Không phải dễ cho chúng ta rời bỏ thế giới này bởi vì ở đây có rất nhiều cái đẹp. Nhiều người rất muốn từ bỏ thế gian nhưng họ không làm được bởi vì nhiều thứ diễm lệ mà thoạt nhìn là họ mê ngay. Nếu chưa thấy những cảnh giới đẹp đẽ hơn thì đương nhiên chúng ta sẽ nghĩ rằng thế giới này là đẹp nhất; cho nên bỏ nó đi không phải là chuyện dễ.
Nhưng không sao, chúng ta đã tu pháp Quán Âm, một ngày nào đó chúng ta sẽ biết thế giới nào thật sự đẹp. Có thể chúng ta vẫn không biết, nhưng có những đồng tu biết. Sau khi nghe họ tả lại, chúng ta cảm thấy một lực lượng làm chúng ta hứng khởi, thúc dục mình tu và muốn được giống như họ.
Có người viết thư cho tôi nói rằng: "Thưa Sư Phụ, xin Ngài lấy lại lực gia trì này. Sau khi thiền thất, lực gia trì mạnh quá dường như không thể đương đầu nổi với thế gian." (Cười) Như vậy có phải là ngu hết cỡ nói rồi không? (Khán giả: Dạ) Có những người cầu Sư Phụ, hy vọng được thêm một chút gia trì, nhưng lại có những người cảm thấy lực gia trì mạnh quá, muốn tôi lấy lại. Tại sao tôi phải lấy lại sự gia trì?
Sức gia trì không điều khiển được. Ðâu phải tôi nhấn nút chỗ này là quý vị được gia trì. Không phải như vậy. Quý vị muốn tôi lấy lại, nhưng tôi sẽ không lấy lại! (Sư Phụ và đại chúng cười.) Khi đã cho rồi là cho rồi. Có gì đâu mà lấy lại? Ðâu phải giống như bò ựa lên cỏ đã nuốt để nhai lại đâu!
Lực gia trì rất quý. Rất ít người truyền được. Dù muốn đem cả thế giới này để đổi quý vị vẫn không được, vậy mà ở đây quý vị lại bảo tôi lấy lại! Nếu tôi lấy lại thì quý vị thiền mà không được gì cả, thậm chí còn đau khổ hơn bây giờ nữa. Bởi vì trước đó quý vị không có thể nghiệm thăng hoa, cảm thấy không bám víu, không quyến luyến trần gian. Bây giờ quý vị đã thể nghiệm được điều này và thấy nó rất tốt. Nếu tôi thật tình đem nó đi, quý vị sẽ thấy khổ hơn là trước khi tu. Hồi đó quý vị không biết hạnh phúc là gì và có thể tiếp tục sống. Nhưng bây giờ đã biết hạnh phúc rồi, quý vị không thể nào sống nổi nếu bị mất đi.
Có lần tôi kể cho quý vị nghe chuyện một người đàn bà Ấn Ðộ được rất nhiều sức gia trì. Có lẽ lúc đó bà mới đi thiền thất trở về. Mỗi ngày bà cảm thấy rất hoan hỉ. Mỗi lần làm bánh chapati (bánh mì Ấn Ðộ mỏng và tròn), bà đều té xuống không biết gì cả; hồn bay ra, bỏ thân thể lại. Bột rơi vãi tứ tung, mình mẩy dính bột, trở thành trắng. Ðồ đạc rải rác chung quanh, nồi phía trước, đũa đằng sau. Quý vị có biết tình trạng đó không? Hay là không ai biết?
Rồi ông chồng đói bụng về tới nhà thấy vợ mình nằm đó. Không có bánh ăn. Bơ nằm chỗ này, sữa đổ chỗ kia. Mỗi ngày đều xảy ra như vậy. Ông ta tưởng vợ lười biếng, ngủ quá nhiều. Thế là ông đánh đập vợ. Bà vợ đi gặp thầy khóc lóc: "Sư Phụ ơi, xin Sư Phụ lấy lại sức gia trì." Giống như anh đồng tu ngu của mình! Bà ấy năn nỉ mấy lần, nói rằng: "Ngày nào con cũng bị chồng đánh đập. Con chịu không nổi nữa rồi. Sư Phụ hãy nhìn vết bầm đầy người con."
