Ðồng tu 2: Nhiều khi con tập trung hơi bị khó khăn, có lúc tập trung tốt hơn những lúc khác, có lúc tâm trí chạy lung tung. Xin Sư Phụ cho biết cách nào tốt nhất để con trụ tâm để trí tập trung của con mạnh hơn và được nhất tâm bất loạn. Vì nhiều khi con thấy khó quá.
SP: Tôi biết, tôi biết. Ai cũng vậy. Hỏi họ coi! Cô đâu phải là người duy nhất; cô có thể nói là "chúng con". Không cần nói "con". (Mọi người cười) Ðừng lo! Trí tập trung không phải vào lúc nào cũng tùy vào quý vị mà thôi. Còn tùy ngay cả những gì quý vị mới ăn, hay người quý vị mới gặp, hay chương trình truyền hình quý vị mới xem, hay báo chí quý vị vừa mới đọc. Rắc rối lắm! Hoặc là nơi chốn quý vị vừa mới tới, bầu không khí, từ trường của chỗ đó. Lúc nào cũng vậy. Cho nên cứ cố gắng hết mình, tôi chỉ có thể nói vậy thôi. Cố gắng hết sức, và đừng lo.
SP: Tôi biết, tôi biết. Ai cũng vậy. Hỏi họ coi! Cô đâu phải là người duy nhất; cô có thể nói là "chúng con". Không cần nói "con". (Mọi người cười) Ðừng lo! Trí tập trung không phải vào lúc nào cũng tùy vào quý vị mà thôi. Còn tùy ngay cả những gì quý vị mới ăn, hay người quý vị mới gặp, hay chương trình truyền hình quý vị mới xem, hay báo chí quý vị vừa mới đọc. Rắc rối lắm! Hoặc là nơi chốn quý vị vừa mới tới, bầu không khí, từ trường của chỗ đó. Lúc nào cũng vậy. Cho nên cứ cố gắng hết mình, tôi chỉ có thể nói vậy thôi. Cố gắng hết sức, và đừng lo.
Cố gắng hết mình trong sự tu hành rồi để phần còn lại cho Thượng Ðế chăm sóc.
Ðồng tu 2: Con muốn hỏi, Sư Phụ có cách gì để khi ngồi thiền con được lợi ích nhiều nhất, được thiền tốt nhất, giúp con vô sâu trong thiền càng nhiều càng tốt?
SP: Cứ tiếp tục cố gắng! Tập riết sẽ thành tinh thông. Tiếp tục cố gắng! Rất khó, vì thế giới quá nhiều giao động, lúc nào cũng có nhiều chuyện làm cho mình phân tâm. Nhưng vấn đề không phải là thành công hay không, mà là sự cố gắng. Ðó là để huấn luyện lòng kiên trì, thành tâm của quý vị. Cái đó mới tính, bởi vì Thượng Ðế không phải lúc nào cũng kéo lên những người thiền có kết quả mà người có lòng thành. Chỉ cần đi một bước là thiên đàng bước 99 bước. Cứ ráng hết sức mình, vậy thôi!
Tôi đã nói nhiều rồi, cố gắng ngồi thiền hết sức mình. Muốn giúp mình thì hãy giúp người. Giúp anh em của quý vị, giúp quảng bá tin về tâm linh. Ðó là cách giúp mình tốt nhất. Giúp về vật chất không phải là món quà vĩ đại nhất để cống hiến cho người. Quà tâm linh là tốt nhất.
SP: Khi có vấn đề gì, giải pháp duy nhất là tọa thiền. Tôi không biết nói gì khác hơn. Và rồi câu trả lời có thể là không đến liền, nhưng sẽ đến khi quý vị tập trung tốt. Rồi sáng kiến sẽ tự nhiên đến. Nếu vẫn chưa chắc chắn thì lấy một viên kẹo đỏ, một viên xanh, thảy như vầy, rồi cầu Sư Phụ: Xanh là được. Ðỏ là không... (mọi người cười) Nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Quý vị biết tại sao không? Có biết tại sao không được chính xác hoài không?
Ðồng tu 1: Chỉ có 50 phần trăm cơ hội là đúng.
SP: Nhưng tại sao?
Ðồng tu 1: Giống như đánh bài. Trên căn bản chỉ là định mạng.
