Một ông nông phu người Ấn Ðộ cùng người con đang làm việc vất vả ngoài đồng. Hai cha con vừa làm xong thì trời gần tối, bác nông phu bảo với người con rằng, 'Trời sắp tối rồi! Chúng ta hãy mau dọn đồ đạc ra về. Phải chạy cho mau!'
Người con hỏi, 'Cha cứ từ từ. Chúng ta đâu có xa nhà bao nhiêu và chúng ta cũng biết lối về. Sao cha lo quá vậy?'
Bác nông phu đáp, 'Có một điều mà con không biết. Nói chung quy cha không sợ gì, không sợ cọp beo hay sư tử. Cha chỉ sợ ban đêm. Khi đêm đến, cha hoàn toàn bất lực. Ðối với cha, ban đêm là dễ sợ nhất. Cha rất sợ ban đêm, không thể nào chịu nổi.'
Vô tình, lúc bấy giờ một chú sư tử đang đứng rình gần đó, nghe hai cha con nói chuyện với nhau. Chú sư tử lấy làm lạ thầm nghĩ, 'Ban đêm là gì mà còn đáng sợ hơn ta? Ta phải tìm cho ra mới được,' rồi chú tiến dần về phía bác nông phu, hy vọng biết thêm về cái 'ban đêm' kia sao lại có thể đáng sợ hơn chính chú.
Màn đêm xuống dần và bác nông phu bị viễn thị nên không thấy rõ những thứ ở gần, chỉ có thể thấy bóng dáng một loài vật đang tiến đến chỗ ông. Tưởng đó là chú lừa vừa mới bị thất lạc, ông đập vào mình chú sư tử mấy cái, 'Ta kiếm con cả ngày hôm nay. Con đi đâu mà dám về trễ vậy?'
Chú sư tử rầu rĩ thầm nghĩ, 'Thôi rồi, thế là đời tàn. Sao ta ngu muội đến gần cái kêu bằng 'ban đêm' đang đánh ta bây giờ đây? Ghê quá! Bây giờ làm sao đây?' Vừa khi ý nghĩ ấy thoáng qua trong đầu sư tử thì bác nông phu đánh chú mấy cái nữa, bắt chú phải đi về nhà với ông ấy. Chú sư tử thất kinh đành phải vâng lời đi theo người nông dân.
Họ về đến nhà thì trời càng tối. Vì ông nông phu vẫn tưởng chú sư tử kia là chú lừa của mình, nên ông cột chú ở góc nhà ngoài sân, trước khi đi ngủ. Ðêm ấy, chú sư tử ở ngoài sân lạnh lẽo, đói meo, sợ hãi, không biết cái 'ban đêm' kia là gì cho đến khi trời rạng sáng. Chú tưởng người nông phu đó là 'ban đêm'.
Sáng sớm hôm sau, trước khi mặt trời mọc, bác nông phu ngủ dậy, đem 'chú lừa' của mình ra đồng. Trên đường, chú sư tử khác đi ngang, trông thấy cảnh tượng đó tức cười: Một chú sư tử ngoan ngoãn đi theo sau một nông dân. Chú bèn đến gần chú sư tử bị bắt kia hỏi rằng, 'Anh làm gì vậy? Tại sao đi sau người đàn ông này?'
'Suỵt! Nói nho nhỏ chứ, rồi chạy mau đi. Anh không biết rằng nhân vật đang đi trước là cái kêu bằng 'ban đêm' sao? Ông ấy rất khủng khiếp. Ðêm qua, ông ấy đánh tôi, xích tôi lại, bỏ tôi cả đêm ở ngoài trời vừa lạnh vừa đói. Bây giờ không biết ông ấy đang dắt tôi đi đâu đây. Chạy mau đi, nếu không anh sẽ bị nguy hiểm đến tánh mạng!' Nghe vậy, chú sư tử kia liền nói, 'Anh thật không thể nào tin nổi. Anh ngu quá! Anh là sư tử, chúa tể của loài thú mà! Anh bị lừa rồi! Cứ rống lên cho ông ấy nghe, anh sẽ biết ai đáng sợ hơn ai.' Chú sư tử này nghe lời khuyên của chú kia, rống lên thật lớn. Ông nông phu nhìn gần hơn. Bây giờ trời đã bắt đầu sáng hơn lúc nãy, ông nhận ra đó là chú sư tử. Ông chạy nhanh như chớp, thế là chú sư tử được tự do.
