Thành ra, trong thế giới rộng lớn ngoài kia, chúng nên biết là chúng lúc nào cũng có quý vị, khiến chúng cảm thấy tự tin, vững mạnh, được thương. Nhờ vậy chúng khắc phục được mọi thứ khác. Vì nếu cảm thấy không được thương, chúng sẽ cảm thấy xuống tinh thần. Cảm thấy không muốn làm gì hết, rồi thử đủ thứ để lên tinh thần. Cho nên, tình thương gia đình rất quan trọng đối với trẻ con. Quý vị phải cho chúng tình thương vô điều kiện. Cứng rắn, nhưng thương yêu. Cũng giống như tôi đối với quý vị, đôi khi la mắng nhưng quý vị được thương, và quý vị biết như vậy. Dù tôi la rầy, quý vị vẫn biết có thể tin cậy vào tôi. Quý vị biết tôi không hại quý vị. Quý vị biết vậy, phải không? (Thính chúng: Dạ phải, Sư Phụ!) Ðối xử với con cái quý vị cũng giống vậy, cho chúng biết quý vị lúc nào cũng thương chúng, nhưng đừng nhượng bộ theo sở thích của chúng. Cưng hư khác với thông cảm và thân thiện.
Nên làm bạn của con mình. Chẳng hạn, nếu chúng về nhà thổ lộ với quý vị chuyện gì xấu như "Ô! Hôm nay con làm chuyện xấu". Quý vị đừng la lối liền, nói "Con hư quá!" v.v... Quý vị nên nói: "Cám ơn con nói cho ba biết. Ba rất hân hạnh vì con nói cho ba biết những chuyện này, mặc dù con biết rằng kể cho ba nghe có thể không tốt lắm, nhưng ba mừng là con đã nói ra". Rồi giúp đỡ chúng theo tùy theo hoàn cảnh vì chúng còn con nít. Nếu chúng lầm lỗi cũng vì chúng là con nít.
Nhìn quý vị thì biết! Lớn đầu rồi mà vẫn còn làm lỗi tùm lum thì làm sao con nít không làm lỗi được. Cho nên, nhân cơ hội hướng dẫn, thương yêu chúng. Mỗi lần con cái thổ lộ với quý vị chuyện gì xấu thì cũng đừng la mắng chúng. Chỉ nói là quý vị rất mừng, hân hạnh được con tin tưởng. Như vậy chúng sẽ kể cho quý vị nghe nữa. Vì lỗi lầm thế nào cũng phải xảy ra, và ảnh hưởng xấu nhất định sẽ xảy ra khắp nơi. Vì vậy nên mừng khi con cái kể chuyện cho mình nghe, rồi tùy theo đó mà sửa đổi chúng. Ðể chúng nói chuyện với quý vị. Hành động như một người bạn chứ không phải làm một người quyền uy. Ðừng quá lố!
Ðây là một trường hợp rất vi tế, không phải gia đình nào cũng giống nhau, nhưng nguyên tắc là làm bạn. Làm bạn để chúng có thể tựa vai mà khóc, tin tưởng quý vị, rồi chúng nghe lời quý vị. Cám ơn anh đã nêu lên vấn đề đó để tôi nhân tiện nói cho mọi người biết. (Vỗ tay)
Ðt1: Truyền hình bây giờ cũng có những chương trình hướng dẫn cách đối xử với trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ. Hồi con mới lớn, đâu có mấy chương trình này. Nhưng con nghĩ đối với con trai của con, sẽ có một thời điểm chuyển hướng một ngày nào đó.
SP: Là thời điểm chuyển hướng!
Ðt1: Con từng hay nói với nó rằng "Này nhé, ma túy không tốt, con phải tránh xa. Nhưng con cứ đi ra ngoài hoài". Có những lúc hai cha con cãi nhau dữ dội lắm, vợ con cũng xen vào luôn, rồi nó lôi vợ con vào phe nó. Làm con cảm thấy không còn quyền hành gì nữa và giận quá, con nói: "Tôi sẽ bỏ cả hai, hai người muốn làm gì thì làm". Nhưng lúc nào con cũng cố gắng khuyên bảo nó.
