Bữa nay, Sư Phụ thấy hình như quý vị vừa mới nghỉ hè về. Phải không? Đúng là quý vị đi nghỉ hè về? Sao quý vị có vui vẻ không?
Có lẽ khi quý vị rời khỏi thế giới này để trở về Thiên quốc sẽ là kỳ nghỉ hè vui thích nhất. Tuy nhiên chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Giống như khi chúng ta đi nghỉ hè, dù lâu hay mau, chúng ta cũng phải sửa soạn hành lý, sổ chi phiếu, xăng nhớt, áo quần và những vật dụng cần thiết khi đi đường cũng như lúc đến nơi. Vì vậy ngay từ bây giờ, chúng ta phải chuẩn bị cho ngày cuối cùng của cuộc hành trình của chúng ta.
Có lẽ khi quý vị rời khỏi thế giới này để trở về Thiên quốc sẽ là kỳ nghỉ hè vui thích nhất. Tuy nhiên chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Giống như khi chúng ta đi nghỉ hè, dù lâu hay mau, chúng ta cũng phải sửa soạn hành lý, sổ chi phiếu, xăng nhớt, áo quần và những vật dụng cần thiết khi đi đường cũng như lúc đến nơi. Vì vậy ngay từ bây giờ, chúng ta phải chuẩn bị cho ngày cuối cùng của cuộc hành trình của chúng ta.
Bây giờ có người nói với Sư Phụ: "Không, không, khi tôi chết Phật Bồ Tát sẽ đến phù hộ, gia trì và đưa tôi về đất Phật, vì tôi là một Phật Tử". Và những tín hữu Thiên Chúa Giáo cũng nói: "Không, khi tôi chết, Chúa Giê Su, Đấng Cứu Thế, sẽ dẫn tôi về Thiên quốc". Nhưng chúng ta đã quên những gì đức Phật nói về sự giải thoát, sự trở về Phật quốc và chúng ta cũng quên những gì Chúa nói làm thế nào để trở về Thiên quốc. Bây giờ những điều Sư Phụ nói với quý vị không có gì mới lạ. Tất cả đều nằm trong Thánh Kinh và trong kinh điển Phật giáo. Sư Phụ chỉ trích dẫn ra để nhấn mạnh rằng chúng ta phải tuân hành những lời khuyên của các Ngài để có thể thực sự bước vào Phật quốc hoặc Thiên quốc.
Chúng ta phải chuẩn bị thế nào cho ngày đó? Phần lớn chúng ta đều không rõ. Chúng ta đều biết lo cho tuổi già, lúc bịnh hoạn, bảo hiểm nhân thọ, nhưng không ai biết chuẩn bị việc "bảo hiểm cái chết". Đó là sự bảo hiểm cần thiết nhất mà chúng ta phải nhớ. Khi người mẹ sanh con, mọi người đều xúm lại giúp đỡ, khi chúng ta cưới gả, bao nhiêu người đến để chúc mừng và giúp chúng ta sửa soạn cho ngày vui. Thật vậy, trong mọi trường hợp, chúng ta đều được sự yểm trợ và giúp sức; nhưng khi chúng ta lìa khỏi cuộc đời này, sẽ không có ai giúp đỡ chúng ta ngoại trừ thần chết.
Đức Phật có nói: "Nếu những ai không gặp Phật sẽ phải trở lại trong vòng luân hồi sanh tử. Họ có thể tái sanh làm Thiên nhân hoặc làm con người; họ thể sanh vào địa ngục hoặc thế giới loài vật, nhưng chắc chắn không thể sanh vào Phật quốc". Phật quốc có nghĩa là gì? Đó là nơi vĩnh viễn an lạc, hạnh phúc tối thượng hoặc Niết Bàn như là Phật giáo thường mô tả. Phật là gì? Mọi người đều nghe biết về Phật nhưng hầu hết đều không tìm hiểu ý nghĩa thực sự của danh từ này. Phật, như Sư Phụ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chỉ là một danh từ Phạn ngữ nói về vị thầy khai ngộ và chỉ có nghĩa vậy thôi. Bất cứ khi nào quý vị gặp được một vị thầy khai ngộ đó là quý vị gặp Phật. Cũng vậy, danh từ Chúa (Christ) trong ngôn ngữ Do Thái có nghĩa là một vị Thánh khai ngộ, một Thiên Sứ hay Sứ Giả của Thượng Đế, một Đấng Cứu Thế; là người có thể cho ta sự giải thoát và đưa chúng ta trở về Thiên Quốc. Bởi lý do đó Phật nói rằng nếu chúng ta không gặp được một vị thầy khai ngộ hoặc một vị Phật thì chúng ta khó mà được giải thoát hoàn toàn, cũng như không có dịp thấu hiểu được thế giới vô hình của cõi cao nhất. Rồi chúng ta sẽ từ trên trời xuống địa ngục, luân hồi trong thế giới của tám mươi bốn ngàn chủng loại, mà không bao giờ trở thành Phật có nghĩa là không bao giờ trở thành một vị Đại Khai Ngộ. Đó là tất cả ý nghĩa của danh từ Phật.
Bây giờ chúng ta trở về Chúa Giê Su. Quý vị đã quên những gì Chúa nói, rằng nếu chúng ta muốn trở về Thiên quốc, "Không ai có thể đến với Cha Ta mà không qua Ta". "Ta" ở đây có nghĩa là gì? "Ta" là con của Thượng Đế, là kẻ thấu hiểu hoàn toàn Thượng Đế, là kẻ thấy được Thượng Đế trong ta. Và là kẻ tìm thấy được Thiên quốc trong tâm mình. "Thiên quốc ở trong mỗi chúng ta", không ai nói "Thiên quốc ở bên ngoài". Như mọi người nói: "Phật tại tâm". Mọi người đều biết Thiên quốc có thể đạt được, Thiên quốc trong chúng ta.
Không phải chỉ có Thánh Kinh, kinh Phật nói như vậy mà tất cả kinh sách của các tôn giáo đều nói một ý. Đôi khi Sư Phụ nghiên cứu giáo lý tôn giáo Sikh, Sư Phụ có thể nói với quý vị rằng giáo lý của tôn giáo Sikh thật hoàn toàn và Sư Phụ chỉ tiếc rằng mình không đủ thì giờ để nghiên cứu một cách tường tận, chỉ đọc được một phần nhỏ mà thôi. Kinh này thật vĩ đại, Sư Phụ sẽ mua một quyển khi trở lại Ấn Độ. Kinh này có tên là "Adi Granth" trong đó bao gồm lời dạy của tất cả những vị thầy vĩ đại ngày xưa trên thế giới. Các Ngài đều ca tụng lực lượng Thượng Đế bên trong, Ánh Sáng bên trong, Chấn Động bên trong, Âm Thanh của Vũ Trụ (loại âm nhạc). Đạo Sư Nanak người khai sáng tôn giáo Sikh nói nhiều điều tương tự như đức Chúa và đức Phật, Ngài ca tụng sức chấn động bên trong, nó chính là Thánh Từ (Word) trong Thánh Kinh và là Pháp Môn Quán Âm trong Phật giáo. Trong tất cả các kinh điển của các tôn giáo Sư Phụ thấy đều nói rằng Âm Thanh nội tại này có thể giải thoát, nuôi dưỡng và mang con người trở về với Thượng Đế khi thời điểm đến.
Khi Chúa Giê Su nói: "Không ai có thể đến với Cha Ta mà không qua Ta". Chúa không nói cái "Ta" (bản ngã), cái "Ta" cao ngạo, cái "Ta" vô minh. Cái "Ta" mà Chúa muốn nói đây là cái Ta duy nhất, độc nhất, cái Ta thấu hiểu muôn vật, làm chủ muôn loài, tạo dựng mọi vật, có thể hoàn thành mọi sự mà chẳng cần cai quản, cũng như Lão Tử đã nói: "Làm mà không làm".
Thế nào là đạt tới cảnh giới: "Làm mà không làm"? Lúc đó chúng ta đánh mất cái "Ngã". Đó là đạt tới cảnh giới "Vô Ngã" qua trạng thái "Ta và Cha Ta là một". Cũng như khi Phật nói: "Bố thí mà không biết rằng mình bố thí mới thật sự là bố thí". Chúa Giê cũng nói "Khi ta cho ai bằng tay trái thì đừng để cho tay phải biết". Tất cả đều diễn tả trạng thái vô ngã của sự khai ngộ.
Cho nên khi Chúa Giê Su nói: "Không ai đến với Cha Ta mà không qua Ta", là Chúa muốn nói đến cái "Ta" khai ngộ bởi vì lúc đó Chúa đã khai ngộ. Nếu chúng ta theo Ngài, Chúa Giê Su đã khai ngộ, chúng ta sẽ trở về với Cha Ta. Đó mới chính thực là điều Chúa muốn nhắn nhủ. Nhưng khi Chúa Giê Su rời bỏ thế giới này rồi, chúng ta phải theo học một vị minh Sư khai ngộ khác, bất luận ông ấy, bà ấy từ Ấn Độ, từ nước Mỹ hoặc bất cứ từ quốc gia nào.
Sư Phụ nghĩ rằng hiện tại ở Mỹ, Emerson là một vị thầy khai ngộ vĩ đại. Ông ta đã phát biểu tương tự về trạng thái vô ngã khi ông nói: "Hãy để Thượng Đế điều hành vũ trụ thì chúng ta sẽ trút được gánh nặng trên vai". Và bây giờ việc gì xảy ra cho chúng ta? Chúng ta điều hành tất cả vũ trụ, chúng ta lo lắng mọi sự việc bằng cái đầu óc bé bỏng, hạn hẹp và với lực lượng vật chất vô cùng yếu điếu này. Cho nên chúng ta chán nản, kiệt quệ, mệt mỏi và đầu óc nặng chĩu vì chúng ta không để Thượng Đế điều hành vũ trụ mà chúng ta tự điều hành. Chúng ta còn điều khiển cả Thượng Đế bằng cách bắt Thượng Đế làm điều này, điều nọ, bằng cách cầu khẩn Thượng Đế mỗi ngày: "Xin Thượng Đế làm ơn giúp con, Thượng Đế hãy cho con trai của con thi đậu và con gái của con được thành gia thất tốt đẹp. Cửa tiệm của con ế ẩm, xin cho con được buôn may bán đắt". Mỗi ngày chúng ta chỉ định Thượng Đế làm việc cho chúng ta và khi được toại nguyện thì chúng ta tức giận, bất mãn. Nhiều người rời bỏ tôn giáo vì nghĩ rằng Thượng Đế không chiều theo ý mình. Đôi khi chúng ta còn cho rằng tôn giáo là không tốt, không ích lợi và mình chỉ là kẻ mê tín mà thôi. Đó là vì chúng ta không thấy được chứng tích gì về sự tận tâm tin tưởng vào tôn giáo. Những kẻ nào có lòng tin tưởng vào bất kỳ tôn giáo nào cũng tìm thấy giải đáp, thấy được lực lượng tiềm tàng của Thượng Đế. Tuy nhiên rất là ít ỏi.
Chúng ta nghe nói rất nhiều về những vị Thánh Nhân chẳng hạn như Thánh Francisco, Thánh José, Thánh Clara. Tất cả đều là tên theo Tây Ban Nha của các vị Thánh vĩ đại trong quá khứ. Thánh Francis, tiếng Tây Ban Nha là Francisco. Phải vậy không? Hai tên đều là một vị Thánh nổi danh Francis. Bây giờ hãy tìm xem lý do gì vị này được trở thành Thánh Nhân. Có lẽ vị này nhờ có được một vị thầy Đại khai ngộ chỉ dạy cho nên vị này mới trở thành một vị Thánh vĩ đại. Nếu chỉ tự tu hành một mình, dù thật sự thành tâm, cũng chỉ có thể trở thành một vị Thánh nhưng đẳng cấp thấp hơn, một người vô cùng từ bi, vô cùng khiêm nhường và vô cùng thành tâm với Thượng Đế.
