Hôm nay có vị đồng tu nói với Sư Phụ: "Sư Phụ, lâu quá không thấy Sư Phụ rầy con?" Sư Phụ nói: "Có chuyện mới la. Cũng như y phục dơ mới giặt. Nếu như đã giặt ủi, xếp cất trong tủ áo không động tới, đương nhiên không cần giặt nữa. Bởi vì đã giặt rồi. Trừ phi đem ra dùng, hay có người động tới hoặc có người vô ý làm rớt xuống đất, mới giặt lại. Nếu quần áo đã sạch thì không cần giặt".
Nhưng không nhất định giặt một lần là sạch hoài. Thí dụ người thọ pháp, cho dù đẳng cấp đã đạt đến tầng Thứ Năm, đôi khi cũng bị ma lực tấn công. Đẳng cấp càng cao, càng thường bị công kích, vì ma quỷ sẽ tìm mọi cách kéo người thọ pháp ra khỏi lực lượng của Phật, sẽ đem nhiều phiền phức cho người truyền pháp, làm cho họ không tiện truyền pháp, hay tạo cho người theo học nhiều nghi vấn, nhiều chướng ngại, nhiều tranh luận, để cho họ không thấy chỗ tốt, chỉ thấy phương diện xấu mà thôi. Thí dụ khi đến đây, họ không muốn gặp Sư Phụ mà chỉ thích nhìn rác bên ngoài. Cho nên người bị ma nhập là một người kỳ quái hay la ó cả ngày, miệng cứ niệm gì đó, hay làm chuyện bậy bạ. Tu hành có nhiều đẳng cấp. Bị tà nhập cũng có nhiều đẳng cấp. Có thứ tà nhập hạng nhất và hạng nhì. Ma không nhất định là đầu mọc hai sừng hay có hai nanh. Không phải đâu. Cho nên chúng ta thường nói: "Đạo cao một thước, ma cao một trượng".
Công việc của ma là gì? Ma rất thích khuyến khích người ta biện luận, tranh đấu, khuyến khích người ta tự sát, hay là tìm khuyết điểm của người khác, thích tìm người ta trò chuyện. Chỗ tốt chúng che đậy, chỉ để người ta thấy chỗ xấu mà thôi. Khi Sư Phụ dạy giáo lý hay, chúng không cho người ta nghe lọt vào tai, mà chỉ cho nghe những đồng tu nói chuyện thị phi. Thí dụ nói tính người này không tốt, người xuất gia kia xấu, ai đối với Sư Phụ như thế nào, ai tu hành không tốt, cặp vợ chồng đó ra sao, gia đình họ có chuyện gì... Đều là chuyện thị phi vô dụng, ma sẽ đem những chuyện này nói ra, để người ta chỉ chú ý, để tâm vào những chuyện đen tối đó, phải không? Cho nên quý vị cần biết những thứ đó đều là việc làm của ma.
Quỷ ma còn có những công việc khác cao đẳng hơn. Thí dụ chúng khuyến khích người ta trau dồi học vấn về tranh luận, về trí thức. Sư Phụ nói thật với quý vị, "công án" là một trong những thứ đó, vì vẫn trong phạm vi trí thức (mental fiel). Cho nên cùng lắm chỉ có thể đến thế giới Thứ Nhất hay Thứ Hai mà thôi.
Hễ ưa thích tranh luận, biện luận, hay là người có chút tài biện, là vẫn còn ở đẳng cấp đầu óc, vẫn chưa có thể siêu qua thế giới Thứ Hai. Càng khỏi nói đến chuyện vượt qua Tam Giới. Phật Thích Ca Mâu Ni , hay bất cứ vị giáo chủ nào đã đi rồi, ma sẽ trà trộn vào đoàn thể hay đạo tràng đó, từ từ cải biến giáo pháp hay giáo lý của những vị giáo chủ đó. Thí dụ Phật Thích Ca Mâu Ni không có dạy "công án" mà họ lại dạy mình "tham công án"...
Sư Phụ chỉ nói cho quý vị nghe mà thôi, vì quý vị là học trò của Sư Phụ. Nếu như quý vị ra ngoài nói cho người ta nghe, họ sẽ đánh quý vị, vì hiện giờ vẫn còn rất nhiều người học công án, bao gồm một số đại pháp sư. Cho nên chúng ta đừng ra ngoài nói bậy. Sư Phụ dạy người có ba cách: Thứ nhất là dạy bên ngoài, thứ hai là dạy bên trong, thứ ba là dạy thậm thâm bên trong. Thứ thậm thâm bên trong thì chỉ có khi nào quý vị gặp Sư Phụ bên trong thì quý vị mới có thể học hỏi được.
Nhưng thứ học vấn thậm thâm bên trong không thể để cho người ngoài biết được. Hễ nói ra là tức khắc có nhiều ma chướng. Đó là việc làm của ma. Chúng phải gây nhiều phiền phức cho người tu hành. Tu hành càng cao, chúng càng ghét. Thật ra ma cũng không có gì. Ma chỉ là công cụ để khảo nghiệm chúng ta. Chúng ta tu hành phải có thi khảo mới biết đẳng cấp của chúng ta như thế nào.
Cho nên chúng ta không nên ghét hận lực lượng của ma. Chỉ nên cẩn thận, nhận biết sự hiện hữu của chúng. Khi chúng ta bị khảo nghiệm, cần phải biết đó không phải là việc làm của Phật mà là việc của ma, đó không phải là bên mặt mà là bên trái. Bất cứ lúc nào thấy mình thích nói chuyện nhảm nhí, hay phê bình Sư Phụ, hay phê bình đồng tu không tốt, lúc đó nên biết là ma đến rồi và nên tự thức tỉnh liền: "Ta cần phải chặt đứt ngay. Đó là ma muốn cho mình bị ảnh hưởng xấu. Ta cần phải ngưng ngay".
Tu hành cần phải luôn luôn tự kiểm thảo lấy mình. Đừng để ma lợi dụng cơ hội. Kiểm thảo lấy mình không phải là cả ngày oán trách: "Sao ta xấu đến thế? Hành vi sao giống ma quỷ vậy? Tốt nhất là ta nên bỏ đi và tự sát..." Kiểm thảo không phải là ý đó.
Chúng ta vốn rất trong sạch, nhưng vì ở thế giới này ma lực rất nhiều, chúng ta dễ bị ảnh hưởng nên cần phải cẩn thận. Kỳ thật nhưng khuyết điểm của chúng ta đều là bị ma ảnh hưởng. Có câu nói: "Bổn lai vô nhất vật. Hà xứ nhiễm trần ai", là ý nghĩa đó. Chúng ta vốn rất trong sạch, nhưng bị thế giới nhiễm dơ. Nếu tu hành cao thì sẽ như đóa hoa sen mọc trong bùn, nhưng không nhiễm bùn.
Chúng ta đều nói hoa sen là đại biểu đẳng cấp của Phật. Vì sao? Bởi vì tuy hoa sen sanh trưởng trong đất dơ nhưng lại không bị ảnh hưởng một chút dơ bẩn nào. Hoa lại rất thơm và sạch. Ruồi, ong, và bướm đều không đến. Cho nên hoa sen là hoa sạch nhất. Thật là kỳ lạ! Những hoa khác đều bị bướm, ong, ruồi hưởng thụ mật hoa, hay phá hoại, chỉ có hoa sen là không bị. Tuy hoa sống trong bùn, nhưng lại sạch nhất, thơm nhất, và đơn thuần nhất.
Chúng ta tu hành nên càng ngày càng giống hoa sen. Nhưng trước khi chúng ta chưa đạt đến đẳng cấp trên, đương nhiên vẫn còn ở trong đất bùn, bị đất bao bọc, ngoài vỏ vẫn bị đất ảnh hưởng. Thí dụ ngó sen đào từ đất ra thì nhất định không được sạch, bên ngoài rất dơ, phải rửa nhiều lần mới sạch, mới có thể thực dụng được.
Khi chúng ta còn chưa tu đến đẳng cấp cao thì cũng như ngó sen vậy. Đạt được đẳng cấp cao rồi, thì hết bị bùn nhơ ảnh hưởng. Tu hành càng cao, càng bị công kích, càng bị nhiều ma chướng hãm hại để có thể đi đến tình trạng tệ nhất là rời bỏ Sư Phụ chúng ta, rời bỏ hệ thống Pháp Môn Quán Âm, bởi vì Pháp Môn Quán Âm là Pháp Môn tối cao. Những pháp môn khác không thể làm cho người ta được giải thoát. Tuy rằng quý vị mới tu hành, nhưng có kết quả liền. Như vậy đủ cho quý vị có lòng tin, khuyến khích quý vị tiếp tục tu hành. Dù chỉ có chút kết quả của lúc mới tu, ma cũng đến kéo đi. Nếu như chúng ta không có lòng tin kiên cố thì không dễ gì mà tu.
Kỳ trước thuyết pháp Sư Phụ có nhắc đến một ngàn năm trước, Bồ Đề Đạt Ma đã nói: "Đây là thời mạt pháp. Người ác thì nhiều, kẻ thiện lại ít. Tu hành không dễ. Nếu như ta lưu lại, chỉ tạo thêm nhiều tai nạn hay nghiệp chướng cho chúng sanh mà thôi Cho nên ta phải đi". Một ngàn năm trước, Ngài đã nói như vậy. Còn hiện giờ thì như thế nào? Nên nói là thời "ma pháp" chứ không phải là "mạt pháp". Tuy nhiên, những người đã thọ pháp rồi đừng có lo. Đã thọ pháp rồi, chúng ta đã bước vào thời "hoàng kim". Bất kể thời mạt pháp, thời ma pháp hay là thời hoàng kim, đều do mình tự chọn.
Thời hoàng kim là gì? Tức là có một vị Phật tại thế và nhóm đệ tử cùng hoằng pháp, tu hành, làm cho bầu không khí của thế giới này sạch một chút. Những người đó là đang sống trong thời hoàng kim. Cho nên lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài nói đó là thời chánh pháp hay là thời hoàng kim. Nhưng lúc đó có người ác không? Có chứ! Cũng có rất nhiều người muốn giết Ngài. Có rất nhiều người nói bậy. Luôn cả thân nhân của Ngài là Đề Bà Đạt Đa cũng hại Ngài mấy lần. Đâu đâu cũng phản đối Ngài Tự mình lập tôn phái khác và thường tìm cơ hội giết Ngài.
Cho nên chúng ta phải biết, bất cứ là thời mạt pháp hay là thời hoàng kim đều là do mình tự tạo cả. Đương nhiên cũng có thời hoàng kim, có thời Nghiêu Thuấn. Thời đại đó không có giới luật, cũng không có luật pháp của quốc gia, không có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Cái gì cũng không có. Vì sao thời đó thế giới lại hòa bình như vậy? Bởi vì họ có "Đạo". Họ rất ngây thơ, đơn thuần. Sinh ra đã có "Đạo" rồi. Quốc vương có "Đạo". Công dân có "Đạo". Cha mẹ có "Đạo". Chồng vợ đều có "Đạo". Cho nên dù họ có quốc vương, có cha mẹ, có chồng vợ... nhưng họ cũng vẫn rất đơn thuần.
Vì sao bây giờ Sư Phụ nói đừng có quan hệ nam nữ quá nhiều? Bởi vì đầu óc của chúng ta đã bị hư rồi. Đáng lẽ quan hệ nam nữ không xấu, chỉ vì đầu óc của chúng ta quá hư. Nếu như không có "Đạo", bất cứ chúng ta làm gì cũng đều xấu. Cho dù là bố thí cũng xấu, cứu người cũng xấu. Bởi vì là "Ta" cứu. Cứu người biến thành có mục đích. "Ta" cứu người đó sẽ nổi tiếng, người khác sẽ thích mình. Cho rằng "Ta" rất từ bi, tức là cái "Ngã" này làm tất cả, sẽ biến thành thuốc độc. Quan hệ nam nữ xưa kia vốn rất tự nhiên, chỉ vì sinh tồn mà thôi, không có tư tưởng không tốt. Nhưng quan hệ nam nữ ngày nay biến thành một thứ lợi dụng lẫn nhau. Hành vi xác thịt thành ra quá đáng vì những tư tưởng xấu, cho nên tất cả đều biến thành xấu.
Đời Nghiêu Thuấn cũng có vợ chồng, con cái, nhưng thế giới lại hòa bình như vậy. Vì sao? Bởi vì đầu óc rất đơn thuần, không có tư tưởng xấu. Nhưng ngày nay dù rằng chúng ta cũng làm công chuyện đó, nhưng kết quả lại khác nhau. Chúng ta cũng có vợ chồng, con cái, nhưng lại khác với thời xưa, không còn bầu không khí của đời Nghiêu Thuấn nữa.
Cho nên phải có người đề xướng "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" vì nhân loại quên mất rồi. "Đạo" không còn nữa , biến thành loạn bậy, tàn sát lẫn nhau, hại nhau nên phải có người đứng lên giải thích cho chúng sanh nghe, dạy bảo họ : "Không thể làm như vậy. Tại sao đối xử với cha mẹ như vậy? Bạn nên biết họ là đấng sanh thành của bạn, đã cực khổ để nuôi bạn lớn lên..."