SP: Ý của quý vị là không thay đổi được số phận, bởi vì định mạng?
Ðồng tu 1: Có thể thay đổi. Nên nếu mình bắt viên màu xanh, thì có thể thay đổi nó qua sự thiền định.
SP: Không, tôi hỏi quý vị tại sao nó không phải lúc nào cũng chính xác, anh à! Gì vậy? Tại sao đàn ông mấy anh lại không nghe rõ! (Sư Phụ để một người khác phát biểu) Nói tôi nghe!
Ðồng tu 2: Nghiệp chướng luôn thay đổi.
SP: À, có thể vậy.
Ðồng tu 3: Mình không đủ chuyên tâm khi thiền.
SP: Cũng đúng luôn!
Ðồng tu 4: Do đầu óc.
SP: Phải rồi. Ðầu óc, thiền định và nhân quả...
Ðồng tu 4: Có nhiều giải pháp cho một hoàn cảnh.
SP: Ðiều đó cũng có. Tốt! Quý vị giỏi lắm! (Sư Phụ nói đùa) Giỏi hiểu lầm! Không phải lúc nào cũng nhất định là: đúng, hay sai cho giải pháp nào đó. Lúc nào cũng có cái giá, cứ chọn cách mà mình nghĩ là tốt nhất. Mỗi khi mình chọn cái gì, lúc nào cũng có cái gì khác đi kèm, như là quà tặng thêm. Trừ khi quý vị đi lên thật cao thì có thể nhìn thấy tốt hơn, còn không thì quý vị chỉ dựa vào trực giác, cũng như định nghiệp.
Mặc dù vậy, nếu quý vị đi lên thật cao, hiểu biết chuyện khá hơn, nhưng nhiều khi cũng không làm theo ý muốn được, bởi vì nghiệp chướng từ trước, hoặc giả từ kiếp trước, trong tiền kiếp, kiếp này, cộng thêm những người liên hệ, bạn bè, kẻ thù, thân nhân từ tiền kiếp, chồng vợ từ kiếp trước, đủ mọi thứ nhiều khi làm cho cuộc sống của mình khó khăn, thú vị, đầy thử thách. Mình gọi đó là cuộc đời. Ðời là thế!
V: Mỗi người đã đạt được một đẳng cấp nào đó, vậy không?
SP: Có thể trong một thời gian ngắn, nhưng hầu hết là không. Thí dụ như, nếu quý vị đang đi lên, rồi bỗng nhiên thâu thập nghiệp chướng xấu, dĩ nhiên quý vị cần phải được rửa nghiệp. Thấy như là mình đang đi xuống, nhưng thật ra không phải. Chỉ là một tiến trình gội rửa. Hầu hết thời gian quý vị chỉ đi lên thôi. Quý vị không bao giờ đi xuống, và chuyện gì xảy ra chỉ là khiến cho tiến trình của quý vị chậm lại. Giống như là một chướng ngại, như là quý vị đang lái xe trên xa lộ rất êm ái, bỗng nhiên có viên đá trên đường, hay xác thú hay con vật nào đã chết, quý vị phải ngừng lại, hay đi qua một bên rồi đi vòng qua nó, hoặc là phải dời chướng ngại đi rồi tiếp tục. Nó chỉ làm quý vị chậm lại thôi.
V: Trong khi cộng tu, nghiệp chướng và lực lượng được chia sẻ. Ðiều này ảnh hưởng đồng tu ra sao?
SP: Tùy theo lòng thành tâm và sự tập trung của quý vị vào lúc đó. Càng tập trung và càng thành tâm, quý vị càng được chia sẻ nhiều ân điển. Sức quý vị nhận được bao nhiêu thì chỉ lãnh được ngần nấy, cho nên hãy tập trung, hãy thành tâm!
Vấn: Khi tu thiền, chúng ta có trở thành nhân sinh toàn vẹn không? Bởi vì có thắc mắc do một cô người Mỹ đặt ra, con nhớ Sư Phụ nói, làm sao mình trở thành toàn thiện, trọn vẹn được. Câu đáp của Sư Phụ là: “Để trọn vẹn thánh thiện, phải là nhân sinh toàn vẹn”. Con thắc mắc, phải có chất liệu nào để thành con người toàn vẹn?