SP: Tôi hiểu.
Ðt1: Nhưng có một lần nó đi chơi, con nói với nó: "Ba không muốn con đi chơi. Tối nào con cũng đi chơi, ba muốn con ở nhà. Cuối tuần hãy đi, chứ không phải ngày nào cũng đi".
SP: Ðúng.
Ðt1: Rồi tối hôm đó nó vẫn đi ra ngoài chơi, nên con tịch thâu máy điện toán của nó, đem vô phòng con, khóa lại. Nó trở về nói rằng: "Con vô phòng lấy máy điện toán". Nhưng ngày hôm trước con có xem một chương trình.
SP: Vậy sao?
Ðt1: Trong chương trình này, người huấn luyện viên đang dạy một thiếu niên cách để đừng nóng giận. Người huấn luyện viên đứng trên võ đài đánh võ với người thiếu niên đó. Ông nói với cậu trai rằng: "Tôi sẽ chửi cậu, làm cho cậu tức tối, nhưng nếu cậu đánh tôi là cậu thua". Nên con dùng chiến thuật đó với đứa con. Bất luận nó nói gì, chửi rủa con, dùng những danh từ này kia đủ thứ, nhưng con nói: "Ba thật ra không giận. Ba thương con, nhưng ba sẽ không đưa máy điện toán lại cho con cho tới khi nào con ngừng đi chơi thì thôi".
SP: Ðúng!
Ðt1: Rồi nó nói: "Ba sẽ xem!" Thế là nó chờ ở cửa. Vì bạn con thường tới thiền vào mỗi tối Thứ Tư, nó nghĩ con sẽ mắc cở mà đưa lại cho nó vì có bạn con ở đó. Nhưng bạn con tới, con nói với bạn "Tôi đang cãi nhau với đứa con trai. Nó đi chơi hoài, nên tôi phải tịch thâu máy điện toán của nó. Nếu anh không ngại thì hôm nay mình thiền trong phòng khác". Vì lúc đó, con của con dùng quá nhiều sức để chửi rủa con đủ thứ. Con nói: "Ba đã nghe qua hết rồi, là "ba ngu, ba thế này, thế nọ, thế kia". Ba thương con, nhưng ba sẽ không trả máy điện toán lại cho con".
SP: Ðúng rồi, nó không xứng đáng.
Ðt1: Vâng. Thật ra, sáng hôm đó, con mang theo máy điện toán đi làm, con để đó khoảng hai tuần. Tối hôm đó, vì con không cãi nhau với nó, nó không kéo mẹ nó vào được, bà xã theo phe con.
SP: Tôi hiểu.
Ðt1: Hai chúng con cố gắng giúp nó, và mỗi ngày con nói với nói một cách trìu mến, con cứ lặp lại với nó rằng "Ba thương con". Nó nói "Con ghét ..." nhưng con nói "Ba thương con. Ba thương con". Con nghĩ rằng vì cách đó nó bị hao tổn sức lực nhiều lắm. Thực ra con quảng cáo Sư Phụ. Con nói "Ba đã theo Vô Thượng Sư được 10 năm rồi, chẳng lẽ ba không học được chút kế nào hay sao?" (Mọi người cười)
SP: Rồi nó nói sao?
Ðt1: Thật ra sau lần đó, tình cha con tiến bộ rất nhiều.
SP: Vậy à?
Ðt1: Con trả máy điện toán lại cho nó, nhưng cũng phải sau nhiều lần thử nó.
SP: Tôi hiểu.
Ðt1: Rồi con giúp nó trong sự học hành vì nó đang học học môn mà con đã tốt nghiệp.
SP: Vậy tốt quá!
Ðt1: Thành ra quan hệ trở nên tốt hơn.
SP: Vậy à! Ðược lắm.
Ðt1: Chúng con từ từ bồi đắp, từ từ bồi đắp, vàmỗi ngày con thấy nó có tiến bộ.
SP: Ðúng vậy, đó là những thời kỳ khó khăn trong đời chúng, thiếu niên mới lớn, vì các kích thích tố gia tăng.