Lẽ ra lòng hiếu thảo là chuyện tự nhiên , không cần phải giải thích, không cần phải dùng đến nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cũng không cần phải định tiêu chuẩn về sự hiếu thảo. Nhưng nhân loại càng ngày càng xấu, bạn bè đối đãi với nhau cũng không tốt, không giữ chữ tín, nên phải dạy: "Không nên đối xử xấu với bạn bè. Họ đã tin mình và làm việc chung với nhau thì không nên gạt họ. Đối với bạn bè phải giữ chữ tín. Như vậy mới có thể hòa bình, mới có thể làm việc chung..."
Nếu như mọi việc đều phải giải thích rõ ràng như vậy thì không được tốt. Không dùng ngôn ngữ , tự nhiên làm là tốt nhất. Khi mất "Đạo" rồi thì phải dùng ngôn ngữ để chỉ dạy. Cho nên mới có Khổng Tử, Lão Tử... ra đời. Đó là vì chúng sanh không có "Đạo". Đó là vì thời hoàng kim đã tan rồi.
Hiện thời lại càng tệ hơn. Chúng ta sống trong thời này mệt hơn vì hiện tại không khí ở mặt đất này bị ô nhiễm, nhiều khí độc hơn ngày xưa . Nếu sống ở thành thị, đi ra ngoài một chút, cảm thấy da mình rít rít, như có lưu hoàng vậy, vì khói xe ảnh hưởng đến thân thể của chúng ta, cũng như ảnh hưởng đến tin thần và tư tưởng của chúng ta vậy. Cho nên thời này con người bi ai hơn, ảo não hơn và có nhiều tư tưởng bi quan hơn. Thời này muốn độ người, dạy người hay là giải thích cho người ta nghe, không phải là chuyện dễ. Hôm nay giải thích, ngày mai lại quên. Hay mới nói xong lại quên đó liền. Nếu bây giờ Phật Thích Ca Mâu Ni đến đây độ chúng sanh, Ngài sẽ lắc đầu và nói: "Ta không muốn độ chúng sanh".
Sư Phụ tuy không phải là Phật Thích Ca Mâu Ni nhưng cũng đã lắc đầu mấy lần. Nhưng vì quý vị nhất định kéo Sư Phụ trở về nên Sư Phụ cũng không nhẫn tâm đi. Thấy có hai, ba đệ tử thành tâm, thật tình muốn cầu Đạo, muốn cầu giải thoát, vì những đệ tử thành tâm này, Sư Phụ mới ở lại, hy vọng những người khác cũng được chút ảnh hưởng. Nhưng không dễ đâu, có phải vậy không?
Bây giờ Sư Phụ hỏi quý vị: "Giáo lý của Sư Phụ quý vị nhớ được bao nhiêu?" Lúc Sư Phụ thuyết pháp, người thì ngủ gục, người nghe không hiểu. Nếu như hỏi họ thì biết ngay là họ không hiểu chút nào. Hay là đợi khi họ hỏi, Sư Phụ biết là trong hai tiếng đồng hồ giảng kinh đã vô ích, uổng phí vì lời giảng đều nằm trong không khí, không lọt vào lỗ tai họ. Cho nên muốn dạy người thật không phải là chuyện dễ.
Dù sao đi nữa, hễ quý vị đã đến đây, ít nhiều cũng được chút ảnh hưởng tốt để có thể đem về. Những người không đến thì hơi mệt. Khi còn chưa tu đến đẳng cấp cao, đến nghe kinh rất quan trọng. Bởi vì quý vị có thể đến đây lấy lực lượng mang về phân phát cho gia đình, xã hội, quốc gia, không để cho thế giới này trở thành đen tối, như là ở thôn quê không có đèn vậy. Nếu như trên đường có nhiều ngọn đèn nhỏ, miền quê không thể tối đen như thế. Xưa kia khi chưa có đèn đường, tối đến ở vùng quê đen như mực, rủi đêm nào không có trăng thì không có cách nào đi bộ được. Không nhìn thấy một chút gì cả.
Quý vị có trải qua tình trạng đó chưa ? Sư Phụ có trải qua rồi. Sư Phụ ra đời trong thời chiến. Lúc đó cả nhà ở trên núi Ba của Sư Phụ trồng khoai lang, mẹ thì bán vải. Nhưng ba của Sư Phụ không thường ở nhà. Có một thời gian ông đi dạy học, cùng lúc có công việc khác. Ông vừa là y sĩ, vừa làm giáo sư. Thời đó nếu chỉ làm y sĩ không thì không đủ sinh sống, nên ông còn làm thêm nghề giáo nữa. Ba của Sư Phụ thường phải đi bộ rất xa, bởi vì phải tỵ nạn, cho nên nhà của Sư Phụ cách xa những nhà khác rất xa. Trên núi hoàn toàn không có đèn, chỉ có nhà của gia đình Sư Phụ là có một cây đèn nhỏ. Bên ngoài rất đen tối, có lúc không nhìn thấy gì cả. Quý vị có từng sống như vậy chưa? Những người tuổi trẻ chắc không có, nhưng những người có tuổi chắc đã sống qua như vậy. Lúc đó nhà của Sư Phụ treo một ngọn đèn nhỏ ở ngoài, nhưng cũng còn tốt hơn là không. Hiện giờ Sư Phụ cùng đệ tử ở trên núi, nếu thiếu đèn đường thì cũng tối lắm.
Tu hành thật không dễ. Nếu không có lực lượng của Sư Phụ thì không có chỗ để nhờ. Nhờ vào hệ thống tôn giáo cũng không có ích gì, nhờ vào công án cũng vô ích. Thật là thứ công án vớ vẩn! Sao bây giờ vẫn còn thứ hệ thống tôn giáo đó? Bởi vì đó là công việc của ma, làm cho chúng ta bận rộn cả ngày. Mỗi ngày bận lạy Phật , tham công án, hay tụng kinh gì đó, làm cho chúng ta khi rời thế giới này đều cảm thấy mãn túc, vì mình có thể tự nói: "Ta có tu hành mà! Như vậy đã đủ rồi!" Quý vị có thấy hiện nay bất cứ tôn giáo nào, có phải đều bảo rằng mới có thể thấy được Phật, chết rồi mới có thể đi Tây Phương, mới có thể giải thoát? Không có ai dám nói hiện giờ là có thể giải thoát.
Thật sự, hiện giờ có thể giải thoát rồi, hiện giờ là có thể thấy Phật quang, tối thiểu là cũng nghe được Phật âm. Nếu đẳng cấp cao hơn trước, còn có thể thấy cảnh giới Phật, thấy được Phật bên trong. Ngài sẽ dẫn chúng ta đến cảnh giới cao hơn một chút để học tập Phật lý cao cấp. Nếu như không thấy được cảnh giới cao cũng không sao, nghe được Phật âm là đủ rồi. Chỉ cần có Sư Phụ, tin Sư Phụ là nhất định có thể giải thoát. Vì sao?
Bởi vì tu hành càng nhiều, càng cảm thấy thế giới này đối với chúng ta không là gì. Bây giờ đã giải thoát rồi, nên không còn chấp lắm, cũng không bị thế giới này ràng buộc chúng ta. Tuy cũng có chồng, vợ, con, nhưng mình phải biết rằng đó đều là trách nhiệm của mình mà thôi. Họ đều là vô thường, từ nhân duyên mà ra. Cho nên không phải giữ thật chặt giống như trước nữa. Tuy không xuất gia như cũng như người xuất gia vậy. Tâm cởi mở hơn.
Nếu như có một ngày, chủ nhân của chúng ta lên đến đẳng cấp rất cao, chúng ta sẽ chẳng còn lo gì cả. Có thành Phật hay không cũng được . Thành cái gì cũng được. Lúc đó tức là "hiện đời giải thoát", chứ không phải đợi đến khi chết rồi mới có thể giải thoát. Nói như vậy là gạt người, cốt để cho chúng ta bận bịu không ngừng nghỉ bận đến không biết chết rồi có thể được giải thoát hay không . Tu một đời mà cũng không thấy ánh sáng Phật. Tham công án một đời mà cũng không có kết quả gì. Cho dù có chút kết quả, cũng là do ảo tưởng của đầu óc mà ra, không phải cứu cánh giải thoát thật
Nếu quý vị tham học với những người tu thiền đó, sẽ thấy họ kiêu ngạo như thế nào. Đều là nói nhiều và học lại những lời trong kinh điển như "Phật quang vô ám", "Hoa khai kiến Phật", "Thiền bất dùng ngôn ngữ"... Nói rất nhiều nhưng tự họ lại không thấu đạt điều chi. Quý vị đã có kinh nghiệm này chứ? Nếu chưa, bây giờ có thể đi tìm coi. Tranh luận với họ sẽ cảm thấy chán, quý vị sẽ nói: "Làm ơn đừng nói nữa. Tôi phải đi". Bởi vì thứ biện luận này quá nhàm chán.
Cho nên quý vị nên cẩn thận, vì nơi nào cũng có rất nhiều ma chướng. Hễ người nào muốn rời bỏ Sư Phụ, Sư Phụ tuyệt đối không giữ lại. Hễ quý vị nghi hoặc, Sư Phụ liền để cho quý vị đi. Tuy rằng những người xa lìa Sư Phụ sau này sẽ rất đau khổ, nhưng Sư Phụ cũng không nói cho họ biết là khi họ rời Sư Phụ sẽ gặp nhiều phiền phức. Sư Phụ không nói vì mọi việc đều do mình tự chọn.
Còn có những người có thắc mắc cũng không hỏi, rồi rời bỏ Sư Phụ thì càng tệ hơn nữa. Hễ rời xa Sư Phụ là ma liền tới. Bởi vì bây giờ chúng có cơ hội rồi. Quý vị đã không cần Sư Phụ thì chúng liền đến. Cho nên xảy ra đủ thứ chuyện, đủ thứ phiền phức, tai nạn, nghiệp chướng và nhân quả. Tất cả đều đổ lên mình. Phải đợi thêm một thời gian lâu lắm mới tự thức tỉnh quay trở về tìm Sư Phụ, Sư Phụ vẫn hoan nghênh như thường.
Nhưng cũng không phải người nào Sư Phụ cũng hoan nghênh. Phải coi thái độ của họ khi trở về, họ có thật khiêm tốn không, có sám hối thật không, hay là chỉ muốn đến gây phiền phức nữa. Đối với những người thích kiếm chuyện, phần nhiều Sư Phụ đều không nói gì, cũng không cảnh cáo họ trước, mà chỉ âm thầm rời bỏ . Như vậy mau hơn, vì nếu thấy đẳng cấp người đó quá thấp, nên để họ học từ từ. Sư Phụ không thể ở đó đợi, để bị họ kéo xuống. Như vậy không được! Cho nên Sư Phụ sẽ không nói gì, chỉ âm thầm bỏ đi.
Đẳng cấp của một người nếu như quá thấp, cứ muốn kéo Sư Phụ của họ xuống cùng đẳng cấp với mình, muốn Sư Phụ thông cảm, hiểu đẳng cấp của họ, thì không thể được. Cũng không thể làm như vậy được, vì đây chỉ là thứ tình cảm nhân loại làm phiền người khác, chỉ muốn người khác an ủi mình, khen mình...
Sư Phụ không thể vì thứ cảm tình nhân loại nhỏ nhoi đó mà theo phép xã giao, cho học trò mình vui. Không thể là như vậy, mà phải kéo họ lên, chứ không phải theo chung với họ cho họ vui lòng. Nếu như họ không đi thì để họ đứng tại đó. Thí dụ có người ở trong bùn, Sư Phụ kéo người đó lên, nếu họ không chịu lên, thì để họ chơi ở đó, không thể để Sư Phụ chơi chung với họ trong bùn. Sư Phụ sẽ không dại như vậy.
Một vị Chân Sư có thể truyền Tâm Ấn cho nhiều người. Nhưng chỉ có người có phước báu lớn mới tin, mới tiếp tục lưu lại tu hành. Nếu chúng ta là người có đạo đức, hay là người có nhiều phước báu, ma không có cách nào lung lạc được chúng ta, nhưng chúng cũng thử công kích chúng ta, cũng như lấy đầu chọi vách tường vậy. Kết quả chúng sẽ mệt và chạy mất. Thí dụ ma không thể nào kéo Sư Phụ đi, chỉ có thể kéo được học trò của Sư Phụ mà thôi. Chỉ có loại người mới đến học, còn nhỏ như củ khoai lang, chưa rõ đạo lý của Sư Phụ, mới bị ma kéo đi.
Ma không thể kéo Sư Phụ đi đâu hết. Quý vị thấy đó, từ khi Sư Phụ đến Đài Loan đã chịu bao nhiêu sự công kích: Đệ tử công kích, người ngoài công kích, người không quen thuộc cũng công kích, nhưng Sư Phụ vẫn không sao. Nhưng học trò mới bị công kích một chút đã chịu không nổi.