Bài học từ câu chuyện này là loài người chúng ta có trí khôn, có lực lượng và địa vị cao cường. Nhưng nếu chúng ta ngu muội, vô minh, đi theo ma vương, rồi bị nghiệp chướng khống trị, thì không thể nào giải thoát được. Tuy nhiên, nếu có một linh hồn khác biết chính họ là ai và không sợ đến dạy dỗ chúng ta nên làm những gì, thì chúng ta sẽ được giải thoát. Ðó là việc làm của một vị Minh Sư khai ngộ.
Có một câu chuyện Âu Lạc cũng hơi giống như vậy, tôi kể cho quý vị nghe luôn ở đây.
Một ông nông phu cùng chú trâu cả ngày cày ruộng ở ngoài đồng cực khổ. Hai người và vật đều mệt quá, nhưng công việc chưa xong nên ông cứ đánh vào mình chú trâu bắt chú phải làm lẹ hơn. Chú trâu thở hổn hển, miệng chảy nước giãi, lưỡi thè ra, gần như không thở được nữa, vậy mà vẫn phải làm việc không ngừng.
Một chú cọp đang rình mồi gần đấy, trông thấy người nông phu với chú trâu, nhưng chú không biết quyết định là nên xơi tái ai trước. Trong lúc đang nhìn, chú bỗng nổi tính hiếu kỳ, 'Thật là lạ! Sao lại có thể như vậy được?' Chú quyết định hoãn bữa ăn lại và tiếp tục quan sát. Chú trâu kia vừa to vừa khỏe, vậy mà vẫn khúm núm trước bác nông phu nhỏ bé và ngoan ngoãn nghe lời. Dù bị đánh đập, chú vẫn không dám chống cự. Cọp bối rối, không dám chụp lấy cơ hội, sợ có điều bí ẩn gì đó mà chú không biết.
Một lúc sau, bác nông phu dừng lại nghỉ ngơi, tìm một chỗ ăn cơm và ngủ trưa. Cọp thấy vậy yên lặng tiến đến gần trâu, lúc đó cũng đang nghỉ ngơi, ăn chỉ một vài nhánh cỏ khô. Cọp lại gần, lắc đầu tự bảo lòng, 'Thật tội nghiệp! Làm việc nhiều thế kia mà chỉ được ăn một chút. Ta không lòng dạ nào mà ăn thịt nó!' Cọp đến hỏi trâu, 'Xin lỗi! Tôi không có ý muốn làm mất lòng anh, nhưng tôi phải hỏi. Anh to lớn, khỏe mạnh, lại có hai cái sừng nhọn như vậy. Chỉ cần hất lên một cái là anh có thể giết người nông dân kia chết. Sao lại phải vâng lời ông ấy? Anh đã làm việc khổ cực nửa ngày trời. Ông ấy đánh đập anh mà anh vẫn tiếp tục làm. Đến bây giờ anh mới được nghỉ ngơi, vậy mà ông ấy chỉ cho anh ăn cỏ khô thôi. Anh là loài thú gì chứ? Sao lại sợ ông ấy? Anh to hơn ông ấy gấp mấy lần!'
