lo cho mình khi mình ngã bịnh, chẳng màng nếu mình có trúng số hay thậm chí không còn một xu trong túi. Chúng ta không cầu gì cả, mà chỉ nghĩ: "Sư Phụ, Ngài biết tất cả, con không cần phải nói". Lúc đó mới có thể nói rằng mình đã lên đẳng cấp rất cao. Không cần biết là ngồi quán quang có thấy ánh sáng hay không, hay ngồi quán âm có nghe thấy gì không. Ðó là khi tâm hồn mình trở thành vô tư bình thản, tự tại nhất. Ðó là trạng thái của một người đã chứng Ðạo.
Sau khi theo tôi tu hành, một số người vẫn còn hỏi kiểu này: "Thưa Sư Phụ, chồng con..." hay là "Con trai của con..." hay là "Con..." Tôi không cấm quý vị hỏi những câu này, nhưng chúng ta cũng nên có đầu óc quảng đại bao dung tất cả những chúng sinh trong cõi đời này. Lúc đó mới nói rằng mình thật tâm tìm Chân lý. Chỉ tới đó đẳng cấp mới được nâng cao, mình mới bớt đi những ràng buộc, càng mạnh mẽ và thành Phật mau hơn.
Nếu cứ nghĩ tới một hay hai người, chúng ta sẽ bị họ ảnh hưởng — ý nói rằng mình sẽ thu nghiệp chướng của người đó. Bởi vì khi nghĩ tới người nào thì đương nhiên năng lực của họ sẽ đến với mình, dù đó là tốt hay xấu, lớn hay bé, từ lực lượng Phật hay lực lượng của Ma. Nghĩ tới ai là người đó ảnh hưởng tới mình. Cho nên mình phải nghĩ tới Ðấng Tối Cao, Vị có lực lượng lớn nhất, không có nghiệp chướng, để mà mình được lợi.
Nếu chúng ta thích nghiệp chướng trần gian hơn là Trời Phật hay hơn trí huệ toàn năng của mình, thì tự nhiên chúng ta cho thế giới này cơ hội để kéo mình xuống. Thành ra càng nghĩ rộng bao nhiêu, chúng ta càng có nhiều trí huệ, lực lượng và càng được nhiều lợi ích. Không phải tôi gắt gao cấm quý vị nghĩ tới vợ chồng con cái của mình. Nghĩ tới cũng được, nhưng họ chỉ nên là một phần của toàn thể mà thôi. Ðừng coi họ như khía cạnh quan trọng nhất mà phải bao gồm họ như một phần trong trời đất. Cầu nguyện tốt nhất là cầu lực lượng Minh sư hay lực lượng Thượng Ðế xoa dịu những khổ đau trên thế giới. Trong nghĩa này thì đương nhiên cả mình lẫn họ hàng quyến thuộc đều bao gồm cả trong đó. Ðó là lời cầu nguyện tốt nhất.
Thượng Ðế mới thật sự là ân nhân duy trì vạn vật
Tại sao chúng ta không thể giải thoát? Cho quý vị biết một "bí mật nhà nghề". Ðó là vì mình lầm giả với chân. Chúng ta mượn dạ con của một người để đến đây, rồi nghĩ rằng người đó là mẹ của mình. Chúng ta cảm thấy có bổn phận đối với người đó, nhưng quên mất người đã sinh ra mẹ của mình. Thượng Ðế sinh ra mẹ mình, Ngài cũng sinh ra mình. Thượng Ðế chăm lo cho bà ấy lớn khôn. Bây giờ Thượng Ðế cũng săn sóc cho mình, nhưng mình lại quên đi vị ân nhân thật sự đó là ai. Khi người nào cho chúng ta một đồng hay hai đồng, chúng ta biết ơn nói rằng: "Cám ơn, cám ơn nhiều lắm!" Khi người nào phục vụ cho chúng ta, chúng ta cũng nói: "Cám ơn, cám ơn nhiều lắm!" Và khi có ai chích thuốc cho chúng ta, chúng ta cũng nói: "Ối chào, tôi đội ơn ông!" Nhưng chúng ta lại quên ai mới chính là người đang săn sóc chúng ta, đang chăm lo cho ông bác sĩ kia, ban cho ông ta lực lượng để cứu chúng ta.