Công kích là gì đây? Thí dụ nghe người ta phê bình Sư Phụ không tốt thì lòng tin bắt đầu giao động. Vài ngày sau gặp khó khăn lại cầu Sư Phụ giúp đỡ. Có được chút cảm ứng, tình trạng tốt một chút, lại bắt đầu tin Sư Phụ. Đợi vài ngày sau, thấy đồng tu nào đó không tốt, có những khuyết điểm, hay tu hành dở, rước hết những thứ rác này đổ vào tâm, qua bốn ngày sau vẫn không thể quên. Càng nghĩ càng không thích rồi muốn rời bỏ Sư Phụ, rời bỏ trung tâm... Chỉ vì đồng tu nào đó mà lại muốn xa lìa Sư Phụ, xa lìa pháp môn, như vậy là bị ma hãm hại đó!
Ma rất là vi tế và nhiều cách lôi kéo chúng ta, vậy chúng ta nên kiên tâm. Ma không nhất định là một người thường. Có lúc chúng biến thành một pháp sư rất nổi danh, dùng đạo lý của các tôn giáo khác, hay đạo lý của ma, nói cho chúng ta nghe, khiến chúng ta lìa bỏ Sư Phụ, lìa bỏ Pháp Môn Quán Âm.
Ma sẽ nói: "Người này mới ra thôi, bộ không biết sao? Phật giáo đã có hai ngàn năm trăm năm lịch sử rồi, Thiên Chúa giáo cũng đã gần hai ngàn năm, phải tuân theo những truyền thống đó mà tu hành. Pháp Môn Quán Âm này chưa có người nào tu qua, sao lại dễ tin quá vậy? Anh coi chúng tôi niệm Phật đã một hai ngàn năm, có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người niệm, anh theo một đoàn thể nhỏ tu Pháp Môn Quán Âm để làm gì? Như vậy khó tin cậy được lắm. Phải có nhiều người mới có lực lượng , hễ có nhiều người tu là pháp môn tốt, ít người tu là pháp môn không tốt". Họ sẽ nói nghe rất có lý, kỳ thật đều là đạo lý ma.
Vì sao chúng ta lại có thể nghe lọt những đạo lý ma này? Sao không thích đến nghe Sư Phụ nói Chân Kinh? Ngược lại, lại thích nghe thứ pháp sư đó nói đạo lý ma? Bởi vì đẳng cấp quá thấp, gần giống như trình độ của họ, cho nên nghe theo lời họ. Đẳng cấp của hạng người đó vẫn còn trong phạm vi ý thức của nhân loại, chưa được ở từng ý thức của Thánh Nhân. Nếu vẫn còn quanh quẩn trong ý thức của nhân loại thì cảm tình của chúng ta sẽ chật hẹp, sẽ chấp trước, sẽ phân biệt "của ta" và "của họ". Còn thuộc về ý thức Thánh Nhân, thì không có những tư tưởng chật hẹp. Cách nhìn của Thánh Nhân khác với cách nhìn của người phàm phu chúng ta.
Thí dụ bây giờ quý vị ngồi tại đây, đương nhiên không thể thấy nhiều sinh hoạt bên ngoài, chỉ có thể thấy được Sư Phụ, đồng tu vào đạo tràng này. Nhưng nếu như quý vị trèo lên nóc nhà, thì tình trạng này sẽ khác, cái nhìn sẽ khác. Lại thí dụ như tư tưởng của quý vị lúc chưa bước vào đây và tư tưởng khi đến đây cũng khác nhau. Có lúc ngồi ở nhà không yên, nhưng đến đây thì ngồi được. Ở nhà không thích tọa thiền, đến đây tự nhiên muốn tọa thiền. Tại sao vậy? Đó là vì cảnh giới khác nhau.
Cho nên muốn phân biệt thật giả, không cần đặc biệt tin người nào. Tự mình nỗ lực tu hành một thời gian rồi tự nhiên sẽ có năng lực phán đoán. Thậm chí không tin Sư Phụ cũng không sao, chỉ cần quý vị tiếp tục tu hành là được rồi, bất luận cho rằng tu "công án" tốt, hay là tụng "A Di Đà Phật" tốt. Thật ra quý vị cũng chẳng hiểu tốt ở điểm nào ? Nghe người ta nói tốt , mình cũng tin là tốt. Quý vị chỉ có hai lựa chọn, một là "tin" hai là "không tin", bởi vì quý vị chưa có năng lực phán đoán.
Bây giờ Sư Phụ dạy Pháp Môn Quán Âm, ít nhất quý vị cũng có một chút ích lợi, thấy được một chút kết quả. Thí dụ quý vị có thể thấy được ánh sáng, thấy được cảnh giới, mở được trí huệ. Dù kết quả thật sự này chưa đủ để quý vị tin, chưa đủ để quý vị chứng minh đi nữa, quý vị cũng không thể nào cho rằng các pháp môn khác tốt hơn Pháp Môn Quán Âm.
Nếu như sự phán đoán tệ đến nỗi điều gì cũng không thể nhận biết được, vậy sao còn đi đây đi đó tu nhiều pháp môn như thế? Tu một pháp môn là đủ rồi. Tu Pháp Môn Quán Âm có kết quả liền, tu các pháp môn khác thì không có. Từ điểm đó chúng ta có thể khẳng định là tu Pháp Môn Quán Âm rất tốt. Tối thiểu quý vị có một chút tiền bỏ túi. Nếu quý vị thấy pháp môn nào tốt, quý vị có thể tự tu lấy. Sư Phụ đã tu qua những pháp môn khác không thấy có kết quả, nhưng tu "Quán Âm" liền có kết quả. Ít nhất Sư Phụ cũng nhờ chút lòng tin này mà tiếp tục tu hành.
Còn chưa đủ sức phán đoán, thì làm sao có thể phê bình bừa bãi, rằng pháp môn này tốt, pháp môn kia không tốt, hay là pháp sư kia tốt, pháp sư này không tốt. Muốn có khả năng phán đoán rõ ràng thì phải lên cảnh giới cao, lúc đó mới biết được pháp môn nào tốt, pháp môn nào không tốt. Cần phải đạt được đỉnh cao tối thượng mới có thể hiểu được tất cả.
Cho nên đừng để ma lợi dụng. Cần phải thận trọng. Người tu hành trong suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ đều phải cẩn thận. Có ma đến phải biết liền. Hễ cảm thấy bi ai, áo não, tự hạ thấp mình, muốn tự sát, thích nói chuyện, thích nhìn chỗ xấu của người ta, phê bình hành động bề ngoài của Sư Phụ, dùng tâm phàm phu đo lường Sư Phụ, đo lường đồng tu... đó là hoàn toàn công việc của ma. Cần phải để ý điểm này.
Bởi vì Phật Bồ Tát không để ý và cũng không lo những chuyện đó. Họ không nói chuyện phiếm, cũng không lo người ta tốt hay xấu. Nếu như cảm thấy người đó xấu thì sẽ dạy liền: "Anh làm như vậy là không đúng. Anh nên sửa đổi". Ngài nói như vậy là vì từ lòng từ bi, để cảnh cáo. Vì Ngài có trách nhiệm nên mới dạy họ. Những vị Sư Phụ đó chỉ dạy những người mà họ phụ trách dạy dỗ mà thôi , không phải họ ra ngoài dạy toàn thế giới.
Chúng ta không có ý phê bình tôn giáo nào hay người nào cả, nhưng chúng ta phải nhận biết mục tiêu của sự phán đoán này.
Thế nào là ma giáo? Thế nào là Phật giáo? Phật giáo là làm cho người ta tin rằng tự mình nhất định có thể giải thoát, làm cho người ta vui vẻ, sung sướng. Mỗi ngày đều có hy vọng có thể đến được cảnh giới cao và tu hành có thành quả tốt đẹp. Ma giáo là sự chỉ dẫn mỗi ngày mình nên làm thế nào, nhưng một chút kết quả cũng không có, đều là ngôn từ mà thôi. Đó là ma giáo.
Bất cứ họ tự xưng là tôn giáo nào, chúng ta cũng nên nhận biết có giáo lý ma, cũng có giáo lý Phật. Giáo lý ma là gì? Thí dụ dùng đạo đức hay trách nhiệm xã hội buộc chúng ta, dạy chúng ta: "Quý vị trước hết nên ..." Cho nên không thể tu hành.
Đương nhiên chúng ta không thể bỏ lơ trách nhiệm của chúng ta, nhưng cũng không thể để cho những trách nhiệm đó ràng buộc chúng ta ở lại thế giới Ta Bà này. Bất cứ đối với quốc gia, gia đình, chúng ta đều nên làm tròn trách nhiệm của mình. Nhưng cũng phải biết có một ngày, chúng ta nhất định sẽ phải rời xa thế giới này, nên cần phải làm những thứ khác nữa, không thể chỉ lệ thuộc vào gia đình, quốc gia hay nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà thôi. Những điều này đều là phụ thuộc, không phải là chuyện chính yếu. Thường ở gần Sư Phụ mới có thể biết được ma ở đâu, mới có thể biết trong túi của quý vị có bao nhiêu ma mà mau mau đem chúng vứt vào lỗ cống.
Nếu muốn vĩnh viễn an toàn, phải gần Sư Phụ. Gần Sư Phụ nghĩa là gì? Tức là bất cứ lúc nào cũng nghĩ đến Sư Phụ. Bất cứ làm gì cũng đều là là lực lượng của Sư Phụ làm. Bất cứ nghĩ gì cũng đều là Sư Phụ nghĩ . Như vậy mới khỏi bị ma bao vây. Tu chung với Sư Phụ, ma không thể đến. Nhưng hễ rời khỏi Sư Phụ, ma sẽ đến liền.
Rời khỏi Sư Phụ là sao? Tức là không nhớ đến Sư Phụ. Dùng ngã chấp làm việc, dùng đầu óc phàm phu phán đoán bậy bạ, nói bậy, nghĩ bậy. Không tin Sư Phụ, không đem Sư Phụ theo, như vậy sẽ bị ma lợi dụng liền. Nếu như mỗi ngày gần Sư Phụ, tuyệt đối sẽ không còn vấn đề gì. Bất cần đẳng cấp của mình như thế nào, Sư Phụ cũng bảo hộ và cũng sẽ dẫn mình lên. Bất kể nghiệp chướng của mình như thế nào, Sư Phụ đều có thể dẫn mình lên. Nếu như mỗi ngày quý vị gần Sư Phụ, Sư Phụ có thể bảo đảm những điều trên.
Nếu như quý vị không muốn gần Sư Phụ, Sư Phụ cũng không ép. Mỗi ngày quý vị mời ma vào trong tâm, trong đầu óc toàn là ma. Ma là gì? Ma là chuyên nhìn chỗ tối hay chỗ xấu của người khác. Nhìn chỗ sáng của người khác tức là Phật. Cho nên muốn an toàn, mỗi ngày nên gần Sư Phụ.
Quý vị có thể thấy được Sư Phụ bên trong hay không, điều đó không quan trọng. Nhưng cần phải biết rằng bất cứ lúc nào cũng có Sư Phụ bên mình. Sư Phụ có ở đó, nhưng quý vị bỏ lơ , không để ý tới, không hỏi ý kiến của Sư Phụ, không mời Sư Phụ làm cố vấn. Ngược lại đi mời ma làm cố vấn. Không chiếu theo giáo lý của Sư Phụ, mà chiếu theo giáo lý của ma. Nếu vậy, Phật Bồ Tát cũng chịu thôi, bởi vì Phật Bồ Tát rất tự tại. Mình muốn làm gì, Ngài sẽ để mình được như ý.
Sư Phụ cho quý vị hay, Sư Phụ đã làm xong mọi việc cho quý vị rồi. Giải thoát, quả vị Tây Phương, thánh vị... đều đã an bài xong. Cũng như y phục đã đo xong, may xong rồi, chỉ chờ thời gian của quý vị đến là mặc vào thôi. Nhưng nếu quý vị không muốn mặc, mỗi ngày cứ chạy ra ngoài, không về nhà thì làm sao mà mặc áo? Khi truyền Tâm Ấn, Sư Phụ đã đo áo quần rồi, may rồi. Tất cả đã hoàn tất, quả vị cũng đợi quý vị ở đó rồi.
Bởi vì đẳng cấp của quý vị quá thấp, quý vị lại quá bận rộn, bận nghe lời ma, nên không nhận biết được những điều đã được chuẩn bị rồi. Thí dụ bây giờ thức ăn đã nấu xong, để đó chờ quý vị ăn , nhưng nếu Sư Phụ không nhắc, quý vị quên là bên đó có thức ăn. Vì sao? Bởi vì quý vị còn bận rộn nghe Sư Phụ giảng kinh, thời gian chưa đến, quý vị cũng chưa cảm thấy đói nên không muốn ăn. Có người khi đến giờ cũng chưa muốn ăn, vì họ còn bận những việc khác, hay là ra ngoài nói chuyện, đương nhiên không thể ăn cơm.