Trâu đáp, 'Anh đâu có biết. Tôi mạnh hơn, to lớn hơn ông ấy, nhưng người đàn ông nhỏ bé này lại có một vũ khí rất lợi hại. Cho nên tôi chỉ còn có cách là vâng lời ông, vì vũ khí của ông rất cao cường! Ðừng có hỏi dài dòng vì anh đang làm tôi cảm thấy rất xấu hổ. Chúng ta không có vũ khí này, thành thử chúng ta phải chịu thấp kém hơn!'
Cọp càng tò mò nhiều hơn nữa, 'Ồ! Làm ơn, xin anh làm ơn cho tôi biết. Chưa bao giờ tôi nghe đến chuyện này. Từ trước đến nay, chưa bao giờ tôi đến đây và chưa bao giờ tôi được thấy điều này!'
Cọp năn nỉ trâu, 'Tôi muốn học hỏi. Ðây là dịp may hiếm có! Chắc tôi sẽ không gặp trường hợp này nữa đâu. Tôi hay ở trên núi và không bao giờ thấy cảnh tượng này. Tôi có dịp nhìn thấy là vì hôm nay tôi đánh bạo xuống đây!'
Trâu chậm rãi nhai cỏ, rồi chú nhắm hai mắt lại nói rằng, 'À! Anh hỏi chuyện này để làm gì?' Trâu nói, 'Thấy anh thành tâm thì tôi trả lời. Vũ khí đó là túi khôn. Vì loài người có cái kêu bằng 'túi khôn' làm vũ khí, nên tất cả loài vật chúng ta đều phải dưới quyền, dù có to lớn, hung dữ hay khỏe mạnh như thế nào đi nữa. Anh hiểu không?'
'Không! Chưa nghe nói bao giờ!'
Trâu nói tiếp, 'Thôi, bấy nhiêu đó đủ rồi! Xin anh đừng làm phiền tôi nữa, cho tôi ngủ một giấc!' Cọp ngẫm một hồi, thầm nghĩ, 'Vũ khí này là cái gì mà mạnh thế? Ta phải xem mới được. Mẹ ta chưa bao giờ nói đến. Nếu mà ta học được cái này, ta sẽ mạnh hơn bất cứ ai, kể cả bà nội, ông nội, cha, mẹ ta, vì họ đâu có biết cái này. Nhà trường không bao giờ dạy về vũ khí này.'
Kế đó cọp kiên nhẫn chờ bác nông phu trở lại. Tuy hãy còn nghi ngờ vì từ trước đến nay chú chưa từng bị một loài vật nào đánh bại, nhưng trong lòng chú vẫn lo sợ và bắt đầu nể loài người đôi chút. Khi bác nông phu đến, chú cọp chắp hai bàn chân trước lại, kính cẩn hỏi rằng, 'Nghe nói ông có cái 'túi khôn' làm vũ khí có thể giúp ông chỉ huy tất cả, kể luôn loài vật to lớn, dũng mãnh như tôi. Xin ông cho tôi xem nó được không? Tôi chưa được nhìn thấy cái đó bao giờ. Hơn nữa tôi vẫn còn nghi ngờ điều đó. Thân hình ông nhỏ bé như vậy làm sao mang được cái vũ khí to lớn giúp ông chỉ huy được loài vật to như chúng tôi đây?'
Bác nông phu đáp, 'Dĩ nhiên là được, vũ khí này lớn lắm, ta không thể mang nó theo hoài được, cho nên ta đã để nó ở nhà.'
Chú cọp hỏi, 'Nhờ ông về nhà lấy nó ra đây cho tôi xem thử.'
Bác nông phu nói, 'Dĩ nhiên là được, nhưng ta nghĩ ngươi gạt ta. Ngươi đâu có thật sự muốn xem vũ khí của ta. Ngươi chỉ muốn ta về nhà để cho ngươi ăn thịt trâu hay bắt cóc trâu của ta. Khi ta cực nhọc mang theo cái 'vũ khí túi khôn' to lớn của ta trở lại, nếu không thấy ngươi hay không thấy trâu thì sao? Ta không chịu đâu.'
Cọp năn nỉ, 'Không đúng. Tôi thật tình muốn thấy 'túi khôn' của ông. Tôi chưa bao giờ được thấy. Xin ông làm ơn làm phước đi về mang nó lại đây cho tôi coi thử. Thật vậy, tôi không nói dối ông đâu. Tôi sẽ không ăn thịt chú trâu của ông. Tôi sẽ đợi ở đây.'
Bác nông phu nói, 'Thôi được, nếu muốn ta tin thì ngươi phải cho ta cột ngươi vào thân cây rồi ta mới về nhà mang nó lại đây. Bằng không, sau khi ta đi rồi, e ngươi sẽ làm điều quấy.'
Cọp đáp, 'Ðược chứ, không sao! Hãy cột tôi mau lên,' rồi đưa chân ra cho bác nông phu dùng dây mây trói chú lại vào một thân cây. Trước khi người nông dân đi, cọp còn hối, 'Trở lại sớm nhé!'
Bác nông phu trở lại rất lẹ, tay cầm một cây gậy lớn. Ông nói, 'Túi khôn của ta đây,' rồi giết cọp bằng cây gậy.
Chú trâu nhìn thấy, cười nghiêng ngửa! Chú cười nhiều đến nỗi cái đầu ngả tới ngả lui, đập vào một tảng đá rụng cả răng. Từ đó về sau, những chú trâu già không có răng. Ðây là chuyện của người Âu Lạc, rất giống như chuyện kia nói về chú sư tử, mặc dù bài học không giống nhau gì mấy.
Thành ra loài người thật sự làm chủ của muôn thú. Chúng ta rất hân hạnh được là chúa tể của cầm thú. Từ khởi thủy Thượng Ðế đã bảo chúng ta là phải chăm sóc cho loài vật, nhưng rốt cuộc chúng ta lại thống trị họ. Chao ôi! Chúng ta thật là 'vinh hạnh'. Câu chuyện là như vậy. Chuyện về 'ban đêm' dễ thương hơn phải không?
SMCH khai thị tại Trung Tâm Tokyo, Nhật Bản vào ngày 26 tháng 10 năm 1991 (nguyên văn tiếng Trung Hoa).
Bác nông phu đáp, 'Có một điều mà con không biết. Nói chung quy cha không sợ gì, không sợ cọp beo hay sư tử. Cha chỉ sợ ban đêm. Khi đêm đến, cha hoàn toàn bất lực. Ðối với cha, ban đêm là dễ sợ nhất. Cha rất sợ ban đêm, không thể nào chịu nổi.'
Vô tình, lúc bấy giờ một chú sư tử đang đứng rình gần đó, nghe hai cha con nói chuyện với nhau. Chú sư tử lấy làm lạ thầm nghĩ, 'Ban đêm là gì mà còn đáng sợ hơn ta? Ta phải tìm cho ra mới được,' rồi chú tiến dần về phía bác nông phu, hy vọng biết thêm về cái 'ban đêm' kia sao lại có thể đáng sợ hơn chính chú.
Màn đêm xuống dần và bác nông phu bị viễn thị nên không thấy rõ những thứ ở gần, chỉ có thể thấy bóng dáng một loài vật đang tiến đến chỗ ông. Tưởng đó là chú lừa vừa mới bị thất lạc, ông đập vào mình chú sư tử mấy cái, 'Ta kiếm con cả ngày hôm nay. Con đi đâu mà dám về trễ vậy?'
Chú sư tử rầu rĩ thầm nghĩ, 'Thôi rồi, thế là đời tàn. Sao ta ngu muội đến gần cái kêu bằng 'ban đêm' đang đánh ta bây giờ đây? Ghê quá! Bây giờ làm sao đây?' Vừa khi ý nghĩ ấy thoáng qua trong đầu sư tử thì bác nông phu đánh chú mấy cái nữa, bắt chú phải đi về nhà với ông ấy. Chú sư tử thất kinh đành phải vâng lời đi theo người nông dân.