Sư Phụ: Quý vị muốn mang các chất liệu, trộn lại để đúc ra, thành một con người? Không dễ giải thích. Nhưng tôi có thể nói rằng, một con người toàn vẹn là người có nhân phẩm: nhân đạo, từ bi, bác ái, hy sinh, vị tha, sống vì người khác hơn là bản thân. Quý vị tự lo cho mình những gì tối thiểu, cần thiết để sinh tồn. Bằng không, quý vị nghĩ đến tha nhân trước bản thân. Vì đó là nhân phẩm. Nếu không, chúng ta là dã thú. Nếu chỉ nghĩ đến bản thân và nhồi vào mình đủ thứ chất độc, ăn thịt lẫn nhau, vậy thì ít hay nhiều gì chúng ta là dã thú, hoặc ít nhất nửa thú nửa người. Cho nên, theo cách quý vị trường chay, tọa thiền, cố gắng thương yêu lẫn nhau, hy sinh vì người khác, không chỉ đồng tu. Như là cố gắng giúp người tỵ nạn hoặc nạn nhân lũ lụt và vv… Những điều này huấn luyện quý vị trong nhân phẩm.
Ðồng tu 2: Con muốn hỏi, Sư Phụ có cách gì để khi ngồi thiền con được lợi ích nhiều nhất, được thiền tốt nhất, giúp con vô sâu trong thiền càng nhiều càng tốt?
SP: Cứ tiếp tục cố gắng! Tập riết sẽ thành tinh thông. Tiếp tục cố gắng! Rất khó, vì thế giới quá nhiều giao động, lúc nào cũng có nhiều chuyện làm cho mình phân tâm. Nhưng vấn đề không phải là thành công hay không, mà là sự cố gắng. Ðó là để huấn luyện lòng kiên trì, thành tâm của quý vị. Cái đó mới tính, bởi vì Thượng Ðế không phải lúc nào cũng kéo lên những người thiền có kết quả mà người có lòng thành. Chỉ cần đi một bước là thiên đàng bước 99 bước. Cứ ráng hết sức mình, vậy thôi!
Tôi đã nói nhiều rồi, cố gắng ngồi thiền hết sức mình. Muốn giúp mình thì hãy giúp người. Giúp anh em của quý vị, giúp quảng bá tin về tâm linh. Ðó là cách giúp mình tốt nhất. Giúp về vật chất không phải là món quà vĩ đại nhất để cống hiến cho người. Quà tâm linh là tốt nhất.
SP: Khi có vấn đề gì, giải pháp duy nhất là tọa thiền. Tôi không biết nói gì khác hơn. Và rồi câu trả lời có thể là không đến liền, nhưng sẽ đến khi quý vị tập trung tốt. Rồi sáng kiến sẽ tự nhiên đến. Nếu vẫn chưa chắc chắn thì lấy một viên kẹo đỏ, một viên xanh, thảy như vầy, rồi cầu Sư Phụ: Xanh là được. Ðỏ là không... (mọi người cười) Nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Quý vị biết tại sao không? Có biết tại sao không được chính xác hoài không?
Ðồng tu 1: Chỉ có 50 phần trăm cơ hội là đúng.
SP: Nhưng tại sao?
Ðồng tu 1: Giống như đánh bài. Trên căn bản chỉ là định mạng.
SP: Ý của quý vị là không thay đổi được số phận, bởi vì định mạng?
Ðồng tu 1: Có thể thay đổi. Nên nếu mình bắt viên màu xanh, thì có thể thay đổi nó qua sự thiền định.
SP: Không, tôi hỏi quý vị tại sao nó không phải lúc nào cũng chính xác, anh à! Gì vậy? Tại sao đàn ông mấy anh lại không nghe rõ! (Sư Phụ để một người khác phát biểu) Nói tôi nghe!
Ðồng tu 2: Nghiệp chướng luôn thay đổi.
SP: À, có thể vậy.
Ðồng tu 3: Mình không đủ chuyên tâm khi thiền.
SP: Cũng đúng luôn!
Ðồng tu 4: Do đầu óc.
SP: Phải rồi. Ðầu óc, thiền định và nhân quả...
Ðồng tu 4: Có nhiều giải pháp cho một hoàn cảnh.
