Có những kẻ thù rất tệ, quá tệ, tệ đến nỗi không thể nào chịu nổi, thì quý vị phải làm điều gì đó để giải quyết, hoặc tránh đi nếu được. Bằng không, nếu họ quá tổn thương đến tâm hồn, tình cảm, tinh thần, trí óc, tâm lý và thể xác của quý vị, thì không đáng để tiếp tục chịu đựng. Trừ khi quý vị thích cái thú đau thương đó thì không sao – cứ ở lại!
Những kiếp trước chúng ta đã là kẻ thù với nhau vì thiếu tình thương. Có thể là do hiểu lầm. Có thể là vì chiến tranh ngăn cách anh chị em trong cùng quốc gia, cùng tôn giáo, cùng gia đình, thậm chí cùng lý tưởng. Bởi vì con người đến thế giới này là để vay trả và để chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ. Nhưng nhiều khi chúng ta lại không làm như vậy. Dù sao đi nữa, nếu kiếp trước đã là kẻ thù, kiếp này nếu lỡ chung sống với nhau rồi, thì quý vị ráng nhẫn nại và thương yêu nhau nhiều hơn.
Những kiếp trước chúng ta đã là kẻ thù với nhau vì thiếu tình thương. Có thể là do hiểu lầm. Có thể là vì chiến tranh ngăn cách anh chị em trong cùng quốc gia, cùng tôn giáo, cùng gia đình, thậm chí cùng lý tưởng. Bởi vì con người đến thế giới này là để vay trả và để chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ. Nhưng nhiều khi chúng ta lại không làm như vậy. Dù sao đi nữa, nếu kiếp trước đã là kẻ thù, kiếp này nếu lỡ chung sống với nhau rồi, thì quý vị ráng nhẫn nại và thương yêu nhau nhiều hơn.
Kiếp trước tại sao lại thành kẻ thù của nhau? Bởi vì chúng ta bị ngăn cách. Sau khi thành kẻ thù, chúng ta lại càng cảm thấy ngăn cách hơn nữa. Cho nên kiếp này gặp lại nhau – bùm! Tiếng sét ái tình! Vì chúng ta khao khát và ao ước được đồng một thể với nhau lần nữa. Bên trong tất cả chúng ta đều mong ước được đồng nhất thể với Thượng Đế và với nhau bởi vì tất cả chúng ta đều đồng nhất thể với Thượng Đế. Cho nên, nếu làm kẻ thù của nhau, chúng ta cảm thấy khổ sở và bị ngăn cách và đau đớn ở chỗ nào đó. Chúng ta cảm thấy cần cái gì đó và thiếu cái gì đó mà không biết nó là cái gì và chỉ cảm thấy rất khổ sở. Thành ra, nếu kiếp đó chúng ta không hòa giải, thì khi trở lại trong kiếp này, cứ thấy người lạ nào đó ngoài đường thì ôi thôi – tim quý vị đập thình thịch, thình thịch, thình thịch – quý vị muốn đến kết bạn với anh chàng/cô nàng đó liền và muốn thương yêu anh ấy/cô ấy liền, bởi vì sự ngăn cách mà quý vị cảm thấy trong tiền kiếp. Cho nên tôi nói đa số kẻ thù gặp nhau đều trở thành tình nhân. Thôi lỡ rồi thì quý vị phải ráng nhẫn nại.
Đôi khi chúng ta nhận ra được kẻ thù, nhưng đôi khi không, hoặc đôi khi quá mù quáng. Tình yêu làm người ta mù quáng và không trông thấy. Tuy nhiên, người bị tổn thương sẽ không phải chịu đựng lâu dài, bởi vì người bị tổn thương sẽ được tưởng thưởng. Người làm người khác đau khổ mới chính là người sẽ ngày càng cách xa Thượng Đế và sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ khác nhau sau kiếp này hoặc ngay trong kiếp này.
Vì linh hồn lúc nào cũng mang phẩm chất Thượng Đế, luôn luôn thương yêu, luôn luôn bao dung và luôn luôn vô cùng tử tế. Linh hồn chứ không phải trí óc nhé! Cho nên người bị làm đau khổ cùng cực đó luôn luôn cảm thấy rất tội nghiệp cho người đã gây ra đau khổ cho mình. Rồi từ tận đáy lòng của người gây ra đau khổ kia cũng cảm thấy rất ăn năn hối lỗi. Cho nên, nếu họ chia tay nhau hoặc qua đời trong kiếp đó, mà không có cơ hội để hàn gắn, để hóa giải, để thương yêu mà không thù hận nữa, thì kiếp này họ phải trở lại. Họ sẽ có cơ hội đó ở thế giới này.
