Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni, có một phụ nữ, con bà bỗng nhiên qua đời mà không có bệnh tật gì. Quá đau khổ, người mẹ chôn vùi trong nước mắt. Bà tìm đến Phật Thích Ca Mâu Ni đang giảng pháp gần đó, than khóc với Ðức Phật, cầu Ngài cứu sống con bà bằng lực thần thông và trí huệ vĩ đại của Ngài. Phật hứa, 'Ta có thể cứu sống em bé. Nhưng trước tiên con phải tìm một gia đình mà trong đó chưa có ai vãng sinh trong năm, sáu đời và đem đến cho Ta một mảnh y phục hay một đồ vật gì đó từ gia đình này. Khi đó Ta có thể cứu mạng con của con bằng đồ vật này.'
Nghe lời dạy của Phật, người mẹ đi từ nhà này sang nhà khác. Nhưng không có gia đình nào mà trong năm, sáu đời không có người chết. Kiệt sức và chán nản, bà trở về gặp Phật. Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi bà, 'Có gia đình nào mà trong năm, sáu đời không có ai vãng sinh không?' Bà trả lời, 'Không! Không có gia đình nào như vậy.' Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, 'Ðúng vậy! Ðời sống là vô thường. Không ai sinh ra mà có thể thoát khỏi cái chết. Không sớm thì muộn mọi người sẽ phải vãng sinh và rời bỏ thế giới này. Con không nên quá buồn khổ vì thân thể vô thường này.' Khi Phật giảng Chân Lý này, người mẹ lập tức khai ngộ, sau đó trở thành đệ tử của Phật và tu hành rất tinh tấn.
Có câu chuyện khác về một con quỷ dạ xoa rất khủng khiếp. Nhưng càng khủng khiếp hơn là thói ăn thịt người của nó, giống như là cọp thích ăn thịt người hay cũng như người đời thích ăn thịt bò, thịt heo và gà vịt. Con quỷ này thích ăn thịt trẻ con. Hài nhi nào mà gặp nó là thành thức ăn của nó. Không bao lâu nó đã ăn thịt gần hết con nít trong làng. Cha mẹ trong làng bèn tìm đến Phật Thích Ca Mâu Ni cầu giúp đỡ.
Quỷ dạ xoa có một người con mà nó rất yêu thương, giống như là cọp cái thương con nên không ăn thịt con mình, dù rằng chúng ăn thịt tất cả loài vật khác và loài người. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với dân làng, 'Hãy về nhà, đợi cho quỷ dạ xoa đi khỏi, rồi đem giấu con của nó đi. Sau đó Ta sẽ chỉ các con phải làm sao.' Khi con quỷ dạ xoa đi khỏi, những cha mẹ trong làng đem giấu con của nó. Khi quỷ dạ xoa trở về tìm không thấy con, nó đau khổ thống thiết, than khóc lăn lộn trên mặt đất. Cuối cùng nó phải tìm Phật xin giúp đỡ. Quý vị thấy đó, thậm chí một con quỷ cũng kính trọng Phật. Ma quỷ đều kính trọng tất cả những người tu hành chân chính.
Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi quỷ dạ xoa, 'Con thương con của con lắm à?' Con quỷ nói, 'Phải!' Phật hỏi, 'Con của con có phải là bảo vật trân quý nhất không?' Con quỷ trả lời, 'Phải!' Phật nói, 'Con vô cùng yêu thương con mình, giống như những cha mẹ khác cũng yêu thương con họ. Vậy tại sao con ăn thịt gần hết con cái của họ? Nếu con hứa không ăn thịt con người khác nữa, Ta sẽ giúp tìm con cho con.' Quỷ dạ xoa lập tức nhận lời. Thậm chí ma quỷ cũng có thể khai ngộ, có phải không? Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đạo lý cho nó, con quỷ lập tức khai ngộ, sau đó không dám ăn thịt con của người khác nữa.
