(Sư Phụ đọc sách:)
Có một người mua một miếng đất của người láng giềng, lúc người này mua là đúng vào ngày cuối cùng của thời đại Hoàng Kim. Thời đại Hoàng Kim là gì? Vào thời đại này đa số con người đều rất lương thiện, trọng nghĩa khinh tài, rất quân tử, rất thanh liêm, rất can đảm, rất cao thượng..., có nghĩa là rất đức hạnh, thời đại đó được gọi là thời đại Hoàng Kim.
Có một người mua một miếng đất của người láng giềng, lúc người này mua là đúng vào ngày cuối cùng của thời đại Hoàng Kim. Thời đại Hoàng Kim là gì? Vào thời đại này đa số con người đều rất lương thiện, trọng nghĩa khinh tài, rất quân tử, rất thanh liêm, rất can đảm, rất cao thượng..., có nghĩa là rất đức hạnh, thời đại đó được gọi là thời đại Hoàng Kim.
Hiện tại chúng ta cũng đang sống vào thời đại "Hoàng Kim" - mọi người đều thích vàng, vàng quan trọng hơn người. Cho nên người Âu Lạc dùng vàng mua lấy mạng sống của mình để trốn ra nước ngoài. Có người sang Thái Lan dùng vàng để mua nước tắm. Quả thật có người giàu như vậy. Thế mà có người nói họ là tỵ nạn kinh tế, nói họ vì "nghèo khổ" mới bỏ xứ ra đi. Có những đệ tử biết chuyện này kể lại, họ đã dùng vàng để mua nước tắm. Bởi vì bên Thái Lan nước rất hiếm, nếu quý vị có vàng, có tiền, thì mới có thể tắm, nếu không thì khỏi tắm luôn. Uống còn không đủ, nước đâu mà tắm! Dùng vàng để mua nước tắm, không phải thỉnh thoảng như thế, mà ngày nào cũng vậy! Có người thật là giàu đến thế. Nhưng không phải người nào cũng giàu như vậy, có người tài sản bị rớt xuống biển, hoặc không kịp mang theo. Ngoài ra cũng có người nghèo khổ, nhưng không phải ai cũng nghèo khổ cả.
Bây giờ câu chuyện mà chúng ta đang nói quả thật xảy ra vào thời đại Hoàng Kim, lúc bấy giờ là thời đại Hoàng Kim thật sự, còn bây giờ là thời đại "kiếm vàng" (Sư Phụ cười). Nhìn thấy vàng là con mắt sáng lên, rồi ôm thật chặt, không chịu bỏ ra. Kể đến đây, Sư Phụ nhớ lại có một người vào tiệm bán vàng, ăn cắp một thỏi vàng giữa thanh thiên bạch nhật, sau đó bị người ta bắt được nhốt vào tù. Quan tòa mới hỏi: "Giữa thanh thiên bạch nhật, chỗ nào cũng có người, bộ anh không thấy sao? Tại sao lại dám ăn cắp vào lúc như vậy để người ta bắt được?" Người này trả lời: "Chao ôi! Lúc đó tôi chỉ thấy có vàng, không thấy người nào cả." (Mọi người cười) Ðó chính là thời đại "kiếm vàng".
Trong câu chuyện này, có một người mua một mảnh đất của người láng giềng, lúc đó đúng vào ngày cuối cùng của thời đại Hoàng Kim. Sau khi ông mua xong mảnh đất, ngày hôm sau thế giới trở thành Thời Ðại Ðen Tối. Thời Ðại Ðen Tối ý muốn nói rằng lúc đó lòng người rất hỗn loạn, không có lương tâm, tàn sát và gạt gẫm lẫn nhau, chỉ vì tiền mà tranh chấp mãi, không nhường nhịn nhau, hoặc không biết đến lễ phép là gì. Trong khi Thời Ðại Hoàng Kim, con người không coi trọng vàng bạc, chỉ xem trọng đạo đức, xem trọng trí huệ tu hành.
