Ðôi khi chúng ta nghĩ rằng đời sống chắc là khó chịu lắm nếu mình thiếu những thứ vật chất ở đời. Nhưng rồi chúng ta vẫn sống còn, vẫn có thể gìn giữ tâm hồn trong sạch. Ðôi khi nhiều tiền quá cũng có thể làm hại cuộc đời, làm cho đạo đức mình bị lung lay, dao động. Mất đi thể xác này không thành vấn đề, nhưng nếu vì đồng tiền mà mất đi lòng mong cầu Chân Lý thì rất khó cho chúng ta tìm lại được.
Vì vậy Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng con đường xuất gia rộng hơn, giản dị hơn, trong sạch hơn, còn con đường tại gia nhỏ hẹp, khó đi hơn. Bởi vì người tại gia không thể tránh được sự quan hệ với những người khác, và họ tiêm nhiễm nhau, tranh dành nhau tiền tài danh vọng. Của cải, những quan hệ tình cảm ở thế giới ta bà này chưa chắc đã là xấu, cũng còn tùy mình dùng nó như thế nào. Có vợ, chồng, tài sản có thể là không xấu. Nhưng đôi khi chúng ta không biết cách quản lý cho nên nó trở thành không tốt. Khi lên tới một đẳng cấp tu hành nào đó chúng ta không còn ưa tiền bạc, danh vọng, của cải, tình yêu, những ham muốn, đam mê ở trần đời. Nhưng nói vậy không phải là chúng ta trở thành cục gỗ, mà là chúng ta đã vượt lên khỏi tất cả những cái này.
Vì vậy Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng con đường xuất gia rộng hơn, giản dị hơn, trong sạch hơn, còn con đường tại gia nhỏ hẹp, khó đi hơn. Bởi vì người tại gia không thể tránh được sự quan hệ với những người khác, và họ tiêm nhiễm nhau, tranh dành nhau tiền tài danh vọng. Của cải, những quan hệ tình cảm ở thế giới ta bà này chưa chắc đã là xấu, cũng còn tùy mình dùng nó như thế nào. Có vợ, chồng, tài sản có thể là không xấu. Nhưng đôi khi chúng ta không biết cách quản lý cho nên nó trở thành không tốt. Khi lên tới một đẳng cấp tu hành nào đó chúng ta không còn ưa tiền bạc, danh vọng, của cải, tình yêu, những ham muốn, đam mê ở trần đời. Nhưng nói vậy không phải là chúng ta trở thành cục gỗ, mà là chúng ta đã vượt lên khỏi tất cả những cái này.
Ví dụ như khi một đứa trẻ bắt đầu học ABC thì nó tiến bộ, mức độ tiến bộ của nó thấy rất rõ ràng. Sau khi nó vượt lên khỏi trình độ đó rồi thì nó có thể nhận ra được mặt chữ. Mỗi ngày đều học tập nhưng nó không cảm thấy tiến bộ gì. Lúc đó, không cần phải thử tài ABC của nó nữa, vì nó đã lên khỏi mức độ đó rồi. Không phải là nó không đọc được hoặc không tiến bộ, chỉ vì nó đã ở một trình độ khác.
Tại sao của cải trần gian và những quan hệ tình cảm nồng nàn không có lợi cho sự tu hành? Trong thực tế những cái này không phải là xấu. Nhưng nếu một người say sưa, chìm đắm trong đam mê, tình ái trần gian, và thương người đời hơn thương Thượng Ðế, thì đương nhiên đẳng cấp của họ không cao bởi vì họ bị đè nặng vào trong thế giới này. Lấy ví dụ, nếu một bên cán cân nặng hơn thì dĩ nhiên nó sẽ nghiêng về bên đó nhiều hơn là bên kia. Nếu trọng lượng đeo hai bên bằng nhau thì nó sẽ cân bằng. Vì vậy không có nghĩa là nếu vẫn còn có tài sản trần gian hay quan hệ thiết tha với người khác, chúng ta không thể tu hành. Ðiểm chính là thái độ suy nghĩ của mình đối với những thứ này.
Nếu chúng ta cảm thấy ưu tư lo lắng quá nhiều về một người nào đó, hay là bị ám ảnh bởi những tình cảm gì đó ngày này qua ngày khác, thì biết rằng mình chưa thoát khỏi lưới mê của cảnh giới A-tu-la. Hoặc nếu chúng ta đau buồn vì bị mất một số tài sản tức là chúng ta vẫn còn luẩn quẩn trong cảnh giới A-tu-la. Nếu những mất mát xảy ra tạo nên vấn đề khó khăn, trở ngại cho gia đình, và nếu chúng ta chỉ lo lắng chút chút thôi thì dĩ nhiên không sao. Nhưng nếu sự mất mát đó sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều trong gia đình mà chúng ta vẫn luyến lưu những thứ đó, lo lắng quá mức, thì phải biết rằng đẳng cấp của mình chưa cao gì mấy.
Chúng ta đo lường trình độ của mình không phải chỉ bằng cách ngồi nhìn ánh Sáng, nghe Âm Thanh. Tu hành chúng ta nên cẩn thận từng giờ phút trong ngày, chứ không phải chỉ có khoảng thời gian ngồi thiền hai tiếng rưỡi mới gọi đó là tu hành. Chúng ta phải liên tục cảnh giác, biết khi nào đẳng cấp của mình đi lên hay tụt xuống. Nên để ý tới phản ứng của mình mỗi khi có người nào la rầy mình, xem coi tự ái hay cái ngã của mình có bị tổn thương hay không. Hay khi người khác lấy đồ của mình hoặc làm thiệt hại tới tài sản của mình, xem coi chúng ta có phản ứng mạnh mẽ hay không. Như vậy sẽ biết cái ngã của mình lúc đó có nổi dậy hay không.