Người thật sự cứu mạng chúng ta là Thượng Ðế; Người thật sự duy trì chúng ta đó là Thượng Ðế; Người thật sự yêu thương chúng ta cũng là Thượng Ðế. Ý nói lực lượng tối cao mà cũng là trí huệ nguyên thủy của mình. Ðôi khi chúng ta quên đi vị ân nhân thật sự của mình cũng vì vị ân nhân giả kia, bởi vậy mà không giải thoát được. Ví dụ như, lá thư chúng ta nhận được là từ mẹ của mình hay từ người yêu của mình, đâu phải từ ông đưa thư. Người đưa thư chỉ giao thư mà thôi, ông đâu biết thư nói gì trong đó. Tuy nhiên, vì biết rằng ai là người đưa thư, chúng ta nói: "Cám ơn ông đưa thư nhé!" Làm vậy không có gì sai, nhưng khi cám ơn người nào ở đời này, chúng ta lại xem họ như là ân nhân mình vậy . Vì vậy tôi mới bảo quý vị đừng thờ phụng tôi. Tôi chỉ là người đưa thư đem quà đến cho quý vị. Món quà này vốn là của quý vị, cho nên đừng có thờ phụng người đưa thư này. Khi mình thờ phụng người đó, ngã chấp của họ sẽ tăng lên mỗi ngày mỗi lớn vì họ tưởng họ là người làm công việc ấy.
Trong thế giới này, thân xác của chúng ta không có gì là lớn lao. Phật tánh nằm ở bên trong chúng ta. Quý vị có Phật tánh, tôi cũng có Phật tánh. Vì quý vị quên Phật tánh của mình, tôi mới tới đây để mở nó ra cho quý vị. Vậy thôi. Không cần phải thờ phụng ai cả. Người ngoài tưởng tôi thích danh lợi, muốn được thờ phụng cúng bái nên mới đi giảng pháp trước công chúng. Ðâu phải vậy! Nếu vậy thì thích quá, ngày nào tôi cũng được tôn thờ. Trường hợp này không phải vậy. Không thấy tôi thường la nhiều nhất mấy người thờ phụng tôi sao? (Phải.) Cho nên đừng vô minh mà làm mấy chuyện lịch sự bề ngoài như vậy.
Phật Thích Ca có nói một câu tương tự như vầy: "Ta chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng; Ta không phải là mặt trăng. Theo ngón tay của Ta thì các ngươi sẽ nhìn thấy mặt trăng". Tuy nhiên, người đời biến Ngài thành vị Phật duy nhất. Vào thời Ngài tại thế thì Ngài đúng là vị duy nhất. Bây giờ không còn đúng nữa, nhưng đa số mọi người vẫn không hiểu sự thật này. Quý vị có đi đâu giải thích cho ai cũng không có người chấp nhận. Cho nên người ta mới tin là: "Phật Thích Ca cao hơn Chúa Giê-su" hoặc "Chúa Giê-su giỏi hơn Phật Thích Ca", "Lão Tử hay hơn Khổng Tử" hoặc là "Phật Thích Ca cao hơn Khổng Tử". Người đời không giải thoát nổi vì họ nhầm giả với chân.
Giải trừ duyên nghiệp và giúp người khác tu hành
Mỗi người trong chúng ta đều có duyên nghiệp không phải chỉ với một người mà với rất nhiều người. Chúng ta có rất nhiều cha mẹ. Sinh ra ở bất cứ thời nào chúng ta cũng có cha có mẹ; dù sinh ra làm súc vật, thiên nhân, chúng sinh A-tu-la, côn trùng hay cây cỏ, chúng ta cũng có cha mẹ. Cha mẹ của trái ổi là cây ổi. (Cười) Không có kiếp nào mình ra đời mà không cha mẹ. Thành ra, đời đời kiếp kiếp chúng ta có rất nhiều cha mẹ. Mỗi lần đầu thai vào thế giới này chúng ta chọn một đôi cha mẹ. Dù mình không chọn, người khác cũng chọn cho mình vì cha mẹ đó ngoài chúng ta ra còn có duyên nghiệp với người khác nữa. Chúng ta có nhiều sợi dây duyên nghiệp. Cho nên muốn cắt đứt duyên nghiệp này là một điều rất khó.
Mỗi lần trước khi xuống đây chúng ta đều phát nguyện trên đó là sẽ phát triển chính mình trở thành chúng sinh cao đẳng hơn, một Thánh nhân. Nhưng cuối cùng xuống đây rồi chúng ta lại bám víu vào "mẹ tôi", "ba tôi", "vợ tôi", "con tôi" và "cháu tôi". Thế là tiêu! Chúng ta mắc lưới, không sao ra được, không nhận thức nổi Chân lý. Nếu sau khi từ trên đó xuống đây chúng ta nhớ lại lời nguyện mà mình đã hứa thì giản dị quá rồi!
Khi xuống đây, nếu không có một đôi cha mẹ cho mình có thân thể thì làm sao xuống được? Chúng ta xuống được chính vì mình có nhân duyên đối với họ. Họ chỉ là phương tiện giống như xe tắc-xi. Ði tắc-xi từ Ðài Bắc đến Cao Hùng thì tiện hơn. Nếu không kiếm được tắc-xi thì phải đi xe lửa hay máy bay. Tất cả những thứ này chỉ là phương tiện. Nhưng người đời nói chung không hiểu sự thật này. Bà mẹ cho rằng "nó là con tôi". Ðứa con cũng coi bà mẹ như thân mẫu của nó, cho nên hai người bị cột lại với nhau.
Nếu cha mẹ, con cái đều khai ngộ và nhận thức được rằng họ sống trong cõi đời mộng ảo này là để giúp nhau tìm một vị Minh sư khai ngộ để tu hành, gia đình đó phước báu nhiều nhất. Nhờ giúp nhau tu hành mà họ tiến bộ rất nhanh, rồi cùng nhau đi lên. Cho dù họ không có duyên với nhau được bao lâu khi còn ở đây, sau khi lên đó rồi họ có thể ở chung với nhau. Như vậy có phải là tốt hơn không? (Phải). Bám víu nhau ở dưới này cùng lắm cũng giữ nhau được một trăm năm. Sau đó đường ai nấy đi, còn đau khổ hơn nhiều!
Nếu quý vị thật tình thương con, thương cha mẹ, thì nên khuyên họ vào cùng với quý vị mà tu pháp Quán Âm, rồi sau này mới được lên cùng với nhau, không bao giờ ngăn cách nữa. Như vậy có phải là tốt nhất không?(Vỗ tay) Phải! Dù cung cấp tiền bạc cho cha mẹ con cái nơi đây, cũng chẳng được bao nhiêu. Họ vẫn khổ, vẫn ngã bệnh và vẫn cứ vô minh. Sau này khi chúng ta lên kia rồi, họ vẫn còn bò lê ở dưới này.
Có hiếu với cha mẹ là giới thiệu cho họ pháp môn cứu cánh
Phật Thích Ca nói rằng đứa con hiếu đạo nhất là đứa con thuyết phục cha mẹ tu hành, nói cho họ biết chân pháp. Có hiếu nhất là khi chúng ta giúp họ hiểu được Chân lý và khai ngộ, không phải chỉ có biếu tiền bạc cho họ tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ mình không có tiền, chúng ta không thể bỏ bê họ để họ chết đói trong khi mình đi tầm Ðạo. Làm vậy cũng không đúng. Nếu có người nào có thể lo cho cha mẹ mình được, để họ không đói, như vậy thì tốt lắm! Có nghĩa là số mình rất tốt!
Lục Tổ Huệ Năng là con một, không có tiền, cho nên không tiện cho ngài đi tìm Ðạo. Nhưng sau này có người giúp đỡ, cho ngài một số tiền. Ngài lấy món tiền đó đem cho một người khác, nhờ họ chăm sóc cho mẹ. Xong việc ngài bỏ nhà đi liền lập tức. Ðó là cách làm việc của một người khai ngộ. Phật Thích Ca đi tu thành Ðạo, do đó mẹ của ngài mới lên được cung trời Ðao Lợi sau khi từ trần. Nếu Phật Thích Ca không đắc Ðạo, hay nếu mẹ của ngài không sinh ra ngài mà sinh ra một người bình thường thôi, thì có lẽ bà đã không được lên cung trời Ðao Lợi, khó mà biết được bà sẽ đi đâu sau khi chết.
Làm hoàng hậu bà cũng gây nghiệp chướng nặng nề. Mỗi ngày không làm gì cả, chỉ có tiêu thụ đồ ăn do kẻ khác trồng, trong khi đó trang phục áo quần sang trọng. Bà sống trong cung điện xây cất bằng thuế má, công lao của người khác, mỗi ngày có người hầu kẻ hạ. Tất cả những cái này tạo thành nghiệp chướng nợ nần đối với chúng sinh thì làm sao bà lên được cung trời Ðao Lợi? Ðịa ngục đầy vua chúa; đa số các vị vua thời xưa đến đó là vì nghiệp chướng họ vay người dân. Nếu một vị vua thiếu đạo đức không chăm lo dân chúng đàng hoàng thì trời hỡi! Tất cả những hôn quân bạo chúa đều đi địa ngục hết. Khi còn sống, quyền năng càng nhiều thì sau khi chết họ đi xuống càng thấp bấy nhiêu.
Chúng ta những người tu hành mang lại cho cha mẹ mình những lợi ích vô hình. Lợi ích lớn nhất là nâng cao linh hồn của họ lên thay vì chăm sóc cho thân thể vô thường của họ, trong lúc họ vẫn vô minh, dại dột lãng phí đời người của họ. Nếu không độ cho họ được thì cách tốt nhất là chúng ta tu hành rồi chia cho họ phước báu của mình trong vô hình. Nếu không chúng ta sẽ là những người con bất hiếu nhất!
Tôi rất thông cảm cho hoàn cảnh của anh. Tôi không trách anh mà chỉ trách công việc làm của anh. Ði tìm việc khác hay cắt bớt giờ làm một nửa, kiếm nửa lương thôi. Mệt mỏi thì đương nhiên không ngồi thiền được! Ðây là hậu quả của hoàn cảnh chứ không phải là anh không muốn ngồi thiền. Cũng vì lối sống này mà việc độ chúng sinh thời nay phức tạp hơn. Không phải là chuyện dễ vì con người không có thời giờ. Không phải quý vị không muốn theo tôi tu hành mà đời sống quá ư mệt mỏi. Sau khi Tâm Ấn, dù quý vị cố gắng hết sức thức dậy ngồi thiền, cuối cùng cũng bị ngủ gục. Mới đầu ngủ nằm, rồi sau đó ngồi dậy lại tiếp tục ngủ ở tư thế khác. Ðâu có gì khác. Quý vị thật tội nghiệp!
Nếu Phật Thích Ca phải làm việc nhiều như quý vị thì không thể nào mà Ngài thành Phật nổi; tôi bảo đảm với quý vị như vậy. Bất kể Ngài là Bồ Tát ở đẳng cấp nào, Ngài không thể thành đạt. Thời thế tạo anh hùng thì thời thế cũng tạo Bồ Tát. Thí dụ như, nếu Thánh Gandhi không sinh ra ở Ấn Ðộ thì ngài đã không trở nên một anh hùng. Hoặc là nếu ngài có sinh ra ở Ấn Ðộ đi nữa nhưng không vào thời đại đó hay không ở trong hoàn cảnh đó thì ngài đâu có nổi tiếng như vậy.
Tạo hoàn cảnh thuận lợi cho việc tu hành
Muốn trở thành Thánh nhân thì chúng ta phải tạo cho mình một hoàn cảnh thảnh thơi thoải mái để mà tu hành. Không phải tôi bảo quý vị cạo đầu xuất gia mà tôi chỉ muốn quý vị tìm công việc nào thích hợp. Nếu công việc của mình mệt mỏi quá hay mình bị buộc quá nhiều vào với thế giới này không thể nào thăng hoa lên được thì cũng nên đi tìm việc khác hoặc là làm phân nửa thôi. Mình đến thế giới này đâu phải để làm việc quần quật cho đến chết, mà tới đây để tìm Phật tánh, để nâng cao tâm linh của mình qua thân người. Và nên nhận thức ra rằng mục đích cứu cánh của mình là tiến lên cảnh giới siêu đẳng hơn chứ không phải bị xiềng xích ở chỗ này.
Cho nên nếu chúng ta thấy nghề nào đó không có ích cho sự tiến bộ tâm linh hay cho khát vọng Chân lý của mình thì biết rằng công việc đó không phải là lý tưởng, cần đi kiếm việc khác. Chúng ta phải sắp xếp đời sống làm sao cho có thời giờ để mà phát triển về phương diện tâm linh. Ðó là điều quan trọng nhất. Kiếm tiền thôi đâu phải là đủ. Ðừng để thế giới gạt mình! Cuối cùng ai là người tiêu số tiền kiếm được? Mình đâu có mặc mỗi ngày hơn ba bộ đồ! Mỗi lần mặc có một bộ; dù quần áo đẹp thế nào cũng không thể mặc một lúc cả ba. Thức ăn cũng vậy, ăn đâu có bao nhiêu, sao phải cực nhọc dữ vậy? Làm việc ngày mười lăm tiếng phát điên luôn!
Ðừng để vật chất trói buộc
Bởi vậy thời nay muốn tu hành khó lắm, khi trí huệ con người giảm bớt. Càng văn minh, họ trở thành càng ít trí huệ bởi vì thời giờ bận rộn. Ví dụ, ngày nay có điện thoại cho nên việc gọi bạn bè hoặc nói chuyện gẫu với người nào là chuyện đúng thôi. Bây giờ có truyền hình thì mình cũng nên xem, nếu không xem thì uổng quá. Có xe hơi thì cũng phải chạy vòng vòng. Nhiều khi không biết đi đâu cũng phải lái lang thang trong thành phố vì chán. Khi có thời giờ thì đi rửa xe, sửa xe, lo bảo hiểm. Rất nhiều chuyện phải làm!
Thành thử độ chúng sinh thời đại này có thể rất thuận tiện mà cũng có thể không thuận tiện vì người nào cũng bận. Chúng ta bận đến nỗi không có thời giờ để nghĩ tới giải thoát, để tự hỏi lòng: "Tại sao mình lại ở đây?" Chúng ta không có dịp để mà nghĩ: "À! Mình sinh ra đâu phải để làm nô lệ cho máy điện toán này!" Thời gian bị chiếm cứ quá nhiều mà vẫn không thức tỉnh. Bỏ ra mười lăm tiếng mà cuối cùng được gì? Không gì cả.
Trước kia thế giới không có máy điện toán mà cũng đâu có sao. Nói thế không phải là máy điện toán không hữu dụng. Chúng ta vẫn dùng nhưng không nên làm nô lệ cho nó. Ða số mọi người quên rằng xe hơi có đó là để phục vụ cho mình; thay vào đó họ lại trở thành nô lệ cho xe. Có phải vậy không? Có người đánh xe bóng loáng rồi không muốn xài. Trong đầu nghĩ tới xe cả ngày, trở thành nô lệ cho xe. Thậm chí có người hồ hởi kiếm tiền quên cả đau ốm bệnh tật. Muốn ăn mà không dám ăn. Muốn mặc đồ đẹp mà không chịu bỏ tiền, không bao giờ giúp bà con, bạn bè chỉ vì muốn giữ tiền, để dành cho nhiều, càng nhiều càng tốt.
Họ quên rằng tiền có đó là để mình xài, không phải để cho mình làm để kiếm. Cho nên không cần biết chúng ta xài món gì hay ra đời vào thời đại nào, miễn sao chúng ta biết chỗ nào phải ngừng lại và đừng làm nô lệ cho vật chất là được.
Hãy để tâm hồn khoáng đạt và bao trùm cả vũ trụ
Trên đường tu học chúng ta cần phải có một tâm hồn quảng đại, làm việc cho thế giới thay vì chỉ cho có một người hay một gia đình, thậm chí cho năm đời trong gia đình mình. Tuy nhiên, làm được cho năm đời trong gia đình tối thiểu cũng còn một chút tốt hơn là tu vì danh, vì lợi, vì muốn sống lâu hay được thần thông.
Khi cầu Sư Phụ giúp, đầu óc khoáng đạt rộng rãi bao nhiêu, ý chí vĩ đại bao nhiêu thì lực lượng của mình càng to lớn bấy nhiêu. Nhưng nếu chỉ cầu nguyện cho lợi ích của một mình mình thôi thì lời cầu nguyện đó không mạnh lắm. Cũng có ích, không phải là hoàn toàn vô ích, nhưng yếu hơn rất nhiều. Trong lúc tu hành chúng ta đạt tới một đẳng cấp không màng bất kỳ hoàn cảnh nào, để Sư Phụ lo cho mình khi mình ngã bịnh, chẳng màng nếu mình có trúng số hay thậm chí không còn một xu trong túi. Chúng ta không cầu gì cả, mà chỉ nghĩ: "Sư Phụ, Ngài biết tất cả, con không cần phải nói". Lúc đó mới có thể nói rằng mình đã lên đẳng cấp rất cao. Không cần biết là ngồi quán quang có thấy ánh sáng hay không, hay ngồi quán âm có nghe thấy gì không. Ðó là khi tâm hồn mình trở thành vô tư bình thản, tự tại nhất. Ðó là trạng thái của một người đã chứng Ðạo.
Sau khi theo tôi tu hành, một số người vẫn còn hỏi kiểu này: "Thưa Sư Phụ, chồng con..." hay là "Con trai của con..." hay là "Con..." Tôi không cấm quý vị hỏi những câu này, nhưng chúng ta cũng nên có đầu óc quảng đại bao dung tất cả những chúng sinh trong cõi đời này. Lúc đó mới nói rằng mình thật tâm tìm Chân lý. Chỉ tới đó đẳng cấp mới được nâng cao, mình mới bớt đi những ràng buộc, càng mạnh mẽ và thành Phật mau hơn.
Nếu cứ nghĩ tới một hay hai người, chúng ta sẽ bị họ ảnh hưởng — ý nói rằng mình sẽ thu nghiệp chướng của người đó. Bởi vì khi nghĩ tới người nào thì đương nhiên năng lực của họ sẽ đến với mình, dù đó là tốt hay xấu, lớn hay bé, từ lực lượng Phật hay lực lượng của Ma. Nghĩ tới ai là người đó ảnh hưởng tới mình. Cho nên mình phải nghĩ tới Ðấng Tối Cao, Vị có lực lượng lớn nhất, không có nghiệp chướng, để mà mình được lợi.
Nếu chúng ta thích nghiệp chướng trần gian hơn là Trời Phật hay hơn trí huệ toàn năng của mình, thì tự nhiên chúng ta cho thế giới này cơ hội để kéo mình xuống. Thành ra càng nghĩ rộng bao nhiêu, chúng ta càng có nhiều trí huệ, lực lượng và càng được nhiều lợi ích. Không phải tôi gắt gao cấm quý vị nghĩ tới vợ chồng con cái của mình. Nghĩ tới cũng được, nhưng họ chỉ nên là một phần của toàn thể mà thôi. Ðừng coi họ như khía cạnh quan trọng nhất mà phải bao gồm họ như một phần trong trời đất. Cầu nguyện tốt nhất là cầu lực lượng Minh sư hay lực lượng Thượng Ðế xoa dịu những khổ đau trên thế giới. Trong nghĩa này thì đương nhiên cả mình lẫn họ hàng quyến thuộc đều bao gồm cả trong đó. Ðó là lời cầu nguyện tốt nhất.
Thượng Ðế mới thật sự là ân nhân duy trì vạn vật
Tại sao chúng ta không thể giải thoát? Cho quý vị biết một "bí mật nhà nghề". Ðó là vì mình lầm giả với chân. Chúng ta mượn dạ con của một người để đến đây, rồi nghĩ rằng người đó là mẹ của mình. Chúng ta cảm thấy có bổn phận đối với người đó, nhưng quên mất người đã sinh ra mẹ của mình. Thượng Ðế sinh ra mẹ mình, Ngài cũng sinh ra mình. Thượng Ðế chăm lo cho bà ấy lớn khôn. Bây giờ Thượng Ðế cũng săn sóc cho mình, nhưng mình lại quên đi vị ân nhân thật sự đó là ai. Khi người nào cho chúng ta một đồng hay hai đồng, chúng ta biết ơn nói rằng: "Cám ơn, cám ơn nhiều lắm!" Khi người nào phục vụ cho chúng ta, chúng ta cũng nói: "Cám ơn, cám ơn nhiều lắm!" Và khi có ai chích thuốc cho chúng ta, chúng ta cũng nói: "Ối chào, tôi đội ơn ông!" Nhưng chúng ta lại quên ai mới chính là người đang săn sóc chúng ta, đang chăm lo cho ông bác sĩ kia, ban cho ông ta lực lượng để cứu chúng ta.
Người thật sự cứu mạng chúng ta là Thượng Ðế; Người thật sự duy trì chúng ta đó là Thượng Ðế; Người thật sự yêu thương chúng ta cũng là Thượng Ðế. Ý nói lực lượng tối cao mà cũng là trí huệ nguyên thủy của mình. Ðôi khi chúng ta quên đi vị ân nhân thật sự của mình cũng vì vị ân nhân giả kia, bởi vậy mà không giải thoát được. Ví dụ như, lá thư chúng ta nhận được là từ mẹ của mình hay từ người yêu của mình, đâu phải từ ông đưa thư. Người đưa thư chỉ giao thư mà thôi, ông đâu biết thư nói gì trong đó. Tuy nhiên, vì biết rằng ai là người đưa thư, chúng ta nói: "Cám ơn ông đưa thư nhé!" Làm vậy không có gì sai, nhưng khi cám ơn người nào ở đời này, chúng ta lại xem họ như là ân nhân mình vậy . Vì vậy tôi mới bảo quý vị đừng thờ phụng tôi. Tôi chỉ là người đưa thư đem quà đến cho quý vị. Món quà này vốn là của quý vị, cho nên đừng có thờ phụng người đưa thư này. Khi mình thờ phụng người đó, ngã chấp của họ sẽ tăng lên mỗi ngày mỗi lớn vì họ tưởng họ là người làm công việc ấy.