Vừa vặn lúc đó Thời Ðại Hoàng Kim chỉ còn lại ngày hôm ấy, sáng hôm sau sẽ trở thành Thời Ðại Ðen Tối. Người mua miếng đất ấy xong liền bắt đầu dọn dẹp đất đai, đào đất để dựng cột cất nhà. Sự chuyển biến giữa Thời Ðại Hoàng Kim và Thời Ðại Ðen Tối cả hai người mua và bán đều không biết đến, chẳng qua họ chỉ gặp phải hoàn cảnh xảy ra như thế mà thôi. Ðương nhiên Trời biết điều này.
Lúc người mua đất đào đất, ông nhìn thấy một hũ vàng chôn, trong hũ toàn là vàng, ông mới khiêng hũ vàng này tới nhà người láng giềng, tìm người chủ bán miếng đất cho ông! (Lúc đó vẫn còn Thời Ðại Hoàng Kim, "ngày mai" vẫn chưa đến!). Ông nói rằng: "Ồ! Hôm nay tôi đào mảnh đất, thấy được hủ vàng này, bây giờ tôi mang đến trả ông, bởi vì tôi mua đất chớ không mua vàng, cho nên hũ vàng này không thuộc về tôi. Tôi chỉ trả tiền đất mà thôi, không có trả tiền vàng, đây là vật dư ra, tôi trả lại cho ông!" Thời Ðại Hoàng Kim có khác!
Người bán đất trước kia liền nói: "Ồ! Chúc mừng anh! Ái chà! Tốt quá! Nó là của anh. Anh không cần phải trả lại tôi, bởi vì khi tôi bán miếng đất đó cho anh, có nghĩa là tất cả mọi vật trong miếng đất ấy đều thuộc về anh, cho nên tôi không có quyền nhận lại!" Sau đó hai người cứ nhường qua nhường lại, không ai chịu lấy, bởi vì cả hai đều thấy ngại ngùng, không đúng nếu mình lấy hủ vàng đó. Một người thì nghĩ rằng một khi mình bán ra thì tất cả mọi vật trong miếng đất ấy đều thuộc về người mua. Còn một người thì nghĩ rằng mình chỉ bỏ tiền ra mua đất mà thôi, không bỏ tiền ra mua vàng, cho nên vàng không thuộc về mình. Ồ! Cả hai đều có lý, rồi cả hai đều cứ mãi nhường nhau, không ai muốn nhận hũ vàng đó.
Cuối cùng cả hai đều mệt nên mới bảo nhau: "Thôi được! Hai chúng ta hãy về nhà nghỉ ngơi, ngồi thiền cầu Sư Phụ bên trong giúp đỡ!" (Sư Phụ cười) Ồ, không phải đâu! Họ nói: "Ồ! Bây giờ trời đã sắp sửa tối, chúng ta đã mệt lắm rồi, chúng ta hãy về nghỉ ngơi, để vàng qua một bên, ngày mai nghĩ kỹ lại rồi hãy nói!" Sau đó ai về nhà nấy.
Tuy nhiên, vào nửa đêm, Thượng Ðế biến thế giới này thành Thời Ðại Ðen Tối. Bất chợt, một trận cuồng phong thổi qua mặt đất. Sau đó đạo đức lòng người toàn thế giới trong nháy mắt đã bị ảnh hưởng mà biến đổi thành đen tối. Chuyện xảy ra rất tự nhiên, cho nên không ai biết cả.
Sáng ngày hôm sau, như đã đồng ý, người mua và người bán trở lại nơi để hủ vàng. Khi họ đến, người mua - người chủ mới của miếng đất - liền nói: "Tôi đã nghĩ kỹ càng. Những gì anh nói ngày hôm qua đều đúng cả (mọi người cười.) Tôi đồng ý với anh một trăm phần trăm. Tôi đã mua miếng đất ấy, đương nhiên những gì ở trong miếng đất đều thuộc về tôi. Anh nói đúng hết sức! Cho nên tôi đến để lấy hũ vàng. Cảm ơn, cảm ơn anh vô cùng!"