Ông thầy trả lời: "Con phải chịu chứ. Sức gia trì quý hơn, con có thể nhập định bất cứ lúc nào. Không mấy người được như vậy đâu." Vì Âm Thanh bên trong bà ấy rất mạnh, mỗi khi Âm Thanh tới là hồn bà được kéo ra, để thân thể lại. Thân thể chúng ta giống như bộ đồ. Linh hồn đi ra cũng giống như một người cởi đồ ra bỏ lại. Tuy nhiên, bà ta nói: "Nhưng con không thể chịu nổi, gia đình không yên ổn. Mỗi ngày chồng về nhà đều đánh con. Xin Sư Phụ hãy lấy lại sức gia trì." Ông thầy trả lời: "Thôi được, ta sẽ lấy lại."
Sau khi thầy lấy lại lực gia trì, tình trạng càng không chịu nổi. Người đàn bà tới khóc lóc nữa: "Sư Phụ ơi, bây giờ càng tệ hơn. Trước kia còn đỡ. Dù bị chồng đánh đập, nhưng thỉnh thoảng con vẫn được nhập định. Bây giờ, dù ông không đánh, nhưng con không nghe thấy Âm Thanh bên trong nữa. Không có gì cả! Không thể như vậy được!" Quý vị biết đệ tử nào cũng vậy mà, ưa gây rắc rối cho thầy. Ông thầy nói: "Ði đi, không được mang phiền phức đến đây. Hôm nay muốn, ngày mai lại không muốn. Không thể như vậy được. Ðây đâu phải là chuyện giỡn." Người đàn bà ra về, tiếp tục chịu đựng rất nhiều. Ðương nhiên, thầy của bà ấy vẫn lo lắng, chăm sóc cho bà khi bà qua đời. Nhưng sau ngày hôm đó, cả đời bà không còn ý nghĩa gì nữa cả, không còn thể nghiệm, không có gì hết! Ðó là vì bà ấy coi thế gian quan trọng hơn là việc tu hành!
Thành thử trong sự tu hành, chúng ta không thể cắt đi, đổi lại. Chúng ta nên nhận thức rằng thế giới này là vô thường; tất cả những thú vui, tức giận, buồn bã, sung sướng, đau khổ cũng vậy. Chúng ta không nên làm mất kho tàng vĩnh cửu để đổi lấy những thứ vô thường. Chúng ta nhận sự gia trì, nhập định trong lúc thiền, và có trí huệ. Những cái này là quý nhất, không thể đổi nó để lấy bất cứ gì khác ở đời.
Nhiều đồng tu hồi xưa bị hăm dọa; lịch sử cho thấy những người tu hành đôi khi không được an toàn lắm. Khi Chúa Giê Su Ki Tô còn sống, đệ tử của Ngài bị hăm dọa, trừng phạt. Thí dụ như, người ta ném đá, đánh, giết, dùng những cách man ri mọi rợ để trừng trị những ai theo Chúa Giê Su, tu khổ hạnh. Nhưng họ vẫn nhất định, cương quyết tu hành, sẵn sàng chết vì Chân Lý. Ở Ấn Ðộ ngày nay cũng vậy. Nhiều nhà tu bị người khác hiểu lầm, bị áp bức, đe dọa, quấy nhiễu, trừng phạt, nhưng họ vẫn tiếp tục công việc tu hành của họ.
Cách đây không lâu, những người theo đạo Sikh cũng bị một vài chính phủ, vua chúa đàn áp, nhiều người bị giết. Nhưng họ không dao động, vẫn tiếp tục tu hành. Một vị minh sư thuộc giáo phái Hoa Sen ở Nhật cũng bị đe dọa, đàn áp, đuổi đi, khi ông thuyết pháp trước công chúng. Một vài vệ tử của ông cũng bị sát hại bởi những người nắm quyền hành, nhưng số còn lại vẫn không chùn bước.
Chính phủ Formosa ở đây rất tử tế, cho dân chúng quyền tự do tín ngưỡng, lại còn hay hơn nữa là họ được bảo vệ bởi luật pháp. Nhưng quý vị đã biết tôi cũng bị tai họa như thường. Những gì quý vị biết chỉ là một phần rất nhỏ lộ ra. Có nhiều cái quý vị không biết và tôi cũng không nói ra. Ý nói là dù chúng ta bị những vấn đề phiền não ở thế giới ta bà, nhưng chúng ta vẫn không nên đem phước báu, sự may mắn của mình trong việc tu hành đổi lấy những tiện nghi, dễ chịu về vật chất ở đời, bởi vì nó quá ư quý báu!
Chúng ta nên chịu đựng bất kỳ những khó khăn hay phiền não nào mà chúng ta gặp phải trong sự tu hành. Phải coi tất cả nghịch cảnh như những bài khảo để đo lường lòng can đảm, đức tin của mình. Mỗi khi tình trạng đó tới, chúng ta không nên lùi bước, không để lòng tin lay chuyển, khóc lóc, than phiền. Người tu hành gì mà kỳ vậy? Không có lòng can đảm, hành động như một đứa con nít.
Khi tu hành, chúng ta nên kiểm thảo chính mình thay vì để ý tới người khác. Coi mình can đảm tới mức nào, lòng tin của mình có mạnh hay không. Không cần nhìn người khác coi họ tu giỏi hay dở thế nào. Nội nhìn mình cũng đủ mệt rồi. Mỗi ngày chúng ta lo làm sao cho lòng can đảm của mình, hạnh kiểm, đạo đức của mình được giống như một người vĩ đại, đừng để đức tin trong Ðạo của mình bị thuyên giảm, dao động, hay bị phá hủy. Ðó là trách nhiệm của mình.
Ðồng tu nào đặt Chân Lý trên hết, thế gian thứ nhì, chắc chắn họ sẽ giải thoát, bất kể việc tu hành của họ tiến mau hay chậm, hoặc họ có thể nghiệm nhiều hay ít. Ðo lường cách đó là hay nhất. Thế giới hiện hữu chỉ để trói buộc con người. Tất cả những thú vui, buồn, giận, đau khổ, sung sướng ở đời này chỉ là để thử lòng tin, sự can đảm, thái độ của mình là một người vĩ đại, đức tin của mình trong Ðạo.
Nếu người nào tu hành lè phè cũng được thành Thánh thì rẻ quá. Như vậy Thánh nhân là gì nếu cũng giống như một người bình thường? Nếu người nào cũng có thể thành Thánh được dù họ không biết nhẫn nhục, không làm được gì cả, không qua khỏi những bài khảo, thì Thánh giỏi ở chỗ nào? Sao họ xứng đáng được sự tán dương của con người và của thiên nhân? Sao họ có thể xứng đáng làm "Thiên nhân đạo sư" hay làm "Từ Phụ Tứ Chủng Sanh"?
Cho nên, nếu quý vị muốn thành Thánh, nên hiểu rõ ràng rằng tất cả những hoàn cảnh không thuận lợi đều là để thử chúng ta. Mình phải tiếp tục can đảm sống. Dù có đau đớn rất nhiều, vài ngày nữa rồi cũng bớt. Ðêm có dài nhất, tối tăm nhất cũng chỉ tới sáng hôm sau là hết. Ðêm không thể kéo dài mãi mãi; khổ đau cũng vậy. Từ nhỏ chúng ta đã học bài học này rồi là không một hoàn cảnh đớn đau nào kéo dài mãi được. Ngay cả tình trạng đau khổ nhất cũng chẳng bị quá lâu. Tình trạng sung sướng lại còn qua mau hơn nữa. Thành thử thế giới này không có gì để mà bám víu, không có gì để mà quyến luyến!
Chỉ có một cái vĩnh cửu, đó là Âm Thanh bên trong. Nó luôn luôn hiện hữu và chăm sóc cho chúng ta mỗi ngày. Sau một thời gian chúng ta sẽ tiến lên và sống nơi vĩnh cửu đó, một nơi không có ngày, đêm, không có xuân, hạ, thu, đông, cũng không có đau khổ như ở đây. Nhưng khi tôi nói như vậy, có lẽ người nào đó sẽ nghĩ rằng: "Thế thì mỗi ngày giống nhau, chán quá!" Không có chán đâu! Nó chán là bởi vì đầu óc chúng ta vẫn còn ở đẳng cấp của thế giới ta bà, chúng ta không thể tưởng tượng được là có một cảnh giới như vậy. Cho nên sau khi đọc Kinh A-Di-Ðà, có người hỏi tôi: "Ai muốn sống ở cảnh giới đó?" Tôi trả lời rằng: "Cảnh giới đó không chán như quý vị tưởng tượng đâu."