Sư Phụ đã chuẩn bị xong tất cả. Không một ai là không có quả vị giải thoát. Người nào thọ pháp cũng đều có và chỉ đợi quý vị đến lấy. Người được truyền Tâm Ấn là được giải thoát liền vì đã được báo tên lên trên và đã được đăng ký rồi. Quả vị đều để đó chờ quý vị, nhưng nếu quý vị bỏ đi thì không còn nữa. Thí dụ Sư Phụ chuẩn bị chỗ cho quý vị ngồi, nhưng quý vị không đến, chỗ ngồi đương nhiên là bị trống. Hoặc là cơm đã chuẩn bị xong, nhưng không có người đến, đương nhiên không có người dùng cơm. Dù rằng lúc truyền Tâm Ấn, Sư Phụ nói: "Sư Phụ bảo đảm quý vị được giải thoát". Nhưng quý vị cũng có quyền tự do chọn lựa, muốn đến hưởng quả vị cũng được, muốn rời bỏ cũng không sao.
Nhưng Sư Phụ cần cảnh cáo quý vị: "Đừng quên ma chướng. Đừng quên là có lực lượng của ma. Mỗi ngày chúng đều khảo chúng ta. Bởi vì chúng không muốn cho chúng ta về hưởng thụ quả vị của mình". Thật ra không phải chúng không muốn, nhưng ma rất công bình, chúng chỉ khảo nghiệm xem quý vị có đáng được trở về mặc quần áo mà Sư Phụ đã chuẩn bị xong cho quý vị hay không.
Thí dụ có người hỏi Sư Phụ: "Con muốn theo Sư Phụ xuất gia, Sư Phụ có thể thâu con làm đệ tử chăng?" Sư Phụ đồng ý. Từ ngày đó Sư Phụ liền chuẩn bị tăng y, đo xong thước tấc, rồi mới đi mua vải, mua xong rồi để vào một chỗ. Vì thời điểm chưa đến, hay vì đệ tử đó chưa thể mặc, hay là chưa đáng mặc, nên tăng phục vẫn để ở đó. Đợi đúng lúc rồi mới cho đệ tử đó mặc.
Sau khi truyền Tâm Ấn rồi, Sư Phụ đã chuẩn bị xong quả vị. Quý vị đã vĩnh viễn giải thoát, nhưng quý vị muốn bỏ đi thì cũng hoan nghênh. Đó là tùy nơi quý vị. Đời đời kiếp kiếp muốn chạy đi đâu cũng được, nhưng phải đợi lâu lắm mới có thể gặp lại Sư Phụ. Không thể nào không gặp, chỉ có điều là quý vị sẽ hơi đau khổ, hơi phiền não, hơi bi ai, hơi đen tối hơn và phải luân hồi trên thế giới Ta Bà này nhiều lần, thậm chí muốn đi xuống địa ngục, Sư Phụ cũng để cho quý vị đi.
Cho nên cần phải thận trọng. Muốn một đời giải thoát thì phải tin vào lực lượng của Sư Phụ, tin Pháp môn Quán Âm. Âm thanh đó là Sư Phụ của quý vị, là lực lượng của Sư Phụ. Sư Phụ không phải là nhục thể này. Thân xác này chỉ là một công cụ mà thôi. Lực lượng này phải xuyên qua nhục thể mới có thể phân tán. Cũng như điện, nếu không có dây điện hay bóng đèn, điện không thể phát ra được. Cũng vậy, chỉ có tin điện lực này thì mới có ánh sáng, mới có thể giải thoát.
Bởi vậy đừng nên nhìn bề ngoài, đừng nghĩ rằng: "Tôi không thích người này. Vì sao dáng Ngài lại như vậy? Sao Ngài không như thế này?" Nếu mình thích như vầy, nhưng người khác thích như thế kia, vậy phải làm sao? Cho nên đừng để ý tới bề ngoài, chỉ cần tin rằng bên trong người đó có điện là được rồi. Cũng như hình dáng bón đèn vậy , không thể làm vừa lòng mọi người, chỉ cần bóng đèn cho chúng ta ánh sáng thì chúng ta có thể đọc được sách, đó là điều tối quan trọng.
Ở nơi công cộng không thể có sắc thái cá nhân, quý vị thích hình dáng như thế nào, quý vị tự tu lấy, sau này sẽ thành dáng đó. Không thích dáng của Sư Phụ như thế này thì tự tu đi, sau này sẽ biến thành hình sắc mà mình ưa thích. Đừng phê bình bề ngoài của Sư Phụ. Bất cứ Sư Phụ làm điều gì, quý vị cũng không cách chi hiểu được. Sư Phụ la người nào, quý vị tưởng Sư Phụ hung dữ, Sư Phụ phạt một người quỳ, quý vị cho rằng Sư Phụ nghiêm khắc. Không phải như vậy. Thật ra, bất cứ Sư Phụ làm điều gì đều có lý một trăm phần trăm, quý vị là phàm phu nên không biết. Sư Phụ không bao giờ làm sai và cũng không thể làm sai được.
Quý vị nhìn người chỉ nhìn bề ngoài mà thôi. Thấy người đàn bà láng giềng ngồi đó, tưởng bà ấy rất ngoan ngoãn. Quý vị không biết bà ấy ngoan ngoãn đến mức độ nào. Ở nhà bà ta làm chủ người chồng, kiếm chuyện với người nhà. Bà ấy là một con quỷ nhỏ, bề ngoài trông lại rất dễ thương, rất đẹp, nhưng sự thật lại không phải vậy.
Cho nên nhìn bề ngoài một người không có ích. Nếu Sư Phụ la người nào, nhất định phải có lý do của Sư Phụ. Bất luận Sư Phụ giảng điều gì cũng nhất định phải có lý. Phải tin như vậy mới có thể đạt được đẳng cấp của Thánh Nhân, còn không vẫn lưu lạc trong sự giằng co của đầu óc phàm phu mà thôi. Cứ nghĩ rằng Sư Phụ nói như vậy là tốt hay là xấu? Vì sao Sư Phụ lại làm vậy? ... Đó là vì còn trong sự tranh luận của đầu óc vẫn còn nằm trong tầng lớp của tâm trí, không phải là đẳng cấp của Thánh Nhân.
Đẳng cấp của tâm trí khác với đẳng cấp của Thánh Nhân. Còn trong đẳng cấp của tâm trí là còn tốt xấu, còn thông minh ngu dốt... Những điều này chỉ là bề ngoài, đều vẫn nằm trong "Vấn và Đáp". Hễ chúng ta còn đặt câu hỏi, còn trả lời, còn "được" một câu trả lời là biết ngay đẳng cấp của mình vẫn còn nằm tại từng thứ của tâm trí.
Bồ Đề Đạt Ma khi xét hỏi đẳng cấp của năm vị đệ tử, đến phiên Huệ Khả (Tổ Sư đời thứ hai của thiền tông Trung Quốc), Ngài chỉ bước ra đảnh lễ, rồi đứng sang một bên , không nói một lời. Nhưng chỉ có Ngài được quả vị, được đẳng cấp thừa kế . Còn bốn vị đệ tử kia, khi được hỏi liền đáp: "Ý kiến của con là..." Đương nhiên Bồ Đề Đạt Ma cũng thọ ký những người này. Ngài nói: "Con được da của ta. Con được xương của ta. Con được thịt của ta. Con được máu của ta... Nhưng Huệ Khả được tủy của ta".
Tại sao Huệ Khả khỏi cần tranh luận, cũng không cần nói gì hết? Vì Ngài đã vượt qua sự giằng co của tâm trí, vượt qua những tranh luận phán đoán, phân chia tốt xấu. Ngài đã hoàn mỹ một trăm phần trăm. Nếu còn thắc mắc, còn nghi vấn, đương nhiên cũng được. Đẳng cấp của chúng ta như thế nào là thế đó, không thể giả bộ , tự gạt mình mà nói : "Hiện giờ tui không có gì để hỏi. Tôi gặp Thầy là ngậm miệng lại. Tôi đã đạt tới đẳng cấp 'không không', 'vô phân biệt'. Tất cả mọi ngôn từ đều không cần thiết với tôi nữa".
Nghĩ như thế cũng được. Không thể gạt Sư Phụ và cũng không thể gạt đồng tu. Người tu hành không thể khoác lác, chưa đạt được đẳng cấp đó mà nói là mình đã đạt được, như vậy là không đúng. Ý của Sư Phụ là muốn quý vị rõ, nếu như còn nghi vấn hay còn thắc mắc là biểu thị rằng chúng ta còn ở giai đoạn tâm trí.
Nhưng đừng vì đẳng cấp mình còn quá thấp, không thể hiểu được Sư Phụ rồi rời bỏ Sư Phụ hay lìa xa pháp môn. Nên nhận biết mình. Người xưa có câu: "Tri kỷ tri bỉ , bách chiến bách thắng". Không phải Sư Phụ yêu cầu quý vị nên lập tức đi đến đẳng cấp "không không". Cũng không phải cho rằng quý vị có nghi vấn thì Sư Phụ sẽ giận hay không tôn kính quý vị.
Sư Phụ nói những lời này là để quý vị nhận biết đẳng cấp của mình, để quý vị đề cao cảnh giác, từ từ mà tu và tu cho cẩn thận. Đừng để cho đẳng cấp chúng ta gạt chúng ta, càng không nên để cho ma lợi dụng sự yếu đuối của chúng ta mà kéo chúng ta đi. Như vậy không những uổng phí thời giờ mà chúng ta còn phải trở lại luân hồi sanh tử. Như vậy có phải uổng lắm không?
Tu theo Sư Phụ quá dễ, muốn giải thoát cũng rất dễ. Chỉ cần mỗi ngày tu Pháp môn Quán Âm ít nhất là hai tiếng rưỡi đồng hồ, tin rằng Sư Phụ có công đức bất khả tư nghị, tin rằng Sư Phụ là đẳng cấp cao nhất. Chỉ vậy thôi. Còn những điều khác thì khỏi lo tới. Bất luận quý vị đã từng làm gì đều có thể siêu vượt. Bất kể trong quá khứ, nghiệp chướng của quý vị nặng bao nhiêu, đều có thể rửa sạch. Dù quý vị ở thế giới Ta Bà này chỉ tu đến thế giới Thứ Hai, Sư Phụ cũng kéo quý vị đến cõi Thứ Năm. Khi quý vị lìa đời, Sư Phụ sẽ đến rước quý vị đi. Sư Phụ đi đâu thì quý vị cũng đến đó.
Rủi như quý vị còn ở thế giới Thứ Nhất thì không thể lên cao được, bởi vì ở thế giới này vẫn còn nhiều tham sân si, nên quý vị phải ở lại học thêm một thời gian mới có thể đi lên được. Nhưng nếu lên được cảnh giới Thứ Hai thì Sư Phụ có thể kéo quý vị lên cõi Thứ Năm mà không gặp trở ngại gì.
Lực lượng của Sư Phụ không thể đo lường , không thể nghĩ bàn được. "Năm đời" đều có thể lên thì tại sao lại không thể kéo được một người? Nếu như không thể dẫn quý vị lên thì không xứng làm Sư Phụ. Quý vị tin Sư Phụ như thế, mỗi ngày ráng ngồi thiền, tu hành nỗ lực như vậy tại sao Sư Phụ không thể kéo quý vị lên được? Toàn cõi thế giới này còn có thể kéo lên một chút thì đâu có thể nào một đứa học trò không thể kéo lên được? Cho nên phải biết rằng người nào tin Sư Phụ sẽ vĩnh viễn không bị luân hồi sanh tử, phải rất tin tưởng là Sư Phụ có lực lượng bất khả tư nghị.
Đối với người mới tu, bên ngoài có rất nhiều sự mê hoặc cám dỗ, kéo tâm chúng ta đi. Cũng như trẻ nhỏ vậy, mẹ em ở trong bếp nấu cơm, nhưng bên có người rao bán cà rem, kẹo... thì tâm của em nhỏ đương nhiên sẽ theo tiếng rao ấy. Nó thấy ăn vặt ngon hơn ăn cơm. Nhưng không biết rằng ăn kẹo có hại, làm cho đau răng, ăn nhiều không tốt cho sức khoẻ.
Con nít thích kẹo vì ngoài bao kẹo rất đẹp, ăn vào thấy ngọt. Thực tế ăn kẹo có hại rất nhiều. Ăn kẹo nhiều quá sẽ phá hoại các sinh tố trong cơ thể. Nhưng trẻ con lại thích kẹo bởi vì chúng không hiểu thế nào là tốt, thế nào là xấu. Hễ ngọt ngọt là được, dù bên trong có bỏ thuốc độc chũng cũng không biết. Vì vậy đôi khi thuốc của trẻ em nếu đắng thì sẽ được bọc đường bên ngoài. Màu sắc xanh đỏ, lại ngọt, mới dẫn dụ các em nhỏ uống những loại thuốc đắng bọc bên trong được.