Người láng giềng - người chủ đất cũ - liền đáp lời: "Không! Không! Không! Không đúng, không đúng! Hôm nay tôi cũng đã suy nghĩ kỹ càng lắm rồi! Tôi nhận thấy ngày hôm qua anh nói rất đúng, tôi đồng ý một trăm phần trăm. Bởi vì anh không thể mua món hàng mà anh không có ý định mua, vả lại anh cũng không trả tiền cho món hàng ấy; anh chỉ mua đất mà thôi, đâu có ý định mua vàng, cho nên vàng này phải thuộc về tôi. Ðúng vậy! Hôm nay tôi đến để lấy lại hủ vàng! Cảm ơn anh!"
Cả hai đều muốn lấy, cả hai đều muốn giành cho mình, cả hai tranh qua cãi lại, to tiếng với nhau, không ai chịu nhường ai. Sau đó hai người trở thành kẻ thù của nhau. Vốn dĩ hai người là bạn tốt, bây giờ trở thành kẻ thù bất cộng đái thiên. Cả hai người ngày ngày lên cửa quan kiện cáo nhau, chỉ trích đối phương không đúng. Chỉ vì một hũ vàng, từ người láng giềng tốt, người quân tử tốt, người bạn tốt, giờ thì trở nên như thế. Nếu như không có hũ vàng, cho dù Thượng Ðế có biến thế giới này thành Thời Ðại Ðen Tối, chưa chắc họ đã trở thành kẻ thù của nhau. Rất có thể họ không thân thiện nhau, nhưng mỗi người lo đời sống riêng của mình, ai làm chuyện nấy; một người thì cất nhà, còn một người thì làm ăn buôn bán, không trở thành kẻ thù của nhau.
Cho nên tiền dùng không đúng chỗ sẽ trở nên rất phiền phức. Nếu chúng ta để nó khống trị cũng sẽ trở nên rất phiền phức. Cho nên Sư Phụ mới nói, đừng vì tiền mà bán đi linh hồn và phong độ cao thượng của mình. Không có đáng đâu! Quý vị thấy hai người đó làm như vậy có đáng không? Ban đầu là bạn bè rất quân tử, rất cao thượng. Ðột nhiên, chỉ vì một hũ vàng, hai người trở nên như thế. Ðó là vì bị thế giới ảnh hưởng, bị Thời Ðại Ðen Tối ảnh hưởng, nhưng cũng vì lương tâm của họ không đủ kiên cố, không hiểu đạo đức.
Nếu chúng ta hiểu đạo đức, thấu triệt đạo lý một cách sâu sắc, dù hoàn cảnh có như thế nào, chúng ta cũng không biến đổi! Bởi vì chúng ta biết đúng là đúng, sai là sai, không thể đem hoàn cảnh sai cho là đúng. Cho nên, chúng ta ở đâu cũng đúng cả, gặp hoàn cảnh nào cũng tốt; bởi vì chúng ta biết điều nào là đúng, đó mới là quan trọng.
Nếu không chúng ta sẽ trách cứ nói rằng đó là Thời Ðại "Hoàng Kim", Thời Ðại "Bạch Kim". Thật ra phút giây nào cũng là Thời Ðại Hoàng Kim, Thời Ðại Bạch Kim cả. Nếu chúng ta biết hướng về bên trong tìm lấy phẩm chất cao quý của mình, tìm trí huệ vô thượng của mình, thì thời đại nào cũng giống nhau. Nếu không, thì thời đại nào chúng ta cũng gặp khó khăn!
Ðây là câu chuyện của Ấn Ðộ, ngay cả người Ấn Ðộ trước đây cũng như thế. Rất có thể vị Minh Sư kể câu chuyện này là để dạy dỗ đệ tử của mình, không nhất định là câu chuyện thật. Nhưng thời đại tốt là phải như thế. Trung Quốc trước đây lúc vào thời đại Nghiêu Thuấn, đó cũng là Thời Ðại Hoàng Kim, buổi tối không cần đóng cửa, đồ rớt trên đường không ai nhặt, bởi vì nếu chúng ta nhặt, lát nữa người ta trở lại sẽ tìm không thấy. Thời đại bây giờ chưa rớt đã bị giựt lấy đi rồi (Sư Phụ và mọi người cười). Người khác làm rớt thì mình mau mau nhặt lấy, nếu như quý vị không nhặt, thì người khác cũng nhặt mất, đáng tiếc! (Sư Phụ cười). Cho nên, trông qua thì biết lúc nào là Thời Ðại Hoàng Kim, lúc nào là Thời Ðại "Kinh Hoàng". Thời đại bây giờ trông khá "kinh hoàng", đáng sợ.