Trong mắt chúng ta, những hài nhi rất nhỏ bé, chúng không thể nói chuyện hay bước đi và rất khác với người lớn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng trẻ con cũng là chúng sinh, cũng sẽ lớn lên giống như chúng ta. Từ câu chuyện này, chúng ta có thể luận ra rằng, loài vật cũng là chúng sinh. Trong tương lai khi họ tu hành, cũng sẽ đầu thai thành người và có khả năng thành Phật. Do đó, nếu muốn học Phật, chân chính phát tâm từ bi, chúng ta nên phát nguyện không ăn thịt loài vật.
Từ hai câu chuyện này, chúng ta thấy rằng trí huệ hay sự khai ngộ không phải là tự nhiên mà có thể đạt được. Ðôi khi cần có sự giải thích của người khác. Thí dụ như người mẹ trong câu chuyện đầu tiên, con bà đã vãng sinh, nhưng bà không hiểu rằng con của người khác cũng sẽ phải vãng sinh. Tất cả mọi người đều phải chết, nhưng bà không hiểu điều này. Giả sử như lúc đó Phật Thích Ca Mâu Ni khuyên bà bằng những lời trí huệ như, 'Tại sao phải khóc? Con phải hiểu rằng đời sống là vô thường. Sớm muộn gì chúng ta cũng phải ra đi. Có nhân thì phải có quả. Nếu em bé có nghiệp chướng xấu, dĩ nhiên em phải chết sớm vì không đủ phước báu. Vì vậy không cần phải khóc.' Người mẹ sẽ không nghe những lời này. Tuy nhiên, trong những tình huống này, hầu hết chúng ta chỉ biết khuyên nhủ bằng cách này mà thôi.
Phật Thích Ca Mâu Ni không làm theo cách này. Ngài để bà mẹ tự mình đi tìm một gia đình trong đó không có ai vãng sinh. Dĩ nhiên bà không thể tìm được. Khi đó, bất cứ điều gì Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, bà sẽ nhận hiểu ngay, bởi vì bà đã tự mình trải nghiệm điều này. Lúc đầu tôi cũng nói về thể nghiệm tâm linh. Nếu chúng ta không đủ khả năng tự mình ngộ đạo, thì phải cần người đã đạt đạo và có khả năng để dạy chúng ta làm cách nào tìm đạo và tìm nơi đâu. Sau đó, khi đã tự mình có được thể nghiệm, chúng ta có thể tự mình đạt được Chân Lý.
Thí dụ, trong Kinh A Di Ðà, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, 'Phật A Di Ðà có vô lượng quang; Phật A Di Ðà luôn phóng quang cứu độ chúng sinh. Trong thế giới của Phật A Di Ðà, có cảnh giới này, cảnh giới nọ, có chim hót và âm nhạc mỹ diệu, v.v. Khi nghe những âm nhạc này, chúng ta sẽ an lạc, nhất tâm bất loạn, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.' Ðây là những điều chúng ta nghe giảng và cũng được nghe kể về nhiều người đi Tây Phương Cực Lạc tận hưởng cảnh giới tuyệt diệu này. Tuy nhiên, nếu bản thân không có thể nghiệm, chúng ta sẽ không tin, hoặc không hiểu Tây Phương Tịnh Thổ là như thế nào. Do đó, nghe kinh, đọc kinh, chỉ là nghe người khác nói về thể nghiệm và đẳng cấp của họ, không có quan hệ gì đến chúng ta. Bất cứ ai mong mỏi khai ngộ và liễu ngộ Chân Lý cần phải có những thể nghiệm giống như vậy hoặc tối thiểu cũng phải có chút thể nghiệm về Tây Phương Tịnh Thổ.
Nếu lúc đó, Phật Thích Ca Mâu Ni lập tức kêu quỷ dạ xoa lại bảo nó, 'Hãy ngưng làm chuyện ma quỷ, con không được ăn thịt hài nhi. Con không hiểu làm vậy sẽ gây đau khổ cho các bậc cha mẹ hay sao? Con đang làm bậy. Con không được làm người khác khổ tâm.' Nếu Phật Thích Ca Mâu Ni trực tiếp giảng cho quỷ dạ xoa theo cách này, có thể nó sẽ không nghe được, bởi vì nó không biết và chưa từng thể nghiệm được cảm giác đau khổ của bậc cha mẹ. Do đó Phật Thích Ca Mâu Ni không giảng đạo lý cho nó ngay từ đầu. Thay vào đó Ngài bảo người làng đem con của quỷ dạ xoa đi giấu, để cho quỷ dạ xoa cũng thể nghiệm được sự đau khổ bị mất con. Sau đó nó sẽ lập tức liễu ngộ được lời giảng của Ngài. Chúng ta cũng có một câu nói tương tự, 'Có làm cha mẹ rồi mới hiểu được lòng cha mẹ.'
-SMCH-
Có câu chuyện khác về một con quỷ dạ xoa rất khủng khiếp. Nhưng càng khủng khiếp hơn là thói ăn thịt người của nó, giống như là cọp thích ăn thịt người hay cũng như người đời thích ăn thịt bò, thịt heo và gà vịt. Con quỷ này thích ăn thịt trẻ con. Hài nhi nào mà gặp nó là thành thức ăn của nó. Không bao lâu nó đã ăn thịt gần hết con nít trong làng. Cha mẹ trong làng bèn tìm đến Phật Thích Ca Mâu Ni cầu giúp đỡ.
Quỷ dạ xoa có một người con mà nó rất yêu thương, giống như là cọp cái thương con nên không ăn thịt con mình, dù rằng chúng ăn thịt tất cả loài vật khác và loài người. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với dân làng, 'Hãy về nhà, đợi cho quỷ dạ xoa đi khỏi, rồi đem giấu con của nó đi. Sau đó Ta sẽ chỉ các con phải làm sao.' Khi con quỷ dạ xoa đi khỏi, những cha mẹ trong làng đem giấu con của nó. Khi quỷ dạ xoa trở về tìm không thấy con, nó đau khổ thống thiết, than khóc lăn lộn trên mặt đất. Cuối cùng nó phải tìm Phật xin giúp đỡ. Quý vị thấy đó, thậm chí một con quỷ cũng kính trọng Phật. Ma quỷ đều kính trọng tất cả những người tu hành chân chính.
Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi quỷ dạ xoa, 'Con thương con của con lắm à?' Con quỷ nói, 'Phải!' Phật hỏi, 'Con của con có phải là bảo vật trân quý nhất không?' Con quỷ trả lời, 'Phải!' Phật nói, 'Con vô cùng yêu thương con mình, giống như những cha mẹ khác cũng yêu thương con họ. Vậy tại sao con ăn thịt gần hết con cái của họ? Nếu con hứa không ăn thịt con người khác nữa, Ta sẽ giúp tìm con cho con.' Quỷ dạ xoa lập tức nhận lời. Thậm chí ma quỷ cũng có thể khai ngộ, có phải không? Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đạo lý cho nó, con quỷ lập tức khai ngộ, sau đó không dám ăn thịt con của người khác nữa.
Trong mắt chúng ta, những hài nhi rất nhỏ bé, chúng không thể nói chuyện hay bước đi và rất khác với người lớn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng trẻ con cũng là chúng sinh, cũng sẽ lớn lên giống như chúng ta. Từ câu chuyện này, chúng ta có thể luận ra rằng, loài vật cũng là chúng sinh. Trong tương lai khi họ tu hành, cũng sẽ đầu thai thành người và có khả năng thành Phật. Do đó, nếu muốn học Phật, chân chính phát tâm từ bi, chúng ta nên phát nguyện không ăn thịt loài vật.
