Bây giờ có một truyện khác về một vị vua Hồi giáo ở Ðề-li. Trong tất cả các truyền thống tôn giáo chân chính, tất cả các vị Thánh khai ngộ đều hành động giống nhau. Hoặc giả tự mình kiếm tiền mưu sinh như người tại gia và để dành cho đến khi có đủ thì đi giảng Ðạo, hoặc giả nếu phải dựa vào sự cúng dường của đại chúng, thì họ cũng chỉ lấy đủ dùng để phục vụ đại chúng về mặt tâm linh.
Lúc bấy giờ có một vị vua là người Hồi giáo, trị vì Ðề-li, tên là Nasiruddin. Nhân tiện, tôi đọc quý vị nghe lời nói đầu của quyển sách này, gọi là "Mưu sinh lương thiện," đến từ châm ngôn của người Do Thái, quý vị có tưởng tượng được không? Tình cờ chúng ta cũng được biết truyền thống Do Thái. Câu châm ngôn như thế này: "Hãy để cuộc trò chuyện không có sự ham muốn,"nghĩa là không tham lam. "Hãy mãn nguyện với những gì mình có", nghĩa là bất cứ những gì mình có, nên hài lòng. Không tham lam, không muốn gì hơn là những gì mình đã có, hoặc những gì tự nhiên đến với mình. "Bởi vì Ngài đã nói: ‘Ta sẽ không bao giờ rời xa, hoặc bỏ rơi các con’. Thượng Ðế là người chăn chiên, giúp đỡ, tôi sẽ không sợ hãi những gì người đời đối đãi với tôi".
Nếu có lòng tin Thượng Ðế, quý vị không sợ gì nữa. Ý nghĩa là như vậy và cứ vui vẻ với những gì mình có, hiểu không? Tất cả tôn giáo điều nói cùng một thứ. Thành thật, tự mưu sinh, sống giản dị. Bấy giờ, vua Nasruddin là một trong số những người sống y như những gì chúng ta vừa nói từ truyền thống của Do Thái giáo. Ngài là một vị vua Hồi giáo sống ở Ðề-li và chưa bao giờ dùng một xu của quốc khố cho bản thân, luôn tự mình kiếm tiền mưu sinh. Như vậy ngài làm gì để sinh sống? Một vị vua làm cách nào để mưu sinh? Phần đông vua chúa và hoàng gia không được phép làm việc vì e rằng họ sẽ mất phẩm giá và uy quyền, trở thành thường dân, như một công nhân, kiếm tiền mưu sinh như mọi người khác, vậy làm sao có thể trị dân được? Ðó là một sự ngạc nhiên; chúng ta sẽ thấy! Sau khi thu xếp xong việc triều chính vào ban ngày, ban đêm, Ngài về nhà chép Kinh Koran, tự tay chép, và bảo người hầu mang ra chợ bán. Cho nên chỉ là công việc tâm linh. Và bất cứ đồng nào ngài kiếm được từ việc làm này, ngài chi tiêu cho bản thân và gia đình. Có phải là vị vua rất liêm chính không? Chúng ta nên hoan hô ngài. (Vỗ tay)
Ở Trung Hoa, có một truyền thống tương tự. Có một vị Minh sư làm việc cả ngày, và ông nói, nếu ngày nào ông không làm việc, ông sẽ không ăn. Ông tên là Bại Trương. Cho đến khi rất già, ông vẫn tiếp tục làm việc, tiếp tục làm việc, làm việc, và làm việc. Một ngày, ông đã rất già rồi, các đệ tử giấu dụng cụ của ông, tại vì ông thường đi ra ngoài trồng rau để ăn, nhưng họ giấu dụng cụ để ông không làm được nữa, thế là ngày đó ông không ăn. Một ngày không lao động thì một ngày không ăn. Chỉ vậy thôi. Ðó là châm ngôn của ông. Ông sống làm tấm gương cho đến khi thật già.