Quý vị sau khi tu hành, lòng tham và phẩm chất xem tiền rất nặng có giảm không? (Mọi người đáp: Có.) Ðó là một chuyện rất đáng mừng. Ý nói rằng ở đây có bao nhiêu hủ vàng cũng không sao, điều đó biểu lộ rằng chúng ta đang ở vào Thời Ðại Hoàng Kim.
Ðạo Tràng Thiên Sơn Sa Ðiền, Hồng Kông
Ngày 19 tháng 4 năm 1994 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa
Bây giờ câu chuyện mà chúng ta đang nói quả thật xảy ra vào thời đại Hoàng Kim, lúc bấy giờ là thời đại Hoàng Kim thật sự, còn bây giờ là thời đại "kiếm vàng" (Sư Phụ cười). Nhìn thấy vàng là con mắt sáng lên, rồi ôm thật chặt, không chịu bỏ ra. Kể đến đây, Sư Phụ nhớ lại có một người vào tiệm bán vàng, ăn cắp một thỏi vàng giữa thanh thiên bạch nhật, sau đó bị người ta bắt được nhốt vào tù. Quan tòa mới hỏi: "Giữa thanh thiên bạch nhật, chỗ nào cũng có người, bộ anh không thấy sao? Tại sao lại dám ăn cắp vào lúc như vậy để người ta bắt được?" Người này trả lời: "Chao ôi! Lúc đó tôi chỉ thấy có vàng, không thấy người nào cả." (Mọi người cười) Ðó chính là thời đại "kiếm vàng".
Trong câu chuyện này, có một người mua một mảnh đất của người láng giềng, lúc đó đúng vào ngày cuối cùng của thời đại Hoàng Kim. Sau khi ông mua xong mảnh đất, ngày hôm sau thế giới trở thành Thời Ðại Ðen Tối. Thời Ðại Ðen Tối ý muốn nói rằng lúc đó lòng người rất hỗn loạn, không có lương tâm, tàn sát và gạt gẫm lẫn nhau, chỉ vì tiền mà tranh chấp mãi, không nhường nhịn nhau, hoặc không biết đến lễ phép là gì. Trong khi Thời Ðại Hoàng Kim, con người không coi trọng vàng bạc, chỉ xem trọng đạo đức, xem trọng trí huệ tu hành.
Vừa vặn lúc đó Thời Ðại Hoàng Kim chỉ còn lại ngày hôm ấy, sáng hôm sau sẽ trở thành Thời Ðại Ðen Tối. Người mua miếng đất ấy xong liền bắt đầu dọn dẹp đất đai, đào đất để dựng cột cất nhà. Sự chuyển biến giữa Thời Ðại Hoàng Kim và Thời Ðại Ðen Tối cả hai người mua và bán đều không biết đến, chẳng qua họ chỉ gặp phải hoàn cảnh xảy ra như thế mà thôi. Ðương nhiên Trời biết điều này.
Lúc người mua đất đào đất, ông nhìn thấy một hũ vàng chôn, trong hũ toàn là vàng, ông mới khiêng hũ vàng này tới nhà người láng giềng, tìm người chủ bán miếng đất cho ông! (Lúc đó vẫn còn Thời Ðại Hoàng Kim, "ngày mai" vẫn chưa đến!). Ông nói rằng: "Ồ! Hôm nay tôi đào mảnh đất, thấy được hủ vàng này, bây giờ tôi mang đến trả ông, bởi vì tôi mua đất chớ không mua vàng, cho nên hũ vàng này không thuộc về tôi. Tôi chỉ trả tiền đất mà thôi, không có trả tiền vàng, đây là vật dư ra, tôi trả lại cho ông!" Thời Ðại Hoàng Kim có khác!
