Khi theo đuổi con đường tâm linh, mọi tài năng tiềm ẩn của chúng ta sẽ hiển lộ. Nếu những tài năng này có thể đem lại lợi ích cho chúng sinh, đương nhiên tôi sẽ dùng. Tôi không cần những tài năng nghệ thuật này hay bất kỳ tài năng nào khác. Tuy nhiên, một số người vẫn cần chúng. Có người đến thọ Tâm Ấn sau khi nghe nhạc của tôi, bởi vì anh ta là nhạc sĩ và anh ta thích nhạc của tôi. Cũng có người, sau khi xem những y phục tôi thiết kế, đã chuyển sang thuần chay và học Pháp Phương Tiện, rồi sau đó đến thọ Tâm Ấn. Anh ta còn đưa nhiều đồng nghiệp đến thọ pháp nữa. Đây gọi là đồng thanh tương ứng. Khi thấy tôi cũng thiết kế y phục như mình, anh ta cảm thấy rất gần gũi và tin tưởng. Sau khi đọc thơ của tôi, nhiều người đã thay đổi. Họ vốn hay chỉ trích tôi, nhưng sau khi đọc những thi phẩm này, họ hiểu được lý tưởng của tôi. Vì vậy, những người ban đầu vốn hay phê bình và công kích tôi đã dịu lại, họ trở nên tin tưởng, kính trọng tôi. Sau đó, họ cũng chuyển sang thuần chay và chờ ngày thọ pháp.
Có người khi cem tôi khiêu vũ, thấy rất thích nên nói: «À, vị này trông có vẻ thân thiện, có lẽ Ngài rất khai ngộ.» Vậy đó, anh ta thích khiêu vũ! Nên không cần biết tôi khiêu vũ hay dở thế nào, thậm chí nếu tôi khiêu vũ như một đứa trẻ, anh ta vẫn vui. Anh ta sẽ càng vui hơn nếu anh ta khiêu vũ giỏi hơn tôi.
Đó là lý do tại sao tôi không phải giải thích gì cả, chỉ cần nhìn thấy tôi làm cùng việc giống mình là tự nhiên anh ta cảm thấy vui. Con người chúng ta phần đông đều giống vậy. Trong Bồ Tát đạo có gọi đó là «đồng sự» _ nghĩa làm cùng một việc với chúng sinh, là thực hành Bồ Tát hạnh. Nếu muốn độ chúng sinh thì chúng ta phải làm những việc chúng sinh làm, đi trên con đường chúng sinh đi và hành xử theo cách chúng sinh hành xử. Như vậy họ mới cảm thấy gần gũi và tin tưởng chúng ta.
Chúng ta cũng giống như bạn bè của họ, nên họ sẽ không cảm thấy xa cách, lo sợ hay dè dặt với chúng ta. Chúng ta thích những người thân thuộc với mình, chứ ai lại thích người lạ bao giờ, phải không? Đơn cử, chúng ta thường trò chuyện và ăn tối với vài người bạn mà chúng ta thấy tâm đầu ý hợp. Nếu có chuyện gì cần giúp đỡ, chúng ta cũng cậy nhờ họ. Có phải vậy không?( Đáp: Dạ vâng!) Chúng ta không nhờ những người xa lạ.
Vì là bạn bè thân tình, nên chúng ta tin tưởng, gần gũi và hòa hợp với họ. Trông họ cũng giống như mình nên chúng ta cảm thấy từ trường rất tương hợp. Nếu từ trường hai bên xung khắc, mâu thuẫn sẽ nảy sinh,mà điều chúng ta ngại nhất là sự bất đồng. Mỗi khi có xung đột, tự khắc chúng ta sẽ rút lui và không còn muốn giao kết nữa. Sống ở thế giới này, chúng ta càng giống với mọi người càng tốt. Dần dần, họ sẽ nhận ra quý vị khác họ ở điểm nào. Gỉ sử quý vị là một thương gia kim hoàn giàu có, nhưng quý vị phải sống chung với những tên trộm, những người ăn mày hay quý vị phải đi cùng đường với họ. Vậy mà quý vị lại mặc đồ khác ho — quần là áo lượt, lại mang vương miện kim cương lấp lánh; như thế có phải là quý vị tự rước phiền phức cho mình không? Chẳng những không thể hòa hợp với họ mà sự an nguy của bản thân cũng bị ảnh hưởng.
