Bên Trung Hoa có một câu chuyện về Mạnh Tử. Mạnh Tử là một người có trí huệ rất cao ở Trung Hoa, một trong những thánh nhân. Nhưng ông có một người mẹ thánh thiện, cho nên mới được như vậy.
Khi còn nhỏ, nhà ông ở cạnh một lò sát sinh giết loài vật. Cho nên ông đi xem người ta giết gia súc. Lúc về nhà, ông bắt đầu bắt những con vật nhỏ như cóc nhái, mèo, chó và cũng đem đi giết, vì ông lặp lại những gì ông trông thấy.
Cái gì trẻ con cũng bắt chước, xấu hay tốt. Tôi thì không; tôi không bắt chước. Tôi nhớ nhiều anh em họ của tôi và con cái hàng xóm hay đi bắt chim đem về nướng thịt ăn. Họ giết đủ loại côn trùng, coi họ như đồ chơi. Tôi không bao giờ làm những chuyện này, không khi nào tôi thích. Nhưng đa số con nít hay bắt chước dù đó là việc tốt hay không tốt.
Cho nên, khi bà mẹ nhìn thấy con mình bắt đầu có thói quen rất xấu vì ảnh hưởng hàng xóm, bà dọn nhà đi nơi khác, vì con. Bà nói rằng, 'Chỗ này không tốt cho con tôi.' Bà là một người mẹ thánh thiện. Họ không giàu có gì. Tôi nghĩ bà chỉ một thân một mình, chồng không có, có lẽ ông đã chết rồi. Bà nuôi con một mình bằng nghề dệt vải. Bà rất nghèo, không kiếm được bao nhiêu tiền bằng nghề dệt. Tuy vậy, bà vẫn hy sinh thời gian, sức lực và tiền bạc cho con. Quý vị có biết như vậy là thánh thiện vô cùng không? Bởi vậy tôi nói rằng bà là một người mẹ thánh thiện. Bên Trung Hoa hồi xưa, muốn dọn nhà không phải là chuyện dễ. Không có điều kiện vận chuyển, không có ai giúp đỡ, chỉ mẹ với con. Quý vị tưởng tượng nó khó nhọc cỡ nào.
Rồi bà dọn đến một khu xóm khác. Một thời gian sau, bà phát hiện con trai về nhà mỗi ngày khóc than, rên rỉ, làm tang lễ cho người chết. Mỗi ngày ông chơi trò chơi đám ma. Sau đó bà khám phá rằng họ đang sống rất gần nhà táng và ông học từ đó. Cho nên bà nói rằng, 'Ðây không phải là chỗ cho con tôi.'
Bà dọn đi nữa, lần thứ ba. Cuối cùng, bà dọn đến cạnh trường học, chỗ họ dạy giáo lý Khổng Tử và những vị thánh khác. Cậu nhỏ về nhà cư xử như một thánh nhân! Ông có tất cả cử chỉ của một nhà thông thái tốt và sự suy nghĩ của một thánh nhân – rất lịch sự, rất cao thượng và rất thánh thiện. Cho nên người mẹ nói, 'À, đây chính là chỗ cho con tôi.'
Về sau, khi người con lớn lên chút nữa, dĩ nhiên là anh ấy cũng đi học. Anh thích đi học, anh nói, 'Con thích đi học!' Anh muốn được giống như những học trò giỏi kia và đi học. Nhưng một hôm, anh chán đi học vì lý do gì đó. Có lẽ bị thầy cô la mắng hay bạn bè trong lớp không tử tế hay là lười biếng. Cho nên giữa giờ học anh bỏ về ngủ, không muốn đi học nữa.
Người mẹ dùng hết lời lẽ để thuyết phục anh trở lại trường ngày hôm đó, nhưng anh không đi. Anh nói anh không muốn, nhất định như vậy, rất bướng bỉnh. Lúc đó bà mẹ đang dệt lụa. Thấy anh bướng quá, bà lấy ra một con dao rạch một đường xuyên qua miếng vải vừa mới dệt, rồi hỏi người con, 'Bây giờ chúng ta còn xài được mảnh vải này không? Nó còn hữu dụng không?' Người con trả lời, 'Dĩ nhiên là không! Tại sao mẹ phá miếng vải vậy? Sao mẹ cắt một mảnh lụa đang lúc nó hoàn hảo như vậy?' Bà mẹ đáp, 'Nó cũng giống như sự học của con. Nếu con không tiếp tục thì nó sẽ không ích lợi gì. Nếu con bỏ ngang ở giữa thì lúc trước và lúc sau có lợi gì không? Cái gì bị gãy ở giữa đều không có ích.'