Người bán đất trước kia liền nói: "Ồ! Chúc mừng anh! Ái chà! Tốt quá! Nó là của anh. Anh không cần phải trả lại tôi, bởi vì khi tôi bán miếng đất đó cho anh, có nghĩa là tất cả mọi vật trong miếng đất ấy đều thuộc về anh, cho nên tôi không có quyền nhận lại!" Sau đó hai người cứ nhường qua nhường lại, không ai chịu lấy, bởi vì cả hai đều thấy ngại ngùng, không đúng nếu mình lấy hủ vàng đó. Một người thì nghĩ rằng một khi mình bán ra thì tất cả mọi vật trong miếng đất ấy đều thuộc về người mua. Còn một người thì nghĩ rằng mình chỉ bỏ tiền ra mua đất mà thôi, không bỏ tiền ra mua vàng, cho nên vàng không thuộc về mình. Ồ! Cả hai đều có lý, rồi cả hai đều cứ mãi nhường nhau, không ai muốn nhận hũ vàng đó.
Cuối cùng cả hai đều mệt nên mới bảo nhau: "Thôi được! Hai chúng ta hãy về nhà nghỉ ngơi, ngồi thiền cầu Sư Phụ bên trong giúp đỡ!" (Sư Phụ cười) Ồ, không phải đâu! Họ nói: "Ồ! Bây giờ trời đã sắp sửa tối, chúng ta đã mệt lắm rồi, chúng ta hãy về nghỉ ngơi, để vàng qua một bên, ngày mai nghĩ kỹ lại rồi hãy nói!" Sau đó ai về nhà nấy.
Tuy nhiên, vào nửa đêm, Thượng Ðế biến thế giới này thành Thời Ðại Ðen Tối. Bất chợt, một trận cuồng phong thổi qua mặt đất. Sau đó đạo đức lòng người toàn thế giới trong nháy mắt đã bị ảnh hưởng mà biến đổi thành đen tối. Chuyện xảy ra rất tự nhiên, cho nên không ai biết cả.
Sáng ngày hôm sau, như đã đồng ý, người mua và người bán trở lại nơi để hủ vàng. Khi họ đến, người mua - người chủ mới của miếng đất - liền nói: "Tôi đã nghĩ kỹ càng. Những gì anh nói ngày hôm qua đều đúng cả (mọi người cười.) Tôi đồng ý với anh một trăm phần trăm. Tôi đã mua miếng đất ấy, đương nhiên những gì ở trong miếng đất đều thuộc về tôi. Anh nói đúng hết sức! Cho nên tôi đến để lấy hũ vàng. Cảm ơn, cảm ơn anh vô cùng!"
Người láng giềng - người chủ đất cũ - liền đáp lời: "Không! Không! Không! Không đúng, không đúng! Hôm nay tôi cũng đã suy nghĩ kỹ càng lắm rồi! Tôi nhận thấy ngày hôm qua anh nói rất đúng, tôi đồng ý một trăm phần trăm. Bởi vì anh không thể mua món hàng mà anh không có ý định mua, vả lại anh cũng không trả tiền cho món hàng ấy; anh chỉ mua đất mà thôi, đâu có ý định mua vàng, cho nên vàng này phải thuộc về tôi. Ðúng vậy! Hôm nay tôi đến để lấy lại hủ vàng! Cảm ơn anh!"