Ðược, chúng ta hãy trở lại Ðề-li. Một trong những người hầu của nhà vua đã nhiều tháng trôi qua chưa nhận được tiền lương. Rồi một ngày nọ người hầu nhận được một lá thư từ gia đình ông ở phương xa, bảo ông phải về nhà tức khắc vì có chuyện khẩn cấp. Cho nên ông ta cần tiền để đi về quê và dĩ nhiên là để cho người thân nữa. Quý vị phải biết rằng một người hầu của một vị vua như thế này nhất định cũng là một người tu hành rất tốt, cho nên có lẽ là ông chỉ làm việc, không để ý đến tiền lương. Nhưng có lẽ nhà vua cũng cho chút tiền túi để tiêu dùng hàng tháng cho việc lặt vặt. (Sư Phụ cười)
Người hầu cần phải về quê và nhà vua nói: "Xin lỗi, ta hiện thời không có tiền". (Sư Phụ cười) Ồ! Vua gì mà tội nghiệp quá. "Vậy ngươi có thể đợi thêm chút không?" Vài tháng nữa trôi qua, người hầu thật sự cần phải về quê vì đã nhận thêm một tin khác của gia đình bảo phải về tức khắc, trong gia đình có người bị bệnh, có thể sắp qua đời, và họ cần tiền tiêu cho việc đó. Cho nên ông van xin nhà vua cho phép ông về nhà. Khi ông sửa soạn về, nhà vua đưa cho ông 2 ru-pi! Chúa ơi, đó là khoảng 2 xu tiền Formosa, còn chưa tới 2 xu tiền Mỹ nữa. Nhà vua nói với người hầu rằng: "Số tiền này tuy rất ít, nhưng là đến từ sự mưu sinh lương thiện của ta, cho nên sẽ thu hút được rất nhiều phú quý. Trong đó có sự gia trì của Thượng Ðế. Mọi người sẽ biết đó là đồng tiền thanh liêm. Thiên đàng biết được điều đó. Cho nên đừng lo, cứ vui vẻ với nó!"
Người hầu rất ngạc nhiên trước món tiền lớn 2 ru-pi, tương đương với 2 xu tiền Formosa, không có ý nghĩa gì ngay cả vào thời đó. Nhưng nhà vua nói: "Thượng Ðế sẽ gia ân cho ngươi bội phần, vì tiền của ta lương thiện, cho nên cứ đi về, đừng lo lắng điều đó, Thượng Ðế sẽ gia trì cho ngươi!" Thế là người hầu ra đi. Ông không thể làm gì hơn. Nhà vua không có tiền, thì làm gì được đây? Cho nên ông ra đi với 2 đồng ru-pi, nhưng mặc dù ông tin tưởng nhà vua, trong tâm ông vẫn thắc mắc làm sao đối diện với gia đình với hai bàn tay trắng. Khi ông về nhà, gia đình nhất định trông mong quà cáp. Làm người hầu của vua, đi về nhà trắng tay như vậy, ông làm sao giải thích với gia đình đây? Bởi vì người thế gian là như vậy, nếu làm việc cho nhà vua hoặc nếu có địa vị cao trong thế gian, thì gia đình, thân nhân của quý vị trông mong quý vị mang về những món quà lớn, tiền bạc, hoặc chi đó. Chuyện này cũng bình thường, phải không?
Người hầu này rất buồn bã, bước đi với lòng nặng trĩu, suy nghĩ phải làm gì. Trên đường về nhà, ông không có tiền để chi tiêu cho những món sang trọng, xe cộ hoặc đại khái vậy. Nhưng ông bất chợt nhìn thấy những trái lựu chín đỏ, ngon lành. Quý vị biết trái lựu không? Giống như trái táo đỏ, bên trong đầy những hạt tí ti nho nhỏ trong suốt như hồng ngọc. Cấu trúc bên trong rất đẹp, như là một miếng châu báu khi mở ra. Thế là ông đưa 2 ru-pi, bỏ hết ra, nghĩ rằng chỉ có thể mua được một trái lựu để thỏa lòng, thì cứ làm vậy cho rồi. Bởi vì 2 ru-pi thật ra chẳng mua được gì nhiều, không xài được bao nhiêu. Ông muốn mua lựu để ăn. Nhưng ông hết sức ngạc nhiên khi 2 ru-pi mua được một túi lựu rất lớn! Ông rất sung sướng, và chỉ ăn chút ít là đủ hài lòng rồi.