Chỉ khi nào tự mình thể nghiệm, chúng ta mới biết được thế giới Cực Lạc và muốn sống ở đó. Nếu không, chỉ nghe người khác nói thôi, chúng ta không thể hiểu. Khi Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài có một người đệ tử là một bà hoàng hậu. Vì là hoàng hậu nên bà được hưởng những cái đẹp đẽ nhất, những tình trạng sung sướng nhất ở đời. Tuy vậy, khi viếng thăm Tây Phương Cực Lạc, bà ước ao được ở lại, và nói với Phật Thích Ca rằng: "Sau khi chết, con lên đó sống được không?" Chỗ bà thấy đẹp như vậy đó!
- Tim Qo Tu -
Có người viết thư cho tôi nói rằng: "Thưa Sư Phụ, xin Ngài lấy lại lực gia trì này. Sau khi thiền thất, lực gia trì mạnh quá dường như không thể đương đầu nổi với thế gian." (Cười) Như vậy có phải là ngu hết cỡ nói rồi không? (Khán giả: Dạ) Có những người cầu Sư Phụ, hy vọng được thêm một chút gia trì, nhưng lại có những người cảm thấy lực gia trì mạnh quá, muốn tôi lấy lại. Tại sao tôi phải lấy lại sự gia trì?
Sức gia trì không điều khiển được. Ðâu phải tôi nhấn nút chỗ này là quý vị được gia trì. Không phải như vậy. Quý vị muốn tôi lấy lại, nhưng tôi sẽ không lấy lại! (Sư Phụ và đại chúng cười.) Khi đã cho rồi là cho rồi. Có gì đâu mà lấy lại? Ðâu phải giống như bò ựa lên cỏ đã nuốt để nhai lại đâu!
Lực gia trì rất quý. Rất ít người truyền được. Dù muốn đem cả thế giới này để đổi quý vị vẫn không được, vậy mà ở đây quý vị lại bảo tôi lấy lại! Nếu tôi lấy lại thì quý vị thiền mà không được gì cả, thậm chí còn đau khổ hơn bây giờ nữa. Bởi vì trước đó quý vị không có thể nghiệm thăng hoa, cảm thấy không bám víu, không quyến luyến trần gian. Bây giờ quý vị đã thể nghiệm được điều này và thấy nó rất tốt. Nếu tôi thật tình đem nó đi, quý vị sẽ thấy khổ hơn là trước khi tu. Hồi đó quý vị không biết hạnh phúc là gì và có thể tiếp tục sống. Nhưng bây giờ đã biết hạnh phúc rồi, quý vị không thể nào sống nổi nếu bị mất đi.
Có lần tôi kể cho quý vị nghe chuyện một người đàn bà Ấn Ðộ được rất nhiều sức gia trì. Có lẽ lúc đó bà mới đi thiền thất trở về. Mỗi ngày bà cảm thấy rất hoan hỉ. Mỗi lần làm bánh chapati (bánh mì Ấn Ðộ mỏng và tròn), bà đều té xuống không biết gì cả; hồn bay ra, bỏ thân thể lại. Bột rơi vãi tứ tung, mình mẩy dính bột, trở thành trắng. Ðồ đạc rải rác chung quanh, nồi phía trước, đũa đằng sau. Quý vị có biết tình trạng đó không? Hay là không ai biết?
Rồi ông chồng đói bụng về tới nhà thấy vợ mình nằm đó. Không có bánh ăn. Bơ nằm chỗ này, sữa đổ chỗ kia. Mỗi ngày đều xảy ra như vậy. Ông ta tưởng vợ lười biếng, ngủ quá nhiều. Thế là ông đánh đập vợ. Bà vợ đi gặp thầy khóc lóc: "Sư Phụ ơi, xin Sư Phụ lấy lại sức gia trì." Giống như anh đồng tu ngu của mình! Bà ấy năn nỉ mấy lần, nói rằng: "Ngày nào con cũng bị chồng đánh đập. Con chịu không nổi nữa rồi. Sư Phụ hãy nhìn vết bầm đầy người con."
Ông thầy trả lời: "Con phải chịu chứ. Sức gia trì quý hơn, con có thể nhập định bất cứ lúc nào. Không mấy người được như vậy đâu." Vì Âm Thanh bên trong bà ấy rất mạnh, mỗi khi Âm Thanh tới là hồn bà được kéo ra, để thân thể lại. Thân thể chúng ta giống như bộ đồ. Linh hồn đi ra cũng giống như một người cởi đồ ra bỏ lại. Tuy nhiên, bà ta nói: "Nhưng con không thể chịu nổi, gia đình không yên ổn. Mỗi ngày chồng về nhà đều đánh con. Xin Sư Phụ hãy lấy lại sức gia trì." Ông thầy trả lời: "Thôi được, ta sẽ lấy lại."
Sau khi thầy lấy lại lực gia trì, tình trạng càng không chịu nổi. Người đàn bà tới khóc lóc nữa: "Sư Phụ ơi, bây giờ càng tệ hơn. Trước kia còn đỡ. Dù bị chồng đánh đập, nhưng thỉnh thoảng con vẫn được nhập định. Bây giờ, dù ông không đánh, nhưng con không nghe thấy Âm Thanh bên trong nữa. Không có gì cả! Không thể như vậy được!" Quý vị biết đệ tử nào cũng vậy mà, ưa gây rắc rối cho thầy. Ông thầy nói: "Ði đi, không được mang phiền phức đến đây. Hôm nay muốn, ngày mai lại không muốn. Không thể như vậy được. Ðây đâu phải là chuyện giỡn." Người đàn bà ra về, tiếp tục chịu đựng rất nhiều. Ðương nhiên, thầy của bà ấy vẫn lo lắng, chăm sóc cho bà khi bà qua đời. Nhưng sau ngày hôm đó, cả đời bà không còn ý nghĩa gì nữa cả, không còn thể nghiệm, không có gì hết! Ðó là vì bà ấy coi thế gian quan trọng hơn là việc tu hành!
Thành thử trong sự tu hành, chúng ta không thể cắt đi, đổi lại. Chúng ta nên nhận thức rằng thế giới này là vô thường; tất cả những thú vui, tức giận, buồn bã, sung sướng, đau khổ cũng vậy. Chúng ta không nên làm mất kho tàng vĩnh cửu để đổi lấy những thứ vô thường. Chúng ta nhận sự gia trì, nhập định trong lúc thiền, và có trí huệ. Những cái này là quý nhất, không thể đổi nó để lấy bất cứ gì khác ở đời.
Nhiều đồng tu hồi xưa bị hăm dọa; lịch sử cho thấy những người tu hành đôi khi không được an toàn lắm. Khi Chúa Giê Su Ki Tô còn sống, đệ tử của Ngài bị hăm dọa, trừng phạt. Thí dụ như, người ta ném đá, đánh, giết, dùng những cách man ri mọi rợ để trừng trị những ai theo Chúa Giê Su, tu khổ hạnh. Nhưng họ vẫn nhất định, cương quyết tu hành, sẵn sàng chết vì Chân Lý. Ở Ấn Ðộ ngày nay cũng vậy. Nhiều nhà tu bị người khác hiểu lầm, bị áp bức, đe dọa, quấy nhiễu, trừng phạt, nhưng họ vẫn tiếp tục công việc tu hành của họ.
Cách đây không lâu, những người theo đạo Sikh cũng bị một vài chính phủ, vua chúa đàn áp, nhiều người bị giết. Nhưng họ không dao động, vẫn tiếp tục tu hành. Một vị minh sư thuộc giáo phái Hoa Sen ở Nhật cũng bị đe dọa, đàn áp, đuổi đi, khi ông thuyết pháp trước công chúng. Một vài vệ tử của ông cũng bị sát hại bởi những người nắm quyền hành, nhưng số còn lại vẫn không chùn bước.
Chính phủ Formosa ở đây rất tử tế, cho dân chúng quyền tự do tín ngưỡng, lại còn hay hơn nữa là họ được bảo vệ bởi luật pháp. Nhưng quý vị đã biết tôi cũng bị tai họa như thường. Những gì quý vị biết chỉ là một phần rất nhỏ lộ ra. Có nhiều cái quý vị không biết và tôi cũng không nói ra. Ý nói là dù chúng ta bị những vấn đề phiền não ở thế giới ta bà, nhưng chúng ta vẫn không nên đem phước báu, sự may mắn của mình trong việc tu hành đổi lấy những tiện nghi, dễ chịu về vật chất ở đời, bởi vì nó quá ư quý báu!
Chúng ta nên chịu đựng bất kỳ những khó khăn hay phiền não nào mà chúng ta gặp phải trong sự tu hành. Phải coi tất cả nghịch cảnh như những bài khảo để đo lường lòng can đảm, đức tin của mình. Mỗi khi tình trạng đó tới, chúng ta không nên lùi bước, không để lòng tin lay chuyển, khóc lóc, than phiền. Người tu hành gì mà kỳ vậy? Không có lòng can đảm, hành động như một đứa con nít.