Cả hai đều muốn lấy, cả hai đều muốn giành cho mình, cả hai tranh qua cãi lại, to tiếng với nhau, không ai chịu nhường ai. Sau đó hai người trở thành kẻ thù của nhau. Vốn dĩ hai người là bạn tốt, bây giờ trở thành kẻ thù bất cộng đái thiên. Cả hai người ngày ngày lên cửa quan kiện cáo nhau, chỉ trích đối phương không đúng. Chỉ vì một hũ vàng, từ người láng giềng tốt, người quân tử tốt, người bạn tốt, giờ thì trở nên như thế. Nếu như không có hũ vàng, cho dù Thượng Ðế có biến thế giới này thành Thời Ðại Ðen Tối, chưa chắc họ đã trở thành kẻ thù của nhau. Rất có thể họ không thân thiện nhau, nhưng mỗi người lo đời sống riêng của mình, ai làm chuyện nấy; một người thì cất nhà, còn một người thì làm ăn buôn bán, không trở thành kẻ thù của nhau.
Cho nên tiền dùng không đúng chỗ sẽ trở nên rất phiền phức. Nếu chúng ta để nó khống trị cũng sẽ trở nên rất phiền phức. Cho nên Sư Phụ mới nói, đừng vì tiền mà bán đi linh hồn và phong độ cao thượng của mình. Không có đáng đâu! Quý vị thấy hai người đó làm như vậy có đáng không? Ban đầu là bạn bè rất quân tử, rất cao thượng. Ðột nhiên, chỉ vì một hũ vàng, hai người trở nên như thế. Ðó là vì bị thế giới ảnh hưởng, bị Thời Ðại Ðen Tối ảnh hưởng, nhưng cũng vì lương tâm của họ không đủ kiên cố, không hiểu đạo đức.
Nếu chúng ta hiểu đạo đức, thấu triệt đạo lý một cách sâu sắc, dù hoàn cảnh có như thế nào, chúng ta cũng không biến đổi! Bởi vì chúng ta biết đúng là đúng, sai là sai, không thể đem hoàn cảnh sai cho là đúng. Cho nên, chúng ta ở đâu cũng đúng cả, gặp hoàn cảnh nào cũng tốt; bởi vì chúng ta biết điều nào là đúng, đó mới là quan trọng.
Nếu không chúng ta sẽ trách cứ nói rằng đó là Thời Ðại "Hoàng Kim", Thời Ðại "Bạch Kim". Thật ra phút giây nào cũng là Thời Ðại Hoàng Kim, Thời Ðại Bạch Kim cả. Nếu chúng ta biết hướng về bên trong tìm lấy phẩm chất cao quý của mình, tìm trí huệ vô thượng của mình, thì thời đại nào cũng giống nhau. Nếu không, thì thời đại nào chúng ta cũng gặp khó khăn!
Ðây là câu chuyện của Ấn Ðộ, ngay cả người Ấn Ðộ trước đây cũng như thế. Rất có thể vị Minh Sư kể câu chuyện này là để dạy dỗ đệ tử của mình, không nhất định là câu chuyện thật. Nhưng thời đại tốt là phải như thế. Trung Quốc trước đây lúc vào thời đại Nghiêu Thuấn, đó cũng là Thời Ðại Hoàng Kim, buổi tối không cần đóng cửa, đồ rớt trên đường không ai nhặt, bởi vì nếu chúng ta nhặt, lát nữa người ta trở lại sẽ tìm không thấy. Thời đại bây giờ chưa rớt đã bị giựt lấy đi rồi (Sư Phụ và mọi người cười). Người khác làm rớt thì mình mau mau nhặt lấy, nếu như quý vị không nhặt, thì người khác cũng nhặt mất, đáng tiếc! (Sư Phụ cười). Cho nên, trông qua thì biết lúc nào là Thời Ðại Hoàng Kim, lúc nào là Thời Ðại "Kinh Hoàng". Thời đại bây giờ trông khá "kinh hoàng", đáng sợ.
Quý vị sau khi tu hành, lòng tham và phẩm chất xem tiền rất nặng có giảm không? (Mọi người đáp: Có.) Ðó là một chuyện rất đáng mừng. Ý nói rằng ở đây có bao nhiêu hủ vàng cũng không sao, điều đó biểu lộ rằng chúng ta đang ở vào Thời Ðại Hoàng Kim.
Ðạo Tràng Thiên Sơn Sa Ðiền, Hồng Kông
Ngày 19 tháng 4 năm 1994 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa