Thuở xưa tại Âu Lạc có một vị vua hung bạo và kiêu căng. Nhà vua rất ghét một vị quan trong triều. Vị quan là người chính trực, thường khuyên can nhà vua bằng lời thẳng thắn, vì vậy nhà vua càng không thích ông!
Một hôm, vị bạo chúa và văn võ bá quan ngồi thuyền rồng ra biển du ngoạn. Những nịnh thần tìm đủ cách để tâng bốc nhà vua. Họ rất ghét vị quan chính trực nên tìm cách chế giễu và nói nhiều câu mai mỉa. Cuối cùng, nhà vua cũng không chịu nổi vị trung thần, nên hỏi ông, 'Trẫm nghe nói khanh là bậc học giả, vậy khanh phải biết nhiệm vụ của một người dân là gì.' Vị quan chính trực trả lời, 'Phải trung quân ái quốc, ai cũng biết điều này, không cần phải là học giả.'
Nghe những lời này, vị bạo chúa càng bực tức. Cho nên ông tiếp tục hỏi, 'Giả sử khanh là trung thần. Ðiều này có nghĩa là nếu vua bắt khanh phải chết, thì khanh sẽ chết hay sao?' Nhà vua lập bẫy để hại vị quan. Vị trung thần lập tức trả lời, 'Ðúng vậy, thưa bệ hạ!' Vị bạo chúa liền nói, 'Vậy trẫm ra lệnh cho khanh phải chết! Hãy nhảy xuống biển tự vận!' Kết quả là vị trung thần liền nhảy xuống biển.
Vị quan này có nghiêm trọng hơn Khuất Nguyên* không? [Khán thính giả: Dạ có.] Không! Chuyện vô lý! Tại sao phải chết?
Rồi tất cả văn võ bá quan trên tàu bắt đầu khóc, cố gắng nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu, 'Thật đáng thương! Trời ơi! Một người thật tốt lại chết đi! Hỡi ôi!' Mọi người khóc lóc náo loạn. Họ ném vài bó hoa nhựa xuống biển để tống biệt vị trung thần.
Có lẽ vị trung thần nghe được tiếng khóc thương tâm của mọi người nên ông từ dưới nước nổi lên. Có lẽ ông chưa muốn chết. Ông leo lên thuyền, toàn thân ướt như chuột lột. Nhà vua hỏi, 'Ô, khanh chưa chết sao?' Ông nói, 'Hạ thần lẽ ra đã chết rồi. Nhưng khi chìm xuống dưới, hạ thần gặp Khuất Nguyên.' Nhà vua hỏi, 'Thật à? Tại sao Khuất Nguyên ở dưới đó được?' Vị quan nói, 'Phải! Khuất Nguyên trước kia đã chết tại đây. Cả đại dương đều là của ông! Linh hồn ông đi khắp nơi. Ông biết khi hạ thần rơi xuống nên liền đến gặp hạ thần. Ông chuyện trò với hạ thần một lúc, rồi bảo hạ thần đi lên.'
Nhà vua hỏi, 'Tại sao ông ấy bảo khanh đi lên? Trẫm ra lệnh cho khanh chết. Tại sao ông ấy bảo khanh đi lên?' Vị quan nói, 'Khuất Nguyên mắng hạ thần hết lời. Ông nói thần rất khờ khạo. Khi còn tại thế, Khuất Nguyên gặp phải một vị hôn quân, nên ông phải tự vận. Nhưng giờ thần có được vị vua tốt, vậy tại sao tự vận? Thần cảm thấy ông la mắng rất có lý. Thần không thể chết được nên phải lên đây!'
Quý vị nghe chứ? Câu chuyện kết thúc rất hay. Nếu ông ấy chết, tôi sẽ đánh cho ông một trận! Tôi sẽ không giúp ông giải thoát!
Ðây là một câu chuyện có thật của Âu Lạc. Có thể là quan Âu Lạc thông minh hơn một chút. Họ biết cách tự bảo vệ mình và khuyên can nhà vua. Không cần phải dùng cách nghiêm trọng! Có biết bao nhiêu người trên thế giới. Nếu không khuyên được một vị vua, tại sao phải chết? Có thể trong một thời gian ngắn, ông vua cũng sẽ chết. Nếu có thể chờ sau khi ông chết, quý vị có thể phụng sự một vị vua khác. Quý vị nên dâng hiến tài năng, óc thông minh và trí huệ của mình để phụng sự quốc gia, không phải chỉ dành cho một ông vua.
Nếu nhà vua là minh vương, chúng ta phụng sự, kính trọng và cống hiến tất cả tài năng cho ngài. Nếu nhà vua không tốt, chúng ta nên giữ tài năng và trí huệ mà Thượng Ðế cho mình, bởi vì chính Thượng Ðế cho chúng ta tài năng và trí huệ, chứ không phải nhà vua cho. Thượng Ðế cho chúng ta tài năng và trí huệ để phụng sự quốc gia và thế giới. Nếu một vị vua không biết dùng người, chúng ta có thể chờ đợi, tìm một người khác.
Mục đích chính của chúng ta là phụng sự quốc gia, phụng sự nhân dân, giúp dân chúng sống an lạc và hạnh phúc, không phải là phụng sự một vị vua và để cho ông vua xét xử mình. Thí dụ, chúng ta có một cô công xinh đẹp, rồi chúng ta bắt cô phải miễn cưỡng lấy một chú cóc. Nhưng chú cóc cho rằng cô công không đẹp, không muốn lấy cô công. Vậy chúng ta có nên buồn bã và giết cô công không? Có nên không? [Khán thính giả: Dạ không.] Ðiều này vô nghĩa! Cho nên không cần biết chúng ta làm gì, nếu chúng ta làm sai thời hay sai hoàn cảnh, đều là vô dụng. Ðây là trí huệ. Nếu quý vị là người rất thông minh, nhưng làm việc khinh suất, như vậy cũng không tốt!
* Khuất Nguyên là trung thần nước Sở. Ông tự vận để chống đối sự tham ô của thời đại. Cái chết của ông được kỷ niệm vào ngày Tết Ðoan Ngọ.
Nghe những lời này, vị bạo chúa càng bực tức. Cho nên ông tiếp tục hỏi, 'Giả sử khanh là trung thần. Ðiều này có nghĩa là nếu vua bắt khanh phải chết, thì khanh sẽ chết hay sao?' Nhà vua lập bẫy để hại vị quan. Vị trung thần lập tức trả lời, 'Ðúng vậy, thưa bệ hạ!' Vị bạo chúa liền nói, 'Vậy trẫm ra lệnh cho khanh phải chết! Hãy nhảy xuống biển tự vận!' Kết quả là vị trung thần liền nhảy xuống biển.
Vị quan này có nghiêm trọng hơn Khuất Nguyên* không? [Khán thính giả: Dạ có.] Không! Chuyện vô lý! Tại sao phải chết?
Rồi tất cả văn võ bá quan trên tàu bắt đầu khóc, cố gắng nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu, 'Thật đáng thương! Trời ơi! Một người thật tốt lại chết đi! Hỡi ôi!' Mọi người khóc lóc náo loạn. Họ ném vài bó hoa nhựa xuống biển để tống biệt vị trung thần.
Có lẽ vị trung thần nghe được tiếng khóc thương tâm của mọi người nên ông từ dưới nước nổi lên. Có lẽ ông chưa muốn chết. Ông leo lên thuyền, toàn thân ướt như chuột lột. Nhà vua hỏi, 'Ô, khanh chưa chết sao?' Ông nói, 'Hạ thần lẽ ra đã chết rồi. Nhưng khi chìm xuống dưới, hạ thần gặp Khuất Nguyên.' Nhà vua hỏi, 'Thật à? Tại sao Khuất Nguyên ở dưới đó được?' Vị quan nói, 'Phải! Khuất Nguyên trước kia đã chết tại đây. Cả đại dương đều là của ông! Linh hồn ông đi khắp nơi. Ông biết khi hạ thần rơi xuống nên liền đến gặp hạ thần. Ông chuyện trò với hạ thần một lúc, rồi bảo hạ thần đi lên.'
Nhà vua hỏi, 'Tại sao ông ấy bảo khanh đi lên? Trẫm ra lệnh cho khanh chết. Tại sao ông ấy bảo khanh đi lên?' Vị quan nói, 'Khuất Nguyên mắng hạ thần hết lời. Ông nói thần rất khờ khạo. Khi còn tại thế, Khuất Nguyên gặp phải một vị hôn quân, nên ông phải tự vận. Nhưng giờ thần có được vị vua tốt, vậy tại sao tự vận? Thần cảm thấy ông la mắng rất có lý. Thần không thể chết được nên phải lên đây!'
Quý vị nghe chứ? Câu chuyện kết thúc rất hay. Nếu ông ấy chết, tôi sẽ đánh cho ông một trận! Tôi sẽ không giúp ông giải thoát!
Ðây là một câu chuyện có thật của Âu Lạc. Có thể là quan Âu Lạc thông minh hơn một chút. Họ biết cách tự bảo vệ mình và khuyên can nhà vua. Không cần phải dùng cách nghiêm trọng! Có biết bao nhiêu người trên thế giới. Nếu không khuyên được một vị vua, tại sao phải chết? Có thể trong một thời gian ngắn, ông vua cũng sẽ chết. Nếu có thể chờ sau khi ông chết, quý vị có thể phụng sự một vị vua khác. Quý vị nên dâng hiến tài năng, óc thông minh và trí huệ của mình để phụng sự quốc gia, không phải chỉ dành cho một ông vua.
Nếu nhà vua là minh vương, chúng ta phụng sự, kính trọng và cống hiến tất cả tài năng cho ngài. Nếu nhà vua không tốt, chúng ta nên giữ tài năng và trí huệ mà Thượng Ðế cho mình, bởi vì chính Thượng Ðế cho chúng ta tài năng và trí huệ, chứ không phải nhà vua cho. Thượng Ðế cho chúng ta tài năng và trí huệ để phụng sự quốc gia và thế giới. Nếu một vị vua không biết dùng người, chúng ta có thể chờ đợi, tìm một người khác.
Mục đích chính của chúng ta là phụng sự quốc gia, phụng sự nhân dân, giúp dân chúng sống an lạc và hạnh phúc, không phải là phụng sự một vị vua và để cho ông vua xét xử mình. Thí dụ, chúng ta có một cô công xinh đẹp, rồi chúng ta bắt cô phải miễn cưỡng lấy một chú cóc. Nhưng chú cóc cho rằng cô công không đẹp, không muốn lấy cô công. Vậy chúng ta có nên buồn bã và giết cô công không? Có nên không? [Khán thính giả: Dạ không.] Ðiều này vô nghĩa! Cho nên không cần biết chúng ta làm gì, nếu chúng ta làm sai thời hay sai hoàn cảnh, đều là vô dụng. Ðây là trí huệ. Nếu quý vị là người rất thông minh, nhưng làm việc khinh suất, như vậy cũng không tốt!
* Khuất Nguyên là trung thần nước Sở. Ông tự vận để chống đối sự tham ô của thời đại. Cái chết của ông được kỷ niệm vào ngày Tết Ðoan Ngọ.