Họ về đến nhà thì trời càng tối. Vì ông nông phu vẫn tưởng chú sư tử kia là chú lừa của mình, nên ông cột chú ở góc nhà ngoài sân, trước khi đi ngủ. Ðêm ấy, chú sư tử ở ngoài sân lạnh lẽo, đói meo, sợ hãi, không biết cái 'ban đêm' kia là gì cho đến khi trời rạng sáng. Chú tưởng người nông phu đó là 'ban đêm'.
Sáng sớm hôm sau, trước khi mặt trời mọc, bác nông phu ngủ dậy, đem 'chú lừa' của mình ra đồng. Trên đường, chú sư tử khác đi ngang, trông thấy cảnh tượng đó tức cười: Một chú sư tử ngoan ngoãn đi theo sau một nông dân. Chú bèn đến gần chú sư tử bị bắt kia hỏi rằng, 'Anh làm gì vậy? Tại sao đi sau người đàn ông này?'
'Suỵt! Nói nho nhỏ chứ, rồi chạy mau đi. Anh không biết rằng nhân vật đang đi trước là cái kêu bằng 'ban đêm' sao? Ông ấy rất khủng khiếp. Ðêm qua, ông ấy đánh tôi, xích tôi lại, bỏ tôi cả đêm ở ngoài trời vừa lạnh vừa đói. Bây giờ không biết ông ấy đang dắt tôi đi đâu đây. Chạy mau đi, nếu không anh sẽ bị nguy hiểm đến tánh mạng!' Nghe vậy, chú sư tử kia liền nói, 'Anh thật không thể nào tin nổi. Anh ngu quá! Anh là sư tử, chúa tể của loài thú mà! Anh bị lừa rồi! Cứ rống lên cho ông ấy nghe, anh sẽ biết ai đáng sợ hơn ai.' Chú sư tử này nghe lời khuyên của chú kia, rống lên thật lớn. Ông nông phu nhìn gần hơn. Bây giờ trời đã bắt đầu sáng hơn lúc nãy, ông nhận ra đó là chú sư tử. Ông chạy nhanh như chớp, thế là chú sư tử được tự do.
Bài học từ câu chuyện này là loài người chúng ta có trí khôn, có lực lượng và địa vị cao cường. Nhưng nếu chúng ta ngu muội, vô minh, đi theo ma vương, rồi bị nghiệp chướng khống trị, thì không thể nào giải thoát được. Tuy nhiên, nếu có một linh hồn khác biết chính họ là ai và không sợ đến dạy dỗ chúng ta nên làm những gì, thì chúng ta sẽ được giải thoát. Ðó là việc làm của một vị Minh Sư khai ngộ.
Có một câu chuyện Âu Lạc cũng hơi giống như vậy, tôi kể cho quý vị nghe luôn ở đây.
Một ông nông phu cùng chú trâu cả ngày cày ruộng ở ngoài đồng cực khổ. Hai người và vật đều mệt quá, nhưng công việc chưa xong nên ông cứ đánh vào mình chú trâu bắt chú phải làm lẹ hơn. Chú trâu thở hổn hển, miệng chảy nước giãi, lưỡi thè ra, gần như không thở được nữa, vậy mà vẫn phải làm việc không ngừng.
Một chú cọp đang rình mồi gần đấy, trông thấy người nông phu với chú trâu, nhưng chú không biết quyết định là nên xơi tái ai trước. Trong lúc đang nhìn, chú bỗng nổi tính hiếu kỳ, 'Thật là lạ! Sao lại có thể như vậy được?' Chú quyết định hoãn bữa ăn lại và tiếp tục quan sát. Chú trâu kia vừa to vừa khỏe, vậy mà vẫn khúm núm trước bác nông phu nhỏ bé và ngoan ngoãn nghe lời. Dù bị đánh đập, chú vẫn không dám chống cự. Cọp bối rối, không dám chụp lấy cơ hội, sợ có điều bí ẩn gì đó mà chú không biết.