Ðt1: Chúng bị nhiều ảnh hưởng xấu chung quanh.
SP: Vấn đề đó nữa.
Ðt1: Mấy đứa khác hút sách đủ thứ rồi khoe khoang.
SP: Tôi biết.
Ðt1: Con cũng thấy được là những đứa nó làm bạn đẳng cấp rất thấp, là nó bắt mấy đứa đó làm bạn nó. Mấy đứa kia thậm chí không muốn nó, nhưng nó tự ép mình hòa nhập vào.
SP: Tôi biết, ở trong trường học sinh hay làm vậy. Ðó là áp lực của bạn bè vì muốn mình "ngon". Không phải chỉ mặc quần áo giống nhau, mà còn phải hành động giống như nhau. Nếu người ta uống rượu thì mình cũng phải uống rượu, nếu không thì không được nhập bọn, sẽ bị chê cười này nọ. Quý vị phải coi chừng đừng để nó phải trải qua đủ thứ đau khổ vô ích. Nói cho nó biết giá trị không phải là mình "ngon" mà là một học sinh giỏi giắn, thông minh, tự lập.
Ðt1: Con có khuyên được nó một vài lần. Có lần xe cứu thương gọi con vì nó nằm ngoài đường lộ sau khi say sưa nôn mửa. Nhưng bữa đó khi đem nó về nhà, con đối với nó rất thương yêu trong suốt thời gian đó, không nóng giận gì cả. Con nói "Ba muốn đợi tới khi nào con khoẻ lại, rồi ba mới đánh con". (Mọi người cười) Vì con biết bị rượu hành như thế nào. Còn có một lần nó bị cảnh sát bắt, lúc đó con đang bệnh quá, nên không đi lãnh nó về được, không biết nó ở đâu. Cho nên ngày hôm sau - nó bị vào khám một đêm - con nói với nó rằng: "Con à! cuộc đời con sẽ như thế này nếu con muốn, nhưng ba biết rằng con có thể làm khá hơn vì con là một đứa bé sáng trí, thông minh".
SP: Quý vị phải bảo nó viết xuống những gì nó muốn làm với cuộc đời nó. Ðừng bảo nó phải làm gì mà hỏi nó muốn chọn cái gì, muốn làm gì, muốn làm một người như thế nào.
Ðt1: Nhưng tất cả những điều này là quá khứ rồi. Bây giờ nó đã thay đổi 90 độ. (Sư Phụ: Vậy tốt!) Nó rất chuyên tâm học hành, bây giờ nó chịu thiền.
SP: -, hay quá!
Ðt1: Nó rất vui!
SP: Giỏi quá! Từ như thế mà trở thành như vầy. Tôi hãnh diện về anh.
Ðt1: Cám ơn Sư Phụ. (Mọi người vỗ tay)
SP: Cũng do công sức của anh mà được như vậy. Gia đình là vậy đó! Nói cho quý vị hay!]
Surrey, Anh Quốc, ngày 7 tháng 1 năm 2006 (nguyên văn tiếng Anh,)
Nhìn quý vị thì biết! Lớn đầu rồi mà vẫn còn làm lỗi tùm lum thì làm sao con nít không làm lỗi được. Cho nên, nhân cơ hội hướng dẫn, thương yêu chúng. Mỗi lần con cái thổ lộ với quý vị chuyện gì xấu thì cũng đừng la mắng chúng. Chỉ nói là quý vị rất mừng, hân hạnh được con tin tưởng. Như vậy chúng sẽ kể cho quý vị nghe nữa. Vì lỗi lầm thế nào cũng phải xảy ra, và ảnh hưởng xấu nhất định sẽ xảy ra khắp nơi. Vì vậy nên mừng khi con cái kể chuyện cho mình nghe, rồi tùy theo đó mà sửa đổi chúng. Ðể chúng nói chuyện với quý vị. Hành động như một người bạn chứ không phải làm một người quyền uy. Ðừng quá lố!