Công việc tu hành của chúng ta cũng vậy. Chúng ta cũng nên tiếp tục mỗi ngày. Nếu không thì dù trước đó có đẹp cách mấy hoặc sau đó đẹp cách mấy, nếu bị gãy ở giữa, nó không còn là một giòng liên tục. Chúng ta sẽ bị khó khăn trở ngại hay những sự trục trặc trong đời. Chúng ta không thể kỳ vọng mọi chuyện xảy ra dễ dàng suôn sẻ luôn luôn theo ý muốn của mình. Chúng ta phải học vay và trả, phải mạnh nhưng cũng phải biết uyển chuyển khi hoàn cảnh cần đến. Nếu không chúng ta sẽ bị rất nhiều phiền não trong đời, không bao giờ khôn lớn.
Nếu mẹ của Mạnh Tử là một người mẹ rất bình thường thì ngày nay chúng ta đã không nghe đến cái tên Mạnh Tử. Ông đã không bao giờ lưu danh trong lịch sử thánh nhân. Trung Hoa có quá nhiều dân, đất rộng người đông. Muốn được ghi tên vào danh sách giữa số đông người ở một nơi đất rộng – là một trong số ít thánh nhân – không phải là chuyện dễ. Muốn có danh tiếng ở bên Trung Hoa một nơi dân cư nhiều vô số kể – muốn tên tuổi mình nổi lên trong đám đông người như vậy – không phải dễ! Họ lại có hàng 4-5,000 năm lịch sử; muốn được vang danh trong số ít người đó không phải là chuyện bình thường.
Nhưng người ta đã quên mẹ của ông. Họ không biết bà là ai, đã làm gì; chỉ biết bà cắt tấm lụa và dọn nhà ba lần. Nhưng hành động của bà đáng coi trọng hơn tất cả bài thuyết giảng mà Mạnh Tử đã nói trước quần chúng. Bà đáng là một bậc Minh Sư, một vị thầy muôn thuở, một vị Minh Sư của tất cả những người mẹ, của tất cả Minh Sư! Nếu không phải là một bậc thánh nhân, một phụ nữ đầy trí huệ, bà đã không bao giờ hy sinh nhiều như vậy trong hoàn cảnh đó, sự nghèo nàn đó.
Tưởng tượng Mạnh Tử sẽ trở thành như thế nào nếu không có một người mẹ như vậy – một vị thánh tài ba lỗi lạc đã từng vui vẻ giết loài vật mỗi ngày để sống? Quý vị thấy thánh nhân được tạo ra bằng cách nào rồi. Chúng ta có thể tạo thánh nhân từ sỏi đá. Tôi nghĩ tôi có thể mở một xưởng đào tạo thánh nhân. Làm được! Chỉ cần cho họ những tấm gương tốt, môi trường tốt, những bài giảng tốt, họ sẽ trở thành Bồ Tát!
Người Tây Tạng dạy tu sĩ của họ từ thời thơ ấu. Hầu hết các tu sĩ đều học từ lúc tuổi nhỏ. Họ gia nhập học viện khi còn trẻ, đa số là trẻ mồ côi hoặc những em bé nghèo cha mẹ không đủ tiền nuôi nấng; họ được cống hiến hoàn toàn cho chùa, không bao giờ trở về nhà. Thành ra họ được huấn luyện từ nhỏ và lớn lên bằng cách đó. Không cần nói đến đẳng cấp tu hành của họ, tối thiểu lề lối cư xử, hành động của họ vô cùng ngọt ngào, tử tế.