Nhưng một vị Thánh thực sự ở cấp bậc cao hơn như đức Phật, như Đại Sư Nanak, như Chúa Giê Su, làm sao chúng ta biết được? Chúng ta có thể biết được qua những tấm gương sáng về đời sống của các vị đó. Chúng ta biết làm sao các Ngài cứu độ chúng sanh, các Ngài giải thoát con người khỏi vòng sanh tử luân hồi, giải thoát khỏi phiền não và đau khổ. Phật có thể vô sở bất tại cũng như Chúa Giê Su, các Ngài có năng lực nghe được sự đau khổ của mọi người ngay lập tức, Đại Sư Nanak của Tôn giáo Sikh, Krishna của Ấn Độ giáo và tất cả các vị Thánh trong quá khứ đều như vậy. Sư Phụ không thể nói hết được vì các vị Thánh trong quá khứ thì nhiều vô kể như số cát của sông Hằng. Có các vị Thánh đẳng cấp cao hơn và có vị thấp hơn. "Nhìn quả biết cây". Cho nên chúng ta có thể xếp hạng các vị Thánh Nhân tuỳ theo lực lượng và những hành động của các vị đó.
Không có nghĩa rằng một vị Thánh nổi tiếng mới là một vị Thánh vĩ đại. Không phải, điều này không cần thiết. Có nhiều trường hợp như khi một vị Thánh còn tại thế, họ không được nổi tiếng và có khi còn bị xử tử bởi những người ghen tức. Như Chúa Giê Su, như Đại Sư Nanak, hoặc Minh Sư thứ 10 của Tôn giáo Sikh, Gob Singh, bị săn đuổi từ nơi này qua nơi khác trong khi đi cứu độ chúng sanh. Các Ngài rao giảng chân lý cho những người thờ phụng họ, bởi vì những người này có thể nghiệm bên trong. Họ biết rằng tất cả những điều các vị Thánh nói đều là sự thật, những điều rao giảng đều là chân lý và họ không dối gạt người. Người ta có những ấn chứng về sự khai ngộ từ những vị này, nên họ tin tưởng các Ngài. Họ tin Chúa Giê Su bởi vì Chúa Giê Su cho họ bằng chứng, họ tin tưởng đức Phật vì Ngài cho họ chứng nghiệm của sự Tức Khắc Khai Ngộ. Cho nên đại chúng và các đệ tử thờ phụng Ngài, còn các người khác thì lại ghen ghét và tìm cách hãm hại các Ngài.
Cho nên khi một vị Minh Sư còn tại thế, chưa hẳn là đời sống của Ngài phẳng lặng dễ dàng và không phải tất cả mọi người đều đến quì phục dưới chân Ngài. Có thể có một vài Minh Sư có đời sống như vậy, nhưng những vị khác thì không như thế. Trong thời cổ xưa, thật là khó công khai làm minh sư.
Bây giờ chúng ta trở về với danh từ "Ta" của Chúa Giê Su. Tại sao Ngài lại nói rằng mọi người đều phải theo Ngài, nếu không mọi người sẽ xuống một tầng thấp hơn, thí dụ như địa ngục. Bởi vì nếu chúng ta không có một vị Minh Sư dẫn dắt thì rất khó cho chúng ta phải lội một mình qua đại dương của giòng đời để đến bờ bên kia của sự giải thoát. Cũng giống như khi chúng ta học bơi một mình rất nguy hiểm. Tốt hơn là học bơi với một chuyên viên bơi lội, người này biết cách bơi, chính họ đã bơi qua sông nhiều lần và họ biết chỗ nào có nước xoáy, chỗ nào nguy hiểm, chỗ nước sâu, chỗ có đá ngầm... Cho nên họ có thể dẫn đường cho quý vị một cách dễ dàng giống như một vị thuyền trưởng đã vượt Đại Dương rất nhiều lần. Hầu hết những tín đồ Thiên Chúa giáo tin tưởng rằng Chúa Giê Su là đức Chúa duy nhất. Đối với những Phật Tử cũng như vậy, từ hàng ngàn năm, họ tin tưởng rằng Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật duy nhất đã được sanh ra trong thế giới này. Như ngày hôm qua Sư Phụ đã nói, chúng ta đã quên Phật từng nói: "Ta là Phật đã thành và các con là Phật sẽ thành". Tất cả mọi người đều có thể thành Phật nội trong một đời. Chúa Giê Su nói: "Tất cả chúng sanh đều là con cái của Thượng Đế. Tất cả những gì Ta làm được ngày hôm nay, các ngươi cũng có thể làm được, mà còn vĩ đại và tốt hơn nữa". Chúa đã không nói: "Ta làm tốt hơn các con và các con không bao giờ có thể làm được". Cho nên chúng ta đã quên mất lời Chúa và tự hạ thấp mình; chúng ta quên rằng Thiên quốc là ở bên trong ta.
Nếu Thiên quốc ở bên trong ta như trong Kinh Thánh đã viết, thì tại sao chúng ta không quay vào bên trong và tìm xem nó ở đâu hoặc là tìm người nào đã tìm thấy Thiên quốc ở bên trong mà hỏi. Thật là giản dị. Bây giờ nếu Phật nói Phật tính ở trong ta, và mọi người đều có Phật tánh. Tại sao chúng ta không quay vào bên trong để tìm xem ông Phật của mình ở đâu? Thay vì đi đến chùa chiền vái lạy tượng gỗ. Chỉ khi nào chúng ta biết được Phật tánh của mình ở đâu, lúc đó chúng ta mới có thể thờ phượng Phật Thích Ca Mâu Ni thành kính hơn. Chỉ khi nào chúng ta thấy Chúa Giê Su hoặc Thiên quốc trong ta, chúng ta mới thật sự thấu hiểu và thương Chúa Giê Su đến mức độ nào, đội ơn Chúa đến mức nào và lúc đó chúng ta mới có thể thật sự thờ phượng Thượng Đế.
Nếu như đa số chúng ta, trong một lúc nào đó, chưa biết Thượng Đế là gì thì Thượng Đế chỉ là một quan niệm trừu tượng. Chúng ta nghĩ rằng Thượng Đế là tình thương. Nhưng tình thương này là gì? Nếu Thượng Đế yêu thương chúng ta, tại sao mỗi ngày chúng ta còn cảm thấy khốn khổ? Tại sao Ngài không cho chúng ta tiền khi chúng ta không có một đồng? Tại sao Ngài không chữa trị khi chúng ta đau yếu, tại sao Ngài không cứu giúp khi chúng ta lâm nguy và gọi tên Ngài? Chúng ta không thể biết được tình thương của Thượng Đế nếu chúng ta không câu thông được với Ngài.
Vì vậy, mục đích nói chuyện của Sư Phụ là Sư Phụ đã biết con đường giúp quý vị câu thông với lực lượng tình thương này câu thông với Thiên quốc trong ta, Phật quốc trong ta này. Rồi mỗi ngày quý vị sẽ hiểu rõ tình thương đó, quý vị sẽ hiểu rõ Thượng Đế là tình thương, không phải là một người có râu dài như thế này hoặc như thế khác, mà là tình thương chân thật. T-H-Ư-Ơ-N-G.
Rồi "Nếu chúng ta tiếp xúc với Thượng Đế, chúng ta sẽ tan biến". Có nghĩa là gì? Đó là khi chúng ta được lo lắng săn sóc trong 24 giờ mỗi ngày, mỗi một phút, biết rằng Ngài ở đó, tình thương bao trùm chúng ta, phát xuất từ chúng ta, và rồi cũng phóng ra mọi phương để lợi ích cho kẻ khác. Đó là tình yêu chân thật, không phải chỉ ôm lấy kẻ khác và nói rằng: "Tôi thương anh". Đó là ý nghĩa của tình thương bao la của vũ trụ mà quý vị hiện có, quý vị ngủ với nó, quý vị ăn với nó và quý vị thấu hiểu đến độ không cần nói về nó, bởi vì nó hiển nhiên đến nỗi ngôn từ không cần thiết nữa.
Nếu quý vị cứ ra ngoài và la lên, "Thương, thương, thương... Thượng Đế là tình thương. Tôi yêu anh, và mọi người phải yêu thương lẫn nhau", rồi một phút sau chúng ta lại đánh nhau (Mọi người cười). Chúng ta nói cho nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, cũng giống như một người không có tiền mà cứ la lên "Tiền, tiền". Một người triệu phú không cần ra ngoài la lên, "Tôi có tiền !" Người này có tiền và biết rõ điều này; ông ta chắc chắn có tiền nên vừa đi vừa cười. Khi mọi người nói về tiền và cãi nhau về một vài xu ở ngoài đường, ông ta sẽ cười và nói: "Có đáng gì đâu? Chỉ vì một vài xu mà cãi nhau sao?" Có hiểu không? Ông ta có nhiều tiền đến nỗi không thể tin rằng người ta cãi nhau vì một đồng xu.
Tương tự như vậy, khi một vị Thánh khai ngộ ra ngoài giảng pháp, vị này không bao giờ nói về Thượng Đế và Phật, bởi vì Ngài không cần phải lý luận gì nữa. Ngài biết Thượng Đế là gì; Ngài ở cùng với Thượng Đế, Ngài ở bên trong Thượng Đế và chúng ta có thể nói, "Ngài với Thượng Đế là một", như đức Giê su đã nói. Nhưng rồi, vị này không đi ra ngoài vênh mặt lên nói: "Ta với Thượng Đế là một", (mọi người cười) hoặc giả cố tình làm cho người ta hiểu mình là như vậy. Không, không. Người đó sẽ vô cùng khiêm tốn đáng yêu và thật bình thường.
Cho nên trong Đạo Lão có câu, "Tâm bình thường là Đạo, là Pháp hay là Phật". Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ tự nói: "Được, tôi là người bình thường, tôi có tâm bình thường rồi, cho nên tôi không cần phải tọa thiền, không cần cầu Thượng Đế giúp cho tôi được khai ngộ, bởi vì Tâm bình thường là Đạo mà". Không phải vậy. Ý nghĩa chân thực của câu "Tâm bình thường là Đạo" là khi chúng ta đã đạt được Đạo, lúc đó chúng ta mới thật sự là bình thường, ý nghĩa rất ư là tinh vi, bình thường và tầm thường. Nhưng người tầm thường không phải là bình thường. Tại sao vậy?
Bởi vì đầu óc của chúng ta bị quấy nhiễu bởi đủ thứ tạp niệm, đủ thứ chi phối, đó không phải là "đầu óc bình thường". Một đầu óc bình thường là một người cần ngủ khi mệt mỏi, cần ăn khi đói bụng. Người đó không có bị chi phối. Người đó khai ngộ mà không nghĩ rằng mình đã khai ngộ, là Phật mà không cho rằng mình là Phật, không hề hãnh diện về quả vị của mình. Người đó cũng ăn, cũng ngủ như mọi người, nhưng mà Ngài là Phật; Ngài vô cùng bình thường trong tâm hồn, vô cùng an bình tự tại, cùng hoà đồng với mọi chúng sanh không một chút ghen ghét, không buồn phiền, không chút lo lắng và không bị chi phối gì cả.
Đó mới đích thực là tâm bình thường, tâm của một người khai ngộ. Ngày cả khi đang ăn uống họ cũng có thể hoá thân đi khắp mọi nơi trong vũ trụ để cứu vớt chúng sanh; ngay cả khi đang ngủ, hoá thân của họ cũng bay khắp mọi nơi trong vũ trụ, xuống Địa ngục hoặc lên Thiên đàng cứu vớt muôn người và dạy dỗ muôn loài. Đối với các Ngài đó là điều rất bình thường. Đó là lý do người ta nói "tâm bình thường là Đạo".
Những người bình thường như chúng ta thì không được như vậy, chúng ta chưa đạt được cái Đạo này; chúng ta có đó nhưng chúng ta chưa nhận biết được. Những người tâm không loạn sẽ nhận thức được Đạo; vì nhận thức được Đạo nên họ khai ngộ, họ trở thành Phật, thành Thánh , thành Chúa hoặc hợp nhất với Thượng Đế. Đó là sự khác biệt giữa tâm bình thường và người bình thường.
Nhưng tại sao Chúa Giê Su lại nói: "Không ai đến với Cha Ta mà không qua Ta ?" Phải chăng Ngài vẫn còn ngã mạn. Không phải vậy. Ngài chỉ nói sự thực với mục đích khai ngộ cho chúng ta; nếu không Ngài sẽ chẳng quan tâm làm chi. Ngài có thể chỉ ăn và ngủ, thay vì chỉ hy sinh thân xác hao mòn sức khoẻ để nói với những kẻ vô minh. Đức Krishna cũng có nói như thế trong kinh Bhagavad Gita: "Khi các ngươi thờ phụng ta, các ngươi sẽ đạt được sự giải thoát. Các ngươi phải thành tâm dâng hiến cho ta, thờ phụng ta, nghe theo những lời chỉ dạy của ta, thực hành những điều răn của ta, và chỉ yêu một mình ta, thì các người sẽ được thực sự giải thoát". Nghe dường như "Ngã mạn" quá cao nhưng không phải vậy đâu. Đây cũng giống như trường hợp của Chúa Giê Su; cái "Ta" nói đây không phải là cái ta ngã mạn mà là Chân Ngã ở trong chúng ta, cái mà tiếng Trung Hoa gọi là 'Bản Lai Diện Mục' (bộ mặt thật muôn đời) thường được nhắc đến trong Thiền Tông Phật giáo. Cái "ta" là cái con người thực bên trong, cái Chân Ngã được thức tỉnh trong khi Thọ Tâm Ấn bởi một vị Minh Sư có thẩm quyền.
Quý vị chắc còn nhớ câu chuyện 'Công Chúa Ngủ Trong Rừng'? Khi Hoàng Tử tới và hôn Công Chúa một nụ hôn để đời thì Công Chúa lập tức thức tỉnh. Ngày xưa người ta không dám nói đến sự khai ngộ và tu hành một cách công khai, nên phải dùng những câu chuyện thần thoại để che dấu khi nói với người ngoài, nhưng những đệ tử của họ thì hiểu được trong khi những người tầm thường bên ngoài không dễ gì thấu hiểu, ngoại trừ sau khi đã tu hành với vị thầy khai ngộ ấy.
Trong cuộc họp mặt này chúng ta có rất nhiều người từ các quốc gia khác nhau nên Sư Phụ cảm thấy vô cùng sung sướng và vinh hạnh, vì đã được Thượng Đế hoặc Đấng Tối Cao hay Phật Tổ cho phép chúng ta được vinh dự ngồi lại với nhau, ít ra là vài giờ trong khi chúng ta thật là bận rộn. Ở thời hiện đại này chúng ta cùng hội họp với nhiều quốc tịch và quốc gia khác nhau! Sư Phụ đến từ Formosa và đây là lần đầu tiên gặp quý vị. Nhưng Sư Phụ không cảm thấy xa cách gì cả. Quý vị có thấy vậy không? Không? Có? Được rồi, có thể một số quý vị không cảm thấy như vậy là không biết gì cả (Sư Phụ cười). Sư Phụ không cảm thấy xa lạ, cũng không thấy xa cách gì; dường như Sư Phụ đã biết quý vị từ lâu, lâu lắm rồi và điều này khiến Sư Phụ vô cùng mừng vui đến độ không có lời nào để diễn tả.
Bây giờ chúng ta hãy xem các kinh điển của các tôn giáo gồm Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Tôn giáo Sikh hoặc các tôn giáo khác như Lão giáo, tất cả đều nói rằng chúng ta phải thờ phượng, tin tưởng vào một vị Minh Sư tại thế, tuân theo những điều dạy dỗ của Ngài để được giải thoát. Các Ngài không nói như vậy để mọi người đến quỳ lạy dưới chân các Ngài; các Ngài chỉ rao giảng chân lý. Thật ra những Minh Sư này không chấp nhận sự cúng dường hoặc sự thờ phượng và các Ngài chỉ nhấn mạnh rằng chúng ta phải tuân hành những sự dạy dỗ của vị Minh Sư. Cho nên Chúa Giê Su đã không nói: "Các người phải thờ phụng cá nhân ta". Nhưng Ngài nói: "Nếu các ngươi yêu thương ta, hãy giữ Mười Điều Răn của Ta". Đó là tất cả ý nghĩa của câu nói: "Thờ phụng Ta" của vị Minh Sư.
Tại sao một vị Chân Sư lại không nhận sự cúng dường và thờ phượng? Bởi vì các Ngài rất bình dị, các Ngài biết rằng bên trong mỗi người chúng ta đều có một vị Minh Sư. Cho nên vị Minh Sư thật này, hoặc "Bản Lai Diện Mục" của chúng ta hoặc "Thiên quốc trong ta", hoặc cái "Chân Ngã" phải được thức tỉnh. Tất cả chỉ vậy mà thôi. Cho nên quý vị phải tìm ra vị Minh Sư thật sự của mình. Nếu quý vị có thể tự mình tìm được thì hãy đi tìm; thế cũng tốt. Nếu quý vị không thể tìm thấy, hãy đi hỏi một người nào đó đã thức tỉnh, tự thấy rõ "Bản Ngã" của mình. Sự thật chỉ giản dị thế thôi. Có nghĩa là một vị Minh Sư thực sự có thể giúp chúng ta đánh thức cái "Bản Ngã" chân thực của mình.
Nhiều người cứ hỏi hoài Sư Phụ cùng một câu hỏi: "Nếu chúng ta đã có Thiên quốc trong ta, nếu chúng ta có Phật tính trong ta, "Phật tại tâm", tại sao chúng ta không thể tự tìm ra? Tại sao chúng ta cần phải có Minh Sư?" và Sư Phụ nói: "Nếu quý vị tự mình tìm được thì tốt lắm, và Sư Phụ rất hoan nghênh". Tuy nhiên rất là nguy hiểm và khó khăn. Trong Thánh Kinh có nói: "Con đường về Thiên quốc giống như lưỡi dao cạo", nếu không có sự trợ giúp của một người đã quen thuộc với con đường này, thì thật là một sự khó khăn nếu đi một mình. Bởi vì "con đường dẫn đến sự giải thoát rất ư là chật hẹp, trong khi con đường đưa đến sự huỷ diệt thì rộng lớn thênh thang và có rất nhiều bộ hành". Tại sao con đường giải thoát lại khó đi như vậy? Bởi vì tu hành là một sự lội ngược dòng. Tiếng Trung Hoa gọi là "nghịch lưu". Người đời thường bơi lội trong sự vui thú, trong dục lạc, trong đường hướng ngược ngạo.
Lội ngược giòng nước là một việc rất khó khăn, cho nên chúng ta cần sự trợ giúp của những người có sức mạnh hơn, những người biết rõ đường đi và đã phát triển được chút ít lực lượng trước chúng ta, để sau này chúng ta cũng trở nên mạnh mẽ như họ.
Nếu chúng ta muốn trở thành Phật chúng ta phải đi theo con đường của Phật đã đi, theo phương pháp khai ngộ của Phật Đà. Trong kinh Lăng Nghiêm của Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng chúng ta phải tu tập phương pháp "Phản Văn Văn Tự Tánh". Làm cách nào chúng ta có thể nghe được cái Tự tánh bên trong của chúng ta? Có nghĩa ám chỉ 'âm thanh'. Cho nên, đúng như chúng ta đã hiểu, chúng ta có thể nghe được những âm thanh bên trong, tuy nhiên không phải nghe bằng tai. Khai mở cái "tai" bên trong này là công việc của một người đã biết cách mở. Cũng như lái phi cơ là công việc của người phi công đã từng học qua, làm thế nào để điều khiển phi cơ. Không những tự mình lái về nhà mà còn có thể chở theo rất nhiều người. Cũng tương tự như vậy, đối với các vị được gọi là Minh Sư hoặc là Thánh Nhân khai ngộ, các Ngài có thể trở về nhà và dẫn theo rất nhiều người muốn đi theo Ngài.
Muốn đi máy bay chúng ta phải mua vé hoặc phải có tiền; trong khi đi theo một vị Minh Sư, quý vị không cần phải có vé lên tàu hoặc tiền bạc, nhưng cần phải có chút công đức. Đây cũng là một thứ 'tiền', tài sản của Thiên quốc để chúng ta dùng làm vé tàu, nếu chúng ta muốn trở về Thiên quốc. Cho nên một cuộc sống đạo hạnnh được nhấn mạnh trong tất cả các kinh sách để lại của các vị Minh Sư quá khứ , hiện tại và ngay cả giáo lý của các vị Minh Sư trong tương lai cũng vậy. Không một vị Minh Sư chân chánh nào lại dạy người ta chìm đắm trong dục lạc, bởi nếu chúng ta thờ phượng xác thịt thì không thể nào thờ phượng tâm linh. Thánh Kinh có viết: "Chúng ta không thể nào cùng một lúc thờ phượng cả Thượng Đế lẫn thần tài".
Trong Thánh Kinh còn nói: "Hãy từ bỏ xác thịt để sống cho tâm linh, những kẻ dám từ bỏ đời sống vật chất sẽ tìm thấy tâm linh". Điều này có nghĩa là chúng ta phải kiểm soát đời sống của chúng ta sao cho ngang hàng với tiêu chuẩn của Phật Bồ Tát hoặc Thượng Đế. Ví dụ khi người Đông Phương muốn di dân sang Mỹ, họ phải đạt tới tiêu chuẩn ở Mỹ quốc. Không phải thế sao? Nhà cửa của họ phải xây cất đúng theo tiêu chuẩn ở Mỹ. Họ không thể cất nhà xập xệ như ở bên nước của họ. Họ không thể sống như ở quê nhà, bởi vì đời sống ở Mỹ khác hẳn. Sống kiểu Mỹ thì phải sạch sẽ, trật tự và gọn gàng. Đại khái như vậy, hiểu không? Nếu như chúng ta có thể nói tiếng Anh thì tốt hơn, rồi chúng ta phải có thẻ xanh. Tất cả những điều kiện này đòi hỏi chúng ta tinh thần kỷ luật, sự hy sinh cá nhân. Chúng ta phải bán đi những tài sản ở bên nước của mình. Chúng ta phải học cách sống kỷ luật như dân Mỹ và phải tự điều chỉnh để thích hợp với cuộc sống mới.
Chẳng hạn như ở Formosa người ta lái xe giống như bay, trên xa lộ thì Taxi chạy kiểu như thế này [Vù ! Sư Phụ ra dấu] biến mất trong tích tắc. mọi người đều vội vã trong việc sinh nhai. Ở đất Mỹ, Taxi không thể chạy như thế được, phải không? (Có người nói "phải" tại Nữu Ước). Nữu Ước hả? Ồ đừng nói đến thành phố này. Sư Phụ biết mà; Nữu Ước thì khác. Sư Phụ nghĩ rằng Nữu Ước không thuộc về nước Mỹ (Mọi người cười). Sư Phụ cho rằng Cali là điển hình cho tiêu chuẩn nước Mỹ, còn Nữu Ước thì ngoài tầm kiểm soát vì hỗn độn với nhiều sắc dân. Dân số quá đông đảo, khó mà kiểm soát được. Phải không?
Cho nên chúng ta không thể nói rằng Nữu Ước là tượng trưng cho Hoa Kỳ. Bởi vì đó là thành phố quốc tế, Nữu Ước có một sắc thái riêng biệt. Sư Phụ thấy trên những xe hơi, xe điện, trên những bức tường viết đầy những khẩu hiệu, những tiếng lóng và tất cả đều hỗn độn. Trong lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, đáp xuống Nữu Ước, Sư Phụ cảm thấy bàng hoàng và nghĩ rằng: "Nữu Ước là đây sao? Chắc không phải, trông còn tệ hơn cả xứ mình". Nhưng sau đó Sư Phụ biết thêm và nghĩ : "Không phải đâu, chỉ tại vì quá đông đảo và hỗn tạp nên mới không thể kiểm soát nổi". Đừng bận tâm. Thôi đừng nói về Nữu Ước nữa.
Chẳng hạn như một khi người dân Nữu Ước đi đến Cali, người ấy phải tuân theo luật của Cali và không thể bê bối như vậy. Phải vậy không? Khi đến Cali, Sư Phụ cảm thấy vô cùng thoải mái; chung quanh, chỗ nào cũng đầy những "Thánh", Santa Clara, San José, San Francisco (Sư Phụ cười). Thật sự nơi đây có bầu không khí thánh thiện và Sư Phụ cảm thấy mình được chào đón và thoải mái vô cùng. Đằng sau các xe hơi, Sư Phụ không thấy hơi xăng và khói đen. Sư Phù rất thích điều này và nghĩ rằng thật tốt cho sức khoẻ vốn đã vô cùng yếu đuối của Sư Phụ ngay từ thuở còn thơ ấu.
Sư Phụ tự hỏi tại sao mình lại nói về xe cộ nhỉ? Phải, những luật lệ. Nếu ta muốn trở thành Phật hoặc muốn trở về Phật quốc hoặc Thiên quốc, chúng ta phải được tái sanh. "Trừ khi ngươi tái sanh, ngươi không thể nào vào Thiên quốc được" Tái sanh có nghĩa ra sao? Nghĩa là phải chết hàng ngày và sống trở lại trong khi còn đang sống. Học cách chết để được sống trở lại. Chết cách nào? Có ai biết không? Tự giết mình? Giết cái bản ngã của mình? Phải, đúng vậy. Tuy nhiên bằng cách nào? Chúng ta không chỉ huỷ diệt cái bản ngã, mà chúng ta chết thực sự, chết thực trong cái nghĩa vật chất. Chúng ta chết trong một, hai khoảnh khắc, chết trong vài giờ rồi chúng ta trở lại làm việc. Đó là ý nghĩa của sự chết này.
Chuyện gì xảy ra khi chúng ta chết? Chúng ta chết như thế này: Thực sự chúng ta không chết hoặc chúng ta vẫn còn liên lạc với thân thể này bằng một sợi "giây bạc". Chỉ khi nào chúng ta chết thật thì sợi "giây bạc" mới đứt lìa, liên lạc của chúng ta với thân thể vật chất này mới thực sự nguy hại và chúng ta sẽ đi luôn không trở lại nữa. Tuy nhiên chỉ có những người đã khai ngộ, những người đã được cứu rỗi bằng cách tự mình khai ngộ qua lực lượng của Thượng Đế bên trong là có thể đi luôn. Còn những kẻ khác thì chỉ đi một khoảng thời gian nào đó, có thể là lên Trời, có thể xuống Địa ngục, hoặc có thể vào những "tiệm bán quần áo thú vật". Có những "tiệm bán quần áo thú vật" mà chúng ta có thể mặc tạm vài chục năm rồi sẽ thay ra để trở lại "bộ y phục con người". Có hiểu không?
Nếu lạc vào những "tiệm bán quần áo thú vật" này , chúng ta sẽ mặc "bộ đồ thú vật" trong một thời gian. Nếu được lên thiên đàng, chúng ta sẽ mặc quần áo của cõi Trời. Hoặc nếu chúng ta xuống Địa ngục, thì sẽ được mặc bộ quần áo rất nóng như lửa "nướng thịt" (BBQ). (Mọi người cười). Cho nên chúng ta có thể bị "nướng" một thời gian rồi trở lại làm người. Đó là sự việc xảy đến cho những người không khai ngộ. Người có đức hạnh sẽ lên Trời, còn những người gọi là "không có nhân đức" sẽ xuống Địa ngục hoặc đầu thai trong thế giới loài vật. Đó là theo sự giải thích của Phật giáo.
Thực ra chúng ta không bắt buộc phải tin như vậy, nếu chúng ta không muốn. Chúng ta có thể tự mình ấn chứng bằng cách khai mở mắt Trí Huệ, con mắt độc nhất của chúng ta. Đó là lý do tại sao được gọi là con mắt thứ ba hoặc là Phật Nhãn. Cho nên, thời xa xưa theo phong tục Ấn Độ, mỗi buổi sáng người ta quì lạy Thượng Đế và vẽ một con mắt lên trên trán để nhắc nhở mình nhớ đến con mắt đó. Bây giờ chỉ còn là tục lệ mà thôi, không mang một ý nghĩa gì cả. Tất cả mọi người đều nghe nói về con mắt thứ ba, Huệ Nhãn nhưng chẳng ai biết nó ở đâu? Ở đây này [Sư Phụ chỉ vào trán]. Chỉ có rất ít người biết làm cách nào để mở con mắt này.
Chúng ta có thể mở mắt này. Sư Phụ biết cách để mở và có thể giúp quý vị tự mình mở mắt Trí Huệ. Nếu như Sư Phụ có thể mở được mắt Trí Huệ của mình thì quý vị cũng có thể mở được mắt Trí Huệ của quý vị. Chúng ta không có gì khác biệt về hình thể, ngoại trừ Sư Phụ thì ốm yếu hơn một chút. Nên mắt Trí Huệ của Sư Phụ có thể yếu hơn mắt của quý vị (Sư Phụ cười). Không phải vậy, mắt Trí Huệ của mọi người đều giống nhau, từ đứa trẻ sơ sanh cho đến ông già tám mươi, chín mươi tuổi cũng vậy. Một khi mắt đã mở thì mọi người đều giống nhau. Ngược lại nếu như mắt không mở thì cũng giống nhau thôi. Bây giờ quý vị chưa thể dùng được và chỉ có vậy thôi. Giống như một chiếc kính phóng đại, nếu không có thì quý vị không thể nhìn thấy những thế giới nhỏ bé; nếu quý vị quên không biết để kính ở đâu thì quý vị sẽ bất lực. Mặc dù có mắt quý vị cũng không thể nhìn thấy được.
Đôi khi, mắt Trí Huệ của chúng ta bị che phủ bởi những chướng ngại do sự vô minh, những nghiệp chướng trong quá khứ. Để rửa sạch, chúng ta cần có sự giúp đỡ của những người đã thấu hiểu, chúng ta cần lực lượng vĩ đại của Thượng Đế bên trong của chúng ta. Nếu muốn, chúng ta chỉ cần mở "vòi" và nước sẽ chảy ra. Cũng giống như mặt dù bình đầy nước, nhưng "vòi" bị tắc nghẽn. Nếu người thợ ống nước tới thông sạch hoặc thay vòi nước mới thì vòi nước sẽ làm việc trở lại và chỉ cần quý vị mở vòi, nước sẽ chảy ra. Nước đã sẵn chứa trong đó. Cho nên không phải người thợ cho quý vị nước, mà là nước đã sẵn có trong ống. Chỉ cần điều chỉnh và sửa chữa vòi nước là được.
Cho nên nếu quý vị muốn, Sư Phụ có thể sửa chữa vòi nước cho quý vị, miễn phí và vô điều kiện ngoại trừ: Quý vị phải tự mình tịnh hóa thân, khẩu, ý và phải sống một cuộc sống đạo đức, phải trường chay. Kể từ hôm nay, quý vị nguyện sẽ không bao giờ ăn thịt, không sát sanh, không nói dối, không trộm cắp... Giống hệt như "Mười Điều Răn" trong Thánh Kinh . hoặc như Ngũ Giới của Phật giáo đó là: Không sát sanh, không nói dối, không tà dâm , không trộm cắp, không uống rượu, cờ bạc hoặc nghiện ngập.
Hút thuốc thì có thể bỏ từ từ, nhưng cần phải bỏ hút sách. Chúng ta nên say sưa với lực lượng của Thượng Đế hơn là những thứ thay thế rẻ tiền đó. Khi xưa chúng ta tự cho phép mình làm những việc này hoặc đã làm vì vô minh, bởi vì chúng ta không có hạnh phúc, chúng ta khác vọng một điều gì mà chúng ta không biết đó là cái gì? Chúng ta cảm thấy bên trong hoàn toàn trống rỗng và cảm thấy đau khổ vô cùng mặc dù với tất cả những tiền bạc và những tiện nghi vật chất hiện có của nền văn minh. Chúng ta vẫn cảm thấy không thoả mãn cho nên chúng ta mới hút thuốc, dùng chất kích thích, đánh bạc, tìm những thú vui nhục dục hoặc bất cứ điều gì có thể làm thoả mãn chúng ta. Nhưng càng dùng chúng ta càng cảm thấy chán chường, trống rỗng và vô nghĩa. Cho nên không một ai thực sự được hạnh phúc sau khi dùng qua những thứ này. Càng dùng chúng ta càng thèm thuồng, chúng ta cảm thấy thân xác và trí óc ngày càng tàn tệ.
Sự "say sưa" chính đáng sẽ thay thế cho tất cả những thứ này và làm cho chúng ta thoả mãn, không còn ham muốn những thứ này nữa. Cho nên, có rất nhiều đệ tử của Sư Phụ đã từng hút thuốc hoặc uống rượu trong nhiều năm suốt cuộc đời, nhưng khi họ đến thọ Tâm Ấn, tất cả đều dứt hẳn, dứt bỏ một cách tự nhiên. Thượng Đế biết tại sao và Sư Phụ cũng biết tại sao. Bởi vì họ có hạnh phúc ở bên trong, họ sung sướng và vui với một sự mãn túc thực sự, một sự thoả mãn mà họ mong đợi từ đời này qua đời khác. Và khi thời điểm đã đến, họ sẽ đạt được, để thấy sự tốt đẹp, hạnh phúc, hợp nhất với Thượng Đế và có thể trở về ngôi nhà thực sự của mình. Còn những người khác vì thời điểm chưa đến , nên họ phải lui tới cuộc đời này, thi hành vài nhiệm vụ, thanh toán những gì họ cần phải hoàn thành trên con đường tiến hoá của mình. Và khi thời gian đến, họ sẽ tìm được một vị Minh Sư khai ngộ, họ cũng sẽ tìm con đường chân lý, rồi họ cũng sẽ về nhà, rời bỏ tất cả những ham muốn và ràng buộc của thế giới.
Chết có nghĩa là chết thực sự. Khi chúng ta tọa thiền chúng ta chết, chúng ta có thể thấy Thiên đàng và sự kiện này có nghĩa là chúng ta đã chết, bởi vì con người chỉ có thể thấy Thiên đàng sau khi chết. Có hiểu không? Cho nên trong lúc thiền định, chúng ta có thể đi thăm Thiên đàng hoặc Phật quốc trong chốc lát. Nói là "Thiên đàng" thì cũng không được đúng cho lắm . Thiên đàng thấp hơn so với Thiên quốc . Người ta dùng từ Thiên đàng hoặc Thiên quốc đại khái giống nhau. Khi đức Chúa nổi tiếng khắp thế giới, người ta quen dùng từ Thiên đàng. Cho nên nếu chúng ta dùng một danh từ khác, chẳng hạn như "Niết Bàn" như Phật giáo thường dùng thì mọi người sẽ không hiểu. Đối với những người theo Phật giáo, Sư Phụ nói Niết Bàn; đối với những người Thiên Chúa giáo, Sư Phụ nói Thiên quốc thì họ sẽ hiểu. Cả hai danh từ đều cùng chỉ một thứ.
Khi chúng ta đi thăm Thiên đàng hoặc nơi Thiên quốc cao nhất, có nghĩa rằng chúng ta chết trong khoảng thời gian chúng ta rời khỏi thân xác để đi tới những cảnh giới huy hoàng. Đó là ý nghĩa của sự chết mỗi ngày. Chúng ta có thể chết như vậy bất cứ lúc nào và sống trở lại theo ý muốn. Chúng ta có thể kiểm soát được sự sống chết . Ngay cả nhịp đập của tim và hơi thở chúng ta cũng có thể kiểm soát được. Tất cả mọi việc đều do chúng ta làm. Cho nên chúng ta cũng có thể lên Thiên đàng, hoặc thăm Phật quốc tuỳ ý, nếu chúng ta biết cách, nếu chúng ta tu tập mỗi ngày. Cũng chẳng khác gì khi chúng ta học lái máy bay, và một ngày nào đó chúng ta có thể bay thẳng sang Hoa Kỳ, bởi vì chúng ta đã từng bay, chúng ta đã thực tập và chúng ta đã quen với việc này. Đúng không ?
San Jose, U.S.A. Ngày 28 tháng 5, 1989.
Chúng ta phải chuẩn bị thế nào cho ngày đó? Phần lớn chúng ta đều không rõ. Chúng ta đều biết lo cho tuổi già, lúc bịnh hoạn, bảo hiểm nhân thọ, nhưng không ai biết chuẩn bị việc "bảo hiểm cái chết". Đó là sự bảo hiểm cần thiết nhất mà chúng ta phải nhớ. Khi người mẹ sanh con, mọi người đều xúm lại giúp đỡ, khi chúng ta cưới gả, bao nhiêu người đến để chúc mừng và giúp chúng ta sửa soạn cho ngày vui. Thật vậy, trong mọi trường hợp, chúng ta đều được sự yểm trợ và giúp sức; nhưng khi chúng ta lìa khỏi cuộc đời này, sẽ không có ai giúp đỡ chúng ta ngoại trừ thần chết.
Đức Phật có nói: "Nếu những ai không gặp Phật sẽ phải trở lại trong vòng luân hồi sanh tử. Họ có thể tái sanh làm Thiên nhân hoặc làm con người; họ thể sanh vào địa ngục hoặc thế giới loài vật, nhưng chắc chắn không thể sanh vào Phật quốc". Phật quốc có nghĩa là gì? Đó là nơi vĩnh viễn an lạc, hạnh phúc tối thượng hoặc Niết Bàn như là Phật giáo thường mô tả. Phật là gì? Mọi người đều nghe biết về Phật nhưng hầu hết đều không tìm hiểu ý nghĩa thực sự của danh từ này. Phật, như Sư Phụ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chỉ là một danh từ Phạn ngữ nói về vị thầy khai ngộ và chỉ có nghĩa vậy thôi. Bất cứ khi nào quý vị gặp được một vị thầy khai ngộ đó là quý vị gặp Phật. Cũng vậy, danh từ Chúa (Christ) trong ngôn ngữ Do Thái có nghĩa là một vị Thánh khai ngộ, một Thiên Sứ hay Sứ Giả của Thượng Đế, một Đấng Cứu Thế; là người có thể cho ta sự giải thoát và đưa chúng ta trở về Thiên Quốc. Bởi lý do đó Phật nói rằng nếu chúng ta không gặp được một vị thầy khai ngộ hoặc một vị Phật thì chúng ta khó mà được giải thoát hoàn toàn, cũng như không có dịp thấu hiểu được thế giới vô hình của cõi cao nhất. Rồi chúng ta sẽ từ trên trời xuống địa ngục, luân hồi trong thế giới của tám mươi bốn ngàn chủng loại, mà không bao giờ trở thành Phật có nghĩa là không bao giờ trở thành một vị Đại Khai Ngộ. Đó là tất cả ý nghĩa của danh từ Phật.
Bây giờ chúng ta trở về Chúa Giê Su. Quý vị đã quên những gì Chúa nói, rằng nếu chúng ta muốn trở về Thiên quốc, "Không ai có thể đến với Cha Ta mà không qua Ta". "Ta" ở đây có nghĩa là gì? "Ta" là con của Thượng Đế, là kẻ thấu hiểu hoàn toàn Thượng Đế, là kẻ thấy được Thượng Đế trong ta. Và là kẻ tìm thấy được Thiên quốc trong tâm mình. "Thiên quốc ở trong mỗi chúng ta", không ai nói "Thiên quốc ở bên ngoài". Như mọi người nói: "Phật tại tâm". Mọi người đều biết Thiên quốc có thể đạt được, Thiên quốc trong chúng ta.
Không phải chỉ có Thánh Kinh, kinh Phật nói như vậy mà tất cả kinh sách của các tôn giáo đều nói một ý. Đôi khi Sư Phụ nghiên cứu giáo lý tôn giáo Sikh, Sư Phụ có thể nói với quý vị rằng giáo lý của tôn giáo Sikh thật hoàn toàn và Sư Phụ chỉ tiếc rằng mình không đủ thì giờ để nghiên cứu một cách tường tận, chỉ đọc được một phần nhỏ mà thôi. Kinh này thật vĩ đại, Sư Phụ sẽ mua một quyển khi trở lại Ấn Độ. Kinh này có tên là "Adi Granth" trong đó bao gồm lời dạy của tất cả những vị thầy vĩ đại ngày xưa trên thế giới. Các Ngài đều ca tụng lực lượng Thượng Đế bên trong, Ánh Sáng bên trong, Chấn Động bên trong, Âm Thanh của Vũ Trụ (loại âm nhạc). Đạo Sư Nanak người khai sáng tôn giáo Sikh nói nhiều điều tương tự như đức Chúa và đức Phật, Ngài ca tụng sức chấn động bên trong, nó chính là Thánh Từ (Word) trong Thánh Kinh và là Pháp Môn Quán Âm trong Phật giáo. Trong tất cả các kinh điển của các tôn giáo Sư Phụ thấy đều nói rằng Âm Thanh nội tại này có thể giải thoát, nuôi dưỡng và mang con người trở về với Thượng Đế khi thời điểm đến.
Khi Chúa Giê Su nói: "Không ai có thể đến với Cha Ta mà không qua Ta". Chúa không nói cái "Ta" (bản ngã), cái "Ta" cao ngạo, cái "Ta" vô minh. Cái "Ta" mà Chúa muốn nói đây là cái Ta duy nhất, độc nhất, cái Ta thấu hiểu muôn vật, làm chủ muôn loài, tạo dựng mọi vật, có thể hoàn thành mọi sự mà chẳng cần cai quản, cũng như Lão Tử đã nói: "Làm mà không làm".
Thế nào là đạt tới cảnh giới: "Làm mà không làm"? Lúc đó chúng ta đánh mất cái "Ngã". Đó là đạt tới cảnh giới "Vô Ngã" qua trạng thái "Ta và Cha Ta là một". Cũng như khi Phật nói: "Bố thí mà không biết rằng mình bố thí mới thật sự là bố thí". Chúa Giê cũng nói "Khi ta cho ai bằng tay trái thì đừng để cho tay phải biết". Tất cả đều diễn tả trạng thái vô ngã của sự khai ngộ.
Cho nên khi Chúa Giê Su nói: "Không ai đến với Cha Ta mà không qua Ta", là Chúa muốn nói đến cái "Ta" khai ngộ bởi vì lúc đó Chúa đã khai ngộ. Nếu chúng ta theo Ngài, Chúa Giê Su đã khai ngộ, chúng ta sẽ trở về với Cha Ta. Đó mới chính thực là điều Chúa muốn nhắn nhủ. Nhưng khi Chúa Giê Su rời bỏ thế giới này rồi, chúng ta phải theo học một vị minh Sư khai ngộ khác, bất luận ông ấy, bà ấy từ Ấn Độ, từ nước Mỹ hoặc bất cứ từ quốc gia nào.
Sư Phụ nghĩ rằng hiện tại ở Mỹ, Emerson là một vị thầy khai ngộ vĩ đại. Ông ta đã phát biểu tương tự về trạng thái vô ngã khi ông nói: "Hãy để Thượng Đế điều hành vũ trụ thì chúng ta sẽ trút được gánh nặng trên vai". Và bây giờ việc gì xảy ra cho chúng ta? Chúng ta điều hành tất cả vũ trụ, chúng ta lo lắng mọi sự việc bằng cái đầu óc bé bỏng, hạn hẹp và với lực lượng vật chất vô cùng yếu điếu này. Cho nên chúng ta chán nản, kiệt quệ, mệt mỏi và đầu óc nặng chĩu vì chúng ta không để Thượng Đế điều hành vũ trụ mà chúng ta tự điều hành. Chúng ta còn điều khiển cả Thượng Đế bằng cách bắt Thượng Đế làm điều này, điều nọ, bằng cách cầu khẩn Thượng Đế mỗi ngày: "Xin Thượng Đế làm ơn giúp con, Thượng Đế hãy cho con trai của con thi đậu và con gái của con được thành gia thất tốt đẹp. Cửa tiệm của con ế ẩm, xin cho con được buôn may bán đắt". Mỗi ngày chúng ta chỉ định Thượng Đế làm việc cho chúng ta và khi được toại nguyện thì chúng ta tức giận, bất mãn. Nhiều người rời bỏ tôn giáo vì nghĩ rằng Thượng Đế không chiều theo ý mình. Đôi khi chúng ta còn cho rằng tôn giáo là không tốt, không ích lợi và mình chỉ là kẻ mê tín mà thôi. Đó là vì chúng ta không thấy được chứng tích gì về sự tận tâm tin tưởng vào tôn giáo. Những kẻ nào có lòng tin tưởng vào bất kỳ tôn giáo nào cũng tìm thấy giải đáp, thấy được lực lượng tiềm tàng của Thượng Đế. Tuy nhiên rất là ít ỏi.
Chúng ta nghe nói rất nhiều về những vị Thánh Nhân chẳng hạn như Thánh Francisco, Thánh José, Thánh Clara. Tất cả đều là tên theo Tây Ban Nha của các vị Thánh vĩ đại trong quá khứ. Thánh Francis, tiếng Tây Ban Nha là Francisco. Phải vậy không? Hai tên đều là một vị Thánh nổi danh Francis. Bây giờ hãy tìm xem lý do gì vị này được trở thành Thánh Nhân. Có lẽ vị này nhờ có được một vị thầy Đại khai ngộ chỉ dạy cho nên vị này mới trở thành một vị Thánh vĩ đại. Nếu chỉ tự tu hành một mình, dù thật sự thành tâm, cũng chỉ có thể trở thành một vị Thánh nhưng đẳng cấp thấp hơn, một người vô cùng từ bi, vô cùng khiêm nhường và vô cùng thành tâm với Thượng Đế.
Nhưng một vị Thánh thực sự ở cấp bậc cao hơn như đức Phật, như Đại Sư Nanak, như Chúa Giê Su, làm sao chúng ta biết được? Chúng ta có thể biết được qua những tấm gương sáng về đời sống của các vị đó. Chúng ta biết làm sao các Ngài cứu độ chúng sanh, các Ngài giải thoát con người khỏi vòng sanh tử luân hồi, giải thoát khỏi phiền não và đau khổ. Phật có thể vô sở bất tại cũng như Chúa Giê Su, các Ngài có năng lực nghe được sự đau khổ của mọi người ngay lập tức, Đại Sư Nanak của Tôn giáo Sikh, Krishna của Ấn Độ giáo và tất cả các vị Thánh trong quá khứ đều như vậy. Sư Phụ không thể nói hết được vì các vị Thánh trong quá khứ thì nhiều vô kể như số cát của sông Hằng. Có các vị Thánh đẳng cấp cao hơn và có vị thấp hơn. "Nhìn quả biết cây". Cho nên chúng ta có thể xếp hạng các vị Thánh Nhân tuỳ theo lực lượng và những hành động của các vị đó.
Không có nghĩa rằng một vị Thánh nổi tiếng mới là một vị Thánh vĩ đại. Không phải, điều này không cần thiết. Có nhiều trường hợp như khi một vị Thánh còn tại thế, họ không được nổi tiếng và có khi còn bị xử tử bởi những người ghen tức. Như Chúa Giê Su, như Đại Sư Nanak, hoặc Minh Sư thứ 10 của Tôn giáo Sikh, Gob Singh, bị săn đuổi từ nơi này qua nơi khác trong khi đi cứu độ chúng sanh. Các Ngài rao giảng chân lý cho những người thờ phụng họ, bởi vì những người này có thể nghiệm bên trong. Họ biết rằng tất cả những điều các vị Thánh nói đều là sự thật, những điều rao giảng đều là chân lý và họ không dối gạt người. Người ta có những ấn chứng về sự khai ngộ từ những vị này, nên họ tin tưởng các Ngài. Họ tin Chúa Giê Su bởi vì Chúa Giê Su cho họ bằng chứng, họ tin tưởng đức Phật vì Ngài cho họ chứng nghiệm của sự Tức Khắc Khai Ngộ. Cho nên đại chúng và các đệ tử thờ phụng Ngài, còn các người khác thì lại ghen ghét và tìm cách hãm hại các Ngài.
Cho nên khi một vị Minh Sư còn tại thế, chưa hẳn là đời sống của Ngài phẳng lặng dễ dàng và không phải tất cả mọi người đều đến quì phục dưới chân Ngài. Có thể có một vài Minh Sư có đời sống như vậy, nhưng những vị khác thì không như thế. Trong thời cổ xưa, thật là khó công khai làm minh sư.
Bây giờ chúng ta trở về với danh từ "Ta" của Chúa Giê Su. Tại sao Ngài lại nói rằng mọi người đều phải theo Ngài, nếu không mọi người sẽ xuống một tầng thấp hơn, thí dụ như địa ngục. Bởi vì nếu chúng ta không có một vị Minh Sư dẫn dắt thì rất khó cho chúng ta phải lội một mình qua đại dương của giòng đời để đến bờ bên kia của sự giải thoát. Cũng giống như khi chúng ta học bơi một mình rất nguy hiểm. Tốt hơn là học bơi với một chuyên viên bơi lội, người này biết cách bơi, chính họ đã bơi qua sông nhiều lần và họ biết chỗ nào có nước xoáy, chỗ nào nguy hiểm, chỗ nước sâu, chỗ có đá ngầm... Cho nên họ có thể dẫn đường cho quý vị một cách dễ dàng giống như một vị thuyền trưởng đã vượt Đại Dương rất nhiều lần. Hầu hết những tín đồ Thiên Chúa giáo tin tưởng rằng Chúa Giê Su là đức Chúa duy nhất. Đối với những Phật Tử cũng như vậy, từ hàng ngàn năm, họ tin tưởng rằng Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật duy nhất đã được sanh ra trong thế giới này. Như ngày hôm qua Sư Phụ đã nói, chúng ta đã quên Phật từng nói: "Ta là Phật đã thành và các con là Phật sẽ thành". Tất cả mọi người đều có thể thành Phật nội trong một đời. Chúa Giê Su nói: "Tất cả chúng sanh đều là con cái của Thượng Đế. Tất cả những gì Ta làm được ngày hôm nay, các ngươi cũng có thể làm được, mà còn vĩ đại và tốt hơn nữa". Chúa đã không nói: "Ta làm tốt hơn các con và các con không bao giờ có thể làm được". Cho nên chúng ta đã quên mất lời Chúa và tự hạ thấp mình; chúng ta quên rằng Thiên quốc là ở bên trong ta.
Nếu Thiên quốc ở bên trong ta như trong Kinh Thánh đã viết, thì tại sao chúng ta không quay vào bên trong và tìm xem nó ở đâu hoặc là tìm người nào đã tìm thấy Thiên quốc ở bên trong mà hỏi. Thật là giản dị. Bây giờ nếu Phật nói Phật tính ở trong ta, và mọi người đều có Phật tánh. Tại sao chúng ta không quay vào bên trong để tìm xem ông Phật của mình ở đâu? Thay vì đi đến chùa chiền vái lạy tượng gỗ. Chỉ khi nào chúng ta biết được Phật tánh của mình ở đâu, lúc đó chúng ta mới có thể thờ phượng Phật Thích Ca Mâu Ni thành kính hơn. Chỉ khi nào chúng ta thấy Chúa Giê Su hoặc Thiên quốc trong ta, chúng ta mới thật sự thấu hiểu và thương Chúa Giê Su đến mức độ nào, đội ơn Chúa đến mức nào và lúc đó chúng ta mới có thể thật sự thờ phượng Thượng Đế.
Nếu như đa số chúng ta, trong một lúc nào đó, chưa biết Thượng Đế là gì thì Thượng Đế chỉ là một quan niệm trừu tượng. Chúng ta nghĩ rằng Thượng Đế là tình thương. Nhưng tình thương này là gì? Nếu Thượng Đế yêu thương chúng ta, tại sao mỗi ngày chúng ta còn cảm thấy khốn khổ? Tại sao Ngài không cho chúng ta tiền khi chúng ta không có một đồng? Tại sao Ngài không chữa trị khi chúng ta đau yếu, tại sao Ngài không cứu giúp khi chúng ta lâm nguy và gọi tên Ngài? Chúng ta không thể biết được tình thương của Thượng Đế nếu chúng ta không câu thông được với Ngài.
Vì vậy, mục đích nói chuyện của Sư Phụ là Sư Phụ đã biết con đường giúp quý vị câu thông với lực lượng tình thương này câu thông với Thiên quốc trong ta, Phật quốc trong ta này. Rồi mỗi ngày quý vị sẽ hiểu rõ tình thương đó, quý vị sẽ hiểu rõ Thượng Đế là tình thương, không phải là một người có râu dài như thế này hoặc như thế khác, mà là tình thương chân thật. T-H-Ư-Ơ-N-G.
Rồi "Nếu chúng ta tiếp xúc với Thượng Đế, chúng ta sẽ tan biến". Có nghĩa là gì? Đó là khi chúng ta được lo lắng săn sóc trong 24 giờ mỗi ngày, mỗi một phút, biết rằng Ngài ở đó, tình thương bao trùm chúng ta, phát xuất từ chúng ta, và rồi cũng phóng ra mọi phương để lợi ích cho kẻ khác. Đó là tình yêu chân thật, không phải chỉ ôm lấy kẻ khác và nói rằng: "Tôi thương anh". Đó là ý nghĩa của tình thương bao la của vũ trụ mà quý vị hiện có, quý vị ngủ với nó, quý vị ăn với nó và quý vị thấu hiểu đến độ không cần nói về nó, bởi vì nó hiển nhiên đến nỗi ngôn từ không cần thiết nữa.
Nếu quý vị cứ ra ngoài và la lên, "Thương, thương, thương... Thượng Đế là tình thương. Tôi yêu anh, và mọi người phải yêu thương lẫn nhau", rồi một phút sau chúng ta lại đánh nhau (Mọi người cười). Chúng ta nói cho nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, cũng giống như một người không có tiền mà cứ la lên "Tiền, tiền". Một người triệu phú không cần ra ngoài la lên, "Tôi có tiền !" Người này có tiền và biết rõ điều này; ông ta chắc chắn có tiền nên vừa đi vừa cười. Khi mọi người nói về tiền và cãi nhau về một vài xu ở ngoài đường, ông ta sẽ cười và nói: "Có đáng gì đâu? Chỉ vì một vài xu mà cãi nhau sao?" Có hiểu không? Ông ta có nhiều tiền đến nỗi không thể tin rằng người ta cãi nhau vì một đồng xu.
Tương tự như vậy, khi một vị Thánh khai ngộ ra ngoài giảng pháp, vị này không bao giờ nói về Thượng Đế và Phật, bởi vì Ngài không cần phải lý luận gì nữa. Ngài biết Thượng Đế là gì; Ngài ở cùng với Thượng Đế, Ngài ở bên trong Thượng Đế và chúng ta có thể nói, "Ngài với Thượng Đế là một", như đức Giê su đã nói. Nhưng rồi, vị này không đi ra ngoài vênh mặt lên nói: "Ta với Thượng Đế là một", (mọi người cười) hoặc giả cố tình làm cho người ta hiểu mình là như vậy. Không, không. Người đó sẽ vô cùng khiêm tốn đáng yêu và thật bình thường.
Cho nên trong Đạo Lão có câu, "Tâm bình thường là Đạo, là Pháp hay là Phật". Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ tự nói: "Được, tôi là người bình thường, tôi có tâm bình thường rồi, cho nên tôi không cần phải tọa thiền, không cần cầu Thượng Đế giúp cho tôi được khai ngộ, bởi vì Tâm bình thường là Đạo mà". Không phải vậy. Ý nghĩa chân thực của câu "Tâm bình thường là Đạo" là khi chúng ta đã đạt được Đạo, lúc đó chúng ta mới thật sự là bình thường, ý nghĩa rất ư là tinh vi, bình thường và tầm thường. Nhưng người tầm thường không phải là bình thường. Tại sao vậy?
Bởi vì đầu óc của chúng ta bị quấy nhiễu bởi đủ thứ tạp niệm, đủ thứ chi phối, đó không phải là "đầu óc bình thường". Một đầu óc bình thường là một người cần ngủ khi mệt mỏi, cần ăn khi đói bụng. Người đó không có bị chi phối. Người đó khai ngộ mà không nghĩ rằng mình đã khai ngộ, là Phật mà không cho rằng mình là Phật, không hề hãnh diện về quả vị của mình. Người đó cũng ăn, cũng ngủ như mọi người, nhưng mà Ngài là Phật; Ngài vô cùng bình thường trong tâm hồn, vô cùng an bình tự tại, cùng hoà đồng với mọi chúng sanh không một chút ghen ghét, không buồn phiền, không chút lo lắng và không bị chi phối gì cả.
Đó mới đích thực là tâm bình thường, tâm của một người khai ngộ. Ngày cả khi đang ăn uống họ cũng có thể hoá thân đi khắp mọi nơi trong vũ trụ để cứu vớt chúng sanh; ngay cả khi đang ngủ, hoá thân của họ cũng bay khắp mọi nơi trong vũ trụ, xuống Địa ngục hoặc lên Thiên đàng cứu vớt muôn người và dạy dỗ muôn loài. Đối với các Ngài đó là điều rất bình thường. Đó là lý do người ta nói "tâm bình thường là Đạo".
Những người bình thường như chúng ta thì không được như vậy, chúng ta chưa đạt được cái Đạo này; chúng ta có đó nhưng chúng ta chưa nhận biết được. Những người tâm không loạn sẽ nhận thức được Đạo; vì nhận thức được Đạo nên họ khai ngộ, họ trở thành Phật, thành Thánh , thành Chúa hoặc hợp nhất với Thượng Đế. Đó là sự khác biệt giữa tâm bình thường và người bình thường.
Nhưng tại sao Chúa Giê Su lại nói: "Không ai đến với Cha Ta mà không qua Ta ?" Phải chăng Ngài vẫn còn ngã mạn. Không phải vậy. Ngài chỉ nói sự thực với mục đích khai ngộ cho chúng ta; nếu không Ngài sẽ chẳng quan tâm làm chi. Ngài có thể chỉ ăn và ngủ, thay vì chỉ hy sinh thân xác hao mòn sức khoẻ để nói với những kẻ vô minh. Đức Krishna cũng có nói như thế trong kinh Bhagavad Gita: "Khi các ngươi thờ phụng ta, các ngươi sẽ đạt được sự giải thoát. Các ngươi phải thành tâm dâng hiến cho ta, thờ phụng ta, nghe theo những lời chỉ dạy của ta, thực hành những điều răn của ta, và chỉ yêu một mình ta, thì các người sẽ được thực sự giải thoát". Nghe dường như "Ngã mạn" quá cao nhưng không phải vậy đâu. Đây cũng giống như trường hợp của Chúa Giê Su; cái "Ta" nói đây không phải là cái ta ngã mạn mà là Chân Ngã ở trong chúng ta, cái mà tiếng Trung Hoa gọi là 'Bản Lai Diện Mục' (bộ mặt thật muôn đời) thường được nhắc đến trong Thiền Tông Phật giáo. Cái "ta" là cái con người thực bên trong, cái Chân Ngã được thức tỉnh trong khi Thọ Tâm Ấn bởi một vị Minh Sư có thẩm quyền.
Quý vị chắc còn nhớ câu chuyện 'Công Chúa Ngủ Trong Rừng'? Khi Hoàng Tử tới và hôn Công Chúa một nụ hôn để đời thì Công Chúa lập tức thức tỉnh. Ngày xưa người ta không dám nói đến sự khai ngộ và tu hành một cách công khai, nên phải dùng những câu chuyện thần thoại để che dấu khi nói với người ngoài, nhưng những đệ tử của họ thì hiểu được trong khi những người tầm thường bên ngoài không dễ gì thấu hiểu, ngoại trừ sau khi đã tu hành với vị thầy khai ngộ ấy.
Trong cuộc họp mặt này chúng ta có rất nhiều người từ các quốc gia khác nhau nên Sư Phụ cảm thấy vô cùng sung sướng và vinh hạnh, vì đã được Thượng Đế hoặc Đấng Tối Cao hay Phật Tổ cho phép chúng ta được vinh dự ngồi lại với nhau, ít ra là vài giờ trong khi chúng ta thật là bận rộn. Ở thời hiện đại này chúng ta cùng hội họp với nhiều quốc tịch và quốc gia khác nhau! Sư Phụ đến từ Formosa và đây là lần đầu tiên gặp quý vị. Nhưng Sư Phụ không cảm thấy xa cách gì cả. Quý vị có thấy vậy không? Không? Có? Được rồi, có thể một số quý vị không cảm thấy như vậy là không biết gì cả (Sư Phụ cười). Sư Phụ không cảm thấy xa lạ, cũng không thấy xa cách gì; dường như Sư Phụ đã biết quý vị từ lâu, lâu lắm rồi và điều này khiến Sư Phụ vô cùng mừng vui đến độ không có lời nào để diễn tả.
Bây giờ chúng ta hãy xem các kinh điển của các tôn giáo gồm Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Tôn giáo Sikh hoặc các tôn giáo khác như Lão giáo, tất cả đều nói rằng chúng ta phải thờ phượng, tin tưởng vào một vị Minh Sư tại thế, tuân theo những điều dạy dỗ của Ngài để được giải thoát. Các Ngài không nói như vậy để mọi người đến quỳ lạy dưới chân các Ngài; các Ngài chỉ rao giảng chân lý. Thật ra những Minh Sư này không chấp nhận sự cúng dường hoặc sự thờ phượng và các Ngài chỉ nhấn mạnh rằng chúng ta phải tuân hành những sự dạy dỗ của vị Minh Sư. Cho nên Chúa Giê Su đã không nói: "Các người phải thờ phụng cá nhân ta". Nhưng Ngài nói: "Nếu các ngươi yêu thương ta, hãy giữ Mười Điều Răn của Ta". Đó là tất cả ý nghĩa của câu nói: "Thờ phụng Ta" của vị Minh Sư.
Tại sao một vị Chân Sư lại không nhận sự cúng dường và thờ phượng? Bởi vì các Ngài rất bình dị, các Ngài biết rằng bên trong mỗi người chúng ta đều có một vị Minh Sư. Cho nên vị Minh Sư thật này, hoặc "Bản Lai Diện Mục" của chúng ta hoặc "Thiên quốc trong ta", hoặc cái "Chân Ngã" phải được thức tỉnh. Tất cả chỉ vậy mà thôi. Cho nên quý vị phải tìm ra vị Minh Sư thật sự của mình. Nếu quý vị có thể tự mình tìm được thì hãy đi tìm; thế cũng tốt. Nếu quý vị không thể tìm thấy, hãy đi hỏi một người nào đó đã thức tỉnh, tự thấy rõ "Bản Ngã" của mình. Sự thật chỉ giản dị thế thôi. Có nghĩa là một vị Minh Sư thực sự có thể giúp chúng ta đánh thức cái "Bản Ngã" chân thực của mình.
Nhiều người cứ hỏi hoài Sư Phụ cùng một câu hỏi: "Nếu chúng ta đã có Thiên quốc trong ta, nếu chúng ta có Phật tính trong ta, "Phật tại tâm", tại sao chúng ta không thể tự tìm ra? Tại sao chúng ta cần phải có Minh Sư?" và Sư Phụ nói: "Nếu quý vị tự mình tìm được thì tốt lắm, và Sư Phụ rất hoan nghênh". Tuy nhiên rất là nguy hiểm và khó khăn. Trong Thánh Kinh có nói: "Con đường về Thiên quốc giống như lưỡi dao cạo", nếu không có sự trợ giúp của một người đã quen thuộc với con đường này, thì thật là một sự khó khăn nếu đi một mình. Bởi vì "con đường dẫn đến sự giải thoát rất ư là chật hẹp, trong khi con đường đưa đến sự huỷ diệt thì rộng lớn thênh thang và có rất nhiều bộ hành". Tại sao con đường giải thoát lại khó đi như vậy? Bởi vì tu hành là một sự lội ngược dòng. Tiếng Trung Hoa gọi là "nghịch lưu". Người đời thường bơi lội trong sự vui thú, trong dục lạc, trong đường hướng ngược ngạo.
Lội ngược giòng nước là một việc rất khó khăn, cho nên chúng ta cần sự trợ giúp của những người có sức mạnh hơn, những người biết rõ đường đi và đã phát triển được chút ít lực lượng trước chúng ta, để sau này chúng ta cũng trở nên mạnh mẽ như họ.
Nếu chúng ta muốn trở thành Phật chúng ta phải đi theo con đường của Phật đã đi, theo phương pháp khai ngộ của Phật Đà. Trong kinh Lăng Nghiêm của Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng chúng ta phải tu tập phương pháp "Phản Văn Văn Tự Tánh". Làm cách nào chúng ta có thể nghe được cái Tự tánh bên trong của chúng ta? Có nghĩa ám chỉ 'âm thanh'. Cho nên, đúng như chúng ta đã hiểu, chúng ta có thể nghe được những âm thanh bên trong, tuy nhiên không phải nghe bằng tai. Khai mở cái "tai" bên trong này là công việc của một người đã biết cách mở. Cũng như lái phi cơ là công việc của người phi công đã từng học qua, làm thế nào để điều khiển phi cơ. Không những tự mình lái về nhà mà còn có thể chở theo rất nhiều người. Cũng tương tự như vậy, đối với các vị được gọi là Minh Sư hoặc là Thánh Nhân khai ngộ, các Ngài có thể trở về nhà và dẫn theo rất nhiều người muốn đi theo Ngài.
Muốn đi máy bay chúng ta phải mua vé hoặc phải có tiền; trong khi đi theo một vị Minh Sư, quý vị không cần phải có vé lên tàu hoặc tiền bạc, nhưng cần phải có chút công đức. Đây cũng là một thứ 'tiền', tài sản của Thiên quốc để chúng ta dùng làm vé tàu, nếu chúng ta muốn trở về Thiên quốc. Cho nên một cuộc sống đạo hạnnh được nhấn mạnh trong tất cả các kinh sách để lại của các vị Minh Sư quá khứ , hiện tại và ngay cả giáo lý của các vị Minh Sư trong tương lai cũng vậy. Không một vị Minh Sư chân chánh nào lại dạy người ta chìm đắm trong dục lạc, bởi nếu chúng ta thờ phượng xác thịt thì không thể nào thờ phượng tâm linh. Thánh Kinh có viết: "Chúng ta không thể nào cùng một lúc thờ phượng cả Thượng Đế lẫn thần tài".
Trong Thánh Kinh còn nói: "Hãy từ bỏ xác thịt để sống cho tâm linh, những kẻ dám từ bỏ đời sống vật chất sẽ tìm thấy tâm linh". Điều này có nghĩa là chúng ta phải kiểm soát đời sống của chúng ta sao cho ngang hàng với tiêu chuẩn của Phật Bồ Tát hoặc Thượng Đế. Ví dụ khi người Đông Phương muốn di dân sang Mỹ, họ phải đạt tới tiêu chuẩn ở Mỹ quốc. Không phải thế sao? Nhà cửa của họ phải xây cất đúng theo tiêu chuẩn ở Mỹ. Họ không thể cất nhà xập xệ như ở bên nước của họ. Họ không thể sống như ở quê nhà, bởi vì đời sống ở Mỹ khác hẳn. Sống kiểu Mỹ thì phải sạch sẽ, trật tự và gọn gàng. Đại khái như vậy, hiểu không? Nếu như chúng ta có thể nói tiếng Anh thì tốt hơn, rồi chúng ta phải có thẻ xanh. Tất cả những điều kiện này đòi hỏi chúng ta tinh thần kỷ luật, sự hy sinh cá nhân. Chúng ta phải bán đi những tài sản ở bên nước của mình. Chúng ta phải học cách sống kỷ luật như dân Mỹ và phải tự điều chỉnh để thích hợp với cuộc sống mới.
Chẳng hạn như ở Formosa người ta lái xe giống như bay, trên xa lộ thì Taxi chạy kiểu như thế này [Vù ! Sư Phụ ra dấu] biến mất trong tích tắc. mọi người đều vội vã trong việc sinh nhai. Ở đất Mỹ, Taxi không thể chạy như thế được, phải không? (Có người nói "phải" tại Nữu Ước). Nữu Ước hả? Ồ đừng nói đến thành phố này. Sư Phụ biết mà; Nữu Ước thì khác. Sư Phụ nghĩ rằng Nữu Ước không thuộc về nước Mỹ (Mọi người cười). Sư Phụ cho rằng Cali là điển hình cho tiêu chuẩn nước Mỹ, còn Nữu Ước thì ngoài tầm kiểm soát vì hỗn độn với nhiều sắc dân. Dân số quá đông đảo, khó mà kiểm soát được. Phải không?
Cho nên chúng ta không thể nói rằng Nữu Ước là tượng trưng cho Hoa Kỳ. Bởi vì đó là thành phố quốc tế, Nữu Ước có một sắc thái riêng biệt. Sư Phụ thấy trên những xe hơi, xe điện, trên những bức tường viết đầy những khẩu hiệu, những tiếng lóng và tất cả đều hỗn độn. Trong lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, đáp xuống Nữu Ước, Sư Phụ cảm thấy bàng hoàng và nghĩ rằng: "Nữu Ước là đây sao? Chắc không phải, trông còn tệ hơn cả xứ mình". Nhưng sau đó Sư Phụ biết thêm và nghĩ : "Không phải đâu, chỉ tại vì quá đông đảo và hỗn tạp nên mới không thể kiểm soát nổi". Đừng bận tâm. Thôi đừng nói về Nữu Ước nữa.
Chẳng hạn như một khi người dân Nữu Ước đi đến Cali, người ấy phải tuân theo luật của Cali và không thể bê bối như vậy. Phải vậy không? Khi đến Cali, Sư Phụ cảm thấy vô cùng thoải mái; chung quanh, chỗ nào cũng đầy những "Thánh", Santa Clara, San José, San Francisco (Sư Phụ cười). Thật sự nơi đây có bầu không khí thánh thiện và Sư Phụ cảm thấy mình được chào đón và thoải mái vô cùng. Đằng sau các xe hơi, Sư Phụ không thấy hơi xăng và khói đen. Sư Phù rất thích điều này và nghĩ rằng thật tốt cho sức khoẻ vốn đã vô cùng yếu đuối của Sư Phụ ngay từ thuở còn thơ ấu.
Sư Phụ tự hỏi tại sao mình lại nói về xe cộ nhỉ? Phải, những luật lệ. Nếu ta muốn trở thành Phật hoặc muốn trở về Phật quốc hoặc Thiên quốc, chúng ta phải được tái sanh. "Trừ khi ngươi tái sanh, ngươi không thể nào vào Thiên quốc được" Tái sanh có nghĩa ra sao? Nghĩa là phải chết hàng ngày và sống trở lại trong khi còn đang sống. Học cách chết để được sống trở lại. Chết cách nào? Có ai biết không? Tự giết mình? Giết cái bản ngã của mình? Phải, đúng vậy. Tuy nhiên bằng cách nào? Chúng ta không chỉ huỷ diệt cái bản ngã, mà chúng ta chết thực sự, chết thực trong cái nghĩa vật chất. Chúng ta chết trong một, hai khoảnh khắc, chết trong vài giờ rồi chúng ta trở lại làm việc. Đó là ý nghĩa của sự chết này.
Chuyện gì xảy ra khi chúng ta chết? Chúng ta chết như thế này: Thực sự chúng ta không chết hoặc chúng ta vẫn còn liên lạc với thân thể này bằng một sợi "giây bạc". Chỉ khi nào chúng ta chết thật thì sợi "giây bạc" mới đứt lìa, liên lạc của chúng ta với thân thể vật chất này mới thực sự nguy hại và chúng ta sẽ đi luôn không trở lại nữa. Tuy nhiên chỉ có những người đã khai ngộ, những người đã được cứu rỗi bằng cách tự mình khai ngộ qua lực lượng của Thượng Đế bên trong là có thể đi luôn. Còn những kẻ khác thì chỉ đi một khoảng thời gian nào đó, có thể là lên Trời, có thể xuống Địa ngục, hoặc có thể vào những "tiệm bán quần áo thú vật". Có những "tiệm bán quần áo thú vật" mà chúng ta có thể mặc tạm vài chục năm rồi sẽ thay ra để trở lại "bộ y phục con người". Có hiểu không?
Nếu lạc vào những "tiệm bán quần áo thú vật" này , chúng ta sẽ mặc "bộ đồ thú vật" trong một thời gian. Nếu được lên thiên đàng, chúng ta sẽ mặc quần áo của cõi Trời. Hoặc nếu chúng ta xuống Địa ngục, thì sẽ được mặc bộ quần áo rất nóng như lửa "nướng thịt" (BBQ). (Mọi người cười). Cho nên chúng ta có thể bị "nướng" một thời gian rồi trở lại làm người. Đó là sự việc xảy đến cho những người không khai ngộ. Người có đức hạnh sẽ lên Trời, còn những người gọi là "không có nhân đức" sẽ xuống Địa ngục hoặc đầu thai trong thế giới loài vật. Đó là theo sự giải thích của Phật giáo.
Thực ra chúng ta không bắt buộc phải tin như vậy, nếu chúng ta không muốn. Chúng ta có thể tự mình ấn chứng bằng cách khai mở mắt Trí Huệ, con mắt độc nhất của chúng ta. Đó là lý do tại sao được gọi là con mắt thứ ba hoặc là Phật Nhãn. Cho nên, thời xa xưa theo phong tục Ấn Độ, mỗi buổi sáng người ta quì lạy Thượng Đế và vẽ một con mắt lên trên trán để nhắc nhở mình nhớ đến con mắt đó. Bây giờ chỉ còn là tục lệ mà thôi, không mang một ý nghĩa gì cả. Tất cả mọi người đều nghe nói về con mắt thứ ba, Huệ Nhãn nhưng chẳng ai biết nó ở đâu? Ở đây này [Sư Phụ chỉ vào trán]. Chỉ có rất ít người biết làm cách nào để mở con mắt này.
Chúng ta có thể mở mắt này. Sư Phụ biết cách để mở và có thể giúp quý vị tự mình mở mắt Trí Huệ. Nếu như Sư Phụ có thể mở được mắt Trí Huệ của mình thì quý vị cũng có thể mở được mắt Trí Huệ của quý vị. Chúng ta không có gì khác biệt về hình thể, ngoại trừ Sư Phụ thì ốm yếu hơn một chút. Nên mắt Trí Huệ của Sư Phụ có thể yếu hơn mắt của quý vị (Sư Phụ cười). Không phải vậy, mắt Trí Huệ của mọi người đều giống nhau, từ đứa trẻ sơ sanh cho đến ông già tám mươi, chín mươi tuổi cũng vậy. Một khi mắt đã mở thì mọi người đều giống nhau. Ngược lại nếu như mắt không mở thì cũng giống nhau thôi. Bây giờ quý vị chưa thể dùng được và chỉ có vậy thôi. Giống như một chiếc kính phóng đại, nếu không có thì quý vị không thể nhìn thấy những thế giới nhỏ bé; nếu quý vị quên không biết để kính ở đâu thì quý vị sẽ bất lực. Mặc dù có mắt quý vị cũng không thể nhìn thấy được.
Đôi khi, mắt Trí Huệ của chúng ta bị che phủ bởi những chướng ngại do sự vô minh, những nghiệp chướng trong quá khứ. Để rửa sạch, chúng ta cần có sự giúp đỡ của những người đã thấu hiểu, chúng ta cần lực lượng vĩ đại của Thượng Đế bên trong của chúng ta. Nếu muốn, chúng ta chỉ cần mở "vòi" và nước sẽ chảy ra. Cũng giống như mặt dù bình đầy nước, nhưng "vòi" bị tắc nghẽn. Nếu người thợ ống nước tới thông sạch hoặc thay vòi nước mới thì vòi nước sẽ làm việc trở lại và chỉ cần quý vị mở vòi, nước sẽ chảy ra. Nước đã sẵn chứa trong đó. Cho nên không phải người thợ cho quý vị nước, mà là nước đã sẵn có trong ống. Chỉ cần điều chỉnh và sửa chữa vòi nước là được.
Cho nên nếu quý vị muốn, Sư Phụ có thể sửa chữa vòi nước cho quý vị, miễn phí và vô điều kiện ngoại trừ: Quý vị phải tự mình tịnh hóa thân, khẩu, ý và phải sống một cuộc sống đạo đức, phải trường chay. Kể từ hôm nay, quý vị nguyện sẽ không bao giờ ăn thịt, không sát sanh, không nói dối, không trộm cắp... Giống hệt như "Mười Điều Răn" trong Thánh Kinh . hoặc như Ngũ Giới của Phật giáo đó là: Không sát sanh, không nói dối, không tà dâm , không trộm cắp, không uống rượu, cờ bạc hoặc nghiện ngập.
Hút thuốc thì có thể bỏ từ từ, nhưng cần phải bỏ hút sách. Chúng ta nên say sưa với lực lượng của Thượng Đế hơn là những thứ thay thế rẻ tiền đó. Khi xưa chúng ta tự cho phép mình làm những việc này hoặc đã làm vì vô minh, bởi vì chúng ta không có hạnh phúc, chúng ta khác vọng một điều gì mà chúng ta không biết đó là cái gì? Chúng ta cảm thấy bên trong hoàn toàn trống rỗng và cảm thấy đau khổ vô cùng mặc dù với tất cả những tiền bạc và những tiện nghi vật chất hiện có của nền văn minh. Chúng ta vẫn cảm thấy không thoả mãn cho nên chúng ta mới hút thuốc, dùng chất kích thích, đánh bạc, tìm những thú vui nhục dục hoặc bất cứ điều gì có thể làm thoả mãn chúng ta. Nhưng càng dùng chúng ta càng cảm thấy chán chường, trống rỗng và vô nghĩa. Cho nên không một ai thực sự được hạnh phúc sau khi dùng qua những thứ này. Càng dùng chúng ta càng thèm thuồng, chúng ta cảm thấy thân xác và trí óc ngày càng tàn tệ.
Sự "say sưa" chính đáng sẽ thay thế cho tất cả những thứ này và làm cho chúng ta thoả mãn, không còn ham muốn những thứ này nữa. Cho nên, có rất nhiều đệ tử của Sư Phụ đã từng hút thuốc hoặc uống rượu trong nhiều năm suốt cuộc đời, nhưng khi họ đến thọ Tâm Ấn, tất cả đều dứt hẳn, dứt bỏ một cách tự nhiên. Thượng Đế biết tại sao và Sư Phụ cũng biết tại sao. Bởi vì họ có hạnh phúc ở bên trong, họ sung sướng và vui với một sự mãn túc thực sự, một sự thoả mãn mà họ mong đợi từ đời này qua đời khác. Và khi thời điểm đã đến, họ sẽ đạt được, để thấy sự tốt đẹp, hạnh phúc, hợp nhất với Thượng Đế và có thể trở về ngôi nhà thực sự của mình. Còn những người khác vì thời điểm chưa đến , nên họ phải lui tới cuộc đời này, thi hành vài nhiệm vụ, thanh toán những gì họ cần phải hoàn thành trên con đường tiến hoá của mình. Và khi thời gian đến, họ sẽ tìm được một vị Minh Sư khai ngộ, họ cũng sẽ tìm con đường chân lý, rồi họ cũng sẽ về nhà, rời bỏ tất cả những ham muốn và ràng buộc của thế giới.
Chết có nghĩa là chết thực sự. Khi chúng ta tọa thiền chúng ta chết, chúng ta có thể thấy Thiên đàng và sự kiện này có nghĩa là chúng ta đã chết, bởi vì con người chỉ có thể thấy Thiên đàng sau khi chết. Có hiểu không? Cho nên trong lúc thiền định, chúng ta có thể đi thăm Thiên đàng hoặc Phật quốc trong chốc lát. Nói là "Thiên đàng" thì cũng không được đúng cho lắm . Thiên đàng thấp hơn so với Thiên quốc . Người ta dùng từ Thiên đàng hoặc Thiên quốc đại khái giống nhau. Khi đức Chúa nổi tiếng khắp thế giới, người ta quen dùng từ Thiên đàng. Cho nên nếu chúng ta dùng một danh từ khác, chẳng hạn như "Niết Bàn" như Phật giáo thường dùng thì mọi người sẽ không hiểu. Đối với những người theo Phật giáo, Sư Phụ nói Niết Bàn; đối với những người Thiên Chúa giáo, Sư Phụ nói Thiên quốc thì họ sẽ hiểu. Cả hai danh từ đều cùng chỉ một thứ.
Khi chúng ta đi thăm Thiên đàng hoặc nơi Thiên quốc cao nhất, có nghĩa rằng chúng ta chết trong khoảng thời gian chúng ta rời khỏi thân xác để đi tới những cảnh giới huy hoàng. Đó là ý nghĩa của sự chết mỗi ngày. Chúng ta có thể chết như vậy bất cứ lúc nào và sống trở lại theo ý muốn. Chúng ta có thể kiểm soát được sự sống chết . Ngay cả nhịp đập của tim và hơi thở chúng ta cũng có thể kiểm soát được. Tất cả mọi việc đều do chúng ta làm. Cho nên chúng ta cũng có thể lên Thiên đàng, hoặc thăm Phật quốc tuỳ ý, nếu chúng ta biết cách, nếu chúng ta tu tập mỗi ngày. Cũng chẳng khác gì khi chúng ta học lái máy bay, và một ngày nào đó chúng ta có thể bay thẳng sang Hoa Kỳ, bởi vì chúng ta đã từng bay, chúng ta đã thực tập và chúng ta đã quen với việc này. Đúng không ?
San Jose, U.S.A. Ngày 28 tháng 5, 1989.