SP: Ðiều đó cũng có. Tốt! Quý vị giỏi lắm! (Sư Phụ nói đùa) Giỏi hiểu lầm! Không phải lúc nào cũng nhất định là: đúng, hay sai cho giải pháp nào đó. Lúc nào cũng có cái giá, cứ chọn cách mà mình nghĩ là tốt nhất. Mỗi khi mình chọn cái gì, lúc nào cũng có cái gì khác đi kèm, như là quà tặng thêm. Trừ khi quý vị đi lên thật cao thì có thể nhìn thấy tốt hơn, còn không thì quý vị chỉ dựa vào trực giác, cũng như định nghiệp.
Mặc dù vậy, nếu quý vị đi lên thật cao, hiểu biết chuyện khá hơn, nhưng nhiều khi cũng không làm theo ý muốn được, bởi vì nghiệp chướng từ trước, hoặc giả từ kiếp trước, trong tiền kiếp, kiếp này, cộng thêm những người liên hệ, bạn bè, kẻ thù, thân nhân từ tiền kiếp, chồng vợ từ kiếp trước, đủ mọi thứ nhiều khi làm cho cuộc sống của mình khó khăn, thú vị, đầy thử thách. Mình gọi đó là cuộc đời. Ðời là thế!
V: Mỗi người đã đạt được một đẳng cấp nào đó, vậy không?
SP: Có thể trong một thời gian ngắn, nhưng hầu hết là không. Thí dụ như, nếu quý vị đang đi lên, rồi bỗng nhiên thâu thập nghiệp chướng xấu, dĩ nhiên quý vị cần phải được rửa nghiệp. Thấy như là mình đang đi xuống, nhưng thật ra không phải. Chỉ là một tiến trình gội rửa. Hầu hết thời gian quý vị chỉ đi lên thôi. Quý vị không bao giờ đi xuống, và chuyện gì xảy ra chỉ là khiến cho tiến trình của quý vị chậm lại. Giống như là một chướng ngại, như là quý vị đang lái xe trên xa lộ rất êm ái, bỗng nhiên có viên đá trên đường, hay xác thú hay con vật nào đã chết, quý vị phải ngừng lại, hay đi qua một bên rồi đi vòng qua nó, hoặc là phải dời chướng ngại đi rồi tiếp tục. Nó chỉ làm quý vị chậm lại thôi.
V: Trong khi cộng tu, nghiệp chướng và lực lượng được chia sẻ. Ðiều này ảnh hưởng đồng tu ra sao?
SP: Tùy theo lòng thành tâm và sự tập trung của quý vị vào lúc đó. Càng tập trung và càng thành tâm, quý vị càng được chia sẻ nhiều ân điển. Sức quý vị nhận được bao nhiêu thì chỉ lãnh được ngần nấy, cho nên hãy tập trung, hãy thành tâm!
Vấn: Khi tu thiền, chúng ta có trở thành nhân sinh toàn vẹn không? Bởi vì có thắc mắc do một cô người Mỹ đặt ra, con nhớ Sư Phụ nói, làm sao mình trở thành toàn thiện, trọn vẹn được. Câu đáp của Sư Phụ là: “Để trọn vẹn thánh thiện, phải là nhân sinh toàn vẹn”. Con thắc mắc, phải có chất liệu nào để thành con người toàn vẹn?
Sư Phụ: Quý vị muốn mang các chất liệu, trộn lại để đúc ra, thành một con người? Không dễ giải thích. Nhưng tôi có thể nói rằng, một con người toàn vẹn là người có nhân phẩm: nhân đạo, từ bi, bác ái, hy sinh, vị tha, sống vì người khác hơn là bản thân. Quý vị tự lo cho mình những gì tối thiểu, cần thiết để sinh tồn. Bằng không, quý vị nghĩ đến tha nhân trước bản thân. Vì đó là nhân phẩm. Nếu không, chúng ta là dã thú. Nếu chỉ nghĩ đến bản thân và nhồi vào mình đủ thứ chất độc, ăn thịt lẫn nhau, vậy thì ít hay nhiều gì chúng ta là dã thú, hoặc ít nhất nửa thú nửa người. Cho nên, theo cách quý vị trường chay, tọa thiền, cố gắng thương yêu lẫn nhau, hy sinh vì người khác, không chỉ đồng tu. Như là cố gắng giúp người tỵ nạn hoặc nạn nhân lũ lụt và vv… Những điều này huấn luyện quý vị trong nhân phẩm.