Ở Ấn Độ có một câu chuyện. Có một vị tu hành rất cao, một ngày ông đi thăm địa ngục thấy một vong hồn đang bị lửa đốt rất đáng thương. Ông hỏi Địa Tạng Vương Bồ Tát, 'Tại sao nó đáng thương như vậy? Tại sao bị lửa đốt nóng quá vậy? Mà đốt không chết, đốt chết rồi đốt nữa, đời đời kiếp kiếp mấy trăm lần như vậy?' Địa Tạng Vương Bồ Tát trả lời, 'Người đó rất hung ác, phải đem cái tâm hung ác đó đốt đi, để những phẩm chất lương thiện mới có thể hiển lộ.' Người tu hành nhìn vong hồn này còn trẻ tuổi, mà bị trừng phạt thật khủng khiếp, nên ông cảm thương cho nó, liền nói, 'Để tôi đem nó về nuôi, ở với tôi nó sẽ không cần gì, bởi vì cái gì tôi cũng có thể cho nó, nó nhất định sẽ không làm việc xấu, tâm tham lam sẽ mất đi và không còn sự ham muốn nữa. Để tôi thử xem sao!' Ông một mực cầu xin Địa Tạng Vương Bồ Tát tha cho vong hồn nhỏ tuổi này để đem về nuôi. Địa Tạng Vương Bồ Tát nói, 'Được! Dĩ nhiên là tôi không muốn làm như vậy, vì ông tự sẽ chuốc lấy rất nhiều phiền phức, nhưng vì ông quá thành tâm yêu cầu, tôi để ông đem nó về.'
Có những câu chuyện ngụ ngôn nhắc chúng ta đến cuộc đời và những chuyện khôi hài trong đời sống. Thí dụ như chuyện nói về một chú chó bắt chuột. Quyển sách này bao gồm những chuyện vui của các vị thánh nhân Bồ Tát. Lúc trước chúng ta nghe chuyện không thánh bây giờ đến chuyện thánh, chuyện vui của các thánh nhân, tuy hơi khô khan một chút, nhưng các bậc thánh nhân là như vậy, lúc nào cũng nói triết lý vĩ đại và những câu chuyện ngụ ngôn về đại vũ trụ, tiểu vũ trụ... Cho nên là thánh nhân không thể cười to trước công chúng. Có thể họ cười một mình; có thể họ mua những loại sách như vậy, truyện cười, rồi ngồi trong phòng tắm đọc một mình. Khi bước ra ngoài, họ nói, 'Hư không là thực tại; thực tại là hư không.'
Có một nhà sư ở Ấn Ðộ cống hiến đời mình cho Thượng Ðế, như điều mà tất cả người xuất gia cần phải làm. Ông chỉ có một cái khố che thân. Và ông chỉ có một cái nồi đựng nước và cũng dùng nó để nấu ăn hoặc đựng sữa, v.v.
một anh người Nhật muốn học một thứ võ nổi tiếng trong nước, võ kendo. Anh đến gặp một vị thầy dạy kiếm và muốn làm học trò của ông ấy. Nhưng vị thầy không nhận; anh van xin, năn nỉ vị thầy đó rất thành tâm, 'Thầy không dạy con cũng được, nhưng hãy cho con ở lại nơi đây; con sẽ quét nhà, rửa toilet, nấu ăn, may vá và đánh bóng giày cho thầy. Con vô cùng kính phục thầy. Khi nào thầy muốn dạy con thì dạy, nếu không muốn cũng không sao. Con không đòi hỏi nhiều đâu!' Nghe vậy vị thầy cho người này ở lại.
Tôi có đọc qua một câu truyện rất tức cười, về "A-đần" (Adam) và "E-dại" (Eve) [*Ghi chú: phiên âm tiếng Trung Hoa của hai tên này nghe giống như có nghĩa là vậy] Quý vị có biết họ không? (Mọi người cười và nói: "Dạ! Adam và Eve".) Họ sống trong vườn địa đàng thanh bình giống như là thiên đàng. Mỗi ngày họ ăn uống, nằm phơi nắng, nắm tay, nói chuyện ngọt ngào vớ vẩn, rồi đi ngủ. Họ rất hạnh phúc.
Hôm nay tôi muốn kể cho quý vị nghe một câu chuyện hay , cho thấy phục tùng Thầy hoặc Minh Sư của mình khó tới cỡ nào . Làm Minh Sư rất khó . Kiếm được Minh Sư càng khó hơn . Tin tưởng , phục tùng Minh Sư lại càng khó hơn như vậy nữa . Câu chuyện xảy ra như thế này .
Có một vị Minh Sư nọ rất là hoàn mỹ , một người vĩ đại nhất , nhưng không giống như "Minh Sư" mà chúng ta tưởng tượng . Có khi ông ta la lối học trò , (cười). Có khi lại đem một , hai người ra đánh đập nữa ; chuyện cũng tương tự như là câu chuyện của một thiền sinh Tây Tạng rất giỏi tên là Milarepa và người thầy của ông . Minh Sư này làm đủ thứ điều mà chúng ta cho rằng một vị Minh Sư không bao giờ nên làm . Thí dụ như , nếu chúng ta đến nói với ông ta rằng : "Minh Sư không bao giờ nóng giận" là ông ta sẽ trở nên rất là giận dữ ! Có một người cưỡi ngựa đến một nơi có bánh xe quay nước, nó phải quay hoài chúng ta mới có nước uống, hệ thống cổ xưa là như vậy. Người đó cưỡi ngựa đến đó, muốn cho chú ngựa uống nước. Nhưng vừa bước vào trong, nghe tiếng thủy xa quay 'rầm rầm' thì chú ngựa sợ, chạy ào ra, không uống nước nữa! Chủ nhân chú ngựa thấy vậy mới xin người giữ bánh xe nước cho ngừng chạy một lát, để chú ngựa không nghe tiếng động mới chịu uống nước, uống xong thì sẽ đi ngay.
Bây giờ có một truyện khác về một vị vua Hồi giáo ở Ðề-li. Trong tất cả các truyền thống tôn giáo chân chính, tất cả các vị Thánh khai ngộ đều hành động giống nhau. Hoặc giả tự mình kiếm tiền mưu sinh như người tại gia và để dành cho đến khi có đủ thì đi giảng Ðạo, hoặc giả nếu phải dựa vào sự cúng dường của đại chúng, thì họ cũng chỉ lấy đủ dùng để phục vụ đại chúng về mặt tâm linh.
Bất cứ chúng ta làm việc gì tốt sẽ được thưởng nhiều lần hơn nữa. Tôi có một câu truyện đầu năm cho mọi người, và cho các quan khách. Thời xưa, có một thư sinh trẻ. Gia đình anh ta rất nghèo. Không những anh ta nghèo, mà vài thế hệ trước anh cũng đã nghèo. Ông cố nội của anh vốn rất nghèo, mỗi ngày đều thắc mắc không biết họ sẽ có món gì để ăn tối, có nghĩa là họ thật sự rất nghèo. Họ kiếm tiền bằng cách làm những việc vặt. Nếu có người cho họ công việc vặt để làm, họ sẽ được trả lương với vài đồng bạc, hoặc cho thức ăn để ăn. Nếu không có ai cho họ công việc nào, họ sẽ không có gì để ăn cả.
Ðời xưa có một phú ông và hai người con trai, cũng giàu có, thông minh như nhau. Hai anh em được sinh ra trong cùng một gia đình giàu có, lớn lên trong cùng một hoàn cảnh sang trọng. Một hôm, người em trong lòng cảm thấy thôi thúc muốn thể nghiệm đời sống khác lạ, cho nên nói với cha rằng anh muốn mạo hiểm ra ngoài để thử coi đời sống mới như thế nào ở ngoài kia.
Có một vị được gọi là minh sư, thậm chí có lẽ là vô thượng sư. Mọi người đều cho rằng ông là người đức hạnh và cũng rất thanh khiết. Ví dụ, quý vị không được cúng dường bất cứ món gì cho vị minh sư này, nếu không thì thẻ Tâm Ấn sẽ bị tịch thu. Vì vậy, ông là loại minh sư đó, và ông cũng có vợ con và một cuộc sống bình thường. Nhiều minh sư có vợ có con. Tôi có rất nhiều con, chỉ là không có chồng. Ðó là sự khác biệt duy nhất!
Thuở xưa tại Âu Lạc có một vị vua hung bạo và kiêu căng. Nhà vua rất ghét một vị quan trong triều. Vị quan là người chính trực, thường khuyên can nhà vua bằng lời thẳng thắn, vì vậy nhà vua càng không thích ông!
(Sư Phụ đọc sách:)
Có một người mua một miếng đất của người láng giềng, lúc người này mua là đúng vào ngày cuối cùng của thời đại Hoàng Kim. Thời đại Hoàng Kim là gì? Vào thời đại này đa số con người đều rất lương thiện, trọng nghĩa khinh tài, rất quân tử, rất thanh liêm, rất can đảm, rất cao thượng..., có nghĩa là rất đức hạnh, thời đại đó được gọi là thời đại Hoàng Kim. Có một vị Minh Sư thuộc giai cấp Bà La Môn. Ở Ấn Ðộ có rất nhiều giai cấp, Bà La Môn là một trong những giai cấp khá cao. Vị Minh Sư này rất nghèo, ông có một người đệ tử bán vải, vị đệ tử này rất giàu có, nhưng là một người rất bần tiện, đầu óc hẹp hòi.
Có một ngày, vị Minh Sư Bà La Môn này cần một mảnh vải, vừa bền, vừa đẹp để gói những pháp khí của ông, ví dụ như chuông, mõ, kinh điển v.v... Người tu hành Brahmin của Ấn Ðộ rất trọng những pháp khí này. Cho nên ông mới đến nhà người đệ tử bán vải giàu có nọ, hỏi anh ta có thể cho ông một mảnh vải như thế không. Hồi xưa Trung Quốc có một người thường nói với người ta rằng, ông biết một bí pháp có thể khiến người ta trường sinh bất lão.
Vua nước Yến nghe nói vậy bèn sai thị giả và đại thần của ông đi tìm người biết thuật trường sinh bất lão đó, mời ông lên triều, để hỏi bí pháp của ông. Rốt cuộc thị giả đó cũng giống như Sứ Giả Quán Âm bên này của chúng ta, hay là thị giả của Sư Phụ! Anh đi một cách chậm chạp, không phải lái xe Benz hay Buick, anh lái Yulong, cho nên chạy rất chậm. À, Không phải lái xe Yulong, anh đi xe ngựa. Nhưng ngay cả xe ngựa anh cũng thấy sang quá, anh bèn cưỡi ngựa. Sau đó anh vẫn thấy là xa xỉ quá, cho nên đi bộ cho rồi, rất chậm, rất chậm! Có một câu chuyện nữa trong Phật Giáo có tựa đề là "Công Chúa Chun-ren" . Chun nghĩa là thuần , Ren nghĩa là nhẫn . Vì nàng công chúa này có tính nhẫn nại rất cao nên được gọi là Thuần Nhẫn.