Ông vẫn còn mấy trái lựu trên tay và trong túi xách lúc ông đi qua biên giới của một xứ khác. Bấy giờ hoàng hậu xứ đó cũng đang bị bệnh rất nặng, và lương y trong nước khuyên nhà vua rằng chỉ có nước trái lựu mới chữa lành được bệnh của hoàng hậu. Nhưng ở quốc gia đó không có loại trái cây này và họ không biết phải tìm ở đâu. Họ đăng yết thị khắp nơi, dán thông báo ở mọi nơi, rằng: "Bất cứ ai tìm được trái lựu, xin mang đến hoàng cung và nhà vua sẽ trọng thưởng".
Bấy giờ người hầu kia có một túi lựu lớn, và rất gần với hoàng cung, cho nên ông xin vào và dĩ nhiên là dâng túi lựu cho hoàng hậu, để hoàng hậu lấy đủ số dùng. Nhà vua rất vui mừng rằng hoàng hậu được hồi phục, và tưởng thưởng cho người hầu của vua Ấn Ðộ nước Ðề-li, mỗi trái lựu là một ngàn ru-pi! Chà! Bây giờ quý vị có thể tưởng tượng ông ta có bao nhiêu tiền rồi? Ít nhất cũng là 10 hay 12 ngàn ru-pi, và đó là số tiền rất lớn. Cho nên ông rất vui mừng. Ông tặng một ít tiền cho hai quân lính nhà vua gởi đi theo để đưa ông về nhà, sợ rằng với chừng đó tiền, ông ta có thể bị cướp hoặc bị nguy hiểm. Quả là một vinh dự! Cho nên khi về đến nhà, ông cho 2 người lính một ít tiền, và phần còn lại thì trao cho gia đình. Mọi người vô cùng sung sướng và tán thán vua Ðề-li là rộng lượng, và người hầu kia không nói gì cả. (Sư Phụ và mọi người cười) Y như gia đình ông mong đợi, người hầu của vua mang về nhà rất nhiều tiền bạc, quà cáp, bởi vì ông mua rất nhiều quà trên đường về để tặng cho họ. Mọi người rất vui mừng và ca tụng nhà vua đến ngút trời.
Cho nên, chỉ từ 2 ru-pi, người hầu đã thu hoạch được một số tài sản rất lớn, khiến cả gia đình dòng họ đều sung sướng. Từ đó trở đi, dĩ nhiên là người hầu này càng thêm trung thành với nhà vua, mặc dù ông lúc trước đã trung thành rồi, nhưng có lẽ ông tin tưởng vào sự uy nghiêm, thánh thiện và thành thật và tấm lòng thuần khiết bên trong của nhà vua hơn. Câu truyện chấm dứt!
SMCH - Thiền Ngũ Quốc tế, Tây Hồ, Formosa, ngày 24 tháng 2, 2007 (nguyên văn tiếng Anh)
Nếu có lòng tin Thượng Ðế, quý vị không sợ gì nữa. Ý nghĩa là như vậy và cứ vui vẻ với những gì mình có, hiểu không? Tất cả tôn giáo điều nói cùng một thứ. Thành thật, tự mưu sinh, sống giản dị. Bấy giờ, vua Nasruddin là một trong số những người sống y như những gì chúng ta vừa nói từ truyền thống của Do Thái giáo. Ngài là một vị vua Hồi giáo sống ở Ðề-li và chưa bao giờ dùng một xu của quốc khố cho bản thân, luôn tự mình kiếm tiền mưu sinh. Như vậy ngài làm gì để sinh sống? Một vị vua làm cách nào để mưu sinh? Phần đông vua chúa và hoàng gia không được phép làm việc vì e rằng họ sẽ mất phẩm giá và uy quyền, trở thành thường dân, như một công nhân, kiếm tiền mưu sinh như mọi người khác, vậy làm sao có thể trị dân được? Ðó là một sự ngạc nhiên; chúng ta sẽ thấy! Sau khi thu xếp xong việc triều chính vào ban ngày, ban đêm, Ngài về nhà chép Kinh Koran, tự tay chép, và bảo người hầu mang ra chợ bán. Cho nên chỉ là công việc tâm linh. Và bất cứ đồng nào ngài kiếm được từ việc làm này, ngài chi tiêu cho bản thân và gia đình. Có phải là vị vua rất liêm chính không? Chúng ta nên hoan hô ngài. (Vỗ tay)
Ở Trung Hoa, có một truyền thống tương tự. Có một vị Minh sư làm việc cả ngày, và ông nói, nếu ngày nào ông không làm việc, ông sẽ không ăn. Ông tên là Bại Trương. Cho đến khi rất già, ông vẫn tiếp tục làm việc, tiếp tục làm việc, làm việc, và làm việc. Một ngày, ông đã rất già rồi, các đệ tử giấu dụng cụ của ông, tại vì ông thường đi ra ngoài trồng rau để ăn, nhưng họ giấu dụng cụ để ông không làm được nữa, thế là ngày đó ông không ăn. Một ngày không lao động thì một ngày không ăn. Chỉ vậy thôi. Ðó là châm ngôn của ông. Ông sống làm tấm gương cho đến khi thật già.