Ðây là một trường hợp rất vi tế, không phải gia đình nào cũng giống nhau, nhưng nguyên tắc là làm bạn. Làm bạn để chúng có thể tựa vai mà khóc, tin tưởng quý vị, rồi chúng nghe lời quý vị. Cám ơn anh đã nêu lên vấn đề đó để tôi nhân tiện nói cho mọi người biết. (Vỗ tay)
Ðt1: Truyền hình bây giờ cũng có những chương trình hướng dẫn cách đối xử với trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ. Hồi con mới lớn, đâu có mấy chương trình này. Nhưng con nghĩ đối với con trai của con, sẽ có một thời điểm chuyển hướng một ngày nào đó.
SP: Là thời điểm chuyển hướng!
Ðt1: Con từng hay nói với nó rằng "Này nhé, ma túy không tốt, con phải tránh xa. Nhưng con cứ đi ra ngoài hoài". Có những lúc hai cha con cãi nhau dữ dội lắm, vợ con cũng xen vào luôn, rồi nó lôi vợ con vào phe nó. Làm con cảm thấy không còn quyền hành gì nữa và giận quá, con nói: "Tôi sẽ bỏ cả hai, hai người muốn làm gì thì làm". Nhưng lúc nào con cũng cố gắng khuyên bảo nó.
SP: Tôi hiểu.
Ðt1: Nhưng có một lần nó đi chơi, con nói với nó: "Ba không muốn con đi chơi. Tối nào con cũng đi chơi, ba muốn con ở nhà. Cuối tuần hãy đi, chứ không phải ngày nào cũng đi".
SP: Ðúng.
Ðt1: Rồi tối hôm đó nó vẫn đi ra ngoài chơi, nên con tịch thâu máy điện toán của nó, đem vô phòng con, khóa lại. Nó trở về nói rằng: "Con vô phòng lấy máy điện toán". Nhưng ngày hôm trước con có xem một chương trình.
SP: Vậy sao?
Ðt1: Trong chương trình này, người huấn luyện viên đang dạy một thiếu niên cách để đừng nóng giận. Người huấn luyện viên đứng trên võ đài đánh võ với người thiếu niên đó. Ông nói với cậu trai rằng: "Tôi sẽ chửi cậu, làm cho cậu tức tối, nhưng nếu cậu đánh tôi là cậu thua". Nên con dùng chiến thuật đó với đứa con. Bất luận nó nói gì, chửi rủa con, dùng những danh từ này kia đủ thứ, nhưng con nói: "Ba thật ra không giận. Ba thương con, nhưng ba sẽ không đưa máy điện toán lại cho con cho tới khi nào con ngừng đi chơi thì thôi".
SP: Ðúng!
Ðt1: Rồi nó nói: "Ba sẽ xem!" Thế là nó chờ ở cửa. Vì bạn con thường tới thiền vào mỗi tối Thứ Tư, nó nghĩ con sẽ mắc cở mà đưa lại cho nó vì có bạn con ở đó. Nhưng bạn con tới, con nói với bạn "Tôi đang cãi nhau với đứa con trai. Nó đi chơi hoài, nên tôi phải tịch thâu máy điện toán của nó. Nếu anh không ngại thì hôm nay mình thiền trong phòng khác". Vì lúc đó, con của con dùng quá nhiều sức để chửi rủa con đủ thứ. Con nói: "Ba đã nghe qua hết rồi, là "ba ngu, ba thế này, thế nọ, thế kia". Ba thương con, nhưng ba sẽ không trả máy điện toán lại cho con".
SP: Ðúng rồi, nó không xứng đáng.
Ðt1: Vâng. Thật ra, sáng hôm đó, con mang theo máy điện toán đi làm, con để đó khoảng hai tuần. Tối hôm đó, vì con không cãi nhau với nó, nó không kéo mẹ nó vào được, bà xã theo phe con.
SP: Tôi hiểu.
Ðt1: Hai chúng con cố gắng giúp nó, và mỗi ngày con nói với nói một cách trìu mến, con cứ lặp lại với nó rằng "Ba thương con". Nó nói "Con ghét ..." nhưng con nói "Ba thương con. Ba thương con". Con nghĩ rằng vì cách đó nó bị hao tổn sức lực nhiều lắm. Thực ra con quảng cáo Sư Phụ. Con nói "Ba đã theo Vô Thượng Sư được 10 năm rồi, chẳng lẽ ba không học được chút kế nào hay sao?" (Mọi người cười)
SP: Rồi nó nói sao?