Ngoại hình chúng ta thế nào cũng không thành vấn đề, miễn tâm chúng ta minh tường là được. Một thương gia giàu có hiển nhiên sẽ sở hữu rất nhiều châu bái. Túi của ông ta cũng đầy ắp châu báu. Chẳng lẽ ông ta lại không biết mình có nhiều châu báu? Ông ta sẽ không bao giờ là kẻ trộm ngay cả khi ông ta cải trang giống người ăn xin hay kẻ trộm! Ông ta chỉ ăn mặc cho giống họ thôi. Liệu có bao giờ ông ta quên mình là một thương gia kim hoàn không? Chuyện này không thể nào xảy ra. Ông ta ăn mặc giống người ăn mày hay kẻ trộm chỉ để bảo vệ tài sản của mình; ông đi cùng đường với họ là cốt để cho thuận tiện, bởi ông ta không muốn thu hút sự chú ý của mọi người. Nếu quý vị có cùng thân phận với họ, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái, chẳng những quý vị không cần phải lo sợ điều gì mà còn có thể hàn huyên với họ, rồi họ sẽ không làm gì nguy hại đến quý vị. Thêm vào đó, quý vị còn có cơ hội để ảnh hưởng họ. Như vậy không phải tốt hơn sao? Tai sao quý vị cứ muốn khoe khoang, diện trang sức đầy mình cho người ta xem, để họ thấy rằng quý vị khác biệt với họ, rằng quý vị giàu có? Làm như vậy người ta sẽ khó chấp nhận.
*SMCH khai thị tại Trung tâm Tây Hồ, Formosa, 19/2/1996
Đó là lý do tại sao tôi không phải giải thích gì cả, chỉ cần nhìn thấy tôi làm cùng việc giống mình là tự nhiên anh ta cảm thấy vui. Con người chúng ta phần đông đều giống vậy. Trong Bồ Tát đạo có gọi đó là «đồng sự» _ nghĩa làm cùng một việc với chúng sinh, là thực hành Bồ Tát hạnh. Nếu muốn độ chúng sinh thì chúng ta phải làm những việc chúng sinh làm, đi trên con đường chúng sinh đi và hành xử theo cách chúng sinh hành xử. Như vậy họ mới cảm thấy gần gũi và tin tưởng chúng ta.
Chúng ta cũng giống như bạn bè của họ, nên họ sẽ không cảm thấy xa cách, lo sợ hay dè dặt với chúng ta. Chúng ta thích những người thân thuộc với mình, chứ ai lại thích người lạ bao giờ, phải không? Đơn cử, chúng ta thường trò chuyện và ăn tối với vài người bạn mà chúng ta thấy tâm đầu ý hợp. Nếu có chuyện gì cần giúp đỡ, chúng ta cũng cậy nhờ họ. Có phải vậy không?( Đáp: Dạ vâng!) Chúng ta không nhờ những người xa lạ.
Vì là bạn bè thân tình, nên chúng ta tin tưởng, gần gũi và hòa hợp với họ. Trông họ cũng giống như mình nên chúng ta cảm thấy từ trường rất tương hợp. Nếu từ trường hai bên xung khắc, mâu thuẫn sẽ nảy sinh,mà điều chúng ta ngại nhất là sự bất đồng. Mỗi khi có xung đột, tự khắc chúng ta sẽ rút lui và không còn muốn giao kết nữa. Sống ở thế giới này, chúng ta càng giống với mọi người càng tốt. Dần dần, họ sẽ nhận ra quý vị khác họ ở điểm nào. Gỉ sử quý vị là một thương gia kim hoàn giàu có, nhưng quý vị phải sống chung với những tên trộm, những người ăn mày hay quý vị phải đi cùng đường với họ. Vậy mà quý vị lại mặc đồ khác ho — quần là áo lượt, lại mang vương miện kim cương lấp lánh; như thế có phải là quý vị tự rước phiền phức cho mình không? Chẳng những không thể hòa hợp với họ mà sự an nguy của bản thân cũng bị ảnh hưởng.
Ngoại hình chúng ta thế nào cũng không thành vấn đề, miễn tâm chúng ta minh tường là được. Một thương gia giàu có hiển nhiên sẽ sở hữu rất nhiều châu bái. Túi của ông ta cũng đầy ắp châu báu. Chẳng lẽ ông ta lại không biết mình có nhiều châu báu? Ông ta sẽ không bao giờ là kẻ trộm ngay cả khi ông ta cải trang giống người ăn xin hay kẻ trộm! Ông ta chỉ ăn mặc cho giống họ thôi. Liệu có bao giờ ông ta quên mình là một thương gia kim hoàn không? Chuyện này không thể nào xảy ra. Ông ta ăn mặc giống người ăn mày hay kẻ trộm chỉ để bảo vệ tài sản của mình; ông đi cùng đường với họ là cốt để cho thuận tiện, bởi ông ta không muốn thu hút sự chú ý của mọi người. Nếu quý vị có cùng thân phận với họ, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái, chẳng những quý vị không cần phải lo sợ điều gì mà còn có thể hàn huyên với họ, rồi họ sẽ không làm gì nguy hại đến quý vị. Thêm vào đó, quý vị còn có cơ hội để ảnh hưởng họ. Như vậy không phải tốt hơn sao? Tai sao quý vị cứ muốn khoe khoang, diện trang sức đầy mình cho người ta xem, để họ thấy rằng quý vị khác biệt với họ, rằng quý vị giàu có? Làm như vậy người ta sẽ khó chấp nhận.
*SMCH khai thị tại Trung tâm Tây Hồ, Formosa, 19/2/1996