Thành ra tất cả những gì chúng ta được dạy dỗ từ hồi còn nhỏ rất quan trọng. Tôi nghĩ bà nội và ba tôi là những bậc thầy tốt đối với tôi. Bà nội tôi thường bảo tôi đọc rất nhiều sách cho bà nghe vì bà không đọc được; già quá rồi. Tôi đọc hết tất cả quyển sách nói về triết lý viết cho người lớn và bà rất thích nghe. Tôi cưng bà nội lắm, lúc nào cũng bám một bên, cho nên tôi luôn là người đọc rất nhiều sách cho bà. Tôi thích còn hơn là bà thích. Nhiều khi bà đi ngủ hay mắc bận gì đó, tôi đọc hết một mình. Cho nên tôi đọc hết những quyển sách mà trẻ em không đọc, như Trang Tử, Lão Tử và tất cả triết lý Trung Hoa và những văn hóa khác. Đến tối đi ngủ, tôi bay vòng quanh đi gặp các vị thánh nhân này nọ. Trong mơ tôi thấy tôi có đủ thứ thần thông kỳ diệu. Dù sao, tôi nghĩ đó là những cái đã cấu tạo nên con người tôi ngày nay; nó có ảnh hưởng. Trong thế giới hôm nay, người ta dạy những bà mẹ mang thai đọc sách tốt và tưởng tượng những khuôn mặt đẹp hoặc treo lên tường phòng ngủ hay quanh nhà những bức hình đẹp, để sinh con đẹp, để gieo những tư tưởng cao thượng vào bào thai. Nó cũng có hiệu nghiệm.
Thật ra cha mẹ được Thượng Ðế ủy thác để dạy dỗ con cái của Ngài. Nhưng đa số cha mẹ không nhớ bổn phận của họ. Họ thương con của họ nhưng cũng coi con cái như tài sản, con cái phải lớn lên, có tên tuổi, làm ra tiền cho họ để báo đáp lòng cha mẹ. Thành ra, phần đông họ hay nhấn mạnh với con cái họ là phải đi học, phải tập một cái nghề nào đó, hoặc phải làm cái này cái kia. Không có một mục đích đạo đức nào trong đó, chỉ có mục đích tiền. Phần đông là vậy thôi; tôi không có ý nói tất cả gia đình đều thế. Nhưng những người như vậy họ dạy lẫn nhau – rằng một người phải được giáo dục 10 năm hay 20 năm chỉ để được một chức vị nào đó, để kiếm nhiều tiền, lấy được một người chồng hay một người vợ tốt và được đảm bảo đời sống. Xã hội chúng ta luôn luôn nhấn mạnh về vấn đề đó. Nếu có tín ngưỡng thì họ gửi con cái đến mấy ông linh mục và mấy ông đó không biết gì cả.
Thành thử chúng ta bị bỏ lại một mình trong thế giới này tự chống chọi cho chính mình về phương diện tâm linh. Nếu không đủ may mắn vô tình gặp được một vị thánh hay giáo lý thánh thiện của một Minh Sư tại thế, thử tưởng tượng làm sao tiếp tục nỗi cuộc sống này? Quý vị sinh ra đời rồi chết, chỉ có võn vẹn một lý tưởng trong đầu: Kiếm tiền, có địa vị và nuôi con, giống như nuôi vịt, heo hay bất kỳ loài vật nào. Nếu làm người mà không có lý tưởng cao hơn như vậy về đời sống, về Thượng Ðế, thì chúng ta cũng chỉ như loài vật. Nhưng làm sao tìm được một vị thầy dạy quý vị những điều này? Chúng ta đã bị nhồi sọ 15 hay 20 năm trong trường, chỉ vì đồng tiền! Phải nhìn nhận như vậy; đó là mục đích duy nhất. Không cần biết họ trét bột chung quanh nhiều bao nhiêu, hay rắc tiêu, rắt ớt lên trên che lại, tất cả cũng chỉ vì mục đích tiền, không gì khác. Không phải chỉ kiếm tiền đủ sống, nhiều khi họ bị đồng tiền lừa đảo đem bán cả phẩm giá của mình và quên hết luân thường đạo lý.
Xã hội dạy chúng ta như thế, ngay cả những người trong gia đình. Ðương nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Do đó chúng ta nên kiếm tiền hoặc có địa vị để chăm sóc chính mình, nhưng không phải quá đáng quên hết những điều khác. Bởi vậy chúng ta rất xa Thượng Ðế. Nếu có gần thì chắc là gần thượng đế tiền hay thượng đế ngân hàng!