Người mới tu hành đừng như trẻ nhỏ vậy. Mới nghe rao : "Cà rem, kẹo, bánh...", tâm liền chạy theo. Tuy rằng "thân" theo Sư Phụ tu hành, nhưng tâm còn chưa trọn vẹn giao cho Sư Phụ một trăm phần trăm, mà còn để lại một chút ở bên ngoài, đi xem những pháp sư khác, đến các chùa lễ lạy hoặc nghe nói nơi đâu có thần nào rất linh, liền đến đó xem thử. Tưởng rằng được gia trì càng nhiều càng tốt mà không biết rằng tham như vậy là không tốt, sẽ tạo nghiệp chướng cho mình, làm cho đẳng cấp mình ngừng tại đó hay là phải tu lâu lắm mới có thể lên trở lại.
Trung Tâm Tịnh Tọa Vô Lượng Quang , Đài Loan
Ngày 9 tháng 8 năm 1987
Công việc của ma là gì? Ma rất thích khuyến khích người ta biện luận, tranh đấu, khuyến khích người ta tự sát, hay là tìm khuyết điểm của người khác, thích tìm người ta trò chuyện. Chỗ tốt chúng che đậy, chỉ để người ta thấy chỗ xấu mà thôi. Khi Sư Phụ dạy giáo lý hay, chúng không cho người ta nghe lọt vào tai, mà chỉ cho nghe những đồng tu nói chuyện thị phi. Thí dụ nói tính người này không tốt, người xuất gia kia xấu, ai đối với Sư Phụ như thế nào, ai tu hành không tốt, cặp vợ chồng đó ra sao, gia đình họ có chuyện gì... Đều là chuyện thị phi vô dụng, ma sẽ đem những chuyện này nói ra, để người ta chỉ chú ý, để tâm vào những chuyện đen tối đó, phải không? Cho nên quý vị cần biết những thứ đó đều là việc làm của ma.
Quỷ ma còn có những công việc khác cao đẳng hơn. Thí dụ chúng khuyến khích người ta trau dồi học vấn về tranh luận, về trí thức. Sư Phụ nói thật với quý vị, "công án" là một trong những thứ đó, vì vẫn trong phạm vi trí thức (mental fiel). Cho nên cùng lắm chỉ có thể đến thế giới Thứ Nhất hay Thứ Hai mà thôi.
Hễ ưa thích tranh luận, biện luận, hay là người có chút tài biện, là vẫn còn ở đẳng cấp đầu óc, vẫn chưa có thể siêu qua thế giới Thứ Hai. Càng khỏi nói đến chuyện vượt qua Tam Giới. Phật Thích Ca Mâu Ni , hay bất cứ vị giáo chủ nào đã đi rồi, ma sẽ trà trộn vào đoàn thể hay đạo tràng đó, từ từ cải biến giáo pháp hay giáo lý của những vị giáo chủ đó. Thí dụ Phật Thích Ca Mâu Ni không có dạy "công án" mà họ lại dạy mình "tham công án"...
Sư Phụ chỉ nói cho quý vị nghe mà thôi, vì quý vị là học trò của Sư Phụ. Nếu như quý vị ra ngoài nói cho người ta nghe, họ sẽ đánh quý vị, vì hiện giờ vẫn còn rất nhiều người học công án, bao gồm một số đại pháp sư. Cho nên chúng ta đừng ra ngoài nói bậy. Sư Phụ dạy người có ba cách: Thứ nhất là dạy bên ngoài, thứ hai là dạy bên trong, thứ ba là dạy thậm thâm bên trong. Thứ thậm thâm bên trong thì chỉ có khi nào quý vị gặp Sư Phụ bên trong thì quý vị mới có thể học hỏi được.
Nhưng thứ học vấn thậm thâm bên trong không thể để cho người ngoài biết được. Hễ nói ra là tức khắc có nhiều ma chướng. Đó là việc làm của ma. Chúng phải gây nhiều phiền phức cho người tu hành. Tu hành càng cao, chúng càng ghét. Thật ra ma cũng không có gì. Ma chỉ là công cụ để khảo nghiệm chúng ta. Chúng ta tu hành phải có thi khảo mới biết đẳng cấp của chúng ta như thế nào.
Cho nên chúng ta không nên ghét hận lực lượng của ma. Chỉ nên cẩn thận, nhận biết sự hiện hữu của chúng. Khi chúng ta bị khảo nghiệm, cần phải biết đó không phải là việc làm của Phật mà là việc của ma, đó không phải là bên mặt mà là bên trái. Bất cứ lúc nào thấy mình thích nói chuyện nhảm nhí, hay phê bình Sư Phụ, hay phê bình đồng tu không tốt, lúc đó nên biết là ma đến rồi và nên tự thức tỉnh liền: "Ta cần phải chặt đứt ngay. Đó là ma muốn cho mình bị ảnh hưởng xấu. Ta cần phải ngưng ngay".
Tu hành cần phải luôn luôn tự kiểm thảo lấy mình. Đừng để ma lợi dụng cơ hội. Kiểm thảo lấy mình không phải là cả ngày oán trách: "Sao ta xấu đến thế? Hành vi sao giống ma quỷ vậy? Tốt nhất là ta nên bỏ đi và tự sát..." Kiểm thảo không phải là ý đó.
Chúng ta vốn rất trong sạch, nhưng vì ở thế giới này ma lực rất nhiều, chúng ta dễ bị ảnh hưởng nên cần phải cẩn thận. Kỳ thật nhưng khuyết điểm của chúng ta đều là bị ma ảnh hưởng. Có câu nói: "Bổn lai vô nhất vật. Hà xứ nhiễm trần ai", là ý nghĩa đó. Chúng ta vốn rất trong sạch, nhưng bị thế giới nhiễm dơ. Nếu tu hành cao thì sẽ như đóa hoa sen mọc trong bùn, nhưng không nhiễm bùn.
Chúng ta đều nói hoa sen là đại biểu đẳng cấp của Phật. Vì sao? Bởi vì tuy hoa sen sanh trưởng trong đất dơ nhưng lại không bị ảnh hưởng một chút dơ bẩn nào. Hoa lại rất thơm và sạch. Ruồi, ong, và bướm đều không đến. Cho nên hoa sen là hoa sạch nhất. Thật là kỳ lạ! Những hoa khác đều bị bướm, ong, ruồi hưởng thụ mật hoa, hay phá hoại, chỉ có hoa sen là không bị. Tuy hoa sống trong bùn, nhưng lại sạch nhất, thơm nhất, và đơn thuần nhất.
Chúng ta tu hành nên càng ngày càng giống hoa sen. Nhưng trước khi chúng ta chưa đạt đến đẳng cấp trên, đương nhiên vẫn còn ở trong đất bùn, bị đất bao bọc, ngoài vỏ vẫn bị đất ảnh hưởng. Thí dụ ngó sen đào từ đất ra thì nhất định không được sạch, bên ngoài rất dơ, phải rửa nhiều lần mới sạch, mới có thể thực dụng được.
Khi chúng ta còn chưa tu đến đẳng cấp cao thì cũng như ngó sen vậy. Đạt được đẳng cấp cao rồi, thì hết bị bùn nhơ ảnh hưởng. Tu hành càng cao, càng bị công kích, càng bị nhiều ma chướng hãm hại để có thể đi đến tình trạng tệ nhất là rời bỏ Sư Phụ chúng ta, rời bỏ hệ thống Pháp Môn Quán Âm, bởi vì Pháp Môn Quán Âm là Pháp Môn tối cao. Những pháp môn khác không thể làm cho người ta được giải thoát. Tuy rằng quý vị mới tu hành, nhưng có kết quả liền. Như vậy đủ cho quý vị có lòng tin, khuyến khích quý vị tiếp tục tu hành. Dù chỉ có chút kết quả của lúc mới tu, ma cũng đến kéo đi. Nếu như chúng ta không có lòng tin kiên cố thì không dễ gì mà tu.
Kỳ trước thuyết pháp Sư Phụ có nhắc đến một ngàn năm trước, Bồ Đề Đạt Ma đã nói: "Đây là thời mạt pháp. Người ác thì nhiều, kẻ thiện lại ít. Tu hành không dễ. Nếu như ta lưu lại, chỉ tạo thêm nhiều tai nạn hay nghiệp chướng cho chúng sanh mà thôi Cho nên ta phải đi". Một ngàn năm trước, Ngài đã nói như vậy. Còn hiện giờ thì như thế nào? Nên nói là thời "ma pháp" chứ không phải là "mạt pháp". Tuy nhiên, những người đã thọ pháp rồi đừng có lo. Đã thọ pháp rồi, chúng ta đã bước vào thời "hoàng kim". Bất kể thời mạt pháp, thời ma pháp hay là thời hoàng kim, đều do mình tự chọn.
Thời hoàng kim là gì? Tức là có một vị Phật tại thế và nhóm đệ tử cùng hoằng pháp, tu hành, làm cho bầu không khí của thế giới này sạch một chút. Những người đó là đang sống trong thời hoàng kim. Cho nên lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài nói đó là thời chánh pháp hay là thời hoàng kim. Nhưng lúc đó có người ác không? Có chứ! Cũng có rất nhiều người muốn giết Ngài. Có rất nhiều người nói bậy. Luôn cả thân nhân của Ngài là Đề Bà Đạt Đa cũng hại Ngài mấy lần. Đâu đâu cũng phản đối Ngài Tự mình lập tôn phái khác và thường tìm cơ hội giết Ngài.
Cho nên chúng ta phải biết, bất cứ là thời mạt pháp hay là thời hoàng kim đều là do mình tự tạo cả. Đương nhiên cũng có thời hoàng kim, có thời Nghiêu Thuấn. Thời đại đó không có giới luật, cũng không có luật pháp của quốc gia, không có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Cái gì cũng không có. Vì sao thời đó thế giới lại hòa bình như vậy? Bởi vì họ có "Đạo". Họ rất ngây thơ, đơn thuần. Sinh ra đã có "Đạo" rồi. Quốc vương có "Đạo". Công dân có "Đạo". Cha mẹ có "Đạo". Chồng vợ đều có "Đạo". Cho nên dù họ có quốc vương, có cha mẹ, có chồng vợ... nhưng họ cũng vẫn rất đơn thuần.
Vì sao bây giờ Sư Phụ nói đừng có quan hệ nam nữ quá nhiều? Bởi vì đầu óc của chúng ta đã bị hư rồi. Đáng lẽ quan hệ nam nữ không xấu, chỉ vì đầu óc của chúng ta quá hư. Nếu như không có "Đạo", bất cứ chúng ta làm gì cũng đều xấu. Cho dù là bố thí cũng xấu, cứu người cũng xấu. Bởi vì là "Ta" cứu. Cứu người biến thành có mục đích. "Ta" cứu người đó sẽ nổi tiếng, người khác sẽ thích mình. Cho rằng "Ta" rất từ bi, tức là cái "Ngã" này làm tất cả, sẽ biến thành thuốc độc. Quan hệ nam nữ xưa kia vốn rất tự nhiên, chỉ vì sinh tồn mà thôi, không có tư tưởng không tốt. Nhưng quan hệ nam nữ ngày nay biến thành một thứ lợi dụng lẫn nhau. Hành vi xác thịt thành ra quá đáng vì những tư tưởng xấu, cho nên tất cả đều biến thành xấu.
Đời Nghiêu Thuấn cũng có vợ chồng, con cái, nhưng thế giới lại hòa bình như vậy. Vì sao? Bởi vì đầu óc rất đơn thuần, không có tư tưởng xấu. Nhưng ngày nay dù rằng chúng ta cũng làm công chuyện đó, nhưng kết quả lại khác nhau. Chúng ta cũng có vợ chồng, con cái, nhưng lại khác với thời xưa, không còn bầu không khí của đời Nghiêu Thuấn nữa.
Cho nên phải có người đề xướng "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" vì nhân loại quên mất rồi. "Đạo" không còn nữa , biến thành loạn bậy, tàn sát lẫn nhau, hại nhau nên phải có người đứng lên giải thích cho chúng sanh nghe, dạy bảo họ : "Không thể làm như vậy. Tại sao đối xử với cha mẹ như vậy? Bạn nên biết họ là đấng sanh thành của bạn, đã cực khổ để nuôi bạn lớn lên..."
Lẽ ra lòng hiếu thảo là chuyện tự nhiên , không cần phải giải thích, không cần phải dùng đến nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cũng không cần phải định tiêu chuẩn về sự hiếu thảo. Nhưng nhân loại càng ngày càng xấu, bạn bè đối đãi với nhau cũng không tốt, không giữ chữ tín, nên phải dạy: "Không nên đối xử xấu với bạn bè. Họ đã tin mình và làm việc chung với nhau thì không nên gạt họ. Đối với bạn bè phải giữ chữ tín. Như vậy mới có thể hòa bình, mới có thể làm việc chung..."