Ðược, chúng ta hãy trở lại Ðề-li. Một trong những người hầu của nhà vua đã nhiều tháng trôi qua chưa nhận được tiền lương. Rồi một ngày nọ người hầu nhận được một lá thư từ gia đình ông ở phương xa, bảo ông phải về nhà tức khắc vì có chuyện khẩn cấp. Cho nên ông ta cần tiền để đi về quê và dĩ nhiên là để cho người thân nữa. Quý vị phải biết rằng một người hầu của một vị vua như thế này nhất định cũng là một người tu hành rất tốt, cho nên có lẽ là ông chỉ làm việc, không để ý đến tiền lương. Nhưng có lẽ nhà vua cũng cho chút tiền túi để tiêu dùng hàng tháng cho việc lặt vặt. (Sư Phụ cười)
Người hầu cần phải về quê và nhà vua nói: "Xin lỗi, ta hiện thời không có tiền". (Sư Phụ cười) Ồ! Vua gì mà tội nghiệp quá. "Vậy ngươi có thể đợi thêm chút không?" Vài tháng nữa trôi qua, người hầu thật sự cần phải về quê vì đã nhận thêm một tin khác của gia đình bảo phải về tức khắc, trong gia đình có người bị bệnh, có thể sắp qua đời, và họ cần tiền tiêu cho việc đó. Cho nên ông van xin nhà vua cho phép ông về nhà. Khi ông sửa soạn về, nhà vua đưa cho ông 2 ru-pi! Chúa ơi, đó là khoảng 2 xu tiền Formosa, còn chưa tới 2 xu tiền Mỹ nữa. Nhà vua nói với người hầu rằng: "Số tiền này tuy rất ít, nhưng là đến từ sự mưu sinh lương thiện của ta, cho nên sẽ thu hút được rất nhiều phú quý. Trong đó có sự gia trì của Thượng Ðế. Mọi người sẽ biết đó là đồng tiền thanh liêm. Thiên đàng biết được điều đó. Cho nên đừng lo, cứ vui vẻ với nó!"
Người hầu rất ngạc nhiên trước món tiền lớn 2 ru-pi, tương đương với 2 xu tiền Formosa, không có ý nghĩa gì ngay cả vào thời đó. Nhưng nhà vua nói: "Thượng Ðế sẽ gia ân cho ngươi bội phần, vì tiền của ta lương thiện, cho nên cứ đi về, đừng lo lắng điều đó, Thượng Ðế sẽ gia trì cho ngươi!" Thế là người hầu ra đi. Ông không thể làm gì hơn. Nhà vua không có tiền, thì làm gì được đây? Cho nên ông ra đi với 2 đồng ru-pi, nhưng mặc dù ông tin tưởng nhà vua, trong tâm ông vẫn thắc mắc làm sao đối diện với gia đình với hai bàn tay trắng. Khi ông về nhà, gia đình nhất định trông mong quà cáp. Làm người hầu của vua, đi về nhà trắng tay như vậy, ông làm sao giải thích với gia đình đây? Bởi vì người thế gian là như vậy, nếu làm việc cho nhà vua hoặc nếu có địa vị cao trong thế gian, thì gia đình, thân nhân của quý vị trông mong quý vị mang về những món quà lớn, tiền bạc, hoặc chi đó. Chuyện này cũng bình thường, phải không?
