Có một điều tôi muốn chia xẻ với quý vị. Nhưng những điều này tôi cũng đã nói nhiều lần rồi. Dường như có những người chưa hiểu hoặc không nhớ, nên tôi rán nhắc lại với quý vị một lần nữa về cách ngồi thiền cho tốt hơn, yên tịnh hơn. Thứ nhất là cộng tu. Quý vị cộng tu ở nhà hoặc ở trung tâm cộng tu chính thức. Ngồi thiền chung với nhau luôn luôn có lợi. Nếu quý vị nào cảm thấy ngồi đối diện với nhau thiền mạnh hơn, yên chí hơn thì có thể làm. Và trước đó nên rửa mặt bằng nước lạnh. Như vậy lúc thiền sẽ tỉnh táo hơn. Trước hay sau khi rửa mặt, quý vị có thể đi lại một hồi, trong không khí ngoài trời là tốt nhất. Đối với nhiều người quý vị, nếu sự giảng dạy bằng lời của tôi hãy còn rất lợi ích, thì xin rán xem thêm băng thâu hình, nghe thêm băng thâu âm, và áp dụng nó.
Lý do nhiều người quý vị thiền không có kết quả như ý là bởi vì quý vị không chịu ứng dụng giáo lý của tôi. Rất nhiều lần tôi thấy như vậy. Thí dụ, tôi nói quý vị tới đây, bỏ hết sau lưng mọi chuyện, quên gia đình một thời gian, quên hết tất cả những chuyện khác một thời gian. Nhưng rồi một phút sau, có người đã tới hỏi: "Con của con thế này, mẹ của con thế kia, cha con bị bịnh, con bị bịnh" - Đủ hết mọi người, quý vị mang cả làng tới đây (cười). ? tôi nói một số thôi, không phải tất cả quý vị. Cám ơn Trời Phật! Nhưng chỉ cần một người, hai người, cũng đủ rải bụi bặm ra chung quanh, gây khó khăn cho tôi, rồi tôi lại tiêm nhiễm quý vị bằng tính nóng nảy của tôi - pháp môn "Sư Tử Rống".
Quý vị đọc kinh Phật thấy Đức Phật đôi khi dùng pháp môn "Sư Tử Rống" này. Nghe nói Ngài dùng tám vạn bốn ngàn pháp môn để dạy đệ tử và, một trong các pháp này là pháp môn "Sư Tử Rống". Nhiều người cứ hỏi tôi: "Sư Phụ, tại sao Sư Phụ không dùng pháp đó đối với chúng con? Hình như là Sư Phụ thiếu một cái gì đó. Sư Phụ chỉ dạy có một pháp mà thôi." Không, tôi dạy tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp "Sư Tử Rống" quý vị đã thường thể nghiệm rồi, vậy đừng yêu cầu tôi nữa. Mấy người Phật tử nghĩ rằng đó là pháp gì huyền bí mà tôi không dạy và cứ hỏi hoài. Họ đọc kinh sách nhiều quá. Kinh Phật nói đến pháp môn "Sư Tử Rống". Quý vị không phải đã thể nghiệm qua trong suốt mười lăm năm nay sao? Phải đó! quý vị vẫn muốn nữa sao? (Thính chúng: Không!) Thôi, đủ rồi. Tôi cũng không muốn dạy môn đó nhiều. Hao tổn năng lực lắm.
Lý do tại sao tôi nói nhiều, không phải vì tôi thích nói. Nếu quý vị quen biết mấy người bạn của tôi hồi xưa, những người đồng nghiệp, hay những người học cùng thầy, chung lớp với tôi, họ biết tôi không bao giờ nói chuyện. Nếu người ta cố nói chuyện với tôi, tôi cũng bảo họ đừng: "Đây không phải là chỗ để nói chuyện, nhất là trong lúc ăn uống". Hôm qua tôi gặp lại một trong những người bạn "đồng tu" cũ của tôi. Cô ta nhắc tôi nhớ lại hồi đó, tôi hay bảo người ta đừng nói chuyện với tôi trong lúc ăn, hay trong khi hội họp, nếu không cần thiết. Tôi nhớ là điều đó đúng. Tôi không nói chuyện. Tôi là người rất ít nói, không những trong gia đình mà còn tại các đạo tràng, hay những nơi họp mặt, tính tôi trầm lặng. Cô ấy nói tôi thường ngồi thiền 24 trên 24. Cô ta nhớ tôi, nhưng hôm qua tôi không nhớ cô ấy. Cô tự mời mình tới dự bữa trưa với tôi (cười), nhờ đó tôi mới nhớ. Nhưng bây giờ nhớ ra cô ta rồi, bởi cô ấy rất dễ thương. Cô không nói nhiều, và là một người tu hành rất tốt. Sau khi cô ta nhắc lại, tôi mới nhớ, vì thậm chí tôi không nhớ ai, vì tôi không nói chuyện, không giao thiệp nhiều với ai, bất kỳ chỗ nào. Tôi xin lỗi với cô ta đã không nhớ ra cô ấy, vì tôi thật tình không để ý tới người khác. Tôi cũng nói với quý vị rằng tôi không để ý quý vị nhiều, trừ khi làm việc với nhau lâu, thì dĩ nhiên là tôi nhớ. Xin lỗi nghe, sư tỷ. Tôi bảo cô ấy gọi tôi là "sư tỷ", đừng gọi "Sư Phụ", vì chúng tôi đã có lần học cùng một thầy. Tôi có nhiều thầy lắm, tôi đã kể cho quý vị nghe rồi.
Hãy Tập Trung, Nhất Tâm, và Tôn Trọng Giáo Lý Của Sư Phụ
Cô ấy nói với những người trong bữa trưa hôm đó rằng, tôi thường hay ngồi thiền 24 trên 24, không nói chuyện. Điều đó đúng. Quý vị nên làm như vậy, nếu muốn giống tôi. Nếu quý vị nghĩ tôi là thần tượng của quý vị, là người đàn bà hay một vị tu hành lý tưởng của quý vị, thì nên làm như vậy. Không có bí quyết gì cả. Quý vị phải tập trung, nhất tâm bất loạn và tôn trọng gi?o lý của vị thầy trong lúc còn học với vị đó. Giả sử một ngày nào đó, quý vị nghĩ tôi không tốt, hoặc vì một lý do gì đó, quý vị bỏ đi, thì không sao. Nhưng một khi đã ở đây thì phải nên tập trung, nhất tâm và chú ý tới những gì tôi chỉ dạy, như vậy sẽ được kết quả tốt. Và nếu sau khi làm tất cả những điều này rồi mà vẫn không có kết quả, thì tôi không trách nếu quý vị bỏ đi - bất cứ lúc nào. Nhưng nếu quý vị không ứng dụng giáo lý của tôi, không để ý tới những lời khuyên của tôi, và nếu quý vị bỏ đi, tôi sẽ tiếc cho quý vị. Và quý vị nên tiếc cho chính mình, vì đã không chịu làm bài cho đúng. Quý vị sẽ đánh mất cơ hội lớn để trưởng thành và để gặt hái những điều mà quý vị mong mỏi được gặt hái.