Ðt1: Thật ra sau lần đó, tình cha con tiến bộ rất nhiều.
SP: Vậy à?
Ðt1: Con trả máy điện toán lại cho nó, nhưng cũng phải sau nhiều lần thử nó.
SP: Tôi hiểu.
Ðt1: Rồi con giúp nó trong sự học hành vì nó đang học học môn mà con đã tốt nghiệp.
SP: Vậy tốt quá!
Ðt1: Thành ra quan hệ trở nên tốt hơn.
SP: Vậy à! Ðược lắm.
Ðt1: Chúng con từ từ bồi đắp, từ từ bồi đắp, vàmỗi ngày con thấy nó có tiến bộ.
SP: Ðúng vậy, đó là những thời kỳ khó khăn trong đời chúng, thiếu niên mới lớn, vì các kích thích tố gia tăng.
Ðt1: Chúng bị nhiều ảnh hưởng xấu chung quanh.
SP: Vấn đề đó nữa.
Ðt1: Mấy đứa khác hút sách đủ thứ rồi khoe khoang.
SP: Tôi biết.
Ðt1: Con cũng thấy được là những đứa nó làm bạn đẳng cấp rất thấp, là nó bắt mấy đứa đó làm bạn nó. Mấy đứa kia thậm chí không muốn nó, nhưng nó tự ép mình hòa nhập vào.
SP: Tôi biết, ở trong trường học sinh hay làm vậy. Ðó là áp lực của bạn bè vì muốn mình "ngon". Không phải chỉ mặc quần áo giống nhau, mà còn phải hành động giống như nhau. Nếu người ta uống rượu thì mình cũng phải uống rượu, nếu không thì không được nhập bọn, sẽ bị chê cười này nọ. Quý vị phải coi chừng đừng để nó phải trải qua đủ thứ đau khổ vô ích. Nói cho nó biết giá trị không phải là mình "ngon" mà là một học sinh giỏi giắn, thông minh, tự lập.
Ðt1: Con có khuyên được nó một vài lần. Có lần xe cứu thương gọi con vì nó nằm ngoài đường lộ sau khi say sưa nôn mửa. Nhưng bữa đó khi đem nó về nhà, con đối với nó rất thương yêu trong suốt thời gian đó, không nóng giận gì cả. Con nói "Ba muốn đợi tới khi nào con khoẻ lại, rồi ba mới đánh con". (Mọi người cười) Vì con biết bị rượu hành như thế nào. Còn có một lần nó bị cảnh sát bắt, lúc đó con đang bệnh quá, nên không đi lãnh nó về được, không biết nó ở đâu. Cho nên ngày hôm sau - nó bị vào khám một đêm - con nói với nó rằng: "Con à! cuộc đời con sẽ như thế này nếu con muốn, nhưng ba biết rằng con có thể làm khá hơn vì con là một đứa bé sáng trí, thông minh".
SP: Quý vị phải bảo nó viết xuống những gì nó muốn làm với cuộc đời nó. Ðừng bảo nó phải làm gì mà hỏi nó muốn chọn cái gì, muốn làm gì, muốn làm một người như thế nào.
Ðt1: Nhưng tất cả những điều này là quá khứ rồi. Bây giờ nó đã thay đổi 90 độ. (Sư Phụ: Vậy tốt!) Nó rất chuyên tâm học hành, bây giờ nó chịu thiền.
SP: -, hay quá!
Ðt1: Nó rất vui!
SP: Giỏi quá! Từ như thế mà trở thành như vầy. Tôi hãnh diện về anh.
Ðt1: Cám ơn Sư Phụ. (Mọi người vỗ tay)
SP: Cũng do công sức của anh mà được như vậy. Gia đình là vậy đó! Nói cho quý vị hay!]
Surrey, Anh Quốc, ngày 7 tháng 1 năm 2006 (nguyên văn tiếng Anh,)