Hỏi: Lúc trước trong các bài khai khị và bây giờ Sư Phụ đề cập rằng loài vật có rất ít hay không có ngã chấp và họ chỉ sống bằng ân sủng của Thượng Đế. Tại sao con người được tạo ra với ngã chấp và ngã chấp dường như là chướng ngại lớn nhất để đạt và nhớ đến Thượng Đế và nhớ lại sự huy hoàng về nguồn gốc của mình? Ngã chấp có phục vụ cho mục đích khẳng định nào không? Kính xin Sư Phụ cho lời khuyên làm sao diệt ngã chấp?
Sư Phụ: Ngã chấp, mặc dù không tốt, nhưng là cần thiết trong một số trường hợp hay khi chúng ta không ở trong một đẳng cấp tâm thức cao hơn. Thí dụ, ngã chấp giúp quý vị phấn đấu để sáng tạo hơn, phục vụ tốt hơn, làm việc tốt hơn trong sự cạnh tranh, v.v. Do đó ngã chấp cũng giúp quý vị cảm thấy mình có một lai lịch. Như là, ‘Tôi là kỹ sư giỏi,’ ‘Tôi là thợ máy giỏi,’ v.v. Điều đó giúp quý vị tăng cường lòng tự tin và giúp quý vị sống một cuộc đời hạnh phúc hơn cho đến khi quý vị biết một đẳng cấp tâm linh cao hơn của hạnh phúc.
Cho nên ngã chấp là điều cuối cùng ra đi. Nhưng nó là con dao hai lưỡi. Do đó, nếu không dùng nó khéo léo, đôi khi nó có thể phát sinh vấn đề. Chỉ vậy thôi. Nếu quá nhiều ngã chấp thì nó có thể khiến chúng ta xung khắc với người khác và cản trở chúng ta trong sự thăng hoa tâm linh. Cho nên chúng ta phải thiền nhiều hơn và phải phục vụ người khác nhiều hơn. Rồi chúng ta có thể lên cao hơn. Khi chúng ta lên cao hơn thì ngã chấp sẽ phải ra đi. Bởi vì ngã chấp là ở đẳng cấp tâm thức thấp hơn. Khi chúng ta đạt được màn chắn tốt hơn để khiến mình thấy dễ chịu, tự tin và vui vẻ, như sự thăng hoa tâm linh, thể nghiệm được cao hơn và tốt hơn, thì chúng ta cảm thấy vui vẻ và tự tin trong mọi hoàn cảnh và chúng ta cảm thấy thăng hoa hơn. Cho nên lúc đó ngã chấp sẽ ra đi. Sớm muộn gì ngã chấp cũng sẽ ra đi và ra đi dần dần. Mỗi lần một bước, ngã chấp sẽ ra đi từng lớp một.
Ở đây, trong đẳng cấp thấp hơn của tâm thức vật chất, ngã chấp cũng hành động như một lực động viên và như một màn chắn cho sự phấn đấu cải thiện. Như vậy thì nó hữu ích. Nhưng nếu ngã chấp quá nặng nề, thì dĩ nhiên có nhiều cản trở hơn, như cây mọc quá lớn ra đến lối đi hay trong vườn thì cần phải cắt tỉa.
Cho nên ngã chấp là điều cuối cùng ra đi. Nhưng nó là con dao hai lưỡi. Do đó, nếu không dùng nó khéo léo, đôi khi nó có thể phát sinh vấn đề. Chỉ vậy thôi. Nếu quá nhiều ngã chấp thì nó có thể khiến chúng ta xung khắc với người khác và cản trở chúng ta trong sự thăng hoa tâm linh. Cho nên chúng ta phải thiền nhiều hơn và phải phục vụ người khác nhiều hơn. Rồi chúng ta có thể lên cao hơn. Khi chúng ta lên cao hơn thì ngã chấp sẽ phải ra đi. Bởi vì ngã chấp là ở đẳng cấp tâm thức thấp hơn. Khi chúng ta đạt được màn chắn tốt hơn để khiến mình thấy dễ chịu, tự tin và vui vẻ, như sự thăng hoa tâm linh, thể nghiệm được cao hơn và tốt hơn, thì chúng ta cảm thấy vui vẻ và tự tin trong mọi hoàn cảnh và chúng ta cảm thấy thăng hoa hơn. Cho nên lúc đó ngã chấp sẽ ra đi. Sớm muộn gì ngã chấp cũng sẽ ra đi và ra đi dần dần. Mỗi lần một bước, ngã chấp sẽ ra đi từng lớp một.
Ở đây, trong đẳng cấp thấp hơn của tâm thức vật chất, ngã chấp cũng hành động như một lực động viên và như một màn chắn cho sự phấn đấu cải thiện. Như vậy thì nó hữu ích. Nhưng nếu ngã chấp quá nặng nề, thì dĩ nhiên có nhiều cản trở hơn, như cây mọc quá lớn ra đến lối đi hay trong vườn thì cần phải cắt tỉa.