Một lúc sau, bác nông phu dừng lại nghỉ ngơi, tìm một chỗ ăn cơm và ngủ trưa. Cọp thấy vậy yên lặng tiến đến gần trâu, lúc đó cũng đang nghỉ ngơi, ăn chỉ một vài nhánh cỏ khô. Cọp lại gần, lắc đầu tự bảo lòng, 'Thật tội nghiệp! Làm việc nhiều thế kia mà chỉ được ăn một chút. Ta không lòng dạ nào mà ăn thịt nó!' Cọp đến hỏi trâu, 'Xin lỗi! Tôi không có ý muốn làm mất lòng anh, nhưng tôi phải hỏi. Anh to lớn, khỏe mạnh, lại có hai cái sừng nhọn như vậy. Chỉ cần hất lên một cái là anh có thể giết người nông dân kia chết. Sao lại phải vâng lời ông ấy? Anh đã làm việc khổ cực nửa ngày trời. Ông ấy đánh đập anh mà anh vẫn tiếp tục làm. Đến bây giờ anh mới được nghỉ ngơi, vậy mà ông ấy chỉ cho anh ăn cỏ khô thôi. Anh là loài thú gì chứ? Sao lại sợ ông ấy? Anh to hơn ông ấy gấp mấy lần!'
Trâu đáp, 'Anh đâu có biết. Tôi mạnh hơn, to lớn hơn ông ấy, nhưng người đàn ông nhỏ bé này lại có một vũ khí rất lợi hại. Cho nên tôi chỉ còn có cách là vâng lời ông, vì vũ khí của ông rất cao cường! Ðừng có hỏi dài dòng vì anh đang làm tôi cảm thấy rất xấu hổ. Chúng ta không có vũ khí này, thành thử chúng ta phải chịu thấp kém hơn!'
Cọp càng tò mò nhiều hơn nữa, 'Ồ! Làm ơn, xin anh làm ơn cho tôi biết. Chưa bao giờ tôi nghe đến chuyện này. Từ trước đến nay, chưa bao giờ tôi đến đây và chưa bao giờ tôi được thấy điều này!'
Cọp năn nỉ trâu, 'Tôi muốn học hỏi. Ðây là dịp may hiếm có! Chắc tôi sẽ không gặp trường hợp này nữa đâu. Tôi hay ở trên núi và không bao giờ thấy cảnh tượng này. Tôi có dịp nhìn thấy là vì hôm nay tôi đánh bạo xuống đây!'
Trâu chậm rãi nhai cỏ, rồi chú nhắm hai mắt lại nói rằng, 'À! Anh hỏi chuyện này để làm gì?' Trâu nói, 'Thấy anh thành tâm thì tôi trả lời. Vũ khí đó là túi khôn. Vì loài người có cái kêu bằng 'túi khôn' làm vũ khí, nên tất cả loài vật chúng ta đều phải dưới quyền, dù có to lớn, hung dữ hay khỏe mạnh như thế nào đi nữa. Anh hiểu không?'
'Không! Chưa nghe nói bao giờ!'
Trâu nói tiếp, 'Thôi, bấy nhiêu đó đủ rồi! Xin anh đừng làm phiền tôi nữa, cho tôi ngủ một giấc!' Cọp ngẫm một hồi, thầm nghĩ, 'Vũ khí này là cái gì mà mạnh thế? Ta phải xem mới được. Mẹ ta chưa bao giờ nói đến. Nếu mà ta học được cái này, ta sẽ mạnh hơn bất cứ ai, kể cả bà nội, ông nội, cha, mẹ ta, vì họ đâu có biết cái này. Nhà trường không bao giờ dạy về vũ khí này.'
Kế đó cọp kiên nhẫn chờ bác nông phu trở lại. Tuy hãy còn nghi ngờ vì từ trước đến nay chú chưa từng bị một loài vật nào đánh bại, nhưng trong lòng chú vẫn lo sợ và bắt đầu nể loài người đôi chút. Khi bác nông phu đến, chú cọp chắp hai bàn chân trước lại, kính cẩn hỏi rằng, 'Nghe nói ông có cái 'túi khôn' làm vũ khí có thể giúp ông chỉ huy tất cả, kể luôn loài vật to lớn, dũng mãnh như tôi. Xin ông cho tôi xem nó được không? Tôi chưa được nhìn thấy cái đó bao giờ. Hơn nữa tôi vẫn còn nghi ngờ điều đó. Thân hình ông nhỏ bé như vậy làm sao mang được cái vũ khí to lớn giúp ông chỉ huy được loài vật to như chúng tôi đây?'
Bác nông phu đáp, 'Dĩ nhiên là được, vũ khí này lớn lắm, ta không thể mang nó theo hoài được, cho nên ta đã để nó ở nhà.'
Chú cọp hỏi, 'Nhờ ông về nhà lấy nó ra đây cho tôi xem thử.'
Bác nông phu nói, 'Dĩ nhiên là được, nhưng ta nghĩ ngươi gạt ta. Ngươi đâu có thật sự muốn xem vũ khí của ta. Ngươi chỉ muốn ta về nhà để cho ngươi ăn thịt trâu hay bắt cóc trâu của ta. Khi ta cực nhọc mang theo cái 'vũ khí túi khôn' to lớn của ta trở lại, nếu không thấy ngươi hay không thấy trâu thì sao? Ta không chịu đâu.'
Cọp năn nỉ, 'Không đúng. Tôi thật tình muốn thấy 'túi khôn' của ông. Tôi chưa bao giờ được thấy. Xin ông làm ơn làm phước đi về mang nó lại đây cho tôi coi thử. Thật vậy, tôi không nói dối ông đâu. Tôi sẽ không ăn thịt chú trâu của ông. Tôi sẽ đợi ở đây.'
Bác nông phu nói, 'Thôi được, nếu muốn ta tin thì ngươi phải cho ta cột ngươi vào thân cây rồi ta mới về nhà mang nó lại đây. Bằng không, sau khi ta đi rồi, e ngươi sẽ làm điều quấy.'
Cọp đáp, 'Ðược chứ, không sao! Hãy cột tôi mau lên,' rồi đưa chân ra cho bác nông phu dùng dây mây trói chú lại vào một thân cây. Trước khi người nông dân đi, cọp còn hối, 'Trở lại sớm nhé!'
Bác nông phu trở lại rất lẹ, tay cầm một cây gậy lớn. Ông nói, 'Túi khôn của ta đây,' rồi giết cọp bằng cây gậy.
Chú trâu nhìn thấy, cười nghiêng ngửa! Chú cười nhiều đến nỗi cái đầu ngả tới ngả lui, đập vào một tảng đá rụng cả răng. Từ đó về sau, những chú trâu già không có răng. Ðây là chuyện của người Âu Lạc, rất giống như chuyện kia nói về chú sư tử, mặc dù bài học không giống nhau gì mấy.
Thành ra loài người thật sự làm chủ của muôn thú. Chúng ta rất hân hạnh được là chúa tể của cầm thú. Từ khởi thủy Thượng Ðế đã bảo chúng ta là phải chăm sóc cho loài vật, nhưng rốt cuộc chúng ta lại thống trị họ. Chao ôi! Chúng ta thật là 'vinh hạnh'. Câu chuyện là như vậy. Chuyện về 'ban đêm' dễ thương hơn phải không?
SMCH khai thị tại Trung Tâm Tokyo, Nhật Bản vào ngày 26 tháng 10 năm 1991 (nguyên văn tiếng Trung Hoa).