SMCH khai thị tại Trung San Jose, Costa Rica vào ngày 2 tháng 6 năm 1991 (nguyên văn tiếng Anh).
Cái gì trẻ con cũng bắt chước, xấu hay tốt. Tôi thì không; tôi không bắt chước. Tôi nhớ nhiều anh em họ của tôi và con cái hàng xóm hay đi bắt chim đem về nướng thịt ăn. Họ giết đủ loại côn trùng, coi họ như đồ chơi. Tôi không bao giờ làm những chuyện này, không khi nào tôi thích. Nhưng đa số con nít hay bắt chước dù đó là việc tốt hay không tốt.
Cho nên, khi bà mẹ nhìn thấy con mình bắt đầu có thói quen rất xấu vì ảnh hưởng hàng xóm, bà dọn nhà đi nơi khác, vì con. Bà nói rằng, 'Chỗ này không tốt cho con tôi.' Bà là một người mẹ thánh thiện. Họ không giàu có gì. Tôi nghĩ bà chỉ một thân một mình, chồng không có, có lẽ ông đã chết rồi. Bà nuôi con một mình bằng nghề dệt vải. Bà rất nghèo, không kiếm được bao nhiêu tiền bằng nghề dệt. Tuy vậy, bà vẫn hy sinh thời gian, sức lực và tiền bạc cho con. Quý vị có biết như vậy là thánh thiện vô cùng không? Bởi vậy tôi nói rằng bà là một người mẹ thánh thiện. Bên Trung Hoa hồi xưa, muốn dọn nhà không phải là chuyện dễ. Không có điều kiện vận chuyển, không có ai giúp đỡ, chỉ mẹ với con. Quý vị tưởng tượng nó khó nhọc cỡ nào.
Rồi bà dọn đến một khu xóm khác. Một thời gian sau, bà phát hiện con trai về nhà mỗi ngày khóc than, rên rỉ, làm tang lễ cho người chết. Mỗi ngày ông chơi trò chơi đám ma. Sau đó bà khám phá rằng họ đang sống rất gần nhà táng và ông học từ đó. Cho nên bà nói rằng, 'Ðây không phải là chỗ cho con tôi.'
Bà dọn đi nữa, lần thứ ba. Cuối cùng, bà dọn đến cạnh trường học, chỗ họ dạy giáo lý Khổng Tử và những vị thánh khác. Cậu nhỏ về nhà cư xử như một thánh nhân! Ông có tất cả cử chỉ của một nhà thông thái tốt và sự suy nghĩ của một thánh nhân – rất lịch sự, rất cao thượng và rất thánh thiện. Cho nên người mẹ nói, 'À, đây chính là chỗ cho con tôi.'
Về sau, khi người con lớn lên chút nữa, dĩ nhiên là anh ấy cũng đi học. Anh thích đi học, anh nói, 'Con thích đi học!' Anh muốn được giống như những học trò giỏi kia và đi học. Nhưng một hôm, anh chán đi học vì lý do gì đó. Có lẽ bị thầy cô la mắng hay bạn bè trong lớp không tử tế hay là lười biếng. Cho nên giữa giờ học anh bỏ về ngủ, không muốn đi học nữa.
Người mẹ dùng hết lời lẽ để thuyết phục anh trở lại trường ngày hôm đó, nhưng anh không đi. Anh nói anh không muốn, nhất định như vậy, rất bướng bỉnh. Lúc đó bà mẹ đang dệt lụa. Thấy anh bướng quá, bà lấy ra một con dao rạch một đường xuyên qua miếng vải vừa mới dệt, rồi hỏi người con, 'Bây giờ chúng ta còn xài được mảnh vải này không? Nó còn hữu dụng không?' Người con trả lời, 'Dĩ nhiên là không! Tại sao mẹ phá miếng vải vậy? Sao mẹ cắt một mảnh lụa đang lúc nó hoàn hảo như vậy?' Bà mẹ đáp, 'Nó cũng giống như sự học của con. Nếu con không tiếp tục thì nó sẽ không ích lợi gì. Nếu con bỏ ngang ở giữa thì lúc trước và lúc sau có lợi gì không? Cái gì bị gãy ở giữa đều không có ích.'