Từ hai câu chuyện này, chúng ta thấy rằng trí huệ hay sự khai ngộ không phải là tự nhiên mà có thể đạt được. Ðôi khi cần có sự giải thích của người khác. Thí dụ như người mẹ trong câu chuyện đầu tiên, con bà đã vãng sinh, nhưng bà không hiểu rằng con của người khác cũng sẽ phải vãng sinh. Tất cả mọi người đều phải chết, nhưng bà không hiểu điều này. Giả sử như lúc đó Phật Thích Ca Mâu Ni khuyên bà bằng những lời trí huệ như, 'Tại sao phải khóc? Con phải hiểu rằng đời sống là vô thường. Sớm muộn gì chúng ta cũng phải ra đi. Có nhân thì phải có quả. Nếu em bé có nghiệp chướng xấu, dĩ nhiên em phải chết sớm vì không đủ phước báu. Vì vậy không cần phải khóc.' Người mẹ sẽ không nghe những lời này. Tuy nhiên, trong những tình huống này, hầu hết chúng ta chỉ biết khuyên nhủ bằng cách này mà thôi.
Phật Thích Ca Mâu Ni không làm theo cách này. Ngài để bà mẹ tự mình đi tìm một gia đình trong đó không có ai vãng sinh. Dĩ nhiên bà không thể tìm được. Khi đó, bất cứ điều gì Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, bà sẽ nhận hiểu ngay, bởi vì bà đã tự mình trải nghiệm điều này. Lúc đầu tôi cũng nói về thể nghiệm tâm linh. Nếu chúng ta không đủ khả năng tự mình ngộ đạo, thì phải cần người đã đạt đạo và có khả năng để dạy chúng ta làm cách nào tìm đạo và tìm nơi đâu. Sau đó, khi đã tự mình có được thể nghiệm, chúng ta có thể tự mình đạt được Chân Lý.
Thí dụ, trong Kinh A Di Ðà, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, 'Phật A Di Ðà có vô lượng quang; Phật A Di Ðà luôn phóng quang cứu độ chúng sinh. Trong thế giới của Phật A Di Ðà, có cảnh giới này, cảnh giới nọ, có chim hót và âm nhạc mỹ diệu, v.v. Khi nghe những âm nhạc này, chúng ta sẽ an lạc, nhất tâm bất loạn, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.' Ðây là những điều chúng ta nghe giảng và cũng được nghe kể về nhiều người đi Tây Phương Cực Lạc tận hưởng cảnh giới tuyệt diệu này. Tuy nhiên, nếu bản thân không có thể nghiệm, chúng ta sẽ không tin, hoặc không hiểu Tây Phương Tịnh Thổ là như thế nào. Do đó, nghe kinh, đọc kinh, chỉ là nghe người khác nói về thể nghiệm và đẳng cấp của họ, không có quan hệ gì đến chúng ta. Bất cứ ai mong mỏi khai ngộ và liễu ngộ Chân Lý cần phải có những thể nghiệm giống như vậy hoặc tối thiểu cũng phải có chút thể nghiệm về Tây Phương Tịnh Thổ.
Nếu lúc đó, Phật Thích Ca Mâu Ni lập tức kêu quỷ dạ xoa lại bảo nó, 'Hãy ngưng làm chuyện ma quỷ, con không được ăn thịt hài nhi. Con không hiểu làm vậy sẽ gây đau khổ cho các bậc cha mẹ hay sao? Con đang làm bậy. Con không được làm người khác khổ tâm.' Nếu Phật Thích Ca Mâu Ni trực tiếp giảng cho quỷ dạ xoa theo cách này, có thể nó sẽ không nghe được, bởi vì nó không biết và chưa từng thể nghiệm được cảm giác đau khổ của bậc cha mẹ. Do đó Phật Thích Ca Mâu Ni không giảng đạo lý cho nó ngay từ đầu. Thay vào đó Ngài bảo người làng đem con của quỷ dạ xoa đi giấu, để cho quỷ dạ xoa cũng thể nghiệm được sự đau khổ bị mất con. Sau đó nó sẽ lập tức liễu ngộ được lời giảng của Ngài. Chúng ta cũng có một câu nói tương tự, 'Có làm cha mẹ rồi mới hiểu được lòng cha mẹ.'
-SMCH-