Công chúa là con út của ông vua tên là Bersna. Nàng rất có hiếu đối với cha mẹ và vô cùng nhẫn nại. Nhưng nàng có một khuyết điểm, đó là dung mạo của ngàng rất xấu xí, quá xấu xí, xấu kinh khủng , xấu không thể tưởng tượng được. Vì vậy nên dù đã mười tám tuổi rồi mà nàng vẫn chưa có chồng. "Đóa hoa" này đã nở rất lâu. Ðây là sự tích bên Âu Lạc nói về một vị hoàng tử mà trước kia là một người tầm thường nghèo khó, được nhà vua đem về làm con nuôi. Dĩ nhiên là sau khi được vua nuôi nấng, anh sống như một hoàng tử và có một lối sống vương giả. Cần gì cũng có, rất là sung sướng, và được săn sóc rất là chu đáo. Mặc áo gấm lụa là, sống trong lâu đài nguy nga tráng lệ, có người hầu kẻ hạ, cung nữ xinh đẹp và đủ thứ tiện nghi.
Giới luật đầu tiên mà chúng ta phải giữ trong sự thực hành tâm linh là "Ahimsa", nghĩa là "không bạo động". Câu chuyện sau đây nói về lý tưởng không bạo động.
Có một hôm, một người đàn ông nghèo đi ngang qua một vườn xoài, ông ta thấy nhiều trái xoài trên cây trông thật ngon ngọt hấp dẫn. Ông đang đói bụng vì ba ngày rồi chưa có ăn. Nên ông liền lượm cục đá và ném lên cây xoài. Vài trái xoài lớn rơi xuống trên đất khiến ông hết sức mừng rỡ. Ông nhặt chúng lên ăn thật ngon lành. Hồi xưa có một người thợ nề rất siêng năng. Mỗi ngày ông đập đá thành từng mảnh để làm đồ vật hay đem bán. Dù ở Miaoli trời rất nóng, ông cũng không bao giờ ngừng nghỉ. Ông làm việc, làm việc liên tục, dùng một cái búa rất lớn, rất mạnh để đập những miếng đá thành từng mảnh. Rồi những viên đá này được người ta dùng để lót đường trên khu vực họ ngồi trong thiền đường và bất cứ địa điểm nào cần phải có những viên sỏi nhỏ. Ðây là kết quả công việc của ông.
Ðây là sự tích Âu Lạc, nói về một vị hoàng tử mà trước kia là một người tầm thường nghèo khó, được nhà vua đem về làm con nuôi. Dĩ nhiên là sau khi được vua nuôi nấng, anh sống như một hoàng tử và có một lối sống vương giả. Cần gì cũng có, rất sung sướng và được chăm sóc rất chu đáo. Mặc áo gấm lụa là, sống trong lâu đài nguy nga tráng lệ, có người hầu kẻ hạ, cung nữ xinh đẹp và đủ thứ tiện nghi.
Ngày xửa, ngày xưa có hai chim cha mẹ cùng mấy chim con sống cạnh một thửa ruộng kia. Mỗi sáng và mỗi tối, chim cha mẹ đều ra ngoài tìm thức ăn cho chim con. Một hôm, khi đôi chim đem thức ăn về, mấy chú chim con hớt hải nói với cha mẹ, 'Bố mẹ ơi! Chúng ta sắp tiêu đời rồi.' Kinh ngạc, chim cha và chim mẹ hỏi các con, 'Chuyện gì vậy? Nói mau đi.'
Thuở xưa tại Âu Lạc có một vị vua hung bạo và kiêu căng. Nhà vua rất ghét một vị quan trong triều. Vị quan là người chính trực, thường khuyên can nhà vua bằng lời thẳng thắn, vì vậy nhà vua càng không thích ông!
Một ông nông phu người Ấn Ðộ cùng người con đang làm việc vất vả ngoài đồng. Hai cha con vừa làm xong thì trời gần tối, bác nông phu bảo với người con rằng, 'Trời sắp tối rồi! Chúng ta hãy mau dọn đồ đạc ra về. Phải chạy cho mau!'
Bên Trung Hoa có một câu chuyện về Mạnh Tử. Mạnh Tử là một người có trí huệ rất cao ở Trung Hoa, một trong những thánh nhân. Nhưng ông có một người mẹ thánh thiện, cho nên mới được như vậy.
|