Nếu như mọi việc đều phải giải thích rõ ràng như vậy thì không được tốt. Không dùng ngôn ngữ , tự nhiên làm là tốt nhất. Khi mất "Đạo" rồi thì phải dùng ngôn ngữ để chỉ dạy. Cho nên mới có Khổng Tử, Lão Tử... ra đời. Đó là vì chúng sanh không có "Đạo". Đó là vì thời hoàng kim đã tan rồi.
Hiện thời lại càng tệ hơn. Chúng ta sống trong thời này mệt hơn vì hiện tại không khí ở mặt đất này bị ô nhiễm, nhiều khí độc hơn ngày xưa . Nếu sống ở thành thị, đi ra ngoài một chút, cảm thấy da mình rít rít, như có lưu hoàng vậy, vì khói xe ảnh hưởng đến thân thể của chúng ta, cũng như ảnh hưởng đến tin thần và tư tưởng của chúng ta vậy. Cho nên thời này con người bi ai hơn, ảo não hơn và có nhiều tư tưởng bi quan hơn. Thời này muốn độ người, dạy người hay là giải thích cho người ta nghe, không phải là chuyện dễ. Hôm nay giải thích, ngày mai lại quên. Hay mới nói xong lại quên đó liền. Nếu bây giờ Phật Thích Ca Mâu Ni đến đây độ chúng sanh, Ngài sẽ lắc đầu và nói: "Ta không muốn độ chúng sanh".
Sư Phụ tuy không phải là Phật Thích Ca Mâu Ni nhưng cũng đã lắc đầu mấy lần. Nhưng vì quý vị nhất định kéo Sư Phụ trở về nên Sư Phụ cũng không nhẫn tâm đi. Thấy có hai, ba đệ tử thành tâm, thật tình muốn cầu Đạo, muốn cầu giải thoát, vì những đệ tử thành tâm này, Sư Phụ mới ở lại, hy vọng những người khác cũng được chút ảnh hưởng. Nhưng không dễ đâu, có phải vậy không?
Bây giờ Sư Phụ hỏi quý vị: "Giáo lý của Sư Phụ quý vị nhớ được bao nhiêu?" Lúc Sư Phụ thuyết pháp, người thì ngủ gục, người nghe không hiểu. Nếu như hỏi họ thì biết ngay là họ không hiểu chút nào. Hay là đợi khi họ hỏi, Sư Phụ biết là trong hai tiếng đồng hồ giảng kinh đã vô ích, uổng phí vì lời giảng đều nằm trong không khí, không lọt vào lỗ tai họ. Cho nên muốn dạy người thật không phải là chuyện dễ.
Dù sao đi nữa, hễ quý vị đã đến đây, ít nhiều cũng được chút ảnh hưởng tốt để có thể đem về. Những người không đến thì hơi mệt. Khi còn chưa tu đến đẳng cấp cao, đến nghe kinh rất quan trọng. Bởi vì quý vị có thể đến đây lấy lực lượng mang về phân phát cho gia đình, xã hội, quốc gia, không để cho thế giới này trở thành đen tối, như là ở thôn quê không có đèn vậy. Nếu như trên đường có nhiều ngọn đèn nhỏ, miền quê không thể tối đen như thế. Xưa kia khi chưa có đèn đường, tối đến ở vùng quê đen như mực, rủi đêm nào không có trăng thì không có cách nào đi bộ được. Không nhìn thấy một chút gì cả.
Quý vị có trải qua tình trạng đó chưa ? Sư Phụ có trải qua rồi. Sư Phụ ra đời trong thời chiến. Lúc đó cả nhà ở trên núi Ba của Sư Phụ trồng khoai lang, mẹ thì bán vải. Nhưng ba của Sư Phụ không thường ở nhà. Có một thời gian ông đi dạy học, cùng lúc có công việc khác. Ông vừa là y sĩ, vừa làm giáo sư. Thời đó nếu chỉ làm y sĩ không thì không đủ sinh sống, nên ông còn làm thêm nghề giáo nữa. Ba của Sư Phụ thường phải đi bộ rất xa, bởi vì phải tỵ nạn, cho nên nhà của Sư Phụ cách xa những nhà khác rất xa. Trên núi hoàn toàn không có đèn, chỉ có nhà của gia đình Sư Phụ là có một cây đèn nhỏ. Bên ngoài rất đen tối, có lúc không nhìn thấy gì cả. Quý vị có từng sống như vậy chưa? Những người tuổi trẻ chắc không có, nhưng những người có tuổi chắc đã sống qua như vậy. Lúc đó nhà của Sư Phụ treo một ngọn đèn nhỏ ở ngoài, nhưng cũng còn tốt hơn là không. Hiện giờ Sư Phụ cùng đệ tử ở trên núi, nếu thiếu đèn đường thì cũng tối lắm.
Tu hành thật không dễ. Nếu không có lực lượng của Sư Phụ thì không có chỗ để nhờ. Nhờ vào hệ thống tôn giáo cũng không có ích gì, nhờ vào công án cũng vô ích. Thật là thứ công án vớ vẩn! Sao bây giờ vẫn còn thứ hệ thống tôn giáo đó? Bởi vì đó là công việc của ma, làm cho chúng ta bận rộn cả ngày. Mỗi ngày bận lạy Phật , tham công án, hay tụng kinh gì đó, làm cho chúng ta khi rời thế giới này đều cảm thấy mãn túc, vì mình có thể tự nói: "Ta có tu hành mà! Như vậy đã đủ rồi!" Quý vị có thấy hiện nay bất cứ tôn giáo nào, có phải đều bảo rằng mới có thể thấy được Phật, chết rồi mới có thể đi Tây Phương, mới có thể giải thoát? Không có ai dám nói hiện giờ là có thể giải thoát.
Thật sự, hiện giờ có thể giải thoát rồi, hiện giờ là có thể thấy Phật quang, tối thiểu là cũng nghe được Phật âm. Nếu đẳng cấp cao hơn trước, còn có thể thấy cảnh giới Phật, thấy được Phật bên trong. Ngài sẽ dẫn chúng ta đến cảnh giới cao hơn một chút để học tập Phật lý cao cấp. Nếu như không thấy được cảnh giới cao cũng không sao, nghe được Phật âm là đủ rồi. Chỉ cần có Sư Phụ, tin Sư Phụ là nhất định có thể giải thoát. Vì sao?
Bởi vì tu hành càng nhiều, càng cảm thấy thế giới này đối với chúng ta không là gì. Bây giờ đã giải thoát rồi, nên không còn chấp lắm, cũng không bị thế giới này ràng buộc chúng ta. Tuy cũng có chồng, vợ, con, nhưng mình phải biết rằng đó đều là trách nhiệm của mình mà thôi. Họ đều là vô thường, từ nhân duyên mà ra. Cho nên không phải giữ thật chặt giống như trước nữa. Tuy không xuất gia như cũng như người xuất gia vậy. Tâm cởi mở hơn.
Nếu như có một ngày, chủ nhân của chúng ta lên đến đẳng cấp rất cao, chúng ta sẽ chẳng còn lo gì cả. Có thành Phật hay không cũng được . Thành cái gì cũng được. Lúc đó tức là "hiện đời giải thoát", chứ không phải đợi đến khi chết rồi mới có thể giải thoát. Nói như vậy là gạt người, cốt để cho chúng ta bận bịu không ngừng nghỉ bận đến không biết chết rồi có thể được giải thoát hay không . Tu một đời mà cũng không thấy ánh sáng Phật. Tham công án một đời mà cũng không có kết quả gì. Cho dù có chút kết quả, cũng là do ảo tưởng của đầu óc mà ra, không phải cứu cánh giải thoát thật
Nếu quý vị tham học với những người tu thiền đó, sẽ thấy họ kiêu ngạo như thế nào. Đều là nói nhiều và học lại những lời trong kinh điển như "Phật quang vô ám", "Hoa khai kiến Phật", "Thiền bất dùng ngôn ngữ"... Nói rất nhiều nhưng tự họ lại không thấu đạt điều chi. Quý vị đã có kinh nghiệm này chứ? Nếu chưa, bây giờ có thể đi tìm coi. Tranh luận với họ sẽ cảm thấy chán, quý vị sẽ nói: "Làm ơn đừng nói nữa. Tôi phải đi". Bởi vì thứ biện luận này quá nhàm chán.
Cho nên quý vị nên cẩn thận, vì nơi nào cũng có rất nhiều ma chướng. Hễ người nào muốn rời bỏ Sư Phụ, Sư Phụ tuyệt đối không giữ lại. Hễ quý vị nghi hoặc, Sư Phụ liền để cho quý vị đi. Tuy rằng những người xa lìa Sư Phụ sau này sẽ rất đau khổ, nhưng Sư Phụ cũng không nói cho họ biết là khi họ rời Sư Phụ sẽ gặp nhiều phiền phức. Sư Phụ không nói vì mọi việc đều do mình tự chọn.
Còn có những người có thắc mắc cũng không hỏi, rồi rời bỏ Sư Phụ thì càng tệ hơn nữa. Hễ rời xa Sư Phụ là ma liền tới. Bởi vì bây giờ chúng có cơ hội rồi. Quý vị đã không cần Sư Phụ thì chúng liền đến. Cho nên xảy ra đủ thứ chuyện, đủ thứ phiền phức, tai nạn, nghiệp chướng và nhân quả. Tất cả đều đổ lên mình. Phải đợi thêm một thời gian lâu lắm mới tự thức tỉnh quay trở về tìm Sư Phụ, Sư Phụ vẫn hoan nghênh như thường.
Nhưng cũng không phải người nào Sư Phụ cũng hoan nghênh. Phải coi thái độ của họ khi trở về, họ có thật khiêm tốn không, có sám hối thật không, hay là chỉ muốn đến gây phiền phức nữa. Đối với những người thích kiếm chuyện, phần nhiều Sư Phụ đều không nói gì, cũng không cảnh cáo họ trước, mà chỉ âm thầm rời bỏ . Như vậy mau hơn, vì nếu thấy đẳng cấp người đó quá thấp, nên để họ học từ từ. Sư Phụ không thể ở đó đợi, để bị họ kéo xuống. Như vậy không được! Cho nên Sư Phụ sẽ không nói gì, chỉ âm thầm bỏ đi.
Đẳng cấp của một người nếu như quá thấp, cứ muốn kéo Sư Phụ của họ xuống cùng đẳng cấp với mình, muốn Sư Phụ thông cảm, hiểu đẳng cấp của họ, thì không thể được. Cũng không thể làm như vậy được, vì đây chỉ là thứ tình cảm nhân loại làm phiền người khác, chỉ muốn người khác an ủi mình, khen mình...
Sư Phụ không thể vì thứ cảm tình nhân loại nhỏ nhoi đó mà theo phép xã giao, cho học trò mình vui. Không thể là như vậy, mà phải kéo họ lên, chứ không phải theo chung với họ cho họ vui lòng. Nếu như họ không đi thì để họ đứng tại đó. Thí dụ có người ở trong bùn, Sư Phụ kéo người đó lên, nếu họ không chịu lên, thì để họ chơi ở đó, không thể để Sư Phụ chơi chung với họ trong bùn. Sư Phụ sẽ không dại như vậy.
Một vị Chân Sư có thể truyền Tâm Ấn cho nhiều người. Nhưng chỉ có người có phước báu lớn mới tin, mới tiếp tục lưu lại tu hành. Nếu chúng ta là người có đạo đức, hay là người có nhiều phước báu, ma không có cách nào lung lạc được chúng ta, nhưng chúng cũng thử công kích chúng ta, cũng như lấy đầu chọi vách tường vậy. Kết quả chúng sẽ mệt và chạy mất. Thí dụ ma không thể nào kéo Sư Phụ đi, chỉ có thể kéo được học trò của Sư Phụ mà thôi. Chỉ có loại người mới đến học, còn nhỏ như củ khoai lang, chưa rõ đạo lý của Sư Phụ, mới bị ma kéo đi.
Ma không thể kéo Sư Phụ đi đâu hết. Quý vị thấy đó, từ khi Sư Phụ đến Đài Loan đã chịu bao nhiêu sự công kích: Đệ tử công kích, người ngoài công kích, người không quen thuộc cũng công kích, nhưng Sư Phụ vẫn không sao. Nhưng học trò mới bị công kích một chút đã chịu không nổi.
Công kích là gì đây? Thí dụ nghe người ta phê bình Sư Phụ không tốt thì lòng tin bắt đầu giao động. Vài ngày sau gặp khó khăn lại cầu Sư Phụ giúp đỡ. Có được chút cảm ứng, tình trạng tốt một chút, lại bắt đầu tin Sư Phụ. Đợi vài ngày sau, thấy đồng tu nào đó không tốt, có những khuyết điểm, hay tu hành dở, rước hết những thứ rác này đổ vào tâm, qua bốn ngày sau vẫn không thể quên. Càng nghĩ càng không thích rồi muốn rời bỏ Sư Phụ, rời bỏ trung tâm... Chỉ vì đồng tu nào đó mà lại muốn xa lìa Sư Phụ, xa lìa pháp môn, như vậy là bị ma hãm hại đó!