Nếu tôi có dạy quý vị bất cứ điều gì không tốt, thì nên cho tôi biết ngay. Nếu nghi ngờ thì phải hỏi. Đúng vậy. Những ngày gần đây, một vài quý vị đã bày tỏ mối nghi ngờ và những lời bình phẩm về tôi, và tôi không giận gì chuyện đó. Tôi đã giải thích tại sao. Lời chỉ trích nào tôi cũng vui lòng đón nhận. Những nghi ngờ nào tôi cũng cảm thông. Và sau khi giải thích rồi mà quý vị vẫn không tin và vẫn không hiểu thì cứ bỏ đi, không sao. Nhưng nếu tin tôi và muốn thử thì phải cố gắng hết mình để được kết quả tốt nhất cho quý vị. Quý vị đã tới đây rồi, mất bao nhiêu thời giờ, sức lực, tiền bạc và hy vọng, thì hãy cố gắng hết mình. Chỉ có vậy thôi. Điều đó không phải là một sự bắt buộc của tôi, hay quý vị không làm thì mang tội. Không. Đó là một cái tội đối với chính mình. Quý vị uổng phí tiền bạc, sức lực của mình.
Nếu quý vị nghĩ nó không đáng thì đừng tới, đừng tới ngay từ lúc đầu. Hãy dành thời giờ, sức lực để theo đuổi chuyện khác, người khác mà quý vị nghĩ là có lợi hơn. Không sao. Vì mỗi người có một cái duyên khác nhau với những vị thầy khác nhau. Đẳng cấp hiểu biết khác nhau sẽ gặp những người, những vị thầy khác nhau. Nếu gặp phải người thầy không tốt, thì đó là nghiệp của mình. Phẩm chất bên trong của mình đã thâu hút loại minh sư này. Khát vọng của quý vị đã không đáng để được một vị thầy khá hơn. Thành ra đừng trách vị thầy, mà trách chính mình. Khi thấy vị thầy nào không phải, thì đổi, và biết rằng chính mình là người đã thu hút loại người này (vỗ tay).
Nếu Có Chướng Ngại Trong Lúc Thiền
Nếu quý vị bị chướng ngại ở nhà, như cảm thấy chúng sinh vô hình đến quấy nhiễu, khiến quý vị không thiền được nhiều, nếu cảm thấy khó chịu, bất an, thì có hai giải pháp. Quý vị có thể mở băng của tôi, băng tán Phật, băng nhạc, hay băng giảng pháp. Đừng để phía sau chỗ của mình, để phía trước, và bật âm thanh nhỏ. Đừng bao giờ để vật gì ở phía sau lưng, vì sự chú ý sẽ bị kéo ra đàng sau, và sẽ khó cho quý vị tập trung ở phía trước. Không phải là không được, mà là không tốt cho quý vị. Để băng, máy truyền hình, hay nhạc, mọi thứ ở đàng trước, những gì quý vị muốn nghe, bất cứ lúc nào. Ngay cả điện thoại, máy fax (điện thư), bất cứ cái gì, nếu quý vị phải ngồi trong văn phòng làm việc, đối diện với máy. Nếu nó có reng cũng reng phía trước, và sẽ không kéo sự chú ý của quý vị ra phía sau. Vì rất khó mà kéo nó trở lại đàng trước. Nếu nghe điện thoại thì nghe tai phải. Hãy tập thành thói quen, đừng nghe bằng tai trái. Bất cứ điều gì kéo sự chú ý sang bên trái hay ra đàng sau đều không có lợi cho quý vị. Nhớ nghe. Đó là điều thứ
Điều thứ hai là quý vị có thể niệm năm Hồng danh lớn tiếng khi cần thiết, hay một tiếng đồng hồ, mỗi ngày, cho tới khi tình hình khả quan hơn.
Còn một phương pháp khác để phòng ngừa cho quý vị, nếu quý vị thấy sợ, cảm thấy chúng sinh vô hình đang ở chung quanh hay phía sau, hoặc nếu quý vị bị ma nhập trước khi đến với tôi và quý vị vẫn còn sợ, thì có thể để hình của tôi thành một vòng tròn chung quanh chỗ ngồi. Quý vị có rất nhiều hình. Không cần hình lớn, nhỏ thôi. To nhỏ không quan trọng, người mới là quan trọng, ngay cả hình nhỏ cũng được, xếp vòng tròn xung quanh. Truyền thống "mandala" của Tây Tạng là những gì còn lưu lại từ phương pháp này. Họ luôn luôn vẽ một vòng tròn. Bắt đầu là như vậy, khi vị thầy dạy họ ngồi thành vòng tròn cùng với một vài món đồ giả tượng trưng mà vị thầy đã gia trì, và tặng họ để làm kỷ niệm. Họ bao quanh mình với tất cả tình thương và lực gia trì của vị sư phụ. Sau này họ kiểu cách hơn, thêm vào đủ những thứ khác, nào là bông hoa, nhang đèn, cát, màu sắc, đại khái vậy.
Quý vị muốn làm gì thêm đó thì làm, miễn sao thấy thoải mái là được, cảm thấy an ổn, bảo đảm, che chở là được. Quý vị để hình tôi chung quanh, để bông hoa luôn nếu muốn, để nhang, đèn cầy hay bất cứ thứ gì. Nhưng đừng có làm khói lên nhiều quá, rồi quý vị sẽ bị ho hoài (cười). Nhang và khói đèn cầy mặc dầu lãng mạn và thấy có vẻ tu hành, nhưng nhiều khi cũng làm khó chịu, rồi sau đó lại bị rát cổ, hoặc nghẹt thở. Nó là một phản ứng phụ trường kỳ và không tốt. Nhưng nếu quý vị chịu nổi thì không sao. Tôi không cấm cản điều gì trong việc tu hành, miễn sao nó làm quý vị cảm thấy dễ chịu là được. Thậm chí quý vị cũng có thể lần tràng hạt hoặc tụng kinh, bất kỳ cái gì. Nhưng sau đó quý vị lại quá bám víu vào tràng hạt đó, vào thói quen đó, mà quên không tập trung vào đây (Sư Phụ chỉ vào mắt trí huệ của Ngài), rồi khó mà gọi nó trở lại được.
Mỗi ngày chúng ta đã dính mắc quá nhiều vào thế giới bên ngoài rồi. Sáng dậy là phải rửa mặt, đánh răng và trang điểm hay mang cà vạt. Như vậy cũng đã nghĩ về vật chất nhiều lắm rồi. Tới lúc đi làm, lại phải nghĩ tới tiền, về nhà vẫn còn nghĩ tới tiền. Mỗi ngày chúng ta đều quán tưởng về đàn ông, đàn bà, cà vạt, nữ trang, phấn son hoặc tiền bạc rồi. Nên khi có thời giờ cho riêng mình ngồi thiền, chúng ta nên đặt sự chú ý vào bên trong. Lý do là như vậy. Không phải vị minh sư nào, hoặc tôi hoặc người kia cấm đoán quý vị làm cái này cái kia, vì chúng ta cuồng tín, chúng ta độc đoán, không phải vậy. Mà chính chúng ta phải quên hết mọi thứ khác. Chỉ tập trung bên trong trung tâm trí huệ. Nhưng khi tập trung, quý vị hãy nhìn thẳng ra đàng trước.
Khi quý vị nhìn thẳng ra phía trước, đó là nói một cách cụ thể. Thật ra khi nhìn bằng mắt trí huệ là ở bên trong. Hơn nữa, chúng ta không phải bên trong, không phải bên ngoài, không phải ở một chỗ nào cả. Thành ra đó chỉ là một lối nói, để quý vị biết cách làm cụ thể. Nếu không, khi nhắm mắt, bịt tai, tất cả những điều khác đều ở bên trong. Lúc đó quý vị sẽ không còn tiếp xúc nhiều với thế giới vật chất. Quý vị sẽ ở bên trong, một mình, và rồi quý vị sẽ biết chính mình, nhận thức ra chính mình, rằng quý vị là linh hồn, là Thượng Đế, là Phật. Vì thế nên tất cả những bài kinh, tràng hạt này nọ, lúc đó sẽ có hại, sẽ cản trở sự cố gắng tập trung của chúng ta.
Không phải là nó không tốt. Tất cả những gì nhắc nhở quý vị tới Thượng Đế đều tốt. Hình ảnh, kinh điển, thánh giá, tượng Phật, cái gì cũng được. Ngoại trừ khi ngồi thiền, tốt hơn là bỏ hết nó ra ngoài một cách tuyệt đối. Vì quý vị là Phật, quý vị là thánh giá, là Thượng Đế. Không cần sự nhắc nhở gì khác.
Nhưng "mandala" là để bảo hộ cho quý vị, giả sử có một vài người nào đó sợ chúng sinh vô hình tới phiền nhiễu như trước kia, và những ký ức đó hãy còn ám ảnh họ, hoặc họ sợ đêm tối. Vì thế hồi xưa người ta đốt đèn cầy ngồi thiền cho khỏi sợ. Có khi tôi khuyên một số quý vị để đèn sáng, không sao. Nhưng không có nghĩa là chúng ta phải làm như vậy hoài hoặc mọi người phải làm vậy. Nhưng người này học từ người kia rằng: "ồ, đốt đèn cầy thiền tốt quá." Rồi mọi người đều làm và thành thói quen. Không nên như vậy.
Khi ngồi thiền, quý vị chỉ có một mình, không cần những thứ giả, không cần đèn cầy, không cần bông hoa, không cần nhang. Mọi thứ đều có thể làm cho quý vị phân tâm. Đèn cầy lập lòe, lấp láy, lung linh. Nhang bay mùi, "...át xì!" (Sư Phụ giả nhảy mũi) (cười). Rồi quý vị ngồi đó nghĩ, "Đây là mùi nhang, ta không thích, ta thích mùi trầm hơn." (cười) Rồi quý vị nói qua nói lại với chính mình, hai tiếng đồng hồ đi mất tiêu. Kỳ sau quý vị để bông khác, "ồ! Bông hồng! Ta kỵ bông hồng, ta thích bông cúc." và cứ như thế. Rồi quý vị bỏ hết thời giờ ra đi mua bông cúc, chỉ vì thấy người láng giềng nói rằng lúc ngồi thiền ông ta để bông cúc, cảm thấy như có Sư Phụ tới, và ông cảm thấy dễ chịu và thiền tốt hơn, cứ như thế. Tin tưởng mù quáng rất là có hại, hại cho sự tu hành của quý vị. Bất cứ điều gì người nào nói, kể cả bài giảng của tôi, quý vị cũng nên chứng minh, nên phân tích coi nó có lý hay không trước khi chấp nhận.
Tôi nghĩ rằng quý vị chấp nhận hầu hết hoặc tất cả giáo lý của tôi, vì nó hợp lý đối với quý vị, vì nó không đi ngược lại với trí thông minh của quý vị. Nó phù hợp với trí thông minh, với lý lẽ thường tình, với sự suy nghĩ hợp lý nhất mà quý vị có thể nghĩ tới. Vì vậy quý vị chấp nhận. Nếu nó không hợp lý đối với quý vị, quý vị có thể từ chối, hoặc nói thẳng cho tôi biết, viết thư cho tôi để tôi giải thích, nếu được. Nếu không được... Và nếu quý vị vẫn không chấp nhận, như vậy có nghĩa là quý vị nghĩ khác. Không sao. Chúng ta ai cũng có những chọn lựa khác nhau để sống trong đời, và sự chọn lựa khác nhau trong sự suy nghĩ. Đối với tôi không sao cả. Nhưng đừng uổng phí thời giờ nếu quý vị đã biết rằng nó không phải sở thích của quý vị. Và nếu đã đến đây thì hãy cố gắng hết mình, cố gắng hết sức làm, để tận dụng đồng tiền, sức lực và thời giờ mà quý vị đã bỏ ra.
Quý vị cũng có thể dùng một chút dầu xoa ở mắt trí huệ, hay khỏi cần dầu. Khô quá thì dùng dầu, trơn hơn, đối với mấy người già như tôi, cũng làm cho da bớt nhăn (cười). Tôi không làm thường, chỉ làm lúc trang điểm. Nếu quý vị khó tập trung, thì có thể xoa một chút như vầy, bằng ngón cái hay những ngón tay, tới trên mắt trí huệ, và ngưng tại đó (Sư Phụ chỉ vào vùng hơi phía trên và giữa chân mày ngay giữa trán). Ngừng ở đây hay chỉ xoa và rồi ngưng lại sau đó.
Tình Thương Và Sự Tu Hành
Mỗi khi tới thiền bế quan hay đi cộng tu, tốt hơn là đừng có nhìn ngang nhìn dọc nhiều quá. Tôi biết tôi đã nói nếu không nhìn đàn bà là quý vị bất bình thường (cười), nhưng đó là nói với anh chàng đó thôi. Để anh ta biết là anh ta bình thường. Anh ta độc thân, dĩ nhiên khi thấy đàn bà đẹp thì nhìn. Nhưng nhìn càng ít thì càng tốt cho quý vị. Nhất là khi đã có gia đình rồi, đã có bạn gái hoặc đã có chồng, có bạn trai rồi. Càng bớt giao động thì quý vị càng tập trung đến việc xây dựng quan hệ tình cảm của mình, quý vị càng gặt hái thêm được nhiều lợi ích và hạnh phúc từ quan hệ tình cảm đó. Lòng tự tin, hăng hái sẽ gia tăng để có thể tiếp tục những chuyện khác trong đời, kể cả việc hành thiền. Chỉ cần đừng có ham mê lạc thú thể xác nhiều quá, quý vị sẽ quá mệt không ngồi thiền được, còn quá ít thời giờ để tu hành. Cho nên cái gì cũng vừa phải thì tốt.
Nếu quý vị cần một người bạn trai hay bạn gái, nếu cảm thấy cô đơn, muốn có người nói chuyện, đi cùng với quý vị thì không sao. Sau đó đừng nhìn ngang nhìn dọc nữa. Kiếm được người nào rồi, thì cứ theo một người đó, xây dựng tình cảm đó, có vậy quý vị mới hạnh phúc. Bồ bịch càng nhiều thì càng ít hạnh phúc. Hãy tin tôi đi! Cho nên tất cả các minh sư đều khuyên quý vị chỉ nên có một người bạn đời. Không phải vì họ ganh tỵ gì với quý vị, hay là bảo quý vị làm điều gì khác. Nó cũng không phải vấn đề đạo đức, mà vì lợi ích của quý vị mà quý vị chỉ nên cưới hoặc có một người bạn đời. Dĩ nhiên, ngoài vấn đề trái ngược với luân thường đạo lý, làm hại, gây đau khổ, làm đau lòng kẻ khác, nếu quý vị bay nhảy nhiều quá, làm thương tâm mọi người, thì nó sẽ tạo ra sự không vui khi quý vị làm vậy, vô cùng đau khổ. Quý vị sẽ cảm thấy trống vắng.
Làm tình và làm chuyện sinh lý là hai điều khác nhau. Xin lỗi, tôi phải nói thẳng. Đâu có gì sai quấy, phải không? Làm tình là khi quý vị đến với nhau bằng tình cảm, tâm linh, thể xác, tinh thần, cùng nhau hòa một, hợp nhất với người tình của mình, chia xẻ cho nhau tất cả tình yêu thương mà quý vị đang có. Tất cả con người của quý vị đều để hết vào đó.
Còn làm chuyện sinh lý thì chỉ để thỏa mãn thứ dục vọng tạm bợ này một hồi, rồi sau đó quý vị sẽ cảm thấy vô cùng trống vắng. Đôi khi quý vị còn mặc cảm tội lỗi, rồi ốm đau, kể cả các thứ bệnh hiểm nghèo nữa. Vì quý vị làm theo thói quen, rồi cặp bồ với ai cũng được. Quý vị sẽ quên không để ý, ngay cả sức đề kháng của cơ thể cũng không có đó để chống lại bệnh tật. Bởi vì tiêu chuẩn đạo đức của quý vị xuống thấp, sự thỏa mãn về phương diện tình cảm bị giảm thiểu, sự canh phòng về tâm linh và chuẩn bị về tinh thần bị xuống thấp. Khi làm chuyện sinh lý bừa bãi, cái gì trong lúc đó cũng xuống thấp. Nên thân thể bị yếu, tinh thần yếu, tâm linh yếu. Đến khi mắc bịnh là xong đời.
Làm tình với người yêu là chuyện khác. Mọi thứ đều lên cao. Quý vị cảm thấy hoan hỷ, cảm thấy thương yêu, cảm thấy được yêu, cảm thấy bên nhau, cảm thấy tin tưởng lẫn nhau. Cái gì cũng cao. Tình cảm lên cao. Tinh thần lên cao. Tâm hồn lên cao. Tình yêu lên cao. Tình thương tràn đầy. Vì thế quý vị là con người đang ở một đẳng cấp khác. Không một cái gì có thể đụng tới quý vị được. Quý vị được trang bị với tất cả khả năng đề kháng. Nếu hơi có bệnh là thân thể sẽ sửa chữa được. Bệnh không đến nữa là khác. Bởi vì toàn bộ con người của quý vị đã được chuẩn bị sẵn sàng cho hành động tối thượng của tình yêu, của sự cống hiến và hợp nhất này giữa hai người, và quý vị trở thành như một. Cho nên tất cả đều không sao. Tất cả đều trong sạch. Quý vị không cảm thấy ô uế, không cảm thấy tội lỗi, không cảm thấy trống rỗng sau đó, không cảm thấy mệt lả. Có thể quý vị cảm thấy hơi mệt một chút, nhưng mệt vì sung sướng, không giống như bị kiệt sức, trống trải, cảm giác bị hút mất, vì đã lạm dụng những hành động nhục dục chỉ để thỏa mãn thể xác. Cái đó hoàn toàn khác hẳn.
Vì vậy mà chúng ta phải chung thủy, phải xây dựng quan hệ tình cảm, bởi vì nó sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Cho chúng ta, đó là quan trọng nhất, còn những điều khác là phụ.
Những giới luật mà các Minh Sư thời xưa đưa ra là cả một bể trí huệ, không phải là một sự hạn chế, không phải là một phương pháp kiềm chế, không phải là một mệnh lệnh, mà là vì lợi ích và hạnh phúc của chính chúng ta. Nghe theo tức là rất khôn ngoan. Cho nên, nếu không muốn phiền phức thì đừng nhìn chung quanh nhiều quá. Quý vị vẫn có thể lịch sự, thân thiện, nhưng đừng cố tình tìm kiếm rắc rối, nhất là của người khác. Nếu biết rồi thì đừng có nhìn. Dĩ nhiên có khi không biết, quý vị nhìn, rồi gặp rắc rối, thì đó là chuyện khác. Nhưng nếu đã biết rồi thì đừng bắt đầu. Không biết mà bắt đầu cũng đã là tệ lắm rồi, sau đó sẽ phải lo cho vấn đề. Nhưng nếu quý vị đã biết rồi rằng họ thuộc về người khác, thì tốt hơn là đừng bao giờ bắt đầu, vì quý vị sẽ gặp phiền phức nghiêm trọng.
Và nếu quý vị đã có người khác rồi, thì người cũ nên để lại đàng sau. Không có lợi ích gì đối với quý vị. Bình thường khi chúng ta nhìn lại quá khứ lúc nào cũng thấy đẹp hơn. Chúng ta quên những việc xấu, mà chỉ nhớ những điều tốt. Nhưng hiện tại là tốt nhất. Nếu quý vị chăm sóc cho tình trạng hiện tại của mình, quan hệ tình cảm hiện tại sẽ luôn luôn đem lại lợi ích ngay lập tức. Nếu lúc nào cũng chỉ nhìn vào quá khứ hay tương lai, quý vị sẽ không được gì cả ngoài sự lo âu, buồn bã, tiếc nuối và ảo ảnh. Cho nên hãy nhìn vào hiện tại, dù đó là công việc làm ăn, tu hành, bế quan hoặc quan hệ tình cảm cá nhân. Bởi vì chỉ có điều đó mới mang lại lợi ích cho quý vị ngay bây giờ. Quá khứ không thể làm gì được.
Chúng ta hay có ảo ảnh về quá khứ, rằng nó tốt. Như vậy không được. Vấn đề là khi đến bế quan, quý vị không bỏ được tất cả mọi thứ, như đáng lẽ quý vị nên làm, như lời tôi thường dặn. Vì vậy quý vị mới đến đây, hỏi đủ thứ bậy bạ. Tôi kiên nhẫn cho tới khi hết chịu nổi. Nếu hỏi những câu hỏi thấp kém, quý vị cũng có thể kéo bầu không khí xuống đẳng cấp thấp, ném bụi bặm vào tất cả mọi người, ai cũng bị ảnh hưởng. Và tôi phải làm sạch sẽ bằng cách khác. Thành thử xin quý vị tha thứ, nếu đôi khi tôi phải dùng pháp môn "Sư Tử Rống". Tôi có thể dùng phương pháp khác, như... pháp "Cọp Gầm". Nếu nó có lợi cho quý vị tôi sẽ đổi (cười). Thôi được! Đó là cách để cải tiến việc ngồi thiền.
Thiền Tứ Quốc Tế tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Mỹ Quốc
SM khai thị Ngày 26 tháng 12, 1997, (Nguyên văn tiếng Anh)
Quý vị đọc kinh Phật thấy Đức Phật đôi khi dùng pháp môn "Sư Tử Rống" này. Nghe nói Ngài dùng tám vạn bốn ngàn pháp môn để dạy đệ tử và, một trong các pháp này là pháp môn "Sư Tử Rống". Nhiều người cứ hỏi tôi: "Sư Phụ, tại sao Sư Phụ không dùng pháp đó đối với chúng con? Hình như là Sư Phụ thiếu một cái gì đó. Sư Phụ chỉ dạy có một pháp mà thôi." Không, tôi dạy tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp "Sư Tử Rống" quý vị đã thường thể nghiệm rồi, vậy đừng yêu cầu tôi nữa. Mấy người Phật tử nghĩ rằng đó là pháp gì huyền bí mà tôi không dạy và cứ hỏi hoài. Họ đọc kinh sách nhiều quá. Kinh Phật nói đến pháp môn "Sư Tử Rống". Quý vị không phải đã thể nghiệm qua trong suốt mười lăm năm nay sao? Phải đó! quý vị vẫn muốn nữa sao? (Thính chúng: Không!) Thôi, đủ rồi. Tôi cũng không muốn dạy môn đó nhiều. Hao tổn năng lực lắm.
Lý do tại sao tôi nói nhiều, không phải vì tôi thích nói. Nếu quý vị quen biết mấy người bạn của tôi hồi xưa, những người đồng nghiệp, hay những người học cùng thầy, chung lớp với tôi, họ biết tôi không bao giờ nói chuyện. Nếu người ta cố nói chuyện với tôi, tôi cũng bảo họ đừng: "Đây không phải là chỗ để nói chuyện, nhất là trong lúc ăn uống". Hôm qua tôi gặp lại một trong những người bạn "đồng tu" cũ của tôi. Cô ta nhắc tôi nhớ lại hồi đó, tôi hay bảo người ta đừng nói chuyện với tôi trong lúc ăn, hay trong khi hội họp, nếu không cần thiết. Tôi nhớ là điều đó đúng. Tôi không nói chuyện. Tôi là người rất ít nói, không những trong gia đình mà còn tại các đạo tràng, hay những nơi họp mặt, tính tôi trầm lặng. Cô ấy nói tôi thường ngồi thiền 24 trên 24. Cô ta nhớ tôi, nhưng hôm qua tôi không nhớ cô ấy. Cô tự mời mình tới dự bữa trưa với tôi (cười), nhờ đó tôi mới nhớ. Nhưng bây giờ nhớ ra cô ta rồi, bởi cô ấy rất dễ thương. Cô không nói nhiều, và là một người tu hành rất tốt. Sau khi cô ta nhắc lại, tôi mới nhớ, vì thậm chí tôi không nhớ ai, vì tôi không nói chuyện, không giao thiệp nhiều với ai, bất kỳ chỗ nào. Tôi xin lỗi với cô ta đã không nhớ ra cô ấy, vì tôi thật tình không để ý tới người khác. Tôi cũng nói với quý vị rằng tôi không để ý quý vị nhiều, trừ khi làm việc với nhau lâu, thì dĩ nhiên là tôi nhớ. Xin lỗi nghe, sư tỷ. Tôi bảo cô ấy gọi tôi là "sư tỷ", đừng gọi "Sư Phụ", vì chúng tôi đã có lần học cùng một thầy. Tôi có nhiều thầy lắm, tôi đã kể cho quý vị nghe rồi.
Hãy Tập Trung, Nhất Tâm, và Tôn Trọng Giáo Lý Của Sư Phụ
Cô ấy nói với những người trong bữa trưa hôm đó rằng, tôi thường hay ngồi thiền 24 trên 24, không nói chuyện. Điều đó đúng. Quý vị nên làm như vậy, nếu muốn giống tôi. Nếu quý vị nghĩ tôi là thần tượng của quý vị, là người đàn bà hay một vị tu hành lý tưởng của quý vị, thì nên làm như vậy. Không có bí quyết gì cả. Quý vị phải tập trung, nhất tâm bất loạn và tôn trọng gi?o lý của vị thầy trong lúc còn học với vị đó. Giả sử một ngày nào đó, quý vị nghĩ tôi không tốt, hoặc vì một lý do gì đó, quý vị bỏ đi, thì không sao. Nhưng một khi đã ở đây thì phải nên tập trung, nhất tâm và chú ý tới những gì tôi chỉ dạy, như vậy sẽ được kết quả tốt. Và nếu sau khi làm tất cả những điều này rồi mà vẫn không có kết quả, thì tôi không trách nếu quý vị bỏ đi - bất cứ lúc nào. Nhưng nếu quý vị không ứng dụng giáo lý của tôi, không để ý tới những lời khuyên của tôi, và nếu quý vị bỏ đi, tôi sẽ tiếc cho quý vị. Và quý vị nên tiếc cho chính mình, vì đã không chịu làm bài cho đúng. Quý vị sẽ đánh mất cơ hội lớn để trưởng thành và để gặt hái những điều mà quý vị mong mỏi được gặt hái.
Nếu tôi có dạy quý vị bất cứ điều gì không tốt, thì nên cho tôi biết ngay. Nếu nghi ngờ thì phải hỏi. Đúng vậy. Những ngày gần đây, một vài quý vị đã bày tỏ mối nghi ngờ và những lời bình phẩm về tôi, và tôi không giận gì chuyện đó. Tôi đã giải thích tại sao. Lời chỉ trích nào tôi cũng vui lòng đón nhận. Những nghi ngờ nào tôi cũng cảm thông. Và sau khi giải thích rồi mà quý vị vẫn không tin và vẫn không hiểu thì cứ bỏ đi, không sao. Nhưng nếu tin tôi và muốn thử thì phải cố gắng hết mình để được kết quả tốt nhất cho quý vị. Quý vị đã tới đây rồi, mất bao nhiêu thời giờ, sức lực, tiền bạc và hy vọng, thì hãy cố gắng hết mình. Chỉ có vậy thôi. Điều đó không phải là một sự bắt buộc của tôi, hay quý vị không làm thì mang tội. Không. Đó là một cái tội đối với chính mình. Quý vị uổng phí tiền bạc, sức lực của mình.
Nếu quý vị nghĩ nó không đáng thì đừng tới, đừng tới ngay từ lúc đầu. Hãy dành thời giờ, sức lực để theo đuổi chuyện khác, người khác mà quý vị nghĩ là có lợi hơn. Không sao. Vì mỗi người có một cái duyên khác nhau với những vị thầy khác nhau. Đẳng cấp hiểu biết khác nhau sẽ gặp những người, những vị thầy khác nhau. Nếu gặp phải người thầy không tốt, thì đó là nghiệp của mình. Phẩm chất bên trong của mình đã thâu hút loại minh sư này. Khát vọng của quý vị đã không đáng để được một vị thầy khá hơn. Thành ra đừng trách vị thầy, mà trách chính mình. Khi thấy vị thầy nào không phải, thì đổi, và biết rằng chính mình là người đã thu hút loại người này (vỗ tay).
Nếu Có Chướng Ngại Trong Lúc Thiền
Nếu quý vị bị chướng ngại ở nhà, như cảm thấy chúng sinh vô hình đến quấy nhiễu, khiến quý vị không thiền được nhiều, nếu cảm thấy khó chịu, bất an, thì có hai giải pháp. Quý vị có thể mở băng của tôi, băng tán Phật, băng nhạc, hay băng giảng pháp. Đừng để phía sau chỗ của mình, để phía trước, và bật âm thanh nhỏ. Đừng bao giờ để vật gì ở phía sau lưng, vì sự chú ý sẽ bị kéo ra đàng sau, và sẽ khó cho quý vị tập trung ở phía trước. Không phải là không được, mà là không tốt cho quý vị. Để băng, máy truyền hình, hay nhạc, mọi thứ ở đàng trước, những gì quý vị muốn nghe, bất cứ lúc nào. Ngay cả điện thoại, máy fax (điện thư), bất cứ cái gì, nếu quý vị phải ngồi trong văn phòng làm việc, đối diện với máy. Nếu nó có reng cũng reng phía trước, và sẽ không kéo sự chú ý của quý vị ra phía sau. Vì rất khó mà kéo nó trở lại đàng trước. Nếu nghe điện thoại thì nghe tai phải. Hãy tập thành thói quen, đừng nghe bằng tai trái. Bất cứ điều gì kéo sự chú ý sang bên trái hay ra đàng sau đều không có lợi cho quý vị. Nhớ nghe. Đó là điều thứ
Điều thứ hai là quý vị có thể niệm năm Hồng danh lớn tiếng khi cần thiết, hay một tiếng đồng hồ, mỗi ngày, cho tới khi tình hình khả quan hơn.
Còn một phương pháp khác để phòng ngừa cho quý vị, nếu quý vị thấy sợ, cảm thấy chúng sinh vô hình đang ở chung quanh hay phía sau, hoặc nếu quý vị bị ma nhập trước khi đến với tôi và quý vị vẫn còn sợ, thì có thể để hình của tôi thành một vòng tròn chung quanh chỗ ngồi. Quý vị có rất nhiều hình. Không cần hình lớn, nhỏ thôi. To nhỏ không quan trọng, người mới là quan trọng, ngay cả hình nhỏ cũng được, xếp vòng tròn xung quanh. Truyền thống "mandala" của Tây Tạng là những gì còn lưu lại từ phương pháp này. Họ luôn luôn vẽ một vòng tròn. Bắt đầu là như vậy, khi vị thầy dạy họ ngồi thành vòng tròn cùng với một vài món đồ giả tượng trưng mà vị thầy đã gia trì, và tặng họ để làm kỷ niệm. Họ bao quanh mình với tất cả tình thương và lực gia trì của vị sư phụ. Sau này họ kiểu cách hơn, thêm vào đủ những thứ khác, nào là bông hoa, nhang đèn, cát, màu sắc, đại khái vậy.
Quý vị muốn làm gì thêm đó thì làm, miễn sao thấy thoải mái là được, cảm thấy an ổn, bảo đảm, che chở là được. Quý vị để hình tôi chung quanh, để bông hoa luôn nếu muốn, để nhang, đèn cầy hay bất cứ thứ gì. Nhưng đừng có làm khói lên nhiều quá, rồi quý vị sẽ bị ho hoài (cười). Nhang và khói đèn cầy mặc dầu lãng mạn và thấy có vẻ tu hành, nhưng nhiều khi cũng làm khó chịu, rồi sau đó lại bị rát cổ, hoặc nghẹt thở. Nó là một phản ứng phụ trường kỳ và không tốt. Nhưng nếu quý vị chịu nổi thì không sao. Tôi không cấm cản điều gì trong việc tu hành, miễn sao nó làm quý vị cảm thấy dễ chịu là được. Thậm chí quý vị cũng có thể lần tràng hạt hoặc tụng kinh, bất kỳ cái gì. Nhưng sau đó quý vị lại quá bám víu vào tràng hạt đó, vào thói quen đó, mà quên không tập trung vào đây (Sư Phụ chỉ vào mắt trí huệ của Ngài), rồi khó mà gọi nó trở lại được.
Mỗi ngày chúng ta đã dính mắc quá nhiều vào thế giới bên ngoài rồi. Sáng dậy là phải rửa mặt, đánh răng và trang điểm hay mang cà vạt. Như vậy cũng đã nghĩ về vật chất nhiều lắm rồi. Tới lúc đi làm, lại phải nghĩ tới tiền, về nhà vẫn còn nghĩ tới tiền. Mỗi ngày chúng ta đều quán tưởng về đàn ông, đàn bà, cà vạt, nữ trang, phấn son hoặc tiền bạc rồi. Nên khi có thời giờ cho riêng mình ngồi thiền, chúng ta nên đặt sự chú ý vào bên trong. Lý do là như vậy. Không phải vị minh sư nào, hoặc tôi hoặc người kia cấm đoán quý vị làm cái này cái kia, vì chúng ta cuồng tín, chúng ta độc đoán, không phải vậy. Mà chính chúng ta phải quên hết mọi thứ khác. Chỉ tập trung bên trong trung tâm trí huệ. Nhưng khi tập trung, quý vị hãy nhìn thẳng ra đàng trước.
Khi quý vị nhìn thẳng ra phía trước, đó là nói một cách cụ thể. Thật ra khi nhìn bằng mắt trí huệ là ở bên trong. Hơn nữa, chúng ta không phải bên trong, không phải bên ngoài, không phải ở một chỗ nào cả. Thành ra đó chỉ là một lối nói, để quý vị biết cách làm cụ thể. Nếu không, khi nhắm mắt, bịt tai, tất cả những điều khác đều ở bên trong. Lúc đó quý vị sẽ không còn tiếp xúc nhiều với thế giới vật chất. Quý vị sẽ ở bên trong, một mình, và rồi quý vị sẽ biết chính mình, nhận thức ra chính mình, rằng quý vị là linh hồn, là Thượng Đế, là Phật. Vì thế nên tất cả những bài kinh, tràng hạt này nọ, lúc đó sẽ có hại, sẽ cản trở sự cố gắng tập trung của chúng ta.
Không phải là nó không tốt. Tất cả những gì nhắc nhở quý vị tới Thượng Đế đều tốt. Hình ảnh, kinh điển, thánh giá, tượng Phật, cái gì cũng được. Ngoại trừ khi ngồi thiền, tốt hơn là bỏ hết nó ra ngoài một cách tuyệt đối. Vì quý vị là Phật, quý vị là thánh giá, là Thượng Đế. Không cần sự nhắc nhở gì khác.
Nhưng "mandala" là để bảo hộ cho quý vị, giả sử có một vài người nào đó sợ chúng sinh vô hình tới phiền nhiễu như trước kia, và những ký ức đó hãy còn ám ảnh họ, hoặc họ sợ đêm tối. Vì thế hồi xưa người ta đốt đèn cầy ngồi thiền cho khỏi sợ. Có khi tôi khuyên một số quý vị để đèn sáng, không sao. Nhưng không có nghĩa là chúng ta phải làm như vậy hoài hoặc mọi người phải làm vậy. Nhưng người này học từ người kia rằng: "ồ, đốt đèn cầy thiền tốt quá." Rồi mọi người đều làm và thành thói quen. Không nên như vậy.
Khi ngồi thiền, quý vị chỉ có một mình, không cần những thứ giả, không cần đèn cầy, không cần bông hoa, không cần nhang. Mọi thứ đều có thể làm cho quý vị phân tâm. Đèn cầy lập lòe, lấp láy, lung linh. Nhang bay mùi, "...át xì!" (Sư Phụ giả nhảy mũi) (cười). Rồi quý vị ngồi đó nghĩ, "Đây là mùi nhang, ta không thích, ta thích mùi trầm hơn." (cười) Rồi quý vị nói qua nói lại với chính mình, hai tiếng đồng hồ đi mất tiêu. Kỳ sau quý vị để bông khác, "ồ! Bông hồng! Ta kỵ bông hồng, ta thích bông cúc." và cứ như thế. Rồi quý vị bỏ hết thời giờ ra đi mua bông cúc, chỉ vì thấy người láng giềng nói rằng lúc ngồi thiền ông ta để bông cúc, cảm thấy như có Sư Phụ tới, và ông cảm thấy dễ chịu và thiền tốt hơn, cứ như thế. Tin tưởng mù quáng rất là có hại, hại cho sự tu hành của quý vị. Bất cứ điều gì người nào nói, kể cả bài giảng của tôi, quý vị cũng nên chứng minh, nên phân tích coi nó có lý hay không trước khi chấp nhận.
Tôi nghĩ rằng quý vị chấp nhận hầu hết hoặc tất cả giáo lý của tôi, vì nó hợp lý đối với quý vị, vì nó không đi ngược lại với trí thông minh của quý vị. Nó phù hợp với trí thông minh, với lý lẽ thường tình, với sự suy nghĩ hợp lý nhất mà quý vị có thể nghĩ tới. Vì vậy quý vị chấp nhận. Nếu nó không hợp lý đối với quý vị, quý vị có thể từ chối, hoặc nói thẳng cho tôi biết, viết thư cho tôi để tôi giải thích, nếu được. Nếu không được... Và nếu quý vị vẫn không chấp nhận, như vậy có nghĩa là quý vị nghĩ khác. Không sao. Chúng ta ai cũng có những chọn lựa khác nhau để sống trong đời, và sự chọn lựa khác nhau trong sự suy nghĩ. Đối với tôi không sao cả. Nhưng đừng uổng phí thời giờ nếu quý vị đã biết rằng nó không phải sở thích của quý vị. Và nếu đã đến đây thì hãy cố gắng hết mình, cố gắng hết sức làm, để tận dụng đồng tiền, sức lực và thời giờ mà quý vị đã bỏ ra.
Quý vị cũng có thể dùng một chút dầu xoa ở mắt trí huệ, hay khỏi cần dầu. Khô quá thì dùng dầu, trơn hơn, đối với mấy người già như tôi, cũng làm cho da bớt nhăn (cười). Tôi không làm thường, chỉ làm lúc trang điểm. Nếu quý vị khó tập trung, thì có thể xoa một chút như vầy, bằng ngón cái hay những ngón tay, tới trên mắt trí huệ, và ngưng tại đó (Sư Phụ chỉ vào vùng hơi phía trên và giữa chân mày ngay giữa trán). Ngừng ở đây hay chỉ xoa và rồi ngưng lại sau đó.
Tình Thương Và Sự Tu Hành
Mỗi khi tới thiền bế quan hay đi cộng tu, tốt hơn là đừng có nhìn ngang nhìn dọc nhiều quá. Tôi biết tôi đã nói nếu không nhìn đàn bà là quý vị bất bình thường (cười), nhưng đó là nói với anh chàng đó thôi. Để anh ta biết là anh ta bình thường. Anh ta độc thân, dĩ nhiên khi thấy đàn bà đẹp thì nhìn. Nhưng nhìn càng ít thì càng tốt cho quý vị. Nhất là khi đã có gia đình rồi, đã có bạn gái hoặc đã có chồng, có bạn trai rồi. Càng bớt giao động thì quý vị càng tập trung đến việc xây dựng quan hệ tình cảm của mình, quý vị càng gặt hái thêm được nhiều lợi ích và hạnh phúc từ quan hệ tình cảm đó. Lòng tự tin, hăng hái sẽ gia tăng để có thể tiếp tục những chuyện khác trong đời, kể cả việc hành thiền. Chỉ cần đừng có ham mê lạc thú thể xác nhiều quá, quý vị sẽ quá mệt không ngồi thiền được, còn quá ít thời giờ để tu hành. Cho nên cái gì cũng vừa phải thì tốt.
Nếu quý vị cần một người bạn trai hay bạn gái, nếu cảm thấy cô đơn, muốn có người nói chuyện, đi cùng với quý vị thì không sao. Sau đó đừng nhìn ngang nhìn dọc nữa. Kiếm được người nào rồi, thì cứ theo một người đó, xây dựng tình cảm đó, có vậy quý vị mới hạnh phúc. Bồ bịch càng nhiều thì càng ít hạnh phúc. Hãy tin tôi đi! Cho nên tất cả các minh sư đều khuyên quý vị chỉ nên có một người bạn đời. Không phải vì họ ganh tỵ gì với quý vị, hay là bảo quý vị làm điều gì khác. Nó cũng không phải vấn đề đạo đức, mà vì lợi ích của quý vị mà quý vị chỉ nên cưới hoặc có một người bạn đời. Dĩ nhiên, ngoài vấn đề trái ngược với luân thường đạo lý, làm hại, gây đau khổ, làm đau lòng kẻ khác, nếu quý vị bay nhảy nhiều quá, làm thương tâm mọi người, thì nó sẽ tạo ra sự không vui khi quý vị làm vậy, vô cùng đau khổ. Quý vị sẽ cảm thấy trống vắng.
Làm tình và làm chuyện sinh lý là hai điều khác nhau. Xin lỗi, tôi phải nói thẳng. Đâu có gì sai quấy, phải không? Làm tình là khi quý vị đến với nhau bằng tình cảm, tâm linh, thể xác, tinh thần, cùng nhau hòa một, hợp nhất với người tình của mình, chia xẻ cho nhau tất cả tình yêu thương mà quý vị đang có. Tất cả con người của quý vị đều để hết vào đó.
Còn làm chuyện sinh lý thì chỉ để thỏa mãn thứ dục vọng tạm bợ này một hồi, rồi sau đó quý vị sẽ cảm thấy vô cùng trống vắng. Đôi khi quý vị còn mặc cảm tội lỗi, rồi ốm đau, kể cả các thứ bệnh hiểm nghèo nữa. Vì quý vị làm theo thói quen, rồi cặp bồ với ai cũng được. Quý vị sẽ quên không để ý, ngay cả sức đề kháng của cơ thể cũng không có đó để chống lại bệnh tật. Bởi vì tiêu chuẩn đạo đức của quý vị xuống thấp, sự thỏa mãn về phương diện tình cảm bị giảm thiểu, sự canh phòng về tâm linh và chuẩn bị về tinh thần bị xuống thấp. Khi làm chuyện sinh lý bừa bãi, cái gì trong lúc đó cũng xuống thấp. Nên thân thể bị yếu, tinh thần yếu, tâm linh yếu. Đến khi mắc bịnh là xong đời.
Làm tình với người yêu là chuyện khác. Mọi thứ đều lên cao. Quý vị cảm thấy hoan hỷ, cảm thấy thương yêu, cảm thấy được yêu, cảm thấy bên nhau, cảm thấy tin tưởng lẫn nhau. Cái gì cũng cao. Tình cảm lên cao. Tinh thần lên cao. Tâm hồn lên cao. Tình yêu lên cao. Tình thương tràn đầy. Vì thế quý vị là con người đang ở một đẳng cấp khác. Không một cái gì có thể đụng tới quý vị được. Quý vị được trang bị với tất cả khả năng đề kháng. Nếu hơi có bệnh là thân thể sẽ sửa chữa được. Bệnh không đến nữa là khác. Bởi vì toàn bộ con người của quý vị đã được chuẩn bị sẵn sàng cho hành động tối thượng của tình yêu, của sự cống hiến và hợp nhất này giữa hai người, và quý vị trở thành như một. Cho nên tất cả đều không sao. Tất cả đều trong sạch. Quý vị không cảm thấy ô uế, không cảm thấy tội lỗi, không cảm thấy trống rỗng sau đó, không cảm thấy mệt lả. Có thể quý vị cảm thấy hơi mệt một chút, nhưng mệt vì sung sướng, không giống như bị kiệt sức, trống trải, cảm giác bị hút mất, vì đã lạm dụng những hành động nhục dục chỉ để thỏa mãn thể xác. Cái đó hoàn toàn khác hẳn.
Vì vậy mà chúng ta phải chung thủy, phải xây dựng quan hệ tình cảm, bởi vì nó sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Cho chúng ta, đó là quan trọng nhất, còn những điều khác là phụ.
Những giới luật mà các Minh Sư thời xưa đưa ra là cả một bể trí huệ, không phải là một sự hạn chế, không phải là một phương pháp kiềm chế, không phải là một mệnh lệnh, mà là vì lợi ích và hạnh phúc của chính chúng ta. Nghe theo tức là rất khôn ngoan. Cho nên, nếu không muốn phiền phức thì đừng nhìn chung quanh nhiều quá. Quý vị vẫn có thể lịch sự, thân thiện, nhưng đừng cố tình tìm kiếm rắc rối, nhất là của người khác. Nếu biết rồi thì đừng có nhìn. Dĩ nhiên có khi không biết, quý vị nhìn, rồi gặp rắc rối, thì đó là chuyện khác. Nhưng nếu đã biết rồi thì đừng bắt đầu. Không biết mà bắt đầu cũng đã là tệ lắm rồi, sau đó sẽ phải lo cho vấn đề. Nhưng nếu quý vị đã biết rồi rằng họ thuộc về người khác, thì tốt hơn là đừng bao giờ bắt đầu, vì quý vị sẽ gặp phiền phức nghiêm trọng.
Và nếu quý vị đã có người khác rồi, thì người cũ nên để lại đàng sau. Không có lợi ích gì đối với quý vị. Bình thường khi chúng ta nhìn lại quá khứ lúc nào cũng thấy đẹp hơn. Chúng ta quên những việc xấu, mà chỉ nhớ những điều tốt. Nhưng hiện tại là tốt nhất. Nếu quý vị chăm sóc cho tình trạng hiện tại của mình, quan hệ tình cảm hiện tại sẽ luôn luôn đem lại lợi ích ngay lập tức. Nếu lúc nào cũng chỉ nhìn vào quá khứ hay tương lai, quý vị sẽ không được gì cả ngoài sự lo âu, buồn bã, tiếc nuối và ảo ảnh. Cho nên hãy nhìn vào hiện tại, dù đó là công việc làm ăn, tu hành, bế quan hoặc quan hệ tình cảm cá nhân. Bởi vì chỉ có điều đó mới mang lại lợi ích cho quý vị ngay bây giờ. Quá khứ không thể làm gì được.
Chúng ta hay có ảo ảnh về quá khứ, rằng nó tốt. Như vậy không được. Vấn đề là khi đến bế quan, quý vị không bỏ được tất cả mọi thứ, như đáng lẽ quý vị nên làm, như lời tôi thường dặn. Vì vậy quý vị mới đến đây, hỏi đủ thứ bậy bạ. Tôi kiên nhẫn cho tới khi hết chịu nổi. Nếu hỏi những câu hỏi thấp kém, quý vị cũng có thể kéo bầu không khí xuống đẳng cấp thấp, ném bụi bặm vào tất cả mọi người, ai cũng bị ảnh hưởng. Và tôi phải làm sạch sẽ bằng cách khác. Thành thử xin quý vị tha thứ, nếu đôi khi tôi phải dùng pháp môn "Sư Tử Rống". Tôi có thể dùng phương pháp khác, như... pháp "Cọp Gầm". Nếu nó có lợi cho quý vị tôi sẽ đổi (cười). Thôi được! Đó là cách để cải tiến việc ngồi thiền.
Thiền Tứ Quốc Tế tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Mỹ Quốc
SM khai thị Ngày 26 tháng 12, 1997, (Nguyên văn tiếng Anh)