Công việc tu hành của chúng ta cũng vậy. Chúng ta cũng nên tiếp tục mỗi ngày. Nếu không thì dù trước đó có đẹp cách mấy hoặc sau đó đẹp cách mấy, nếu bị gãy ở giữa, nó không còn là một giòng liên tục. Chúng ta sẽ bị khó khăn trở ngại hay những sự trục trặc trong đời. Chúng ta không thể kỳ vọng mọi chuyện xảy ra dễ dàng suôn sẻ luôn luôn theo ý muốn của mình. Chúng ta phải học vay và trả, phải mạnh nhưng cũng phải biết uyển chuyển khi hoàn cảnh cần đến. Nếu không chúng ta sẽ bị rất nhiều phiền não trong đời, không bao giờ khôn lớn.
Nếu mẹ của Mạnh Tử là một người mẹ rất bình thường thì ngày nay chúng ta đã không nghe đến cái tên Mạnh Tử. Ông đã không bao giờ lưu danh trong lịch sử thánh nhân. Trung Hoa có quá nhiều dân, đất rộng người đông. Muốn được ghi tên vào danh sách giữa số đông người ở một nơi đất rộng – là một trong số ít thánh nhân – không phải là chuyện dễ. Muốn có danh tiếng ở bên Trung Hoa một nơi dân cư nhiều vô số kể – muốn tên tuổi mình nổi lên trong đám đông người như vậy – không phải dễ! Họ lại có hàng 4-5,000 năm lịch sử; muốn được vang danh trong số ít người đó không phải là chuyện bình thường.
Nhưng người ta đã quên mẹ của ông. Họ không biết bà là ai, đã làm gì; chỉ biết bà cắt tấm lụa và dọn nhà ba lần. Nhưng hành động của bà đáng coi trọng hơn tất cả bài thuyết giảng mà Mạnh Tử đã nói trước quần chúng. Bà đáng là một bậc Minh Sư, một vị thầy muôn thuở, một vị Minh Sư của tất cả những người mẹ, của tất cả Minh Sư! Nếu không phải là một bậc thánh nhân, một phụ nữ đầy trí huệ, bà đã không bao giờ hy sinh nhiều như vậy trong hoàn cảnh đó, sự nghèo nàn đó.
Tưởng tượng Mạnh Tử sẽ trở thành như thế nào nếu không có một người mẹ như vậy – một vị thánh tài ba lỗi lạc đã từng vui vẻ giết loài vật mỗi ngày để sống? Quý vị thấy thánh nhân được tạo ra bằng cách nào rồi. Chúng ta có thể tạo thánh nhân từ sỏi đá. Tôi nghĩ tôi có thể mở một xưởng đào tạo thánh nhân. Làm được! Chỉ cần cho họ những tấm gương tốt, môi trường tốt, những bài giảng tốt, họ sẽ trở thành Bồ Tát!
Người Tây Tạng dạy tu sĩ của họ từ thời thơ ấu. Hầu hết các tu sĩ đều học từ lúc tuổi nhỏ. Họ gia nhập học viện khi còn trẻ, đa số là trẻ mồ côi hoặc những em bé nghèo cha mẹ không đủ tiền nuôi nấng; họ được cống hiến hoàn toàn cho chùa, không bao giờ trở về nhà. Thành ra họ được huấn luyện từ nhỏ và lớn lên bằng cách đó. Không cần nói đến đẳng cấp tu hành của họ, tối thiểu lề lối cư xử, hành động của họ vô cùng ngọt ngào, tử tế.