Ðương nhiên chúng ta cũng phải bảo vệ tài sản, tình cảm, gia đình mình. Nhưng bảo vệ khác với ham muốn, khát khao, gắn bó thái quá. Mỗi người trong chúng ta đều có quyền bảo trọng tình cảm, gia đình, của cải của mình. Nhưng nếu chúng ta khổ sở, đau lòng vì mấy cái này, không buông ra được thì phải mau mau ngồi thiền thêm nữa.
Những người chúng ta gọi là xuất gia là những người hoàn toàn xả bỏ những cái mà người đời coi rất là quan trọng, vô cùng cần thiết rồi bám víu vào đó thật chặt. Họ bỏ lại những thứ này không khó. Họ cũng không khóc than cay đắng khi bỏ lại những thứ này phía sau. Họ hiểu rõ ràng và thật tình muốn buông bỏ. Dĩ nhiên, họ có thể hơi buồn một chút khi rời xa kỷ niệm, hay bạn bè, giòng họ. Nhưng đó không có nghĩa là họ không muốn bỏ hay vẫn còn quyến luyến.
Tây Hồ, Formosa,
ngày 10 tháng 10 năm 1992
Tại sao của cải trần gian và những quan hệ tình cảm nồng nàn không có lợi cho sự tu hành? Trong thực tế những cái này không phải là xấu. Nhưng nếu một người say sưa, chìm đắm trong đam mê, tình ái trần gian, và thương người đời hơn thương Thượng Ðế, thì đương nhiên đẳng cấp của họ không cao bởi vì họ bị đè nặng vào trong thế giới này. Lấy ví dụ, nếu một bên cán cân nặng hơn thì dĩ nhiên nó sẽ nghiêng về bên đó nhiều hơn là bên kia. Nếu trọng lượng đeo hai bên bằng nhau thì nó sẽ cân bằng. Vì vậy không có nghĩa là nếu vẫn còn có tài sản trần gian hay quan hệ thiết tha với người khác, chúng ta không thể tu hành. Ðiểm chính là thái độ suy nghĩ của mình đối với những thứ này.
Nếu chúng ta cảm thấy ưu tư lo lắng quá nhiều về một người nào đó, hay là bị ám ảnh bởi những tình cảm gì đó ngày này qua ngày khác, thì biết rằng mình chưa thoát khỏi lưới mê của cảnh giới A-tu-la. Hoặc nếu chúng ta đau buồn vì bị mất một số tài sản tức là chúng ta vẫn còn luẩn quẩn trong cảnh giới A-tu-la. Nếu những mất mát xảy ra tạo nên vấn đề khó khăn, trở ngại cho gia đình, và nếu chúng ta chỉ lo lắng chút chút thôi thì dĩ nhiên không sao. Nhưng nếu sự mất mát đó sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều trong gia đình mà chúng ta vẫn luyến lưu những thứ đó, lo lắng quá mức, thì phải biết rằng đẳng cấp của mình chưa cao gì mấy.
Chúng ta đo lường trình độ của mình không phải chỉ bằng cách ngồi nhìn ánh Sáng, nghe Âm Thanh. Tu hành chúng ta nên cẩn thận từng giờ phút trong ngày, chứ không phải chỉ có khoảng thời gian ngồi thiền hai tiếng rưỡi mới gọi đó là tu hành. Chúng ta phải liên tục cảnh giác, biết khi nào đẳng cấp của mình đi lên hay tụt xuống. Nên để ý tới phản ứng của mình mỗi khi có người nào la rầy mình, xem coi tự ái hay cái ngã của mình có bị tổn thương hay không. Hay khi người khác lấy đồ của mình hoặc làm thiệt hại tới tài sản của mình, xem coi chúng ta có phản ứng mạnh mẽ hay không. Như vậy sẽ biết cái ngã của mình lúc đó có nổi dậy hay không.
Ðương nhiên chúng ta cũng phải bảo vệ tài sản, tình cảm, gia đình mình. Nhưng bảo vệ khác với ham muốn, khát khao, gắn bó thái quá. Mỗi người trong chúng ta đều có quyền bảo trọng tình cảm, gia đình, của cải của mình. Nhưng nếu chúng ta khổ sở, đau lòng vì mấy cái này, không buông ra được thì phải mau mau ngồi thiền thêm nữa.
Những người chúng ta gọi là xuất gia là những người hoàn toàn xả bỏ những cái mà người đời coi rất là quan trọng, vô cùng cần thiết rồi bám víu vào đó thật chặt. Họ bỏ lại những thứ này không khó. Họ cũng không khóc than cay đắng khi bỏ lại những thứ này phía sau. Họ hiểu rõ ràng và thật tình muốn buông bỏ. Dĩ nhiên, họ có thể hơi buồn một chút khi rời xa kỷ niệm, hay bạn bè, giòng họ. Nhưng đó không có nghĩa là họ không muốn bỏ hay vẫn còn quyến luyến.
Tây Hồ, Formosa,
ngày 10 tháng 10 năm 1992