Ma rất là vi tế và nhiều cách lôi kéo chúng ta, vậy chúng ta nên kiên tâm. Ma không nhất định là một người thường. Có lúc chúng biến thành một pháp sư rất nổi danh, dùng đạo lý của các tôn giáo khác, hay đạo lý của ma, nói cho chúng ta nghe, khiến chúng ta lìa bỏ Sư Phụ, lìa bỏ Pháp Môn Quán Âm.
Ma sẽ nói: "Người này mới ra thôi, bộ không biết sao? Phật giáo đã có hai ngàn năm trăm năm lịch sử rồi, Thiên Chúa giáo cũng đã gần hai ngàn năm, phải tuân theo những truyền thống đó mà tu hành. Pháp Môn Quán Âm này chưa có người nào tu qua, sao lại dễ tin quá vậy? Anh coi chúng tôi niệm Phật đã một hai ngàn năm, có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người niệm, anh theo một đoàn thể nhỏ tu Pháp Môn Quán Âm để làm gì? Như vậy khó tin cậy được lắm. Phải có nhiều người mới có lực lượng , hễ có nhiều người tu là pháp môn tốt, ít người tu là pháp môn không tốt". Họ sẽ nói nghe rất có lý, kỳ thật đều là đạo lý ma.
Vì sao chúng ta lại có thể nghe lọt những đạo lý ma này? Sao không thích đến nghe Sư Phụ nói Chân Kinh? Ngược lại, lại thích nghe thứ pháp sư đó nói đạo lý ma? Bởi vì đẳng cấp quá thấp, gần giống như trình độ của họ, cho nên nghe theo lời họ. Đẳng cấp của hạng người đó vẫn còn trong phạm vi ý thức của nhân loại, chưa được ở từng ý thức của Thánh Nhân. Nếu vẫn còn quanh quẩn trong ý thức của nhân loại thì cảm tình của chúng ta sẽ chật hẹp, sẽ chấp trước, sẽ phân biệt "của ta" và "của họ". Còn thuộc về ý thức Thánh Nhân, thì không có những tư tưởng chật hẹp. Cách nhìn của Thánh Nhân khác với cách nhìn của người phàm phu chúng ta.
Thí dụ bây giờ quý vị ngồi tại đây, đương nhiên không thể thấy nhiều sinh hoạt bên ngoài, chỉ có thể thấy được Sư Phụ, đồng tu vào đạo tràng này. Nhưng nếu như quý vị trèo lên nóc nhà, thì tình trạng này sẽ khác, cái nhìn sẽ khác. Lại thí dụ như tư tưởng của quý vị lúc chưa bước vào đây và tư tưởng khi đến đây cũng khác nhau. Có lúc ngồi ở nhà không yên, nhưng đến đây thì ngồi được. Ở nhà không thích tọa thiền, đến đây tự nhiên muốn tọa thiền. Tại sao vậy? Đó là vì cảnh giới khác nhau.
Cho nên muốn phân biệt thật giả, không cần đặc biệt tin người nào. Tự mình nỗ lực tu hành một thời gian rồi tự nhiên sẽ có năng lực phán đoán. Thậm chí không tin Sư Phụ cũng không sao, chỉ cần quý vị tiếp tục tu hành là được rồi, bất luận cho rằng tu "công án" tốt, hay là tụng "A Di Đà Phật" tốt. Thật ra quý vị cũng chẳng hiểu tốt ở điểm nào ? Nghe người ta nói tốt , mình cũng tin là tốt. Quý vị chỉ có hai lựa chọn, một là "tin" hai là "không tin", bởi vì quý vị chưa có năng lực phán đoán.
Bây giờ Sư Phụ dạy Pháp Môn Quán Âm, ít nhất quý vị cũng có một chút ích lợi, thấy được một chút kết quả. Thí dụ quý vị có thể thấy được ánh sáng, thấy được cảnh giới, mở được trí huệ. Dù kết quả thật sự này chưa đủ để quý vị tin, chưa đủ để quý vị chứng minh đi nữa, quý vị cũng không thể nào cho rằng các pháp môn khác tốt hơn Pháp Môn Quán Âm.
Nếu như sự phán đoán tệ đến nỗi điều gì cũng không thể nhận biết được, vậy sao còn đi đây đi đó tu nhiều pháp môn như thế? Tu một pháp môn là đủ rồi. Tu Pháp Môn Quán Âm có kết quả liền, tu các pháp môn khác thì không có. Từ điểm đó chúng ta có thể khẳng định là tu Pháp Môn Quán Âm rất tốt. Tối thiểu quý vị có một chút tiền bỏ túi. Nếu quý vị thấy pháp môn nào tốt, quý vị có thể tự tu lấy. Sư Phụ đã tu qua những pháp môn khác không thấy có kết quả, nhưng tu "Quán Âm" liền có kết quả. Ít nhất Sư Phụ cũng nhờ chút lòng tin này mà tiếp tục tu hành.
Còn chưa đủ sức phán đoán, thì làm sao có thể phê bình bừa bãi, rằng pháp môn này tốt, pháp môn kia không tốt, hay là pháp sư kia tốt, pháp sư này không tốt. Muốn có khả năng phán đoán rõ ràng thì phải lên cảnh giới cao, lúc đó mới biết được pháp môn nào tốt, pháp môn nào không tốt. Cần phải đạt được đỉnh cao tối thượng mới có thể hiểu được tất cả.
Cho nên đừng để ma lợi dụng. Cần phải thận trọng. Người tu hành trong suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ đều phải cẩn thận. Có ma đến phải biết liền. Hễ cảm thấy bi ai, áo não, tự hạ thấp mình, muốn tự sát, thích nói chuyện, thích nhìn chỗ xấu của người ta, phê bình hành động bề ngoài của Sư Phụ, dùng tâm phàm phu đo lường Sư Phụ, đo lường đồng tu... đó là hoàn toàn công việc của ma. Cần phải để ý điểm này.
Bởi vì Phật Bồ Tát không để ý và cũng không lo những chuyện đó. Họ không nói chuyện phiếm, cũng không lo người ta tốt hay xấu. Nếu như cảm thấy người đó xấu thì sẽ dạy liền: "Anh làm như vậy là không đúng. Anh nên sửa đổi". Ngài nói như vậy là vì từ lòng từ bi, để cảnh cáo. Vì Ngài có trách nhiệm nên mới dạy họ. Những vị Sư Phụ đó chỉ dạy những người mà họ phụ trách dạy dỗ mà thôi , không phải họ ra ngoài dạy toàn thế giới.
Chúng ta không có ý phê bình tôn giáo nào hay người nào cả, nhưng chúng ta phải nhận biết mục tiêu của sự phán đoán này.
Thế nào là ma giáo? Thế nào là Phật giáo? Phật giáo là làm cho người ta tin rằng tự mình nhất định có thể giải thoát, làm cho người ta vui vẻ, sung sướng. Mỗi ngày đều có hy vọng có thể đến được cảnh giới cao và tu hành có thành quả tốt đẹp. Ma giáo là sự chỉ dẫn mỗi ngày mình nên làm thế nào, nhưng một chút kết quả cũng không có, đều là ngôn từ mà thôi. Đó là ma giáo.
Bất cứ họ tự xưng là tôn giáo nào, chúng ta cũng nên nhận biết có giáo lý ma, cũng có giáo lý Phật. Giáo lý ma là gì? Thí dụ dùng đạo đức hay trách nhiệm xã hội buộc chúng ta, dạy chúng ta: "Quý vị trước hết nên ..." Cho nên không thể tu hành.
Đương nhiên chúng ta không thể bỏ lơ trách nhiệm của chúng ta, nhưng cũng không thể để cho những trách nhiệm đó ràng buộc chúng ta ở lại thế giới Ta Bà này. Bất cứ đối với quốc gia, gia đình, chúng ta đều nên làm tròn trách nhiệm của mình. Nhưng cũng phải biết có một ngày, chúng ta nhất định sẽ phải rời xa thế giới này, nên cần phải làm những thứ khác nữa, không thể chỉ lệ thuộc vào gia đình, quốc gia hay nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà thôi. Những điều này đều là phụ thuộc, không phải là chuyện chính yếu. Thường ở gần Sư Phụ mới có thể biết được ma ở đâu, mới có thể biết trong túi của quý vị có bao nhiêu ma mà mau mau đem chúng vứt vào lỗ cống.
Nếu muốn vĩnh viễn an toàn, phải gần Sư Phụ. Gần Sư Phụ nghĩa là gì? Tức là bất cứ lúc nào cũng nghĩ đến Sư Phụ. Bất cứ làm gì cũng đều là là lực lượng của Sư Phụ làm. Bất cứ nghĩ gì cũng đều là Sư Phụ nghĩ . Như vậy mới khỏi bị ma bao vây. Tu chung với Sư Phụ, ma không thể đến. Nhưng hễ rời khỏi Sư Phụ, ma sẽ đến liền.
Rời khỏi Sư Phụ là sao? Tức là không nhớ đến Sư Phụ. Dùng ngã chấp làm việc, dùng đầu óc phàm phu phán đoán bậy bạ, nói bậy, nghĩ bậy. Không tin Sư Phụ, không đem Sư Phụ theo, như vậy sẽ bị ma lợi dụng liền. Nếu như mỗi ngày gần Sư Phụ, tuyệt đối sẽ không còn vấn đề gì. Bất cần đẳng cấp của mình như thế nào, Sư Phụ cũng bảo hộ và cũng sẽ dẫn mình lên. Bất kể nghiệp chướng của mình như thế nào, Sư Phụ đều có thể dẫn mình lên. Nếu như mỗi ngày quý vị gần Sư Phụ, Sư Phụ có thể bảo đảm những điều trên.
Nếu như quý vị không muốn gần Sư Phụ, Sư Phụ cũng không ép. Mỗi ngày quý vị mời ma vào trong tâm, trong đầu óc toàn là ma. Ma là gì? Ma là chuyên nhìn chỗ tối hay chỗ xấu của người khác. Nhìn chỗ sáng của người khác tức là Phật. Cho nên muốn an toàn, mỗi ngày nên gần Sư Phụ.
Quý vị có thể thấy được Sư Phụ bên trong hay không, điều đó không quan trọng. Nhưng cần phải biết rằng bất cứ lúc nào cũng có Sư Phụ bên mình. Sư Phụ có ở đó, nhưng quý vị bỏ lơ , không để ý tới, không hỏi ý kiến của Sư Phụ, không mời Sư Phụ làm cố vấn. Ngược lại đi mời ma làm cố vấn. Không chiếu theo giáo lý của Sư Phụ, mà chiếu theo giáo lý của ma. Nếu vậy, Phật Bồ Tát cũng chịu thôi, bởi vì Phật Bồ Tát rất tự tại. Mình muốn làm gì, Ngài sẽ để mình được như ý.
Sư Phụ cho quý vị hay, Sư Phụ đã làm xong mọi việc cho quý vị rồi. Giải thoát, quả vị Tây Phương, thánh vị... đều đã an bài xong. Cũng như y phục đã đo xong, may xong rồi, chỉ chờ thời gian của quý vị đến là mặc vào thôi. Nhưng nếu quý vị không muốn mặc, mỗi ngày cứ chạy ra ngoài, không về nhà thì làm sao mà mặc áo? Khi truyền Tâm Ấn, Sư Phụ đã đo áo quần rồi, may rồi. Tất cả đã hoàn tất, quả vị cũng đợi quý vị ở đó rồi.
Bởi vì đẳng cấp của quý vị quá thấp, quý vị lại quá bận rộn, bận nghe lời ma, nên không nhận biết được những điều đã được chuẩn bị rồi. Thí dụ bây giờ thức ăn đã nấu xong, để đó chờ quý vị ăn , nhưng nếu Sư Phụ không nhắc, quý vị quên là bên đó có thức ăn. Vì sao? Bởi vì quý vị còn bận rộn nghe Sư Phụ giảng kinh, thời gian chưa đến, quý vị cũng chưa cảm thấy đói nên không muốn ăn. Có người khi đến giờ cũng chưa muốn ăn, vì họ còn bận những việc khác, hay là ra ngoài nói chuyện, đương nhiên không thể ăn cơm.
Sư Phụ đã chuẩn bị xong tất cả. Không một ai là không có quả vị giải thoát. Người nào thọ pháp cũng đều có và chỉ đợi quý vị đến lấy. Người được truyền Tâm Ấn là được giải thoát liền vì đã được báo tên lên trên và đã được đăng ký rồi. Quả vị đều để đó chờ quý vị, nhưng nếu quý vị bỏ đi thì không còn nữa. Thí dụ Sư Phụ chuẩn bị chỗ cho quý vị ngồi, nhưng quý vị không đến, chỗ ngồi đương nhiên là bị trống. Hoặc là cơm đã chuẩn bị xong, nhưng không có người đến, đương nhiên không có người dùng cơm. Dù rằng lúc truyền Tâm Ấn, Sư Phụ nói: "Sư Phụ bảo đảm quý vị được giải thoát". Nhưng quý vị cũng có quyền tự do chọn lựa, muốn đến hưởng quả vị cũng được, muốn rời bỏ cũng không sao.