Trong thế giới này, thân xác của chúng ta không có gì là lớn lao. Phật tánh nằm ở bên trong chúng ta. Quý vị có Phật tánh, tôi cũng có Phật tánh. Vì quý vị quên Phật tánh của mình, tôi mới tới đây để mở nó ra cho quý vị. Vậy thôi. Không cần phải thờ phụng ai cả. Người ngoài tưởng tôi thích danh lợi, muốn được thờ phụng cúng bái nên mới đi giảng pháp trước công chúng. Ðâu phải vậy! Nếu vậy thì thích quá, ngày nào tôi cũng được tôn thờ. Trường hợp này không phải vậy. Không thấy tôi thường la nhiều nhất mấy người thờ phụng tôi sao? (Phải.) Cho nên đừng vô minh mà làm mấy chuyện lịch sự bề ngoài như vậy.
Phật Thích Ca có nói một câu tương tự như vầy: "Ta chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng; Ta không phải là mặt trăng. Theo ngón tay của Ta thì các ngươi sẽ nhìn thấy mặt trăng". Tuy nhiên, người đời biến Ngài thành vị Phật duy nhất. Vào thời Ngài tại thế thì Ngài đúng là vị duy nhất. Bây giờ không còn đúng nữa, nhưng đa số mọi người vẫn không hiểu sự thật này. Quý vị có đi đâu giải thích cho ai cũng không có người chấp nhận. Cho nên người ta mới tin là: "Phật Thích Ca cao hơn Chúa Giê-su" hoặc "Chúa Giê-su giỏi hơn Phật Thích Ca", "Lão Tử hay hơn Khổng Tử" hoặc là "Phật Thích Ca cao hơn Khổng Tử". Người đời không giải thoát nổi vì họ nhầm giả với chân.
Giải trừ duyên nghiệp và giúp người khác tu hành
Mỗi người trong chúng ta đều có duyên nghiệp không phải chỉ với một người mà với rất nhiều người. Chúng ta có rất nhiều cha mẹ. Sinh ra ở bất cứ thời nào chúng ta cũng có cha có mẹ; dù sinh ra làm súc vật, thiên nhân, chúng sinh A-tu-la, côn trùng hay cây cỏ, chúng ta cũng có cha mẹ. Cha mẹ của trái ổi là cây ổi. (Cười) Không có kiếp nào mình ra đời mà không cha mẹ. Thành ra, đời đời kiếp kiếp chúng ta có rất nhiều cha mẹ. Mỗi lần đầu thai vào thế giới này chúng ta chọn một đôi cha mẹ. Dù mình không chọn, người khác cũng chọn cho mình vì cha mẹ đó ngoài chúng ta ra còn có duyên nghiệp với người khác nữa. Chúng ta có nhiều sợi dây duyên nghiệp. Cho nên muốn cắt đứt duyên nghiệp này là một điều rất khó.
Mỗi lần trước khi xuống đây chúng ta đều phát nguyện trên đó là sẽ phát triển chính mình trở thành chúng sinh cao đẳng hơn, một Thánh nhân. Nhưng cuối cùng xuống đây rồi chúng ta lại bám víu vào "mẹ tôi", "ba tôi", "vợ tôi", "con tôi" và "cháu tôi". Thế là tiêu! Chúng ta mắc lưới, không sao ra được, không nhận thức nổi Chân lý. Nếu sau khi từ trên đó xuống đây chúng ta nhớ lại lời nguyện mà mình đã hứa thì giản dị quá rồi!
Khi xuống đây, nếu không có một đôi cha mẹ cho mình có thân thể thì làm sao xuống được? Chúng ta xuống được chính vì mình có nhân duyên đối với họ. Họ chỉ là phương tiện giống như xe tắc-xi. Ði tắc-xi từ Ðài Bắc đến Cao Hùng thì tiện hơn. Nếu không kiếm được tắc-xi thì phải đi xe lửa hay máy bay. Tất cả những thứ này chỉ là phương tiện. Nhưng người đời nói chung không hiểu sự thật này. Bà mẹ cho rằng "nó là con tôi". Ðứa con cũng coi bà mẹ như thân mẫu của nó, cho nên hai người bị cột lại với nhau.