Thành ra tất cả những gì chúng ta được dạy dỗ từ hồi còn nhỏ rất quan trọng. Tôi nghĩ bà nội và ba tôi là những bậc thầy tốt đối với tôi. Bà nội tôi thường bảo tôi đọc rất nhiều sách cho bà nghe vì bà không đọc được; già quá rồi. Tôi đọc hết tất cả quyển sách nói về triết lý viết cho người lớn và bà rất thích nghe. Tôi cưng bà nội lắm, lúc nào cũng bám một bên, cho nên tôi luôn là người đọc rất nhiều sách cho bà. Tôi thích còn hơn là bà thích. Nhiều khi bà đi ngủ hay mắc bận gì đó, tôi đọc hết một mình. Cho nên tôi đọc hết những quyển sách mà trẻ em không đọc, như Trang Tử, Lão Tử và tất cả triết lý Trung Hoa và những văn hóa khác. Đến tối đi ngủ, tôi bay vòng quanh đi gặp các vị thánh nhân này nọ. Trong mơ tôi thấy tôi có đủ thứ thần thông kỳ diệu. Dù sao, tôi nghĩ đó là những cái đã cấu tạo nên con người tôi ngày nay; nó có ảnh hưởng. Trong thế giới hôm nay, người ta dạy những bà mẹ mang thai đọc sách tốt và tưởng tượng những khuôn mặt đẹp hoặc treo lên tường phòng ngủ hay quanh nhà những bức hình đẹp, để sinh con đẹp, để gieo những tư tưởng cao thượng vào bào thai. Nó cũng có hiệu nghiệm.
Thật ra cha mẹ được Thượng Ðế ủy thác để dạy dỗ con cái của Ngài. Nhưng đa số cha mẹ không nhớ bổn phận của họ. Họ thương con của họ nhưng cũng coi con cái như tài sản, con cái phải lớn lên, có tên tuổi, làm ra tiền cho họ để báo đáp lòng cha mẹ. Thành ra, phần đông họ hay nhấn mạnh với con cái họ là phải đi học, phải tập một cái nghề nào đó, hoặc phải làm cái này cái kia. Không có một mục đích đạo đức nào trong đó, chỉ có mục đích tiền. Phần đông là vậy thôi; tôi không có ý nói tất cả gia đình đều thế. Nhưng những người như vậy họ dạy lẫn nhau – rằng một người phải được giáo dục 10 năm hay 20 năm chỉ để được một chức vị nào đó, để kiếm nhiều tiền, lấy được một người chồng hay một người vợ tốt và được đảm bảo đời sống. Xã hội chúng ta luôn luôn nhấn mạnh về vấn đề đó. Nếu có tín ngưỡng thì họ gửi con cái đến mấy ông linh mục và mấy ông đó không biết gì cả.
Thành thử chúng ta bị bỏ lại một mình trong thế giới này tự chống chọi cho chính mình về phương diện tâm linh. Nếu không đủ may mắn vô tình gặp được một vị thánh hay giáo lý thánh thiện của một Minh Sư tại thế, thử tưởng tượng làm sao tiếp tục nỗi cuộc sống này? Quý vị sinh ra đời rồi chết, chỉ có võn vẹn một lý tưởng trong đầu: Kiếm tiền, có địa vị và nuôi con, giống như nuôi vịt, heo hay bất kỳ loài vật nào. Nếu làm người mà không có lý tưởng cao hơn như vậy về đời sống, về Thượng Ðế, thì chúng ta cũng chỉ như loài vật. Nhưng làm sao tìm được một vị thầy dạy quý vị những điều này? Chúng ta đã bị nhồi sọ 15 hay 20 năm trong trường, chỉ vì đồng tiền! Phải nhìn nhận như vậy; đó là mục đích duy nhất. Không cần biết họ trét bột chung quanh nhiều bao nhiêu, hay rắc tiêu, rắt ớt lên trên che lại, tất cả cũng chỉ vì mục đích tiền, không gì khác. Không phải chỉ kiếm tiền đủ sống, nhiều khi họ bị đồng tiền lừa đảo đem bán cả phẩm giá của mình và quên hết luân thường đạo lý.
Xã hội dạy chúng ta như thế, ngay cả những người trong gia đình. Ðương nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Do đó chúng ta nên kiếm tiền hoặc có địa vị để chăm sóc chính mình, nhưng không phải quá đáng quên hết những điều khác. Bởi vậy chúng ta rất xa Thượng Ðế. Nếu có gần thì chắc là gần thượng đế tiền hay thượng đế ngân hàng!
SMCH khai thị tại Trung San Jose, Costa Rica vào ngày 2 tháng 6 năm 1991 (nguyên văn tiếng Anh).