Nhưng Sư Phụ cần cảnh cáo quý vị: "Đừng quên ma chướng. Đừng quên là có lực lượng của ma. Mỗi ngày chúng đều khảo chúng ta. Bởi vì chúng không muốn cho chúng ta về hưởng thụ quả vị của mình". Thật ra không phải chúng không muốn, nhưng ma rất công bình, chúng chỉ khảo nghiệm xem quý vị có đáng được trở về mặc quần áo mà Sư Phụ đã chuẩn bị xong cho quý vị hay không.
Thí dụ có người hỏi Sư Phụ: "Con muốn theo Sư Phụ xuất gia, Sư Phụ có thể thâu con làm đệ tử chăng?" Sư Phụ đồng ý. Từ ngày đó Sư Phụ liền chuẩn bị tăng y, đo xong thước tấc, rồi mới đi mua vải, mua xong rồi để vào một chỗ. Vì thời điểm chưa đến, hay vì đệ tử đó chưa thể mặc, hay là chưa đáng mặc, nên tăng phục vẫn để ở đó. Đợi đúng lúc rồi mới cho đệ tử đó mặc.
Sau khi truyền Tâm Ấn rồi, Sư Phụ đã chuẩn bị xong quả vị. Quý vị đã vĩnh viễn giải thoát, nhưng quý vị muốn bỏ đi thì cũng hoan nghênh. Đó là tùy nơi quý vị. Đời đời kiếp kiếp muốn chạy đi đâu cũng được, nhưng phải đợi lâu lắm mới có thể gặp lại Sư Phụ. Không thể nào không gặp, chỉ có điều là quý vị sẽ hơi đau khổ, hơi phiền não, hơi bi ai, hơi đen tối hơn và phải luân hồi trên thế giới Ta Bà này nhiều lần, thậm chí muốn đi xuống địa ngục, Sư Phụ cũng để cho quý vị đi.
Cho nên cần phải thận trọng. Muốn một đời giải thoát thì phải tin vào lực lượng của Sư Phụ, tin Pháp môn Quán Âm. Âm thanh đó là Sư Phụ của quý vị, là lực lượng của Sư Phụ. Sư Phụ không phải là nhục thể này. Thân xác này chỉ là một công cụ mà thôi. Lực lượng này phải xuyên qua nhục thể mới có thể phân tán. Cũng như điện, nếu không có dây điện hay bóng đèn, điện không thể phát ra được. Cũng vậy, chỉ có tin điện lực này thì mới có ánh sáng, mới có thể giải thoát.
Bởi vậy đừng nên nhìn bề ngoài, đừng nghĩ rằng: "Tôi không thích người này. Vì sao dáng Ngài lại như vậy? Sao Ngài không như thế này?" Nếu mình thích như vầy, nhưng người khác thích như thế kia, vậy phải làm sao? Cho nên đừng để ý tới bề ngoài, chỉ cần tin rằng bên trong người đó có điện là được rồi. Cũng như hình dáng bón đèn vậy , không thể làm vừa lòng mọi người, chỉ cần bóng đèn cho chúng ta ánh sáng thì chúng ta có thể đọc được sách, đó là điều tối quan trọng.
Ở nơi công cộng không thể có sắc thái cá nhân, quý vị thích hình dáng như thế nào, quý vị tự tu lấy, sau này sẽ thành dáng đó. Không thích dáng của Sư Phụ như thế này thì tự tu đi, sau này sẽ biến thành hình sắc mà mình ưa thích. Đừng phê bình bề ngoài của Sư Phụ. Bất cứ Sư Phụ làm điều gì, quý vị cũng không cách chi hiểu được. Sư Phụ la người nào, quý vị tưởng Sư Phụ hung dữ, Sư Phụ phạt một người quỳ, quý vị cho rằng Sư Phụ nghiêm khắc. Không phải như vậy. Thật ra, bất cứ Sư Phụ làm điều gì đều có lý một trăm phần trăm, quý vị là phàm phu nên không biết. Sư Phụ không bao giờ làm sai và cũng không thể làm sai được.
Quý vị nhìn người chỉ nhìn bề ngoài mà thôi. Thấy người đàn bà láng giềng ngồi đó, tưởng bà ấy rất ngoan ngoãn. Quý vị không biết bà ấy ngoan ngoãn đến mức độ nào. Ở nhà bà ta làm chủ người chồng, kiếm chuyện với người nhà. Bà ấy là một con quỷ nhỏ, bề ngoài trông lại rất dễ thương, rất đẹp, nhưng sự thật lại không phải vậy.
Cho nên nhìn bề ngoài một người không có ích. Nếu Sư Phụ la người nào, nhất định phải có lý do của Sư Phụ. Bất luận Sư Phụ giảng điều gì cũng nhất định phải có lý. Phải tin như vậy mới có thể đạt được đẳng cấp của Thánh Nhân, còn không vẫn lưu lạc trong sự giằng co của đầu óc phàm phu mà thôi. Cứ nghĩ rằng Sư Phụ nói như vậy là tốt hay là xấu? Vì sao Sư Phụ lại làm vậy? ... Đó là vì còn trong sự tranh luận của đầu óc vẫn còn nằm trong tầng lớp của tâm trí, không phải là đẳng cấp của Thánh Nhân.
Đẳng cấp của tâm trí khác với đẳng cấp của Thánh Nhân. Còn trong đẳng cấp của tâm trí là còn tốt xấu, còn thông minh ngu dốt... Những điều này chỉ là bề ngoài, đều vẫn nằm trong "Vấn và Đáp". Hễ chúng ta còn đặt câu hỏi, còn trả lời, còn "được" một câu trả lời là biết ngay đẳng cấp của mình vẫn còn nằm tại từng thứ của tâm trí.
Bồ Đề Đạt Ma khi xét hỏi đẳng cấp của năm vị đệ tử, đến phiên Huệ Khả (Tổ Sư đời thứ hai của thiền tông Trung Quốc), Ngài chỉ bước ra đảnh lễ, rồi đứng sang một bên , không nói một lời. Nhưng chỉ có Ngài được quả vị, được đẳng cấp thừa kế . Còn bốn vị đệ tử kia, khi được hỏi liền đáp: "Ý kiến của con là..." Đương nhiên Bồ Đề Đạt Ma cũng thọ ký những người này. Ngài nói: "Con được da của ta. Con được xương của ta. Con được thịt của ta. Con được máu của ta... Nhưng Huệ Khả được tủy của ta".
Tại sao Huệ Khả khỏi cần tranh luận, cũng không cần nói gì hết? Vì Ngài đã vượt qua sự giằng co của tâm trí, vượt qua những tranh luận phán đoán, phân chia tốt xấu. Ngài đã hoàn mỹ một trăm phần trăm. Nếu còn thắc mắc, còn nghi vấn, đương nhiên cũng được. Đẳng cấp của chúng ta như thế nào là thế đó, không thể giả bộ , tự gạt mình mà nói : "Hiện giờ tui không có gì để hỏi. Tôi gặp Thầy là ngậm miệng lại. Tôi đã đạt tới đẳng cấp 'không không', 'vô phân biệt'. Tất cả mọi ngôn từ đều không cần thiết với tôi nữa".
Nghĩ như thế cũng được. Không thể gạt Sư Phụ và cũng không thể gạt đồng tu. Người tu hành không thể khoác lác, chưa đạt được đẳng cấp đó mà nói là mình đã đạt được, như vậy là không đúng. Ý của Sư Phụ là muốn quý vị rõ, nếu như còn nghi vấn hay còn thắc mắc là biểu thị rằng chúng ta còn ở giai đoạn tâm trí.
Nhưng đừng vì đẳng cấp mình còn quá thấp, không thể hiểu được Sư Phụ rồi rời bỏ Sư Phụ hay lìa xa pháp môn. Nên nhận biết mình. Người xưa có câu: "Tri kỷ tri bỉ , bách chiến bách thắng". Không phải Sư Phụ yêu cầu quý vị nên lập tức đi đến đẳng cấp "không không". Cũng không phải cho rằng quý vị có nghi vấn thì Sư Phụ sẽ giận hay không tôn kính quý vị.
Sư Phụ nói những lời này là để quý vị nhận biết đẳng cấp của mình, để quý vị đề cao cảnh giác, từ từ mà tu và tu cho cẩn thận. Đừng để cho đẳng cấp chúng ta gạt chúng ta, càng không nên để cho ma lợi dụng sự yếu đuối của chúng ta mà kéo chúng ta đi. Như vậy không những uổng phí thời giờ mà chúng ta còn phải trở lại luân hồi sanh tử. Như vậy có phải uổng lắm không?
Tu theo Sư Phụ quá dễ, muốn giải thoát cũng rất dễ. Chỉ cần mỗi ngày tu Pháp môn Quán Âm ít nhất là hai tiếng rưỡi đồng hồ, tin rằng Sư Phụ có công đức bất khả tư nghị, tin rằng Sư Phụ là đẳng cấp cao nhất. Chỉ vậy thôi. Còn những điều khác thì khỏi lo tới. Bất luận quý vị đã từng làm gì đều có thể siêu vượt. Bất kể trong quá khứ, nghiệp chướng của quý vị nặng bao nhiêu, đều có thể rửa sạch. Dù quý vị ở thế giới Ta Bà này chỉ tu đến thế giới Thứ Hai, Sư Phụ cũng kéo quý vị đến cõi Thứ Năm. Khi quý vị lìa đời, Sư Phụ sẽ đến rước quý vị đi. Sư Phụ đi đâu thì quý vị cũng đến đó.
Rủi như quý vị còn ở thế giới Thứ Nhất thì không thể lên cao được, bởi vì ở thế giới này vẫn còn nhiều tham sân si, nên quý vị phải ở lại học thêm một thời gian mới có thể đi lên được. Nhưng nếu lên được cảnh giới Thứ Hai thì Sư Phụ có thể kéo quý vị lên cõi Thứ Năm mà không gặp trở ngại gì.
Lực lượng của Sư Phụ không thể đo lường , không thể nghĩ bàn được. "Năm đời" đều có thể lên thì tại sao lại không thể kéo được một người? Nếu như không thể dẫn quý vị lên thì không xứng làm Sư Phụ. Quý vị tin Sư Phụ như thế, mỗi ngày ráng ngồi thiền, tu hành nỗ lực như vậy tại sao Sư Phụ không thể kéo quý vị lên được? Toàn cõi thế giới này còn có thể kéo lên một chút thì đâu có thể nào một đứa học trò không thể kéo lên được? Cho nên phải biết rằng người nào tin Sư Phụ sẽ vĩnh viễn không bị luân hồi sanh tử, phải rất tin tưởng là Sư Phụ có lực lượng bất khả tư nghị.
Đối với người mới tu, bên ngoài có rất nhiều sự mê hoặc cám dỗ, kéo tâm chúng ta đi. Cũng như trẻ nhỏ vậy, mẹ em ở trong bếp nấu cơm, nhưng bên có người rao bán cà rem, kẹo... thì tâm của em nhỏ đương nhiên sẽ theo tiếng rao ấy. Nó thấy ăn vặt ngon hơn ăn cơm. Nhưng không biết rằng ăn kẹo có hại, làm cho đau răng, ăn nhiều không tốt cho sức khoẻ.
Con nít thích kẹo vì ngoài bao kẹo rất đẹp, ăn vào thấy ngọt. Thực tế ăn kẹo có hại rất nhiều. Ăn kẹo nhiều quá sẽ phá hoại các sinh tố trong cơ thể. Nhưng trẻ con lại thích kẹo bởi vì chúng không hiểu thế nào là tốt, thế nào là xấu. Hễ ngọt ngọt là được, dù bên trong có bỏ thuốc độc chũng cũng không biết. Vì vậy đôi khi thuốc của trẻ em nếu đắng thì sẽ được bọc đường bên ngoài. Màu sắc xanh đỏ, lại ngọt, mới dẫn dụ các em nhỏ uống những loại thuốc đắng bọc bên trong được.
Người mới tu hành đừng như trẻ nhỏ vậy. Mới nghe rao : "Cà rem, kẹo, bánh...", tâm liền chạy theo. Tuy rằng "thân" theo Sư Phụ tu hành, nhưng tâm còn chưa trọn vẹn giao cho Sư Phụ một trăm phần trăm, mà còn để lại một chút ở bên ngoài, đi xem những pháp sư khác, đến các chùa lễ lạy hoặc nghe nói nơi đâu có thần nào rất linh, liền đến đó xem thử. Tưởng rằng được gia trì càng nhiều càng tốt mà không biết rằng tham như vậy là không tốt, sẽ tạo nghiệp chướng cho mình, làm cho đẳng cấp mình ngừng tại đó hay là phải tu lâu lắm mới có thể lên trở lại.
Trung Tâm Tịnh Tọa Vô Lượng Quang , Đài Loan
Ngày 9 tháng 8 năm 1987