Nếu cha mẹ, con cái đều khai ngộ và nhận thức được rằng họ sống trong cõi đời mộng ảo này là để giúp nhau tìm một vị Minh sư khai ngộ để tu hành, gia đình đó phước báu nhiều nhất. Nhờ giúp nhau tu hành mà họ tiến bộ rất nhanh, rồi cùng nhau đi lên. Cho dù họ không có duyên với nhau được bao lâu khi còn ở đây, sau khi lên đó rồi họ có thể ở chung với nhau. Như vậy có phải là tốt hơn không? (Phải). Bám víu nhau ở dưới này cùng lắm cũng giữ nhau được một trăm năm. Sau đó đường ai nấy đi, còn đau khổ hơn nhiều!
Nếu quý vị thật tình thương con, thương cha mẹ, thì nên khuyên họ vào cùng với quý vị mà tu pháp Quán Âm, rồi sau này mới được lên cùng với nhau, không bao giờ ngăn cách nữa. Như vậy có phải là tốt nhất không?(Vỗ tay) Phải! Dù cung cấp tiền bạc cho cha mẹ con cái nơi đây, cũng chẳng được bao nhiêu. Họ vẫn khổ, vẫn ngã bệnh và vẫn cứ vô minh. Sau này khi chúng ta lên kia rồi, họ vẫn còn bò lê ở dưới này.
Có hiếu với cha mẹ là giới thiệu cho họ pháp môn cứu cánh
Phật Thích Ca nói rằng đứa con hiếu đạo nhất là đứa con thuyết phục cha mẹ tu hành, nói cho họ biết chân pháp. Có hiếu nhất là khi chúng ta giúp họ hiểu được Chân lý và khai ngộ, không phải chỉ có biếu tiền bạc cho họ tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ mình không có tiền, chúng ta không thể bỏ bê họ để họ chết đói trong khi mình đi tầm Ðạo. Làm vậy cũng không đúng. Nếu có người nào có thể lo cho cha mẹ mình được, để họ không đói, như vậy thì tốt lắm! Có nghĩa là số mình rất tốt!
Lục Tổ Huệ Năng là con một, không có tiền, cho nên không tiện cho ngài đi tìm Ðạo. Nhưng sau này có người giúp đỡ, cho ngài một số tiền. Ngài lấy món tiền đó đem cho một người khác, nhờ họ chăm sóc cho mẹ. Xong việc ngài bỏ nhà đi liền lập tức. Ðó là cách làm việc của một người khai ngộ. Phật Thích Ca đi tu thành Ðạo, do đó mẹ của ngài mới lên được cung trời Ðao Lợi sau khi từ trần. Nếu Phật Thích Ca không đắc Ðạo, hay nếu mẹ của ngài không sinh ra ngài mà sinh ra một người bình thường thôi, thì có lẽ bà đã không được lên cung trời Ðao Lợi, khó mà biết được bà sẽ đi đâu sau khi chết.
Làm hoàng hậu bà cũng gây nghiệp chướng nặng nề. Mỗi ngày không làm gì cả, chỉ có tiêu thụ đồ ăn do kẻ khác trồng, trong khi đó trang phục áo quần sang trọng. Bà sống trong cung điện xây cất bằng thuế má, công lao của người khác, mỗi ngày có người hầu kẻ hạ. Tất cả những cái này tạo thành nghiệp chướng nợ nần đối với chúng sinh thì làm sao bà lên được cung trời Ðao Lợi? Ðịa ngục đầy vua chúa; đa số các vị vua thời xưa đến đó là vì nghiệp chướng họ vay người dân. Nếu một vị vua thiếu đạo đức không chăm lo dân chúng đàng hoàng thì trời hỡi! Tất cả những hôn quân bạo chúa đều đi địa ngục hết. Khi còn sống, quyền năng càng nhiều thì sau khi chết họ đi xuống càng thấp bấy nhiêu.
Chúng ta những người tu hành mang lại cho cha mẹ mình những lợi ích vô hình. Lợi ích lớn nhất là nâng cao linh hồn của họ lên thay vì chăm sóc cho thân thể vô thường của họ, trong lúc họ vẫn vô minh, dại dột lãng phí đời người của họ. Nếu không độ cho họ được thì cách tốt nhất là chúng ta tu hành rồi chia cho họ phước báu của mình trong vô hình. Nếu không chúng ta sẽ là những người con bất hiếu nhất!