Khi tu hành, chúng ta nên kiểm thảo chính mình thay vì để ý tới người khác. Coi mình can đảm tới mức nào, lòng tin của mình có mạnh hay không. Không cần nhìn người khác coi họ tu giỏi hay dở thế nào. Nội nhìn mình cũng đủ mệt rồi. Mỗi ngày chúng ta lo làm sao cho lòng can đảm của mình, hạnh kiểm, đạo đức của mình được giống như một người vĩ đại, đừng để đức tin trong Ðạo của mình bị thuyên giảm, dao động, hay bị phá hủy. Ðó là trách nhiệm của mình.
Ðồng tu nào đặt Chân Lý trên hết, thế gian thứ nhì, chắc chắn họ sẽ giải thoát, bất kể việc tu hành của họ tiến mau hay chậm, hoặc họ có thể nghiệm nhiều hay ít. Ðo lường cách đó là hay nhất. Thế giới hiện hữu chỉ để trói buộc con người. Tất cả những thú vui, buồn, giận, đau khổ, sung sướng ở đời này chỉ là để thử lòng tin, sự can đảm, thái độ của mình là một người vĩ đại, đức tin của mình trong Ðạo.
Nếu người nào tu hành lè phè cũng được thành Thánh thì rẻ quá. Như vậy Thánh nhân là gì nếu cũng giống như một người bình thường? Nếu người nào cũng có thể thành Thánh được dù họ không biết nhẫn nhục, không làm được gì cả, không qua khỏi những bài khảo, thì Thánh giỏi ở chỗ nào? Sao họ xứng đáng được sự tán dương của con người và của thiên nhân? Sao họ có thể xứng đáng làm "Thiên nhân đạo sư" hay làm "Từ Phụ Tứ Chủng Sanh"?
Cho nên, nếu quý vị muốn thành Thánh, nên hiểu rõ ràng rằng tất cả những hoàn cảnh không thuận lợi đều là để thử chúng ta. Mình phải tiếp tục can đảm sống. Dù có đau đớn rất nhiều, vài ngày nữa rồi cũng bớt. Ðêm có dài nhất, tối tăm nhất cũng chỉ tới sáng hôm sau là hết. Ðêm không thể kéo dài mãi mãi; khổ đau cũng vậy. Từ nhỏ chúng ta đã học bài học này rồi là không một hoàn cảnh đớn đau nào kéo dài mãi được. Ngay cả tình trạng đau khổ nhất cũng chẳng bị quá lâu. Tình trạng sung sướng lại còn qua mau hơn nữa. Thành thử thế giới này không có gì để mà bám víu, không có gì để mà quyến luyến!
Chỉ có một cái vĩnh cửu, đó là Âm Thanh bên trong. Nó luôn luôn hiện hữu và chăm sóc cho chúng ta mỗi ngày. Sau một thời gian chúng ta sẽ tiến lên và sống nơi vĩnh cửu đó, một nơi không có ngày, đêm, không có xuân, hạ, thu, đông, cũng không có đau khổ như ở đây. Nhưng khi tôi nói như vậy, có lẽ người nào đó sẽ nghĩ rằng: "Thế thì mỗi ngày giống nhau, chán quá!" Không có chán đâu! Nó chán là bởi vì đầu óc chúng ta vẫn còn ở đẳng cấp của thế giới ta bà, chúng ta không thể tưởng tượng được là có một cảnh giới như vậy. Cho nên sau khi đọc Kinh A-Di-Ðà, có người hỏi tôi: "Ai muốn sống ở cảnh giới đó?" Tôi trả lời rằng: "Cảnh giới đó không chán như quý vị tưởng tượng đâu."
Chỉ khi nào tự mình thể nghiệm, chúng ta mới biết được thế giới Cực Lạc và muốn sống ở đó. Nếu không, chỉ nghe người khác nói thôi, chúng ta không thể hiểu. Khi Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài có một người đệ tử là một bà hoàng hậu. Vì là hoàng hậu nên bà được hưởng những cái đẹp đẽ nhất, những tình trạng sung sướng nhất ở đời. Tuy vậy, khi viếng thăm Tây Phương Cực Lạc, bà ước ao được ở lại, và nói với Phật Thích Ca rằng: "Sau khi chết, con lên đó sống được không?" Chỗ bà thấy đẹp như vậy đó!
- Tim Qo Tu -