Khiêm nhường rất quan trọng. Khiêm nhường nghĩa là không có ngã chấp. Ngã chấp nghĩa là thiếu khiêm nhường. Không có đức tính khiêm nhường, quý vị sẽ gây ra rất nhiều rắc rối, nhức đầu cho mọi người, kể cả Sư Phụ.
Cho dù quý vị muốn làm tốt, quý vị cũng chỉ làm với ngã chấp. Ðó là cách quý vị suy nghĩ! Không cần biết đến người khác, không lưu tâm. Không phải vì quý vị muốn vậy, mà cách quý vị sống là như vậy. Ngã chấp dẫn đưa quý vị vào loại đời sống thiếu quan tâm như vậy, và rồi rất khó cho quý vị hiểu cảm giác hay sự thoải mái của người nào khác.
Cho dù quý vị muốn làm tốt, quý vị cũng chỉ làm với ngã chấp. Ðó là cách quý vị suy nghĩ! Không cần biết đến người khác, không lưu tâm. Không phải vì quý vị muốn vậy, mà cách quý vị sống là như vậy. Ngã chấp dẫn đưa quý vị vào loại đời sống thiếu quan tâm như vậy, và rồi rất khó cho quý vị hiểu cảm giác hay sự thoải mái của người nào khác.
Cho nên ngã chấp là kẻ thù độc hại nhất của mình, tệ hơn cả ăn thịt! Nếu người ta đã giết rồi quý vị ăn, thì quý vị bị một số nghiệp chướng và không có nhiều lòng từ bi. Nhưng với ngã chấp, quý vị từ bỏ luôn cả lòng từ bi tại vì quý vị không biết từ bi là gì nữa. Quý vị không còn nghe biết gì về những người chung quanh mình, cảm giác của họ, tình cảm của họ, nhu cầu của họ. Quý vị mù! Nếu có ngã chấp quý vị chỉ nghĩ đến mình, quý vị muốn làm điều này, điều kia. Và làm theo cách của mình, không thèm nghĩ tới cách nào khác. Không nghĩ đến ai nữa. Ngã chấp là cái đứng giữa mình và chân trí huệ của Thượng Ðế. Cho nên người nào có cái ta lớn thì đừng nghĩ là mình thông minh gì hết. Quý vị chỉ là một con két lặp đi lặp lại, học từ bất cứ gì mình biết, nhưng quý vị không thật sự thông minh.
Một người thật sự có trí huệ là người không có ngã chấp. Lúc đó trí huệ của quý vị sáng lên, quý vị làm việc gì cũng đúng! Chỉ như vậy! Cho nên đừng sợ bất cứ hiểm nguy hay vấn đề gì nên sợ ngã chấp của chính mình. Ngã chấp là gì? Chúng ta có ngã chấp từ đâu? Ðó là từ những ấn tượng và thói quen tích lũy từ kiếp trước, hoặc những liên hệ và bối cảnh. Nếu quý vị học gì đó và đã thành thạo, rồi học điều gì khác, cũng giỏi về điều đó, và ai cũng cứ khen quý vị, rồi sau một thời gian, quý vị quen được người ta khen, ngã chấp lớn lên, và tưởng điều gì mình làm cũng giỏi, bởi vì đã quen đứng nhất rồi. Và rồi không còn lưu tâm gì tới người khác. Nó trở thành thói quen. Những điều này rất có hại cho chúng ta, cho nên hãy ráng bỏ đi.
Chỉ khi nào bỏ được ngã chấp, lúc đó trí huệ mới thật sự hiển lộ. Cho nên thời xưa người ta nói: "Người biết trông giống như kẻ khờ", nhìn giống một người vô minh, bởi vì họ không khoa trương sự tài giỏi của họ ở đời, kiến thức thế gian. Họ không muốn khoe khoang! Nếu có biết, họ cũng không khoe. Ðối với họ không còn quan trọng nữa. Ðiều quan trọng là trí huệ thật sự của thiên đàng, sự hiểu biết nguyên thủy thật sự, mà chúng ta từ bỏ để học hỏi một vài kiến thức ở thế giới này, hoặc kinh điển hoặc là chính sách gì đó hoặc tài năng đặc biệt nào để được đứng đầu trong xã hội từ bỏ Ðại Ngã chính mình và chân trí huệ mà mình luôn có để làm một vĩ nhân.
Cho nên, có kiến thức trên đời này không phải là ưu tiên hàng đầu, thật vậy. Học những gì cần học để sinh tồn, dĩ nhiên. Nhưng nếu từ bỏ chân trí huệ của mình vì tài ba thế gian thì thật là một điều đáng tiếc. Nó chỉ sẽ làm cho ngã chấp của mình tăng lên, và sẽ tách rời mình khỏi chân trí huệ . Ðấng vô sở bất tri, vô sở bất tại, và không bao giờ sai trái.
Một người thật sự có trí huệ là người không có ngã chấp. Lúc đó trí huệ của quý vị sáng lên, quý vị làm việc gì cũng đúng! Chỉ như vậy! Cho nên đừng sợ bất cứ hiểm nguy hay vấn đề gì nên sợ ngã chấp của chính mình. Ngã chấp là gì? Chúng ta có ngã chấp từ đâu? Ðó là từ những ấn tượng và thói quen tích lũy từ kiếp trước, hoặc những liên hệ và bối cảnh. Nếu quý vị học gì đó và đã thành thạo, rồi học điều gì khác, cũng giỏi về điều đó, và ai cũng cứ khen quý vị, rồi sau một thời gian, quý vị quen được người ta khen, ngã chấp lớn lên, và tưởng điều gì mình làm cũng giỏi, bởi vì đã quen đứng nhất rồi. Và rồi không còn lưu tâm gì tới người khác. Nó trở thành thói quen. Những điều này rất có hại cho chúng ta, cho nên hãy ráng bỏ đi.
Chỉ khi nào bỏ được ngã chấp, lúc đó trí huệ mới thật sự hiển lộ. Cho nên thời xưa người ta nói: "Người biết trông giống như kẻ khờ", nhìn giống một người vô minh, bởi vì họ không khoa trương sự tài giỏi của họ ở đời, kiến thức thế gian. Họ không muốn khoe khoang! Nếu có biết, họ cũng không khoe. Ðối với họ không còn quan trọng nữa. Ðiều quan trọng là trí huệ thật sự của thiên đàng, sự hiểu biết nguyên thủy thật sự, mà chúng ta từ bỏ để học hỏi một vài kiến thức ở thế giới này, hoặc kinh điển hoặc là chính sách gì đó hoặc tài năng đặc biệt nào để được đứng đầu trong xã hội từ bỏ Ðại Ngã chính mình và chân trí huệ mà mình luôn có để làm một vĩ nhân.
Cho nên, có kiến thức trên đời này không phải là ưu tiên hàng đầu, thật vậy. Học những gì cần học để sinh tồn, dĩ nhiên. Nhưng nếu từ bỏ chân trí huệ của mình vì tài ba thế gian thì thật là một điều đáng tiếc. Nó chỉ sẽ làm cho ngã chấp của mình tăng lên, và sẽ tách rời mình khỏi chân trí huệ . Ðấng vô sở bất tri, vô sở bất tại, và không bao giờ sai trái.