Thế giới này cho mọi chúng sinh cơ hội chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ. Nhưng chúng ta phải nhớ điều đó. Nếu thấy mình có phẩm chất mang tính gây hại nào thì có lẽ mình đã làm gì có lỗi với ai đó trong tiền kiếp. Chúng ta phải cố gắng sửa đổi và ráng thương yêu tử tế với mọi người bây giờ. Từ sâu thẳm bên trong tất cả chúng ta đều có đại trí huệ, đại tình thương, đại lực lượng, đại từ đại bi, đại khai ngộ này – đó là Thượng Đế ngự trong thánh đường này. Cho nên, nếu làm tổn thương ai vì lý do nào đó, thì bên trong chúng ta cảm thấy rất khổ sở. Dù không thể hiện ra, không xin lỗi, không có vẻ gì là hối hận, nhưng bên trong chúng ta thật sự cảm thấy ân hận. Còn người bị tổn thương kia cũng có linh hồn. Cho nên, dù bị tổn thương, họ vẫn cảm thấy thương hại cho người đã làm tổn thương mình bởi vì họ không biết họ đang làm gì. Đó là những gì chúng ta cảm nhận.
Do đó, hai bên, trong lúc bị tổn thương hoặc lúc gây tổn thương, trong lòng họ cảm thấy vô cùng ân hận, dù họ không ý thức được, nhưng có lẽ hạ ý thức của họ biết. Cho nên, trong kiếp này, khi họ gặp lại nhau thì ôi…! Họ yêu nhau ngay lập tức, bởi vì họ muốn bày tỏ tình thương này, và người kia thì muốn bày tỏ sự tha thứ và yêu thương. Cả hai đều muốn bày tỏ tình thương. Cho nên tình thương yêu xuất phát từ đó – giữa nam nữ với nhau, hoặc giữa thành viên gia đình, thậm chí giữa cha mẹ và con cái, hay thân quyến, v.v. Không phải chỉ có giữa nam và nữ, mà có thể giữa nữ với nữ, hoặc giữa nam với nam. Cho nên, khi yêu nhau, người ta không cần biết là yêu một người đàn bà, hoặc yêu một người đàn ông, hay đàn bà yêu đàn bà, hoặc đàn ông yêu đàn ông – cũng giống nhau thôi. Ngoại trừ khuynh hướng tình dục mà họ không cưỡng lại được. Nhưng tình yêu không phải là tình dục. Quý vị thấy: Có những đôi vợ chồng cao niên – thậm chí những người già – họ vẫn yêu nhau khi đã lớn tuổi. Họ không còn nhu cầu về thể xác nữa nhưng họ vẫn yêu nhau hoặc vẫn phải lòng nhau. Cho nên đừng nhầm lẫn điều này.
Đó là tại sao một số quốc gia hoặc tiểu bang cho phép hôn nhân đồng giới. Điều này được và tại sao lại không. Họ có quyền yêu bất cứ ai và chọn bất kỳ hình dáng nào. Dù là hình dáng đàn ông, hay đàn bà, hoặc lưỡng tính, thì ai mà bận tâm? Chuyện của người ta mà! Tôi không biết tại sao lại có người cấm người khác yêu nhau hoặc phải biểu lộ tình yêu đó một cách ấn định. Đối với tôi thì tình yêu và hôn nhân đồng giới không sao cả. Miễn là họ thương yêu nhau và hạnh phúc là được rồi. Còn họ thương ai thì mặc họ. Ai nói là đàn ông nhất định phải yêu đàn bà mà không được yêu đàn ông? Tình yêu thì khác. Tình yêu là tình yêu. Họ còn không thể bảo trái tim họ yêu ai được thì tại sao người khác có thể bảo trái tim họ yêu ai? Khi phải lòng nhau là họ tiêu rồi. Họ cứ sa vào thôi. Bởi vậy người ta mới nói, ‘Sa vào lưới tình.’ (‘Fall in love.’). Sa vào (fall). [Sư Phụ giả bộ tư thế gục ngã.] [Mọi người cười.] Không làm chủ được. Cứ rơi vào thôi. Nếu không thì người ta đã nói, ‘Cất cánh vào tình yêu.’ [Sư Phụ và mọi người cười.] Hoặc ‘Bay vào tình yêu.’ Hay ‘Bước vào tình yêu.’ Họ đâu có nói như vậy! Mà họ nói, ‘Sa vào lưới tình.’ Họ cứ sa vào thôi. Không cưỡng lại được mà cứ sa vào.
Đôi khi chúng ta nhận ra được kẻ thù, nhưng đôi khi không, hoặc đôi khi quá mù quáng. Tình yêu làm người ta mù quáng và không trông thấy. Tuy nhiên, người bị tổn thương sẽ không phải chịu đựng lâu dài, bởi vì người bị tổn thương sẽ được tưởng thưởng. Người làm người khác đau khổ mới chính là người sẽ ngày càng cách xa Thượng Đế và sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ khác nhau sau kiếp này hoặc ngay trong kiếp này.
Vì linh hồn lúc nào cũng mang phẩm chất Thượng Đế, luôn luôn thương yêu, luôn luôn bao dung và luôn luôn vô cùng tử tế. Linh hồn chứ không phải trí óc nhé! Cho nên người bị làm đau khổ cùng cực đó luôn luôn cảm thấy rất tội nghiệp cho người đã gây ra đau khổ cho mình. Rồi từ tận đáy lòng của người gây ra đau khổ kia cũng cảm thấy rất ăn năn hối lỗi. Cho nên, nếu họ chia tay nhau hoặc qua đời trong kiếp đó, mà không có cơ hội để hàn gắn, để hóa giải, để thương yêu mà không thù hận nữa, thì kiếp này họ phải trở lại. Họ sẽ có cơ hội đó ở thế giới này.
Thế giới này cho mọi chúng sinh cơ hội chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ. Nhưng chúng ta phải nhớ điều đó. Nếu thấy mình có phẩm chất mang tính gây hại nào thì có lẽ mình đã làm gì có lỗi với ai đó trong tiền kiếp. Chúng ta phải cố gắng sửa đổi và ráng thương yêu tử tế với mọi người bây giờ. Từ sâu thẳm bên trong tất cả chúng ta đều có đại trí huệ, đại tình thương, đại lực lượng, đại từ đại bi, đại khai ngộ này – đó là Thượng Đế ngự trong thánh đường này. Cho nên, nếu làm tổn thương ai vì lý do nào đó, thì bên trong chúng ta cảm thấy rất khổ sở. Dù không thể hiện ra, không xin lỗi, không có vẻ gì là hối hận, nhưng bên trong chúng ta thật sự cảm thấy ân hận. Còn người bị tổn thương kia cũng có linh hồn. Cho nên, dù bị tổn thương, họ vẫn cảm thấy thương hại cho người đã làm tổn thương mình bởi vì họ không biết họ đang làm gì. Đó là những gì chúng ta cảm nhận.
Do đó, hai bên, trong lúc bị tổn thương hoặc lúc gây tổn thương, trong lòng họ cảm thấy vô cùng ân hận, dù họ không ý thức được, nhưng có lẽ hạ ý thức của họ biết. Cho nên, trong kiếp này, khi họ gặp lại nhau thì ôi…! Họ yêu nhau ngay lập tức, bởi vì họ muốn bày tỏ tình thương này, và người kia thì muốn bày tỏ sự tha thứ và yêu thương. Cả hai đều muốn bày tỏ tình thương. Cho nên tình thương yêu xuất phát từ đó – giữa nam nữ với nhau, hoặc giữa thành viên gia đình, thậm chí giữa cha mẹ và con cái, hay thân quyến, v.v. Không phải chỉ có giữa nam và nữ, mà có thể giữa nữ với nữ, hoặc giữa nam với nam. Cho nên, khi yêu nhau, người ta không cần biết là yêu một người đàn bà, hoặc yêu một người đàn ông, hay đàn bà yêu đàn bà, hoặc đàn ông yêu đàn ông – cũng giống nhau thôi. Ngoại trừ khuynh hướng tình dục mà họ không cưỡng lại được. Nhưng tình yêu không phải là tình dục. Quý vị thấy: Có những đôi vợ chồng cao niên – thậm chí những người già – họ vẫn yêu nhau khi đã lớn tuổi. Họ không còn nhu cầu về thể xác nữa nhưng họ vẫn yêu nhau hoặc vẫn phải lòng nhau. Cho nên đừng nhầm lẫn điều này.
Đó là tại sao một số quốc gia hoặc tiểu bang cho phép hôn nhân đồng giới. Điều này được và tại sao lại không. Họ có quyền yêu bất cứ ai và chọn bất kỳ hình dáng nào. Dù là hình dáng đàn ông, hay đàn bà, hoặc lưỡng tính, thì ai mà bận tâm? Chuyện của người ta mà! Tôi không biết tại sao lại có người cấm người khác yêu nhau hoặc phải biểu lộ tình yêu đó một cách ấn định. Đối với tôi thì tình yêu và hôn nhân đồng giới không sao cả. Miễn là họ thương yêu nhau và hạnh phúc là được rồi. Còn họ thương ai thì mặc họ. Ai nói là đàn ông nhất định phải yêu đàn bà mà không được yêu đàn ông? Tình yêu thì khác. Tình yêu là tình yêu. Họ còn không thể bảo trái tim họ yêu ai được thì tại sao người khác có thể bảo trái tim họ yêu ai? Khi phải lòng nhau là họ tiêu rồi. Họ cứ sa vào thôi. Bởi vậy người ta mới nói, ‘Sa vào lưới tình.’ (‘Fall in love.’). Sa vào (fall). [Sư Phụ giả bộ tư thế gục ngã.] [Mọi người cười.] Không làm chủ được. Cứ rơi vào thôi. Nếu không thì người ta đã nói, ‘Cất cánh vào tình yêu.’ [Sư Phụ và mọi người cười.] Hoặc ‘Bay vào tình yêu.’ Hay ‘Bước vào tình yêu.’ Họ đâu có nói như vậy! Mà họ nói, ‘Sa vào lưới tình.’ Họ cứ sa vào thôi. Không cưỡng lại được mà cứ sa vào.