Người hầu này rất buồn bã, bước đi với lòng nặng trĩu, suy nghĩ phải làm gì. Trên đường về nhà, ông không có tiền để chi tiêu cho những món sang trọng, xe cộ hoặc đại khái vậy. Nhưng ông bất chợt nhìn thấy những trái lựu chín đỏ, ngon lành. Quý vị biết trái lựu không? Giống như trái táo đỏ, bên trong đầy những hạt tí ti nho nhỏ trong suốt như hồng ngọc. Cấu trúc bên trong rất đẹp, như là một miếng châu báu khi mở ra. Thế là ông đưa 2 ru-pi, bỏ hết ra, nghĩ rằng chỉ có thể mua được một trái lựu để thỏa lòng, thì cứ làm vậy cho rồi. Bởi vì 2 ru-pi thật ra chẳng mua được gì nhiều, không xài được bao nhiêu. Ông muốn mua lựu để ăn. Nhưng ông hết sức ngạc nhiên khi 2 ru-pi mua được một túi lựu rất lớn! Ông rất sung sướng, và chỉ ăn chút ít là đủ hài lòng rồi.
Ông vẫn còn mấy trái lựu trên tay và trong túi xách lúc ông đi qua biên giới của một xứ khác. Bấy giờ hoàng hậu xứ đó cũng đang bị bệnh rất nặng, và lương y trong nước khuyên nhà vua rằng chỉ có nước trái lựu mới chữa lành được bệnh của hoàng hậu. Nhưng ở quốc gia đó không có loại trái cây này và họ không biết phải tìm ở đâu. Họ đăng yết thị khắp nơi, dán thông báo ở mọi nơi, rằng: "Bất cứ ai tìm được trái lựu, xin mang đến hoàng cung và nhà vua sẽ trọng thưởng".
Bấy giờ người hầu kia có một túi lựu lớn, và rất gần với hoàng cung, cho nên ông xin vào và dĩ nhiên là dâng túi lựu cho hoàng hậu, để hoàng hậu lấy đủ số dùng. Nhà vua rất vui mừng rằng hoàng hậu được hồi phục, và tưởng thưởng cho người hầu của vua Ấn Ðộ nước Ðề-li, mỗi trái lựu là một ngàn ru-pi! Chà! Bây giờ quý vị có thể tưởng tượng ông ta có bao nhiêu tiền rồi? Ít nhất cũng là 10 hay 12 ngàn ru-pi, và đó là số tiền rất lớn. Cho nên ông rất vui mừng. Ông tặng một ít tiền cho hai quân lính nhà vua gởi đi theo để đưa ông về nhà, sợ rằng với chừng đó tiền, ông ta có thể bị cướp hoặc bị nguy hiểm. Quả là một vinh dự! Cho nên khi về đến nhà, ông cho 2 người lính một ít tiền, và phần còn lại thì trao cho gia đình. Mọi người vô cùng sung sướng và tán thán vua Ðề-li là rộng lượng, và người hầu kia không nói gì cả. (Sư Phụ và mọi người cười) Y như gia đình ông mong đợi, người hầu của vua mang về nhà rất nhiều tiền bạc, quà cáp, bởi vì ông mua rất nhiều quà trên đường về để tặng cho họ. Mọi người rất vui mừng và ca tụng nhà vua đến ngút trời.
Cho nên, chỉ từ 2 ru-pi, người hầu đã thu hoạch được một số tài sản rất lớn, khiến cả gia đình dòng họ đều sung sướng. Từ đó trở đi, dĩ nhiên là người hầu này càng thêm trung thành với nhà vua, mặc dù ông lúc trước đã trung thành rồi, nhưng có lẽ ông tin tưởng vào sự uy nghiêm, thánh thiện và thành thật và tấm lòng thuần khiết bên trong của nhà vua hơn. Câu truyện chấm dứt!
SMCH - Thiền Ngũ Quốc tế, Tây Hồ, Formosa, ngày 24 tháng 2, 2007 (nguyên văn tiếng Anh)