Hy vọng quý vị nhớ rằng bất kỳ những gì xảy ra cho mình, quý vị cũng vẫn vĩ đại hơn nó. Không có một thứ gì trên đời này vĩ đại hơn chúng ta. Không có một điều gì trong vũ trụ này vĩ đại hơn chính mình. Thành ra, đừng để bất cứ chuyện gì, dù xấu hay tốt, kéo quý vị ra không cho quý vị biết chính mình, rằng quý vị rất là vĩ đại. Một ngày nào đó quý vị sẽ biết. Khi biết rồi thì không một điều gì có thể làm quý vị mất nó. Không một người nào có thể ăn cắp của quý vị - ngay cả cái chết, ngay cả những hăm dọa bạo lực, sức mạnh hoặc hiểm nguy - không một điều gì có thể làm quý vị mất nó được. Ðiều này rất là quan trọng. Mặc dù quý vị sinh ra là vĩ đại, nhưng quý vị khởi nguyên đã là vĩ đại, chỉ vì quý vị không biết đó thôi. Bởi vậy chúng ta mới đến đây, để mà biết.
Ở đời này thật ra không có gì chúng ta nên làm. Khi nhập định rồi thì ngay cả thế giới cũng biến mất luôn. Chúng ta chỉ là Ánh Sáng, là tự do, là tất cả những gì đẹp đẽ, an vui, phúc lạc. Chúng ta hoàn toàn không phải thân thể này; thậm chí chúng ta không hề hiện hữu. Thân thể không hiện hữu, ngay cả thân thể người hàng xóm cũng không hiện hữu. Ngay cả toàn cõi tinh cầu cũng không hiện hữu. Cho nên, đừng lo lắng chuyện gì sẽ xảy đến cho chúng ta hoặc đến thân thể không hiện hữu này, mà hãy tìm cái có thật và hãy vui sướng. Chúng ta hãy là một con người đơn giản trông đợi ngày ngộ ra được chính mình: Là Thượng Ðế, là tự do, là một cái gì đẹp nhất, nhiều quyền năng nhất mà chúng ta có thể làm được. Đến lúc đó, mình cũng không còn là mình nữa. Tôi không biết nói làm sao. Khai ngộ, biết mình là Thượng Ðế, là Ánh Sáng, tự do - cảm giác này thật đẹp!
Cho nên, hãy bỏ tất cả sức lực ra mà lo cho việc này. Tất cả những chuyện khác đến rồi đi. Dù hôm nay quý vị đẹp, nhưng ngày mai ai biết được? Bất cứ gì cũng có thể xảy ra cho nhục thể này. Ðến giờ từ giã cõi trần thì không người nào có thể bảo đảm là chúng ta vẫn đẹp, trừ khi quý vị chết trẻ lúc đang ngủ. Rất nhiều thứ có thể xảy đến cho chúng ta. Thành ra, thể xác không phải là một cái gì có thể tin cậy được; bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Lái xe, đi bộ ngoài đường, ngay cả trong lúc ngủ, đủ thứ thiên tai - như động đất, bất cứ chuyện gì.
Cho nên, đừng lo những gì sẽ xảy ra cho chúng ta về phần thể xác. Hãy lo khai ngộ nhanh hơn, sâu đậm hơn, mau hơn mỗi ngày, đó nên là vấn đề của chúng ta. Nhưng vì đã có Pháp Môn Quán Âm rồi thì cũng không có gì là vấn đề cả. Nếu tiếp tục tu hành, tu một cách thanh thản như một cái thú, mỗi ngày hai, ba tiếng, kết quả chắc chắn sẽ có. Tuyệt đối là như vậy. Không cần phải lo chuyện đó. Giống như quý vị tưới cây, chăm bón thì cây sẽ lớn.
Xuất Gia Tại Tâm
Tất cả chúng ta đều là người xuất gia trong nhiều cách; chúng ta là những người xuất gia đi đó đây. Chúng ta đi ngoài đường, trà trộn với người khác. Cũng giống nhau. Có điều là hồi xưa ra ngoài truyền giáo lý rất là khó. Cho nên mới cần phải xuất gia. Quý vị không đi làm nên lệ thuộc vào sự cúng dường của người khác để có thể du hành xa xôi truyền bá giáo lý của Chúa hay của Phật. Nhưng ngày nay điều này không cần thiết. Quý vị có thể làm ở nhà, có thể xuất gia tại nhà.
Một lý do nữa là hồi xưa người ta giữ năng lực sinh lý để mà làm việc khác. Tại vì nếu lập gia đình rồi có con cái rất khó ngược xuôi ra đường giảng đạo. Cho nên quý vị phải bỏ thú vui gia đình, tình dục, để đi đó đây truyền bá thông điệp. Vì năng lực sinh lý rất phân tâm đối với công việc của một người xuất gia nên họ phải làm như vậy.
Cho nên xuất gia hay không xuất gia đối với tôi không phải là câu hỏi thật sự. Câu hỏi thật sự là trong lòng quý vị có hiểu hay không, có chính mình tìm Thượng Ðế hay không. Nhiều người tại gia cũng rất lôi cuốn đối với người ngoài, bởi vì trong tâm họ tu hành chăm chỉ và họ khai ngộ thật sự. Họ cũng có thể truyền bá giáo lý từ nhà họ và làm được nhiều chuyện kỳ diệu.
Bây giờ là thời đại khác. Chúng ta có pháp môn rất tuyệt vời, bao gồm mọi thứ. Thành ra không cần phải nhịn về mặt thể xác, tinh thần hay tình cảm để mà tìm Thượng Ðế. Nói quý vị biết Thượng Ðế tuyệt diệu vô cùng! Ngài rất là độ lượng, đầy quyền năng. Không một điều gì có thể ngăn cách quý vị với Ngài huống chi là một chút vui với người đàn bà hay người đàn ông mà quý vị thương. Thành thử không sao cả; xuất gia là ở tại tâm.
Sự Để Ý
Hỏi: Sư Phụ có nghĩ là trong đời sống hàng ngày, làm việc thật cẩn thận là một điều quan trọng hay không, chú tâm đến chi tiết, cẩn thận và để ý, hết sức chú tâm, như trong truyền thống nhà Phật? Hay phần đông chỉ nên lo chuyện tu hành ngày hai tiếng rưỡi, giữ giới luật là quan trọng, là đủ, không cần phải lo để ý gì nhiều?
Sư Phụ: Tôi nghĩ rằng quý vị cũng nên tập để ý. Nếu lái xe thì tôi khuyên quý vị nên hết sức để ý. Nếu sử dụng máy móc đang chạy hết tốc lực trong các công xưởng thì tôi khuyên quý vị nên dùng cái tâm để ý của nhà Phật.
Nói như vậy, thật ra, mỗi ngày chúng ta đều chú ý. Chúng ta phải như vậy. Nếu quý vị ngồi trước máy điện toán, nói nghe thử quý vị có chú ý vào máy điện toán hay không hoặc để ý đến điện thư hay đến mạng lưới Internet? Nếu không chú tâm vào đó thì sao làm việc đúng được? Quý vị phải để ngón tay làm sao cho mũi tên nằm ngay chỗ mình muốn, rồi phải đọc tin tức, tài liệu trên đó. Thành thử lúc nào chúng ta cũng để ý, có điều chúng ta không nói đến điều đó mà thôi.
Tôi cũng xin vắn tắt rằng trong đời sống hằng ngày, bất cứ làm việc gì hãy làm với tấm lòng, với sự tập trung tối đa. Làm hết sức mình. Ðó là một cách chú ý. Nếu không, niệm Hồng Danh cũng cho quý vị tập trung, đó là một sự lưu tâm, để ý. Vì lưu tâm nên quý vị không sát sinh, ăn uống trường chay tinh khiết. Vì để ý mà quý vị có tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, công việc. Vì chú ý mà quý vị không phạm tội đối với luật pháp hoặc hại người.
Tất cả những điều này là chú ý, luôn luôn như vậy. Tôi không đưa ra nhiều pháp môn rồi đặt tên cho chúng. Ðức Phật thích tên; Ngài cũng thích các con số. Ngài là đàn ông. Tôi chỉ dùng lý lẽ thường tình mà thôi. Ngài đặt tên cho rất nhiều thứ. Nhưng nếu phải học thuộc lòng hết mấy điều này, quý vị sẽ quên mất việc tu hành. Có những cái tên như Tứ Khổ, Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Chánh Ðạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Nhị Thập Bát gì đó, Năm Mươi Phép Ma, Một Trăm Lẻ Tám, v.v. Ngài thích các con số. Ngài đặt tên cho chúng: Tứ Diệu Ðế, Bát Khổ và Bảy Cách Để Khai Ngộ. Ngay cả mới sinh ra đời, Ngài đã bước bảy bước, quý vị có tin không!
Tôi chỉ dạy quý vị một cách đơn giản. Chúng ta chỉ có năm giới luật mà quý vị đã thấy khó giữ lắm rồi. Chúng ta đang sống trong thời đại mới, không có thời giờ cho Bát Chánh Ðạo, Tứ Khổ, Thập Nhị gì đó, rồi lại đặt tên cho sự chú ý này, kia đủ thứ. Không cần. Nói quý vị hay, cứ làm y những gì tôi dạy, quý vị sẽ đạt được. Tôi hứa! Ðơn giản vậy thôi.
Quý Vị Là Minh Sư
Hỏi: Khi chúng ta đang tiến vào Thời Đại Hoàng Kim, như vậy có nghĩa là rất nhiều đồng tu sẽ 'nhảy lên' đẳng cấp Thứ Năm và trở thành Minh Sư phải không? Nếu đúng như vậy thì con xin được đem lên đẳng cấp Thứ Năm, bởi vì con ngán ở dưới này rồi.
Sư Phụ: Quý vị muốn cao thế nào thì sẽ được thế đó. Quý vị chỉ cần muốn được như vậy. Mọi người đều ngán. Nhưng tôi nghĩ quý vị là Minh Sư rồi. Nếu đợi đến Thời Đại Hoàng Kim mới nhảy lên và trở thành Minh Sư thì không biết tôi sẽ đi đâu. Quý vị là Minh Sư của mình rồi, nếu nói về vận mệnh; quý vị đã có mọi thứ mà quý vị muốn. Không cần đánh số 'năm' hay số 'bốn' gì nữa cả. Ðó là mấy cái của Phật. Chúng ta không cần biết.
Chúng ta phải vui, phải tự tin và khẳng định. Hãy bỏ tư tưởng đó đi, mỗi lần nghĩ mình đẳng cấp thấp. Hãy bỏ tư tưởng đó đi, mỗi khi cảm thấy buồn bã, bị vùi dập! Việc này khó, nhưng đó là cách để đánh đuổi phiền não. Ðó là cách quý vị trở thành cao hơn. Quý vị không thể muốn ở đẳng cấp Thứ Năm mà cùng lúc nghĩ rằng mình thấp kém, bị nghiệp chướng đánh đập và bi quan. Tôi không thể giúp được. Quý vị là người quyết định quý vị muốn ở đẳng cấp nào, không phải tôi. Tôi không thể gia trì cho quý vị; quý vị gia trì cho mình. Giả sử tôi nói, 'Ðược, hãy lên đẳng cấp Thứ Năm; tôi gia trì cho quý vị.' Nhưng đầu óc quý vị vẫn quen thói nghĩ phủ định, buồn bã, bi quan. Quý vị phải huấn luyện đầu óc của mình. Nói với nó rằng quý vị là chủ, bảo nó nghĩ điều gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào và ra lệnh ở đẳng cấp nào. Khi làm được như vậy thì quý vị biết mình là chủ, là Minh Sư. Quý vị là Minh Sư rồi, có điều chưa thuyết phục nổi chính mình mà thôi. Quý vị phải làm việc với chính mình.
Ánh Sáng Và Âm Thanh Là Bản Chất Của Chúng Ta
Hỏi: Con muốn biết tại sao tu Ánh Sáng, Âm Thanh là phương pháp tốt nhất để được khai ngộ?
Sư Phụ: Vì nó tốt nhất. Không cần phải giải thích.
Hỏi: Sư Phụ không giải thích một chút nữa được sao?
Sư Phụ: Càng giải thích, tôi càng thấy nó như rác rến. Thật tình, làm sao giải thích được mặt trời? Nó chỉ như vậy thôi! Bởi vì đó là chúng ta; Ánh Sáng và Âm Thanh là bản chất của chúng ta. Quý vị trở về với chính mình. Nếu được là chính mình thì còn gì có thể làm quý vị vui sướng hơn? Còn gì có thể làm cho con cá sung sướng hơn nếu nó được ở trong nước? Tại sao nó vui hơn trong nước? Bởi vì nó là cá. Bảo tôi giải thích thì tôi không biết.
Nếu thấy vui sướng là quý vị biết rồi. Nếu không thấy vui sướng thì đi tìm chỗ khác, rồi sau đó trở lại. Nó tốt nhất, tôi chỉ biết vậy thôi. Nếu quý vị muốn có chứng nhận thì chúng ta có thể tìm thấy trong Kinh Thánh, như Thánh John nghe thấy tiếng kèn và Thượng Ðế đến với giọng nói như sấm. 'Khởi đầu là Ngôi Lời; chúng ta từ Ngôi Lời đó mà ra.' Ðó là Âm Thanh. Thành thử sống trong môi trường của mình chắc chắn là tốt nhất; nó là như vậy. Kinh điển Phật Giáo cũng nói như vậy. Kinh Koran luôn luôn nhắc đến Ánh Sáng và Âm Thanh, nói rằng đây là bản chất của chúng ta. Bây giờ quý vị biết, nói về phương diện khoa học thì chúng ta là Ánh Sáng và Âm Thanh; chúng ta là năng lực. Thành thử còn gì khác có thể làm cho chúng ta vui sướng nhất, nếu đó không phải là chính chúng ta? Trở lại môi trường của mình và nhận thức được chính mình - đó là tốt nhất. Chỉ có vậy thôi.
Hỏi: Như vậy là nhìn thấy Ánh Sáng của mình và nghe thấy Âm Thanh của mình?
Sư Phụ: Không phải là nhìn thấy Ánh Sáng của mình, mà quý vị là Ánh Sáng. Không phải nghe thấy Âm Thanh của mình, mà quý vị là Âm Thanh. Quý vị là chấn động lực tạo nên toàn cõi vũ trụ. Quý vị là cái đó. Quý vị là Chỉ Huy Trưởng của vũ trụ. Càng ngộ ra mình như vậy, quý vị càng nhiều lực lượng và càng tự do hơn. Thay vì thấy mình là thân xác này, là móng tay này, là cái này, cái nọ, quý vị thấy rằng, 'Không, không, không. Ta là Tạo Hóa. Ta là Ánh Sáng. Ta là Âm Thanh. Ta là cái tuyệt đối đó.'
Lực Lượng Của Thạch Anh Và Sự Tu Hành
Hỏi: Sư Phụ tôn kính: Trong mấy ngày vừa qua, con được gặp gỡ nhiều người rất tốt, dễ thương. Một người biết nhiều về thạch anh (pha lê) và lực lượng của thạch anh. Con cũng đeo thạch anh, nhưng không thú nhận là con có khả năng gì về những cái này. Nhưng người này biết chút đỉnh về cách dùng năng lực của thạch anh. Con nghĩ rằng trong tờ đơn nhỏ xin Tâm Ấn có nói không nên dùng lực lượng gì đó. Con nghĩ anh ấy hiểu rằng có lẽ anh không nên theo đuổi việc này, nếu anh đang tu pháp Quán Âm. Con thấy hơi khó chấp nhận điều này. Nếu anh ấy có nhiều tình thương, muốn giúp người khác thì tại sao làm như vậy là xấu? Có xấu không? Anh ấy không nên làm chuyện đó hả?
Sư Phụ: Thử đi.
Hỏi: Cái đó không xấu hả? [Sư Phụ: Không.] Tốt lắm. Con không nghĩ rằng nó xấu. Con chỉ muốn biết rõ hơn, để anh ấy cũng đừng nghĩ như vậy.
Sư Phụ: Nhưng thạch anh là thạch anh, nó không phải là lực lượng Thượng Ðế. Có thể nó chỉ là tạm thời, như thuốc tây, dược thảo. Nó có thể phụ thêm vào, nhưng không phải là năng lực tối cao, vậy thôi. Nếu con người bám víu quá nhiều vào những đồ vật bên ngoài thì không tốt. Bởi vì chúng ta đã bám víu, nương tựa quá nhiều vào những thứ bên ngoài - như dựa vào bác sĩ, vào thuốc men, dựa vào thạch anh, dựa vào thần thông, v..v. Cho nên, bây giờ quý vị đến đây, tôi nói, 'Đến giờ rồi. Vô đây. Quý vị sẽ được viên thạch anh lớn hơn. Hãy dùng nó; nó là vĩnh cửu, mãi mãi trường tồn và không tốn tiền gì cả. Quý vị không phải đeo vào người, không phải đánh bóng nó và không lo bị mất.'
Thành thử, tùy ý quý vị muốn loại bớt những đồ chơi nhỏ ấy đi không. Nhưng vẫn đeo được, nếu quý vị cảm thấy nó có lợi, đối với tôi không sao. Nhưng đừng bám víu vào đó, vậy thôi. Cũng đừng dạy dỗ người khác rằng thạch anh có thể làm khỏi bệnh này nọ. Bởi vì có một năng lực vĩ đại hơn cả thạch anh. Hãy rán nhắc nhở người khác như vậy. Nó tồn tại lâu hơn và chữa bệnh tốt hơn.
Tạo Nên Một Từ Trường Khẳng Định Bao Quanh
Hỏi: Có thể nào khi Quán Quang xong (thiền Ánh Sáng), ngày hôm sau trở lại nhà, vô phòng mà mình đã Quán Quang hôm trước, mình nghe thấy Âm Thanh, chấn động không?
Sư Phụ: Có chứ, dĩ nhiên! Ngay cả bức tường cũng có chấn động, trần nhà cũng chấn động. Ðúng ra là phải như vậy, quý vị ngồi thiền chỗ nào, năng lực ở lại chỗ đó.
Bởi vậy phải luôn luôn làm việc tốt để quý vị được bao bọc trong năng lực tốt. Thậm chí nói chuyện về hành thiền, nói chuyện về Thượng Ðế, về lực lượng Minh Sư và về những điều hay đẹp, cũng sinh ra năng lực tốt. Cho nên khi ngồi thiền, dĩ nhiên quý vị tạo nên năng lực tốt, và nó ở lại chỗ đó. Càng ngồi thiền chỗ đó nhiều bao nhiêu, năng lực càng dầy. Càng nói chuyện về điều tốt bao nhiêu, bức tường năng lực bao quanh quý vị càng dầy. Sau đó, đồng khí thì tương cầu, quý vị sẽ hút năng lực tốt từ những phương hướng khác nhau. Cho nên, đi đâu quý vị cũng mang theo cái kêu bằng 'bọc' năng lực, từ trường tốt bao quanh. Và càng mang theo nhiều năng lực tốt bao nhiêu, quý vị càng cảm thấy dễ chịu. Càng cảm thấy dễ chịu, quý vị càng nói về những điều tốt, những điều khẳng định. Càng nói về những điều tốt, khẳng định và càng làm những điều tốt, quý vị càng tạo nên nhiều năng lực tốt. Càng tạo nên năng lực tốt, quý vị càng cảm thấy dễ chịu và càng làm những điều tốt hơn và không bao giờ dứt.
Cho nên đừng bao giờ rơi vào vòng phủ định. Hãy ở trong khẳng định. Tôi biết điều đó khó lắm, bởi vì đôi khi người ta kéo mình xuống. Nhưng phải cẩn thận, coi chừng. Luôn luôn ở về phía khẳng định. Nói điều tốt, làm điều khẳng định càng nhiều càng tốt, bảo vệ cho mình, quý vị sẽ tạo nên một căn nhà tuyệt vời, một căn nhà lưu động, để mỗi lần đi đâu, quý vị mang theo Ánh Sáng, chấn động lực tốt, từ trường tốt. Và càng mang theo nhiều cái đó, quý vị càng lôi cuốn; và càng lôi cuốn, quý vị càng mạnh và càng khẳng định.
Ý Tự Do Và Ý Trời
Hỏi: Vì Thượng Ðế cho chúng ta ý chí tự do và chúng ta có thể làm bất cứ điều gì - thậm chí thay đổi định mệnh của mình - vậy thì làm sao ý của mình có thể đồng được với ý của trời và làm sao biết được chúng ta đang làm theo thiên ý?
Sư Phụ: Hai việc quý vị có thể làm: Theo ý mình hay theo thiên ý. Theo ý mình tức là như vầy: Nếu không thích điều này hay không thích điều kia thì đổi. Quý vị có quyền chiều lòng mình.
Theo thiên ý nghĩa là, 'Thôi, ta không cần. Chuyện gì đến thì ta làm.' Thượng Ðế sẽ lo phần còn lại. Nếu đủ mạnh thì quý vị chỉ làm thế thôi. Chuyện gì đến với quý vị thì quý vị lo hết sức mình. Phần còn lại thì tùy Ngài. Nhưng nếu quý vị chưa đủ mạnh thì cứ theo ý của mình. Cái gì không thích thì đổi, hy vọng Thượng Ðế hợp tác; Ngài luôn luôn hợp tác.
Hỏi: Nhưng bản ngã có thể xen vào ý muốn của mình không?
Sư Phụ: Không. Nếu không còn bản ngã, thậm chí quý vị không thèm nghĩ đến ý tự do làm gì. Cho nên, nếu không có bản ngã, không có ý muốn của mình, lúc đó chỉ còn thiên ý mà thôi. Nhưng dù sao, chúng ta cũng đi từng bước một. Không cần nhảy ngay vô thiên ý nếu quý vị chưa sẵn sàng. Ngài rất kiên nhẫn; những gì quý vị muốn là những gì Ngài muốn. Nhưng những gì Ngài muốn, không phải lúc nào cũng là những gì quý vị muốn. Thành thử, có ý chí tự do và có ý chí Thượng Ðế. Cho nên quý vị cứ chọn.
Hỏi: Làm sao ý của con được giống với ý của Thượng Ðế và hàng thuận theo ý của Thượng Ðế? Vì con biết thiên ý là tốt nhất cho con.
Sư Phụ: Thì đừng làm gì hết. Như vậy được không? Quý vị không làm gì có được không?
Hỏi: Tự tại thôi hả?
Sư Phụ: Phải! Tôi không muốn nói là quý vị ngồi một chỗ suốt ngày mà hãy làm những gì đến với mình. Nếu đang trong công việc này thì làm công việc này. Nếu có người nào nhờ quý vị làm việc kia thì làm việc kia. Nếu người ta không bảo quý vị làm gì cả thì không làm gì cả. Chỉ làm những gì quý vị biết là sẽ đến với mình. Thiên ý là vậy đó. Nếu làm vậy mà quý vị thấy hài lòng thì tốt. Nếu không, quý vị có thể thay đổi.
Hỏi: Cảm ơn Sư Phụ, đơn giản quá. Sư Phụ rất đơn thuần.
Sư Phụ: Phải, đó là những gì tôi đã học hỏi. Bởi vậy hôm qua tôi đã nói với một số anh em đồng tu là 'Ðừng làm gì cả.' Không cần phải ngồi đó tưởng tượng, gửi gấm tình thương, lòng từ bi của Thượng Ðế đến mọi nơi, tưởng tượng điều này, tưởng tượng điều kia. Chỉ ngồi đó thôi, rồi Thượng Ðế sẽ gửi đến cho quý vị. Nhưng Ngài cũng nói rằng, 'Gõ thì sẽ được ban cho.' Ðó là ý chí tự do. Thậm chí tôi không muốn gõ nữa. Nếu Ngài không cho, tôi nói, 'Ðược, cho Ngài giữ.' Tôi không thèm hỏi. Nếu Ngài không cho thì tôi nói rằng, 'Thôi được! Chắc tôi không cần.' Như vậy giản dị hơn.
Quý vị chỉ cần chăm sóc cho thân thể này, làm việc đủ sống hoặc đầu tư hay bất cứ việc gì. Cứ làm những gì quý vị làm. Ðỡ phải vật lộn và hòa bình hơn. Ông Emerson, một triết gia Mỹ, nói rằng, 'Gánh nặng rơi xuống đôi vai nếu ta để Thượng Ðế điều hành vũ trụ.' Tôi sống theo quan niệm đó.
SMCH khai thị trong kỳ Thiền Tam Quốc Tế tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 12 năm 1998 (Nguyên văn tiếng Anh)
Cho nên, hãy bỏ tất cả sức lực ra mà lo cho việc này. Tất cả những chuyện khác đến rồi đi. Dù hôm nay quý vị đẹp, nhưng ngày mai ai biết được? Bất cứ gì cũng có thể xảy ra cho nhục thể này. Ðến giờ từ giã cõi trần thì không người nào có thể bảo đảm là chúng ta vẫn đẹp, trừ khi quý vị chết trẻ lúc đang ngủ. Rất nhiều thứ có thể xảy đến cho chúng ta. Thành ra, thể xác không phải là một cái gì có thể tin cậy được; bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Lái xe, đi bộ ngoài đường, ngay cả trong lúc ngủ, đủ thứ thiên tai - như động đất, bất cứ chuyện gì.
Cho nên, đừng lo những gì sẽ xảy ra cho chúng ta về phần thể xác. Hãy lo khai ngộ nhanh hơn, sâu đậm hơn, mau hơn mỗi ngày, đó nên là vấn đề của chúng ta. Nhưng vì đã có Pháp Môn Quán Âm rồi thì cũng không có gì là vấn đề cả. Nếu tiếp tục tu hành, tu một cách thanh thản như một cái thú, mỗi ngày hai, ba tiếng, kết quả chắc chắn sẽ có. Tuyệt đối là như vậy. Không cần phải lo chuyện đó. Giống như quý vị tưới cây, chăm bón thì cây sẽ lớn.
Xuất Gia Tại Tâm
Tất cả chúng ta đều là người xuất gia trong nhiều cách; chúng ta là những người xuất gia đi đó đây. Chúng ta đi ngoài đường, trà trộn với người khác. Cũng giống nhau. Có điều là hồi xưa ra ngoài truyền giáo lý rất là khó. Cho nên mới cần phải xuất gia. Quý vị không đi làm nên lệ thuộc vào sự cúng dường của người khác để có thể du hành xa xôi truyền bá giáo lý của Chúa hay của Phật. Nhưng ngày nay điều này không cần thiết. Quý vị có thể làm ở nhà, có thể xuất gia tại nhà.
Một lý do nữa là hồi xưa người ta giữ năng lực sinh lý để mà làm việc khác. Tại vì nếu lập gia đình rồi có con cái rất khó ngược xuôi ra đường giảng đạo. Cho nên quý vị phải bỏ thú vui gia đình, tình dục, để đi đó đây truyền bá thông điệp. Vì năng lực sinh lý rất phân tâm đối với công việc của một người xuất gia nên họ phải làm như vậy.
Cho nên xuất gia hay không xuất gia đối với tôi không phải là câu hỏi thật sự. Câu hỏi thật sự là trong lòng quý vị có hiểu hay không, có chính mình tìm Thượng Ðế hay không. Nhiều người tại gia cũng rất lôi cuốn đối với người ngoài, bởi vì trong tâm họ tu hành chăm chỉ và họ khai ngộ thật sự. Họ cũng có thể truyền bá giáo lý từ nhà họ và làm được nhiều chuyện kỳ diệu.
Bây giờ là thời đại khác. Chúng ta có pháp môn rất tuyệt vời, bao gồm mọi thứ. Thành ra không cần phải nhịn về mặt thể xác, tinh thần hay tình cảm để mà tìm Thượng Ðế. Nói quý vị biết Thượng Ðế tuyệt diệu vô cùng! Ngài rất là độ lượng, đầy quyền năng. Không một điều gì có thể ngăn cách quý vị với Ngài huống chi là một chút vui với người đàn bà hay người đàn ông mà quý vị thương. Thành thử không sao cả; xuất gia là ở tại tâm.
Sự Để Ý
Hỏi: Sư Phụ có nghĩ là trong đời sống hàng ngày, làm việc thật cẩn thận là một điều quan trọng hay không, chú tâm đến chi tiết, cẩn thận và để ý, hết sức chú tâm, như trong truyền thống nhà Phật? Hay phần đông chỉ nên lo chuyện tu hành ngày hai tiếng rưỡi, giữ giới luật là quan trọng, là đủ, không cần phải lo để ý gì nhiều?
Sư Phụ: Tôi nghĩ rằng quý vị cũng nên tập để ý. Nếu lái xe thì tôi khuyên quý vị nên hết sức để ý. Nếu sử dụng máy móc đang chạy hết tốc lực trong các công xưởng thì tôi khuyên quý vị nên dùng cái tâm để ý của nhà Phật.
Nói như vậy, thật ra, mỗi ngày chúng ta đều chú ý. Chúng ta phải như vậy. Nếu quý vị ngồi trước máy điện toán, nói nghe thử quý vị có chú ý vào máy điện toán hay không hoặc để ý đến điện thư hay đến mạng lưới Internet? Nếu không chú tâm vào đó thì sao làm việc đúng được? Quý vị phải để ngón tay làm sao cho mũi tên nằm ngay chỗ mình muốn, rồi phải đọc tin tức, tài liệu trên đó. Thành thử lúc nào chúng ta cũng để ý, có điều chúng ta không nói đến điều đó mà thôi.
Tôi cũng xin vắn tắt rằng trong đời sống hằng ngày, bất cứ làm việc gì hãy làm với tấm lòng, với sự tập trung tối đa. Làm hết sức mình. Ðó là một cách chú ý. Nếu không, niệm Hồng Danh cũng cho quý vị tập trung, đó là một sự lưu tâm, để ý. Vì lưu tâm nên quý vị không sát sinh, ăn uống trường chay tinh khiết. Vì để ý mà quý vị có tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, công việc. Vì chú ý mà quý vị không phạm tội đối với luật pháp hoặc hại người.
Tất cả những điều này là chú ý, luôn luôn như vậy. Tôi không đưa ra nhiều pháp môn rồi đặt tên cho chúng. Ðức Phật thích tên; Ngài cũng thích các con số. Ngài là đàn ông. Tôi chỉ dùng lý lẽ thường tình mà thôi. Ngài đặt tên cho rất nhiều thứ. Nhưng nếu phải học thuộc lòng hết mấy điều này, quý vị sẽ quên mất việc tu hành. Có những cái tên như Tứ Khổ, Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Chánh Ðạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Nhị Thập Bát gì đó, Năm Mươi Phép Ma, Một Trăm Lẻ Tám, v.v. Ngài thích các con số. Ngài đặt tên cho chúng: Tứ Diệu Ðế, Bát Khổ và Bảy Cách Để Khai Ngộ. Ngay cả mới sinh ra đời, Ngài đã bước bảy bước, quý vị có tin không!
Tôi chỉ dạy quý vị một cách đơn giản. Chúng ta chỉ có năm giới luật mà quý vị đã thấy khó giữ lắm rồi. Chúng ta đang sống trong thời đại mới, không có thời giờ cho Bát Chánh Ðạo, Tứ Khổ, Thập Nhị gì đó, rồi lại đặt tên cho sự chú ý này, kia đủ thứ. Không cần. Nói quý vị hay, cứ làm y những gì tôi dạy, quý vị sẽ đạt được. Tôi hứa! Ðơn giản vậy thôi.
Quý Vị Là Minh Sư
Hỏi: Khi chúng ta đang tiến vào Thời Đại Hoàng Kim, như vậy có nghĩa là rất nhiều đồng tu sẽ 'nhảy lên' đẳng cấp Thứ Năm và trở thành Minh Sư phải không? Nếu đúng như vậy thì con xin được đem lên đẳng cấp Thứ Năm, bởi vì con ngán ở dưới này rồi.
Sư Phụ: Quý vị muốn cao thế nào thì sẽ được thế đó. Quý vị chỉ cần muốn được như vậy. Mọi người đều ngán. Nhưng tôi nghĩ quý vị là Minh Sư rồi. Nếu đợi đến Thời Đại Hoàng Kim mới nhảy lên và trở thành Minh Sư thì không biết tôi sẽ đi đâu. Quý vị là Minh Sư của mình rồi, nếu nói về vận mệnh; quý vị đã có mọi thứ mà quý vị muốn. Không cần đánh số 'năm' hay số 'bốn' gì nữa cả. Ðó là mấy cái của Phật. Chúng ta không cần biết.
Chúng ta phải vui, phải tự tin và khẳng định. Hãy bỏ tư tưởng đó đi, mỗi lần nghĩ mình đẳng cấp thấp. Hãy bỏ tư tưởng đó đi, mỗi khi cảm thấy buồn bã, bị vùi dập! Việc này khó, nhưng đó là cách để đánh đuổi phiền não. Ðó là cách quý vị trở thành cao hơn. Quý vị không thể muốn ở đẳng cấp Thứ Năm mà cùng lúc nghĩ rằng mình thấp kém, bị nghiệp chướng đánh đập và bi quan. Tôi không thể giúp được. Quý vị là người quyết định quý vị muốn ở đẳng cấp nào, không phải tôi. Tôi không thể gia trì cho quý vị; quý vị gia trì cho mình. Giả sử tôi nói, 'Ðược, hãy lên đẳng cấp Thứ Năm; tôi gia trì cho quý vị.' Nhưng đầu óc quý vị vẫn quen thói nghĩ phủ định, buồn bã, bi quan. Quý vị phải huấn luyện đầu óc của mình. Nói với nó rằng quý vị là chủ, bảo nó nghĩ điều gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào và ra lệnh ở đẳng cấp nào. Khi làm được như vậy thì quý vị biết mình là chủ, là Minh Sư. Quý vị là Minh Sư rồi, có điều chưa thuyết phục nổi chính mình mà thôi. Quý vị phải làm việc với chính mình.
Ánh Sáng Và Âm Thanh Là Bản Chất Của Chúng Ta
Hỏi: Con muốn biết tại sao tu Ánh Sáng, Âm Thanh là phương pháp tốt nhất để được khai ngộ?
Sư Phụ: Vì nó tốt nhất. Không cần phải giải thích.
Hỏi: Sư Phụ không giải thích một chút nữa được sao?
Sư Phụ: Càng giải thích, tôi càng thấy nó như rác rến. Thật tình, làm sao giải thích được mặt trời? Nó chỉ như vậy thôi! Bởi vì đó là chúng ta; Ánh Sáng và Âm Thanh là bản chất của chúng ta. Quý vị trở về với chính mình. Nếu được là chính mình thì còn gì có thể làm quý vị vui sướng hơn? Còn gì có thể làm cho con cá sung sướng hơn nếu nó được ở trong nước? Tại sao nó vui hơn trong nước? Bởi vì nó là cá. Bảo tôi giải thích thì tôi không biết.
Nếu thấy vui sướng là quý vị biết rồi. Nếu không thấy vui sướng thì đi tìm chỗ khác, rồi sau đó trở lại. Nó tốt nhất, tôi chỉ biết vậy thôi. Nếu quý vị muốn có chứng nhận thì chúng ta có thể tìm thấy trong Kinh Thánh, như Thánh John nghe thấy tiếng kèn và Thượng Ðế đến với giọng nói như sấm. 'Khởi đầu là Ngôi Lời; chúng ta từ Ngôi Lời đó mà ra.' Ðó là Âm Thanh. Thành thử sống trong môi trường của mình chắc chắn là tốt nhất; nó là như vậy. Kinh điển Phật Giáo cũng nói như vậy. Kinh Koran luôn luôn nhắc đến Ánh Sáng và Âm Thanh, nói rằng đây là bản chất của chúng ta. Bây giờ quý vị biết, nói về phương diện khoa học thì chúng ta là Ánh Sáng và Âm Thanh; chúng ta là năng lực. Thành thử còn gì khác có thể làm cho chúng ta vui sướng nhất, nếu đó không phải là chính chúng ta? Trở lại môi trường của mình và nhận thức được chính mình - đó là tốt nhất. Chỉ có vậy thôi.
Hỏi: Như vậy là nhìn thấy Ánh Sáng của mình và nghe thấy Âm Thanh của mình?
Sư Phụ: Không phải là nhìn thấy Ánh Sáng của mình, mà quý vị là Ánh Sáng. Không phải nghe thấy Âm Thanh của mình, mà quý vị là Âm Thanh. Quý vị là chấn động lực tạo nên toàn cõi vũ trụ. Quý vị là cái đó. Quý vị là Chỉ Huy Trưởng của vũ trụ. Càng ngộ ra mình như vậy, quý vị càng nhiều lực lượng và càng tự do hơn. Thay vì thấy mình là thân xác này, là móng tay này, là cái này, cái nọ, quý vị thấy rằng, 'Không, không, không. Ta là Tạo Hóa. Ta là Ánh Sáng. Ta là Âm Thanh. Ta là cái tuyệt đối đó.'
Lực Lượng Của Thạch Anh Và Sự Tu Hành
Hỏi: Sư Phụ tôn kính: Trong mấy ngày vừa qua, con được gặp gỡ nhiều người rất tốt, dễ thương. Một người biết nhiều về thạch anh (pha lê) và lực lượng của thạch anh. Con cũng đeo thạch anh, nhưng không thú nhận là con có khả năng gì về những cái này. Nhưng người này biết chút đỉnh về cách dùng năng lực của thạch anh. Con nghĩ rằng trong tờ đơn nhỏ xin Tâm Ấn có nói không nên dùng lực lượng gì đó. Con nghĩ anh ấy hiểu rằng có lẽ anh không nên theo đuổi việc này, nếu anh đang tu pháp Quán Âm. Con thấy hơi khó chấp nhận điều này. Nếu anh ấy có nhiều tình thương, muốn giúp người khác thì tại sao làm như vậy là xấu? Có xấu không? Anh ấy không nên làm chuyện đó hả?
Sư Phụ: Thử đi.
Hỏi: Cái đó không xấu hả? [Sư Phụ: Không.] Tốt lắm. Con không nghĩ rằng nó xấu. Con chỉ muốn biết rõ hơn, để anh ấy cũng đừng nghĩ như vậy.
Sư Phụ: Nhưng thạch anh là thạch anh, nó không phải là lực lượng Thượng Ðế. Có thể nó chỉ là tạm thời, như thuốc tây, dược thảo. Nó có thể phụ thêm vào, nhưng không phải là năng lực tối cao, vậy thôi. Nếu con người bám víu quá nhiều vào những đồ vật bên ngoài thì không tốt. Bởi vì chúng ta đã bám víu, nương tựa quá nhiều vào những thứ bên ngoài - như dựa vào bác sĩ, vào thuốc men, dựa vào thạch anh, dựa vào thần thông, v..v. Cho nên, bây giờ quý vị đến đây, tôi nói, 'Đến giờ rồi. Vô đây. Quý vị sẽ được viên thạch anh lớn hơn. Hãy dùng nó; nó là vĩnh cửu, mãi mãi trường tồn và không tốn tiền gì cả. Quý vị không phải đeo vào người, không phải đánh bóng nó và không lo bị mất.'
Thành thử, tùy ý quý vị muốn loại bớt những đồ chơi nhỏ ấy đi không. Nhưng vẫn đeo được, nếu quý vị cảm thấy nó có lợi, đối với tôi không sao. Nhưng đừng bám víu vào đó, vậy thôi. Cũng đừng dạy dỗ người khác rằng thạch anh có thể làm khỏi bệnh này nọ. Bởi vì có một năng lực vĩ đại hơn cả thạch anh. Hãy rán nhắc nhở người khác như vậy. Nó tồn tại lâu hơn và chữa bệnh tốt hơn.
Tạo Nên Một Từ Trường Khẳng Định Bao Quanh
Hỏi: Có thể nào khi Quán Quang xong (thiền Ánh Sáng), ngày hôm sau trở lại nhà, vô phòng mà mình đã Quán Quang hôm trước, mình nghe thấy Âm Thanh, chấn động không?
Sư Phụ: Có chứ, dĩ nhiên! Ngay cả bức tường cũng có chấn động, trần nhà cũng chấn động. Ðúng ra là phải như vậy, quý vị ngồi thiền chỗ nào, năng lực ở lại chỗ đó.
Bởi vậy phải luôn luôn làm việc tốt để quý vị được bao bọc trong năng lực tốt. Thậm chí nói chuyện về hành thiền, nói chuyện về Thượng Ðế, về lực lượng Minh Sư và về những điều hay đẹp, cũng sinh ra năng lực tốt. Cho nên khi ngồi thiền, dĩ nhiên quý vị tạo nên năng lực tốt, và nó ở lại chỗ đó. Càng ngồi thiền chỗ đó nhiều bao nhiêu, năng lực càng dầy. Càng nói chuyện về điều tốt bao nhiêu, bức tường năng lực bao quanh quý vị càng dầy. Sau đó, đồng khí thì tương cầu, quý vị sẽ hút năng lực tốt từ những phương hướng khác nhau. Cho nên, đi đâu quý vị cũng mang theo cái kêu bằng 'bọc' năng lực, từ trường tốt bao quanh. Và càng mang theo nhiều năng lực tốt bao nhiêu, quý vị càng cảm thấy dễ chịu. Càng cảm thấy dễ chịu, quý vị càng nói về những điều tốt, những điều khẳng định. Càng nói về những điều tốt, khẳng định và càng làm những điều tốt, quý vị càng tạo nên nhiều năng lực tốt. Càng tạo nên năng lực tốt, quý vị càng cảm thấy dễ chịu và càng làm những điều tốt hơn và không bao giờ dứt.
Cho nên đừng bao giờ rơi vào vòng phủ định. Hãy ở trong khẳng định. Tôi biết điều đó khó lắm, bởi vì đôi khi người ta kéo mình xuống. Nhưng phải cẩn thận, coi chừng. Luôn luôn ở về phía khẳng định. Nói điều tốt, làm điều khẳng định càng nhiều càng tốt, bảo vệ cho mình, quý vị sẽ tạo nên một căn nhà tuyệt vời, một căn nhà lưu động, để mỗi lần đi đâu, quý vị mang theo Ánh Sáng, chấn động lực tốt, từ trường tốt. Và càng mang theo nhiều cái đó, quý vị càng lôi cuốn; và càng lôi cuốn, quý vị càng mạnh và càng khẳng định.
Ý Tự Do Và Ý Trời
Hỏi: Vì Thượng Ðế cho chúng ta ý chí tự do và chúng ta có thể làm bất cứ điều gì - thậm chí thay đổi định mệnh của mình - vậy thì làm sao ý của mình có thể đồng được với ý của trời và làm sao biết được chúng ta đang làm theo thiên ý?
Sư Phụ: Hai việc quý vị có thể làm: Theo ý mình hay theo thiên ý. Theo ý mình tức là như vầy: Nếu không thích điều này hay không thích điều kia thì đổi. Quý vị có quyền chiều lòng mình.
Theo thiên ý nghĩa là, 'Thôi, ta không cần. Chuyện gì đến thì ta làm.' Thượng Ðế sẽ lo phần còn lại. Nếu đủ mạnh thì quý vị chỉ làm thế thôi. Chuyện gì đến với quý vị thì quý vị lo hết sức mình. Phần còn lại thì tùy Ngài. Nhưng nếu quý vị chưa đủ mạnh thì cứ theo ý của mình. Cái gì không thích thì đổi, hy vọng Thượng Ðế hợp tác; Ngài luôn luôn hợp tác.
Hỏi: Nhưng bản ngã có thể xen vào ý muốn của mình không?
Sư Phụ: Không. Nếu không còn bản ngã, thậm chí quý vị không thèm nghĩ đến ý tự do làm gì. Cho nên, nếu không có bản ngã, không có ý muốn của mình, lúc đó chỉ còn thiên ý mà thôi. Nhưng dù sao, chúng ta cũng đi từng bước một. Không cần nhảy ngay vô thiên ý nếu quý vị chưa sẵn sàng. Ngài rất kiên nhẫn; những gì quý vị muốn là những gì Ngài muốn. Nhưng những gì Ngài muốn, không phải lúc nào cũng là những gì quý vị muốn. Thành thử, có ý chí tự do và có ý chí Thượng Ðế. Cho nên quý vị cứ chọn.
Hỏi: Làm sao ý của con được giống với ý của Thượng Ðế và hàng thuận theo ý của Thượng Ðế? Vì con biết thiên ý là tốt nhất cho con.
Sư Phụ: Thì đừng làm gì hết. Như vậy được không? Quý vị không làm gì có được không?
Hỏi: Tự tại thôi hả?
Sư Phụ: Phải! Tôi không muốn nói là quý vị ngồi một chỗ suốt ngày mà hãy làm những gì đến với mình. Nếu đang trong công việc này thì làm công việc này. Nếu có người nào nhờ quý vị làm việc kia thì làm việc kia. Nếu người ta không bảo quý vị làm gì cả thì không làm gì cả. Chỉ làm những gì quý vị biết là sẽ đến với mình. Thiên ý là vậy đó. Nếu làm vậy mà quý vị thấy hài lòng thì tốt. Nếu không, quý vị có thể thay đổi.
Hỏi: Cảm ơn Sư Phụ, đơn giản quá. Sư Phụ rất đơn thuần.
Sư Phụ: Phải, đó là những gì tôi đã học hỏi. Bởi vậy hôm qua tôi đã nói với một số anh em đồng tu là 'Ðừng làm gì cả.' Không cần phải ngồi đó tưởng tượng, gửi gấm tình thương, lòng từ bi của Thượng Ðế đến mọi nơi, tưởng tượng điều này, tưởng tượng điều kia. Chỉ ngồi đó thôi, rồi Thượng Ðế sẽ gửi đến cho quý vị. Nhưng Ngài cũng nói rằng, 'Gõ thì sẽ được ban cho.' Ðó là ý chí tự do. Thậm chí tôi không muốn gõ nữa. Nếu Ngài không cho, tôi nói, 'Ðược, cho Ngài giữ.' Tôi không thèm hỏi. Nếu Ngài không cho thì tôi nói rằng, 'Thôi được! Chắc tôi không cần.' Như vậy giản dị hơn.
Quý vị chỉ cần chăm sóc cho thân thể này, làm việc đủ sống hoặc đầu tư hay bất cứ việc gì. Cứ làm những gì quý vị làm. Ðỡ phải vật lộn và hòa bình hơn. Ông Emerson, một triết gia Mỹ, nói rằng, 'Gánh nặng rơi xuống đôi vai nếu ta để Thượng Ðế điều hành vũ trụ.' Tôi sống theo quan niệm đó.
SMCH khai thị trong kỳ Thiền Tam Quốc Tế tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 12 năm 1998 (Nguyên văn tiếng Anh)